Xin hỏi về tụ điện và điện trở phụ trên hệ thống đánh lửa thường

hanhthuy1990
Bình luận: 8Lượt xem: 3,855

hanhthuy1990

Tài xế O-H
Thưa các bác cho em hỏi về công dụng tụ điện và điện trở phụ ở hệ thống đánh lửa thường với. theo em được biết thì điện trở phụ dùng khi ta bật khóa điện lâu mà không nổ máy thì cuộn sơ nóng và điện trở giảm dòng điện đi qua. còn tụ điện thì giập tắt tia lửa của tiếp điểm và phóng điện làm tăng dòng cho cuộn sơ. các bác có ý nào khác xin bổ sung cho em với.
 

maihuyhoan

Tài xế O-H
khi dòng bên sơ cấp ngắt thì trong cuộn sơ cấp có điện áp khoẳng 180 -300v vì vậy tụ điện giúp tích điện,làm giảm nhanh sức điện động tự cảm này, hay nói cách khác làm dòng sơ cấp mất đi đột ngột
 

hanhthuy1990

Tài xế O-H
khi dòng bên sơ cấp ngắt thì trong cuộn sơ cấp có điện áp khoẳng 180 -300v vì vậy tụ điện giúp tích điện,làm giảm nhanh sức điện động tự cảm này, hay nói cách khác làm dòng sơ cấp mất đi đột ngột

còn điện trở phụ thì sao nữa hả bác? và khi động cơ đã nổ rồi thì điện trở này có làm giảm điện áp đánh lửa không trong khi đó ta lại muốn tăng điện áp đánh lửa lên cao?
 

phanminhnhat

Học việc
còn điện trở phụ thì sao nữa hả bác? và khi động cơ đã nổ rồi thì điện trở này có làm giảm điện áp đánh lửa không trong khi đó ta lại muốn tăng điện áp đánh lửa lên cao?

Điện trở phụ này người ta dùng loại nhiệt điện trở (loại PTC) khi nhiệt độ tăng thì điện trở tăng. Khi động cơ chưa hoạt động, thời gian ngậm điện của cuộn sơ cấp lớn làm nhiệt độ điện trở này tăng => R cũng tăng theo.
Khi đcơ đã hoạt động thì thời gian ngậm điện của cuộn sơ rất ngắn => nhiệt độ sinh ra thấp => điện trở giảm
 

hanhthuy1990

Tài xế O-H
Điện trở phụ này người ta dùng loại nhiệt điện trở (loại PTC) khi nhiệt độ tăng thì điện trở tăng. Khi động cơ chưa hoạt động, thời gian ngậm điện của cuộn sơ cấp lớn làm nhiệt độ điện trở này tăng => R cũng tăng theo.
Khi đcơ đã hoạt động thì thời gian ngậm điện của cuộn sơ rất ngắn => nhiệt độ sinh ra thấp => điện trở giảm

rất cảm ơn hai bác!:cp
 

phalaidat

Tài xế O-H
Thưa các bác cho em hỏi về công dụng tụ điện và điện trở phụ ở hệ thống đánh lửa thường với. theo em được biết thì điện trở phụ dùng khi ta bật khóa điện lâu mà không nổ máy thì cuộn sơ nóng và điện trở giảm dòng điện đi qua. còn tụ điện thì giập tắt tia lửa của tiếp điểm và phóng điện làm tăng dòng cho cuộn sơ. các bác có ý nào khác xin bổ sung cho em với.
Điện trở phụ làm cho dòng điện đi qua quân sơ cấp môbin bị giảm đi dẫn đến t giẩm nhưng khi khởi động đi tắt.qua điện trở phụ để tang dòng điện của quận sơ cấp mô bin để tia lửa cao áp khỏe hơn.
Tụ điện đối với hệ thống đánh lủa má vít nhằm bảo vệ má vít không bị cháy rỗ đồng thời chống nhiễu cho các thiết bị sủ dụng sóng vô tuyến do hệ thống đánh lủa gây ra
 

ngoccan_bk

Tài xế O-H
tụ điện và điện trở

tụ điện được nạp bằng dòng điện tự cảm và phóng điện làm dòng của boobin khỏe hơn.còn điện trở giúp ổn định dòng điện nhất là khi xe chạy tốc độ cao
.co' điều gì sai hay thiếu sót mong các bác chỉ bảo
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Thưa các bác cho em hỏi về công dụng tụ điện và điện trở phụ ở hệ thống đánh lửa thường với. theo em được biết thì điện trở phụ dùng khi ta bật khóa điện lâu mà không nổ máy thì cuộn sơ nóng và điện trở giảm dòng điện đi qua. còn tụ điện thì giập tắt tia lửa của tiếp điểm và phóng điện làm tăng dòng cho cuộn sơ. các bác có ý nào khác xin bổ sung cho em với.

Sơ đồ của tụ và điện trở phụ trong hệ thống đánh lửa thường được thể hiện trên sơ đồ hình 1.

Hình 1

Trong đó tụ C1 được mắc song song với má vit, với 2 chức năng:
- Dập tắt sức điện động tự cảm sinh ra trong cuộn sơ cấp khi má vít mở để bảo vệ má vít không bị cháy rỗ.
- Làm tăng tốc độ biến thiên của từ trường trong cuộn sơ cấp---> làm tăng điện áp thứ cấp.
Còn điện trở phụ có chức năng sau:
Đặc tính điện áp thứ cấp của hệ thống đánh lửa thường có nhược điểm là khi số vòng quay động cơ tăng thì điện áp đánh lửa U2 giảm (xem hình 2). Để khắc phục nhược điểm này người ta mắc thêm một điện trở phụ nối tiếp với cuộn sơ cấp.

Hình 2

Điện trở phụ có hệ số nhiệt điện trở dương được mắc nối tiếp vào mạch sơ cấp. Đối với loại hệ thống đánh lửa không có bộ điều khiển điện tử thì việc mắc thêm điện trở phụ sẽ cải thiện được một phần đặc tính đánh lửa ở tốc độ cao (hình 2). Khi động cơ làm việc ở tốc độ thấp, thời gian tích lũy năng lượng trong mạch sơ cấp dài, Ing lớn, làm nhiệt độ tỏa trên Rf cao, điện trở Rf tăng làm tăng tổng trở R trên mạch sơ cấp. Kết quả là dòng Ing giảm. Điều này hạn chế được một phần năng lượng lãng phí vô ích do thời gian tích lũy năng lượng trên cuộn sơ cấp quá dài. Khi động cơ làm việc ở tốc độ cao, vì thời gian tích lũy năng lượng ngắn nên Ing giảm làm nhiệt độ tỏa ra trên Rf giảm, điện trở Rf giảm và dòng Ing được tăng lên. Kết quả là U2m tăng.


 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên