Vấn đề về van đuôi lốc (tặng 3000Đ)

kia_service
Bình luận: 29Lượt xem: 6,360

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Chào các bạn thanhthe-2015, anhnv-2411, kia-service và toàn thể anh em “điện lạnh tinh khiết” thân mến! Trong thời gian vừa qua tôi rất quan tâm và chăm chú theo dõi các chủ đề:
1. Thảo luận về lốc có van đuôi [có tặng điểm] của thanhthe-2012 mở vào ngày 5/7/2012;
2. Van đuôi lốc (nguyên lý hoạt động và cấu tạo) của anhnv-2411 mở vào ngày 5/8/2012;
3. Vấn đề van đuôi lốc (tặng 3000 Đ) của kia-service mở ngày 6/8/2012.

Qua các chủ đề do các tác giả nêu, qua thảo luận của nhóm “điện lạnh tinh khiết” và các thành viên O-H khác, tôi thấy nổi cộm 2 vấn đề cần giải quyết, đó là:
- Nguyên lý hoạt động của loại lốc có van đuôi;
- Có một bệnh lạ của loại lốc này là khi làm việc, hệ thống cung cấp khí lạnh bình thường, bỗng nhiên không lạnh, tắt máy đi khởi động lại hệ thống lạnh trở lại bình thường. Vậy nguyên nhân do đâu?

(Lốc có van đuôi gồm 2 loại, nó có sự tương tự nên ở đây tôi xin đề cập đến loại van cơ thôi)
Tôi xin mạn phép anh em “điện lạnh tinh khiết” trình bày quan điểm của mình về 2 vấn đề này như sau: (Nếu chưa đáp ứng được, mong anh em thông cảm, chia xẻ tiếp). Để diễn giải cho vấn đề này tôi xin dùng lại hình vẽ mà anhnv-2411 đã up lên.



Về câu hỏi 1 liên quan đến nguyên lý hoạt động của lốc có van đuôi ta cần điểm qua cấu tao của những phần tử cơ bản sau.
Về van đuôi lốc: (xem hình vẽ) nó gồm thân van trong đó có ống xếp kín mà bên trong chứa môi chất có áp suất 2kg/cm2; ống xếp nối liền với ti đẩy mà phần giữa có mặt côn là van hút khoang các te (suction crankcase valve), đầu ti đẩy là van cấp cho khoang các te (discharge crankcase valve). Van đuôi lốc có 4 cửa: 1 cửa thông với buồng đẩy của lốc, 2 cửa thông với khoang các te và ngăn cách bởi “suction crankcase valve”, 1 cửa nối khoang chứa ống xếp với buồng hút của lốc.
Còn đối với lốc cần chú mấy điểm: - Đĩa lắc có một điềm liên kết cầu với thanh nối dẫn động; vì vậy trong quá trình quay góc nghiêng của đĩa lắc thay đổi phụ thuộc vào áp suất môi chất trong khoang các te. Nếu áp suất khoang này thấp thì góc nghiêng đĩa lắc lớn, (vì độ chênh áp phía trước và phía sau của các piston là lớn); và ngược lại nếu áp suất khoang này cao thì góc nghiêng đĩa lắc nhỏ (vì độ chênh áp phía trước và phía sau của các piston là nhỏ).
Từ các đặc điểm cấu tạo nêu trên, nguyên lý được mô tả tóm tắt như sau:
Giả sử lốc đang làm việc ở trạng thái mà nhiệt độ trong xe chưa giảm thấp tới mức điều chỉnh thì tương ứng với chế độ này áp suất buồng hút của lốc > 2kg/cm2. Áp suất này thông với khoang bao quanh ống xếp, do áp suất ngoài ống xếp > áp suất trong ống xếp nên ống xếp bị co lại và van “suction crankcase valve” mở còn van bi “discharge crankcase valve” đóng. Kết quả áp suất môi chất ở khoang các te là thấp (áp suất hút) do thông với buồng hút qua van “suction crankcase valve” đang mở nên đĩa lắc có góc nghiêng lớn. Khi nhiệt độ trong xe giảm thấp đến mức cần điều chỉnh, lúc này áp suất buồng hút giảm thấp < 2kg/cm2. Do áp suất ngoài ống xếp < áp suất trong ống xếp nên ống xếp giãn ra làm van “suction crankcase valve” đóng bớt còn van bi “discharge crankcase valve” mở. Kết quả áp suất môi chất từ buồng đẩy thông qua van bi, dẫn vào khoang các te do vậy áp suất ở khoang các te là tăng cao (áp suất đẩy) nên đĩa lắc có góc nghiêng giảm nhỏ. Quá trình tăng giảm góc nghiêng của đĩa lắc diễn ra tùy thuộc vào nhiệt độ mà hệ thống tạo ra trong xe.
Về câu hỏi thứ 2, các bạn đã trao đổi và có nêu ra một nguyên nhân do van đuôi lốc gây ra, trong đó có ý kiến của kia-service cho rằng van này bị kẹt ở trang thái bi mở khi đang làm việc nên làm góc nghiêng của đĩa lắc xấp xỉ = 0 nên lốc không bơm được môi chất đi, nên mất lạnh. Nhưng kia-service cho rằng van bị kẹt do cặn bẩn làm kênh van nên không lý giải được tại sao khi tắt máy khởi động lại thì lốc lại làm việc bình thường (vì khi cặn bẩn làm kênh van thì khi lốc làm việc lại van vẫn đang kênh thì lốc vẫn có vấn đề và không thể mát bình thường được).
Tôi cho rằng bệnh đã nêu cũng là do kẹt van nhưng không phải kẹt cơ học mà kẹt dạng bị “treo” van do van đang mở và rơi vào trạng thái “cân bằng bền vững” không trở về được. Cụ thể như sau. Ta phải hiểu rằng van đuôi lốc đóng/mở ở một vị trí nào đó là do trạng thái cân bằng của nó với các lực tác dụng: áp suất trong/ngoài ống xếp tạo ra lực nâng ti đẩy lên; lò xo phía trên bi ép ti đẩy xuống. Nếu mọi chi tiết bình thường thì người ta đã tính toán lưa chọn các giá trị áp suất, độ cứng lò xo... để van làm việc bình thường đúng quy luật. Nhưng trong quá trình làm việc, nếu các thông số kỹ thuật bị thay đổi, ví dụ lò xo tì bi có thể giảm độ đàn hồi, nên khi van mở ở trạng thái lớn nhất có thể lớn hơn bình thường. Lúc này van “suction crankcase valve” đóng kín hơn càng làm áp suất khoang các te thấp nữa. Điều này làm ti van có tổng lực đẩy lên > lực ép xuống nên van bị “treo” mà không đóng được. Kết quả là lốc không có (hoặc rất ít) lưu lương nên không lạnh. Tuy nhiên khi tắt máy, áp suất buồng hút của lốc tăng > 2kg/cm2 nên dưới tác dụng của các lực, ti van bị đẩy xuống làm van bi đóng lại. Do vậy khi khởi động lại động cơ thì lốc hoạt động lại luôn (do van không “treo” nữa) nên có gió lạnh. Nếu chưa đến trạng thái “treo” van thì lốc còn hoạt động bình thường. Còn nếu lại đạt trang thái làm “treo” van thì sự cố lại diễn ra.
Đây là suy luận lô gic mà tôi thấy có thể là như vậy, phải có thực nghiệm mới kết luận chính xác được. Mời các bạn trao đổi thêm.
 

thanhthe_2015

Mọi thứ đang ở phía trước !!!
Rất cám ơn thầy! Có nhiều loại van và có loại có 3 khoang, có loại có 4 khoang nhưng nguyên lý chung nó cũng đều như nhau cả.
Em cũng từng suy đoán gần giống với lập luận của thầy, đó là khi lò xo đàn hồi kém, bi sẽ ko đóng kín được ( khi nó đạt đến yêu cầu phải đóng kín) thì khoang đẩy vẫn thông với khoang cacte làm đĩa chéo có góc nghiêng rất thấp gần = 0 ( khi đó áp suất của bên đẩy là 7kg, bên hút là 6kg đa số em gặp nó về áp như thế), lúc đó vẫn còn sự chênh lệch áp suất giữa buồng đẩy và hút + với lốc vẫn hoạt động do đĩa từ vẫn dính với puly làm cho bi ko thể đóng kín khi 2 đường vẫn luân chuyển gas đều, sau khi tắt đi thì áp vẫn còn như thế nhưng có thể khi đó quá trình luân chuyển gas chấm dứt đột ngột (do đĩa từ đã tách ra khỏi puly) tạo áp lực tức thời lên van bi nên nó trở về đóng kín, khi đó áp suất khoang đẩy vẫn nằm trong khoang xy lanh đường đẩy nên vẫn tạo áp lực lên van bi dẫn tới van bi được đóng kín ( nhưng lúc đó áp đang là 7-6 nên nó vẫn giữ nguyên). Sau khi ta bật AC lại thì quá trình lại được hoạt động như bình thường, nhưng do lò xo yếu nên hoạt động được ít thời gian sẽ lại gặp hiện tượng như vậy!
Nhưng có 1 điều em băn khoăn là em đọc 1 số tài liệu thì mỗi tài liệu mô tả về cấu tạo của van này khác nhau, có loại dùng bi có loại không. Hơn nữa như thế thì tuổi thọ của lò xo này khá thấp, ảnh hưởng đến chất lượng của lốc! Bởi em còn gặp 1 số trường hợp thay van này xong vẫn bị trục trặc sau 1 số tháng hoạt động! Mà đây lại đang là dòng lốc được cho là khá thông minh và đang được sử dụng rộng rãi!
 

trungauto

Tài xế O-H
Mình từng làm vài con Mer cũng như Bmw X5,X6...thì thấy có hiện tượng như Bác kia_service nói là do hệ thống lạnh bị dơ. Bình thường sáng sơm khi đề máy thì lạnh OK nhưng khi nhiệt độ lạnh bắt đầu giãm tới ngưỡng điều chỉnh thì Hộp điều khiển A/C giảm điện áp cấp cho van đuôi Block nhưng sau đó nhiệt độ trong xe tăng trở lại thì Hộp ĐK tăng điện áp cho Van đuôi Block nhưng việc tăng điện áp này không thắng nổi ma sát do chất bẩn trong Van đuôi gây ra. Việc điều chỉnh ở thời điểm này diễn ra từ từ (với lại điện áp cấp cho van ko bao giờ xuống o volt ở thời điểm này ), ko giống như lúc sáng sớm bác đề máy thì điện áp cấp cho van tăng đột ngột từ 0 đến 12 volt. Tóm lại để xữ lý trường hợp này cần vệ sinh hệ thống lạnh triệt để, dàn nóng, lạnh, đường ống, Van tiết lưu, block...Còn mình đã làm nhưng thay dàn nóng+lạnh+lọc gas, còn lại vệ sinh là chạy tốt ko còn quay vào bảo hành nửa.
 

thanhthe_2015

Mọi thứ đang ở phía trước !!!
van de nay qua don gian. hay goi dia chi mail cho toi biet dau toi giup duoc ban. tuanninhanh@gmail.com

Cám ơn cụ! Nếu đơn giản mong cụ chỉ bảo giúp anh em với ạ! Ở đây ko trao đổi mail gì cả! Cũng mong cụ viết tiếng việt có dấu nhé! Viết ko dấu là thuộc diện spam đó ạ!
Mong rằng cụ sẽ giải thích rằng nó đơn giản như thế nào nhé!
 

luyen_hybrid

Tài xế O-H
bác kia lập toppic nay hay quá em chưa có cơ hội va chạm trưc tiêp vối thằng van đuôi lốc này lên em chỉ dám đứng ngoài lãnh giáo thôi các bác chém nhiệt tình lên co em học với nhé
 

NgocDuy979

Tài xế O-H
Theo như bác Pham Vy giải thích thì đúng rồi. Nhưng có điều cụ kia hỏi thì khi van đuôi lốc kẹt thì hệ thống điều hòa bị quá tải dẫn đến hộp nó ngắt lốc để bảo vệ khỏi hỏng . Khi ta tắt đi bật lại mát luôn là ta đã reset lại hệ thống và hộp lại đưa lênh cho lốc hoạt động. Nếu lại sảy ra sự cố thì hộp lại ngắt tiếp, nếu không thí hệ thống hoạt động bình thường.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
cụ hiếu ah hôm nay con nalos k phải vậy mà do đồ của em nó phản chủ anh ah bực mình em xả gas nạp lại thì ok luôn vì đầu 134 của em cắm k tới ty van nên cứ tưởng bị bệnh hóa ra bị do đồ của mình mới chán chứ
Ha ha, ngắn c.him rồi. Cái này nhiều người dính do không để ý, vặn không tới, hoặc hỏng ren, hỏng ty van nạp trên đồng hồ[DOUBLEPOST=1410771631,1410770471][/DOUBLEPOST]
Theo như bác Pham Vy giải thích thì đúng rồi. Nhưng có điều cụ kia hỏi thì khi van đuôi lốc kẹt thì hệ thống điều hòa bị quá tải dẫn đến hộp nó ngắt lốc để bảo vệ khỏi hỏng . Khi ta tắt đi bật lại mát luôn là ta đã reset lại hệ thống và hộp lại đưa lênh cho lốc hoạt động. Nếu lại sảy ra sự cố thì hộp lại ngắt tiếp, nếu không thí hệ thống hoạt động bình thường.
Không phải vậy, bác. Khi rơi vào trạng thái treo, lưu lượng bơm gần như bằng 0, nên không bị quá tải đâu.
 

kuli_tyt202

Tài xế O-H
Kính thưa các cụ ,rình mãi mới đến nửa đêm các cụ lạnh tinh khiết đi ngủ hết.Em lập topic này mong cụ nào biết thì mạnh dạn giải đáp cho anh em học hỏi ,vì em thấy đây cũng là vấn đề chung mà nhiều cụ quan tâm chứ không riêng gì em.
Qua topic http://www.oto-hui.com/diendan/f333/thao-luan-ve-loc-co-van-duoi-co-tang-diem-174341.html
mà Thanhthe đã lập ,cũng có một số ý kiến về van đuôi lốc của lốc lạnh trên các xe bây giờ.Tuy nhiên các comment chỉ mang tính trao đổi chung chung chứ chưa ai đi sâu vào phân tích các ban bệnh và cái gốc của ban bệnh.Tiếp đó là sự ra đời của topic này:
http://www.oto-hui.com/diendan/f333/dieu-hoa-cerato-can-giup-do-175670.html
Về bệnh của van đuôi lốc ,có thể rất nhiều anh em đã gặp ,đã từng xử lý thành công.Vì cùng hiện tượng đó ,gặp một lần thì lần 2 rất dễ.Nhưng có điều em ngẫm mãi vẫn chưa giải đáp được.Nói ví dụ như ở topic trên ,nhiều người biết bệnh ở van đuôi ,do van đuôi bị kẹt ,nhưng vấn đề là nếu bị kẹt thì TẠI SAO KHI TẮT AC RỒI BẬT LẠI THÌ LẠNH NGAY.Có lẽ nguyên nhân thì rất nhiều người có thể đưa ra phương án ,nhưng chưa ai chứng thực được nên thấy mông lung và đương nhiên không dám nói ra.Tài liệu về loại lốc và van này em thấy rất hiếm.Nên hôm nay xin phép các cụ bàn thêm một vấn đề mới của câu chuyện cũ.Mong các cụ mạnh dạn trả lời ,bàn luận cho em khai sáng thêm một chút kiến thức.Cụ nào có được câu trả lời thuyết phục nhất em xin hậu tạ 3000 điểm (treo giải luôn cho có động lực :105::105::105:).Em cũng đã đưa một giả định nho nhỏ bên topic http://www.oto-hui.com/diendan/f333/dieu-hoa-cerato-can-giup-do-175670.html ,và bị chém biêu đầu.Nhưng mong các cụ đừng vì thế mà để topic này mốc meo nhé.
Cẩn cáo ...!
em giải thích vầy các bác có cho điêm ko nha!
- van đuôi lốc chỉ là van chuyển và đong mở dòng ga thôi.
- khi ko mở lạnh, van mở đường thông từ đầu về đuôi lốc-> ga nén đi thông với ga hút về bơm, nó cứ luân chuyển trong lôc chống mòn lôc. -> áp cao mât áp, ga áp thấp ko đươc hút về nên apsuât tăng gần băng bên áp cao.
- khi mở lanh, điện câp xuống mở van. Đường hút và nén riêng biệt, đường van thông bi đóngn lai. Cấu tạo cơ bản van có 3 cửa môt lõi trong xẻ rãnh, môt cuôn dây, môt loxo hồi.
* tại sao khi kẹt van thì mất lanh, áp cao và thấp gần bằng nhau??
+ vì khi kẹt thì lõi thép trong thân van di chuyển rất nặng, cuộn dây từ ko kéo van mở hoàn toàn đường ga đi và về <=> đường thông ko được đóng kín=> tình trạng mất áp mất lanh như chưa mơ lanh theo giải thích ơ trên.
* vây tại sao tăt đi mở lại thì lanh bình thương?
` vì khi tăt đi cái lòxo hồi làm việc, nó đủ lưc đẩy lõi van về vị trí ban đầu. Hoạt động trượt lõi van hồi vị có thể làm sạch những cặn bẩn kẹt trên lõi van. Khi đó mở lạnh lại thì lõi van ko bị vướng nặng nưa, nó lại hoạt đông binh thường đúng nhiệm vụ.
*** tuy nhiên đó chỉ là kẹt nhe, nếu tắt mở A/C 1lần ko được thì tăt mơ liên tục vài lần cho lõi van di chuyên liên tục làm sạch nhẹ hoàn toàn lõi van.
+ tình trạng kẹt hoàn toàn thì phải tháo van ra vệ sinh thổi gió chích điên cho lõi van di chuyển nhẹ nhàng mới được. Nếu đó kiểm vệ sinh chích điện mà van ko hoạt động thì chỉ thay van cũ của những lốc bể lốc cháy vì không có van rờ, ko có thì phải thay cả lôc.
( phân tích hết cả đêm vì anh em mêt wa! .có bác nào tán thưởng ủng hộ ko!??
 

vietduy234

Tài xế O-H
Em thắc mắc trên vấn đề của xe Sportage sử dụng van điện và xe Forte sử dụng van cơ.Theo những gì em thấy ,khi có hiện tượng mất lạnh ,ta thấy sự chênh áp không đáng kể của cao áp -hạ áp qua đồng hồ (theo anh em nói thì là kẹt van).Khi đó tắt AC và bật lại thì lốc lạnh lại nén tốt như thường (2.5-15kg).Cái này là em thấy thực tế ,nên bác cứ đi thằng vào vấn đề em đề cập sau đây.Vậy trong quá trình bị kẹt và khi ta tắt bật AC lại thì van được điều khiển và hoạt động thế nào.
Em gửi cả tài liệu lên cho bác dễ lấy điểm rồi đó ạ.:D:D
Cháu có thắc mắc là tại sao xe fote 2012 số sàn 1.6 nổ máy tại chổ bật điều hòa thì mát nổ cả tiếng vẩn mat nhưng khi xe chay cở 5 phút lại không mát nữa đợi một lát tắt ac bật lại thì lại mát được 5 phút lại mất. Em không phải là thợ chuyên điều hòa nhưng nhân đây em đóng góp 1 ban mới cho các cụ chém
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên