Xác định chân tiết chế cơ khí

T
Bình luận: 6Lượt xem: 2,579

truonghoat

Tài xế O-H
Thưa các cụ, em có con tiết chế misubishi cơ khí 6 chân đấu cho máy phát loại tiết chế cơ khí, gồm trắng sọc đỏ, trắng sọc đen, trắng, đen, đen sọc vàng, vàng sọc xanh. Em xác định như sau trắng sọc đỏ (B), trắng sọc đen(F), trắng(L), đen(IG), đen sọc vàng(N), vàng sọc xanh(E). Kính mong các bác vào chỉ giúp cho em sáng cái đầu với ạ
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Thưa các cụ, em có con tiết chế misubishi cơ khí 6 chân đấu cho máy phát loại tiết chế cơ khí, gồm trắng sọc đỏ, trắng sọc đen, trắng, đen, đen sọc vàng, vàng sọc xanh. Em xác định như sau trắng sọc đỏ (B), trắng sọc đen(F), trắng(L), đen(IG), đen sọc vàng(N), vàng sọc xanh(E). Kính mong các bác vào chỉ giúp cho em sáng cái đầu với ạ
Thông thường các ký hiệu đó tương ứng như sau:
B: Nối (+) Ác quy (hoặc (+) máy phát);
IG: Nối khóa điện khi khóa điện bật ON có điện;
F: Nối tới đầu vào cuộn kích từ máy phát;
E: Nối mát;
N: Nối cực trung tính máy phát (Điểm nối chung của 3 cuộn dây phần ứng máy phát);
L: Nối tới cực (-) đèn báo nạp;


 

subinnamkha

Tài xế O-H
Thưa cụ cho con hỏi thêm, nếu như không dựa vào màu dây để xác định các chân của tiết chế mình sẽ xác định thế nào ạ

Uh thì tiết chế cơ khí 6 chân, loại rung nè. Cách đo xác định như sau (nhiều cách, tùy theo bác suy luận)
B1- Tháo cái võ tiết chế ra, quan sát.
B2- Bác quan sát sẽ biết cái nào là role điều khiển kích từ, cái nào là role đk đèn báo nạp (Cái tiếp điểm thường mở của role nào mà nối mass thì nó là role báo sạc)
B3- Bác dùng VOM thang đo OHM X1, đo cái tiếp điểm thường mở của role báo nạp với bất kỳ chân nào nếu thấy có một chânthông mạch (điện trở =0) --> đó là thằng B
B4- tiếp tục để thang đo trên, đo một trong 5 dây còn lại với vỏ tiết chế. Bạn sẽ thấy 2 chân thông mass, đó là chân E và chân L. Đến đây bạn xác định được 2 dây E và L, nhưng bác chưa biết chân nào là E, chân nào là L.
B5- TRong 2 chân thông với mass ở B4, bác đo một chân bất kỳ với chân B (đã xđ ở B3), đồng thời nhấn tiếp điểm của role bao nạp nếu chân nào thông mạch với B thì đó chính là chân L, chân còn lại là E.
B6- Trong 3 chân còn lại (F, IG, N) bác lần lượt đo từng cập chân kết quả sẽ có một cặp chân thông mạch nhau, cập đó là IG và F vậy chân còn lại là N.
B7- Bây h bác đạ biết cặp chân IG và F, nhưng chưa biết thằng nào là IG, thằng nào là F. Tiếp tục dùng VOM, giữ nguyên thang đo, bác đo một trong hai chân với chân E (đã xđ ở B5), đồng thời dùng tay nhấn role điều khiển kích từ. Nếu thấy chân nào thông với E, thì nó chính là F.
Vậy là bác đã có thể xác định tất cả 6 chân của con tiết chế cùi bắp mà rắc rối nầy. Mong có thể giúp ích cho bác, Nếu có sai thì ném gạch nhẹ nhàng nhé
 

quang duy nang

Tài xế O-H
- Cách xác định chân ra tiết chế 6 chân của hãng Misubishi bằng đồng hồ VOM: Nếu ta sử dụng đèn đo thông mạch thì khó xác định được chân ra do các chân đều thông với nhau qua các điện trở. Ví dụ chân F và IG, chân F và E, IG và E, L và E, N và E. Nên cách chính xác nhất là sử dụng đồng hồ VOM
▪ Đo các cặp chân với nhau: 2 cặp có điện trở gần bằng 0 là F, IG và L, E. Cặp có điện trở với vỏ gần bằng 0 là L, E.
▪ 2 chân còn lại là N, B. Đo 2 chân này với vỏ thì chỉ có chân N có điện trở. Chân còn lại là B.
▪ Xác định các chân trong cặp L, E: Cấp điện dương vào chân N, âm vào vỏ. Chân nào bỏ vỏ là chân L, còn lại chân E.
▪ Xác định chân F, IG: Dựa vào đặc điểm của từng chân, chân F có thời điểm không thông E nhưng có thời điểm thông E, lúc này điện trở gần bằng 0. Chân IG thông cố định với E (giá trị bằng điện trở R1, R2).
- Cách xác định chân ra tiết chế 6 chân của hãng Toyota bằng đồng hồ VOM:
▪ Đo các cặp chân với nhau: 2 cặp có điện trở gần bằng 0 là F, IG và L, E. Cặp có điện trở với vỏ gần bằng 0 là L, E.
▪ 2 chân còn lại là N, B. Đo 2 chân này với vỏ thì chỉ có chân N có điện trở. Chân còn lại là B.
▪ Xác định các chân trong cặp L, E: Cấp điện dương vào chân N, âm vào vỏ. Chân nào bỏ vỏ là chân L, còn lại chân E.
▪ Xác định chân F, IG: Dựa vào đặc điểm của từng chân, chân F có thời điểm không thông E nhưng có thời điểm thông E, lúc này điện trở gần bằng 0. Chân IG thông cố định với E (giá trị bằng điện trở R và 1 phần điện trở cuộn dây).
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên