Xăng mới ra "Made in Việt Nam"

M
MTV
Bình luận: 4Lượt xem: 1,866

MTV

Tài xế O-H
Ra mắt xăng ethanol “made in Việt Nam”

TT (Quảng Nam) - Sau hơn hai năm thi công, sáng 2-9 Công ty cổ phần Đồng Xanh đã chính thức giới thiệu sản phẩm xăng ethanol (còn gọi là xăng sạch sinh học) lần đầu tiên được sản xuất tại VN.

Nhà máy ethanol, có công suất 100.000 tấn/năm (tương đương 120 triệu lít) đặt tại xã Đại Tân, huyện Đại Lộc, Quảng Nam sẽ sớm đưa sản phẩm ra thị trường.

Chiết xuất từ thực vật, chủ yếu là từ củ khoai mì (sắn) và cây mía, do đó xăng ethanol có thể sử dụng cho các thiết bị, công nghệ sử dụng xăng thông thường mà không cần thay đổi kết cấu động cơ. Dự kiến giá thành của loại xăng này sẽ thấp hơn so với giá xăng thông thường (A92) khoảng 2.000 đồng/lít (tùy theo tỉ lệ pha trộn giữa xăng ethanol với xăng A92).

Tại buổi lễ khai trương, đại diện Công ty cổ phần Đồng Xanh cho biết với công suất tiêu thụ 300.000 tấn khoai mì khô/năm, nhà máy sẽ tạo thu nhập ít nhất 300 tỉ đồng cho nông dân trồng khoai mì các tỉnh miền Trung.
tuoitre.cọmvn
 

tan09td

Tài xế O-H
ra mắt xăng ethanol “made in việt nam”

tt (quảng nam) - sau hơn hai năm thi công, sáng 2-9 công ty cổ phần đồng xanh đã chính thức giới thiệu sản phẩm xăng ethanol (còn gọi là xăng sạch sinh học) lần đầu tiên được sản xuất tại vn.

Nhà máy ethanol, có công suất 100.000 tấn/năm (tương đương 120 triệu lít) đặt tại xã đại tân, huyện đại lộc, quảng nam sẽ sớm đưa sản phẩm ra thị trường.

Chiết xuất từ thực vật, chủ yếu là từ củ khoai mì (sắn) và cây mía, do đó xăng ethanol có thể sử dụng cho các thiết bị, công nghệ sử dụng xăng thông thường mà không cần thay đổi kết cấu động cơ. Dự kiến giá thành của loại xăng này sẽ thấp hơn so với giá xăng thông thường (a92) khoảng 2.000 đồng/lít (tùy theo tỉ lệ pha trộn giữa xăng ethanol với xăng a92).

Tại buổi lễ khai trương, đại diện công ty cổ phần đồng xanh cho biết với công suất tiêu thụ 300.000 tấn khoai mì khô/năm, nhà máy sẽ tạo thu nhập ít nhất 300 tỉ đồng cho nông dân trồng khoai mì các tỉnh miền trung.
Tuoitre.cọmvn

vớ vẩn không thể tả nổi!
 

haithan129

Tài xế O-H
Ô nhiễm kinh khủng bạn ơi, bà con ở chỗ tớ đang đau đầu về tiếng ồn của nó, và nước thải không xử lí đó bạn. Nhưng vẫn hy vọng nó sẽ ko thành vedan thứ 2. Hic.
 

tantme

Tài xế O-H
khoa mình cũng đang nghiên cứu vấn đề này. đây là bài báo viết về xăng Ethanol:

Sử dụng “biệt dược” xăng pha cồn để giảm áp lực tăng giá nhiên liệu
(Cadn.com.vn) - Trong thời điểm phải chịu “áp lực” với giá xăng dầu tăng vọt, việc các tổ chức, cá nhân tập trung vào đề tài nghiên cứu để tìm ra nguyên liệu có thể thay xăng dầu là một hướng đi thức thời, hợp lý. Từ năm 2006, nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ (TS) Trần Thanh Hải Tùng, Trưởng khoa Cơ khí Giao thông, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, đã bảo vệ thành công đề tài “Nghiên cứu ứng dụng hỗn hợp cồn xăng tối ưu cho xe gắn máy động cơ 4 kỳ” (từ tháng 10-2005 đến 10-2006) cấp thành phố. Tuy nhiên, để áp dụng đề tài này vào cuộc sống thì cần phải có một số giải pháp và sự hợp lực từ nhiều phía. Để tìm hiểu rõ hơn, P.V Báo Công an TP ĐN đã có cuộc trao đổi với TS Hải Tùng xung quanh vấn đề này…



Tiến sĩ Trần Thanh Hải Tùng
P.V: Xuất phát từ đâu mà TS cùng các cộng sự đã tập trung vào nghiên cứu đề tài hữu ích này?
TS Trần Thanh Hải Tùng: Ý tưởng xuất phát từ đề tài của Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Diệp (nguyên Trưởng bộ môn Cơ khí động lực, Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, nay đã nghỉ hưu) về “Nhiên liệu thay thế” (1999) với những đánh giá tổng quát về các loại nhiên liệu thay thế, trong đó có cồn. Tôi cùng thầy Diệp và kỹ sư Phùng Minh Nguyên (cùng khoa Cơ khí Giao thông) tiếp tục nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết về hỗn hợp cồn xăng. Mục đích của đề tài là tìm ra nguồn nguyên liệu khác mà nước ta có thể chủ động tạo ra được nhằm tiết giảm chi phí, tạo động lực cho nông nghiệp nói chung phát triển (sản xuất cồn được tận dụng những phế phẩm từ nông nghiệp như bã mía, vỏ trấu, một số loại cây xanh...).
* Ngày 12-4, tại H.Đại Lộc (Quảng Nam), Cty Cổ phần Đồng Xanh phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức động thổ khởi công dự án Nhà máy cồn Ethanol Đại Tân.
Đây cũng là nhà máy sản xuất cồn nhiên liệu có quy mô lớn.
Nhà máy cồn Ethanol Đại Tân được xây dựng trên diện tích 16 ha, có tổng vốn đầu tư 600 tỷ đồng, sản lượng 100.000 tấn/năm.
Sản phẩm chính của nhà máy là cồn nhiên liệu, dùng để pha với xăng tạo thành xăng sạch không gây ô nhiễm môi trường, hoặc trộn với dầu thực vật tạo thành diesel sinh học.
Sản phẩm sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài và tiêu thụ trong nước.
Ông Luơng Quang Thái- Chủ tịch HĐQT Cty này - cho biểt đầu năm 2009 sẽ đưa nhà máy vào hoạt động.
Theo ông Thái, tùy thuộc vào giá nguyên liệu, nhưng chắc chắn sẽ rẻ hơn rất nhiều so với giá xăng dầu và sẽ làm lợi cho người sử dụng hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
P.V: TS có thể khái quát sơ qua về đề tài nghiên cứu của mình?
TS Trần Thanh Hải Tùng: Với đề tài này, chúng tôi tập trung giải quyết một số vấn đề như phương án cung cấp được bố trí trên xe máy động cơ 4 thì, pha chế hỗn hợp cồn, tổ chức đưa vào động cơ sau đó đo công suất, mức độ ô nhiễm, khả năng gia tốc, mức độ tiêu hao nhiên liệu...
Chúng tôi đã thử nghiệm và so sánh hỗn hợp xăng cồn ở nhiều tỷ lệ khác nhau. Và tỷ lệ phù hợp nhất giữa các yếu tố kinh tế, kỹ thuật và ô nhiễm là 50- 60% cồn (gọi là E50- 60). Thời điểm đó, chúng tôi nghiên cứu trên cồn 96% (cồn công nghiệp thông thường, còn cồn nhiên liệu thì hiếm và giá đắt- khoảng 40.000 đồng/ lít). Kết quả cho thấy các chỉ tiêu về khí thải ô nhiễm giảm mạnh, chi phí nhiên liệu giảm 4- 20% tùy chế độ vận hành so với dùng xăng. Đề tài đã nghiên cứu sử dụng cồn thông dụng có nồng độ 96% hoàn toàn có thể sử dụng làm nhiên liệu cho xe gắn máy động cơ 4 kỳ với tỷ lệ pha trộn E10 (cồn 10/xăng 90) – E90 (cồn 90/xăng 10). Đề tài đã nghiên cứu đề xuất áp dụng tỷ lệ trong phạm vi E50-E60 là cho phép tối ưu về giảm chi phí nhiên liệu và giảm ô nhiễm môi trường.
Kết quả của đề tài đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và lắp đặt thành công hệ thống cung cấp hỗn hợp nhiên liệu cồn – xăng cho xe gắn máy động cơ 4 kỳ (loại xe Haesun F14). Mẫu xe được chạy thử nghiệm trên đường, đã được tiến hành thực nghiệm đánh giá chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của xe máy: công suất, tiêu hao nhiên liệu, thời gian gia tốc, mức độ phát thải các chất ô nhiễm và khảo sát ăn mòn, áp suất cuối kỳ nén.



P.V: Trong quá trình nghiên cứu, vướng mắc gặp phải là gì và để đề tài này “đi vào cuộc sống”, theo TS cần những yếu tố nào?
TS Trần Thanh Hải Tùng: Gặp một số khó khăn, đối với cồn công nghiệp khi trộn lẫn vào xăng, nếu để thời gian lâu không sử dụng sẽ có hiện tượng phân tầng (vì cồn 96 còn chứa khoảng 4% nước và tỷ trọng lớn hơn xăng). Còn đối với E10- 15 (pha 10- 15% cồn trong xăng) cồn công nghiệp và cồn nhiên liệu thì không xảy ra hiện tượng này. Điều đáng lưu ý, nếu sử dụng cồn E50- 60 thì phải thay đổi kết cấu của bộ chế hòa khí. Nếu cải tạo bộ chế hòa khí, khi dùng lại xăng thì do kích thước giclơ đã thay đổi khiến tốn xăng nhiều hơn trước...
Chúng tôi áp dụng trên xe máy rẻ tiền (Haesun) do Việt Nam sản xuất vừa phù hợp với đối tượng là người dân nghèo, khó khăn và chủ động khi sản xuất đại trà.
Nếu muốn sử dụng E10- 15 thì sử dụng bình thường và có thể dùng ngay bây giờ. Còn muốn sử dụng E50- 60 thì phải phát triển nguồn nguyên liệu cồn trên quy mô lớn; hệ thống cung cấp đồng bộ; sản xuất (hoặc thay đổi) thiết bị (bộ chế hòa khí) tốn phí khoảng 300.000- 500.000 đồng/ bộ. Khi nào có đủ nguồn cồn cung cấp lớn cho thị trường thì có thể áp dụng cho cả ô-tô. Nếu nhiều nhà máy đầu tư sản xuất cồn, thị trường mở rộng thì chắc chắn giá cồn sẽ rẻ hơn nhiều so với xăng, điều đó tạo thuận lợi cho người tiêu dùng.
P.V: Hiệu quả kinh tế - xã hội của đề tài?
TS Trần Thanh Hải Tùng: Giữ nguyên được tính năng công suất của động cơ, đồng thời cho phép giảm chi phí nhiên liệu và tiêu hao năng lượng. Đặc biệt việc sử dụng hỗn hợp nhiên liệu cồn – xăng cải thiện đáng kể việc giảm ô nhiễm môi trường của khí thải. Hiệu quả gián tiếp của đề tài là khi Nhà nước cho phép sử dụng hỗn hợp nhiên liệu cồn xăng này thì hằng năm sẽ tiết kiệm một khoản ngoại tệ không nhỏ để nhập khẩu xăng, đồng thời người tiêu dùng sẽ hưởng lợi do giá nhiên liệu không quá cao. Đặc biệt, người nông dân nghèo sẽ có thêm thu nhập do trồng cây cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất cồn trong nước.
P.V: Xin cảm ơn TS!

* Ngày 12-4, tại H.Đại Lộc (Quảng Nam), Cty Cổ phần Đồng Xanh phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức động thổ khởi công dự án Nhà máy cồn Ethanol Đại Tân.
Đây cũng là nhà máy sản xuất cồn nhiên liệu có quy mô lớn.
Nhà máy cồn Ethanol Đại Tân được xây dựng trên diện tích 16 ha, có tổng vốn đầu tư 600 tỷ đồng, sản lượng 100.000 tấn/năm.
Sản phẩm chính của nhà máy là cồn nhiên liệu, dùng để pha với xăng tạo thành xăng sạch không gây ô nhiễm môi trường, hoặc trộn với dầu thực vật tạo thành diesel sinh học.
Sản phẩm sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài và tiêu thụ trong nước.
Ông Luơng Quang Thái- Chủ tịch HĐQT Cty này - cho biểt đầu năm 2009 sẽ đưa nhà máy vào hoạt động.
Theo ông Thái, tùy thuộc vào giá nguyên liệu, nhưng chắc chắn sẽ rẻ hơn rất nhiều so với giá xăng dầu và sẽ làm lợi cho người sử dụng hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên