BÀI GIẢNG KINH TẾ VẬN TẢI CHƯƠNG I NGÀNH SẢN XUẤT VẬN TẢI I.KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VẬN TẢI 1.Khái niệm vận tải Trong xã hội có rất nhiều ngành sản xuất phục vụ cho cuộc sống con người ,mỗi ngành,mỗi lĩnh vực đóng vai trò và tầm quan trọng riêng .Chúng ta khó có thể khẳng định được ngành sản xuất nào quan trọng hơn ngành sản xuất nào vì rằng cuộc sống của mỗi con người và sự phát triển của xã hội ra sao khi thiếu vắng đi một lĩnh vực sản xuất nào đó .Nhìn chung,các ngành sản xuất ,các lãnh vực sản xuất trên một góc độ nào đó thì chúng có thể tồn tại một cách độc lập nhưng đi sâu nghiên cứu thì chúng luôn luôn có mối quan hệ mật thiết lẫn nhau,cùng bổ trợ cho nhau.Ngành sản xuất vận tải là một sự cần thiết nhất địnhtrong sự tồn tại và phát triển của xã hội.Khi nghiên cứu kinh tế người ta đã đưa ra nhiều khái niệm về vận tải,mỗi khái niệm được xem xét một góc độ hay một nội dung nào đó. Trên góc độ không gian,người ta cho rằng:Vận tải là một hoạt động nhằm thay đổi vị trí của hàng hóa và hành khách trong trong không gian,sự thay đổi vị trí này sẽ thõa mãn nhu cầu của hành khách và chủ hàng.Tuy nhiên các hoạt động này thường sử dụng bằng một loại phương tiện vận tải nào đó chẳng hạn như ô tô,máy bay,tàu hỏa…hay các súc vật như ngựa ,trâu bò… Trên góc độ kỹ thuật của hoạt động thì vận tải sẽ xuất hiện khi có sự kết hợp và sử dụng phương tiện chuyên chở,tuyến đường,ga,cảng,thiết bị động lực,đối tượng vận chuyển ,khi đó vận tải sẽ thực hiện được một khoảng cách nào đó. Trên góc độ xem xét về mặt kinh tế thì vận tải là một hoạt động tìm kiếm lợi nhuận từ việc bán sản phẩm lợi nhuận của mình ,vận tải sử dụng hệ thống giá cả riêng ,tuy nhiên quy luạt cung cầu ,quy luật giá trị vẫn chi phối mạnh đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vận tải. Trên góc độ xem xét về công nghệ sản xuất thì người ta cho rằng vận tải là một quá trình thực hiện một số giai đoạn theo một trình tự và nội dung nhất định bao gồm :  Giai đoạn chuẩn bị  Giai đoạn bố trí phương tiện vận chuyển và nhận hàng(khách)  Giai đoạn xếp hàng lên phương tiện  Giai đoạn vận chuyển  Giai đoạn nhận phương tiện tại nơi đến  Giai đoạn giải thể đoàn phương tiện  Giai đoạn dỡ hàng  Giai đoạn đưa phương tiện chạy rỗng đến nơi nhận hàng tiếp theo Về nguyên tắc thì quá trình vận tải luôn luôn thực hiện đầy đủ các giai đoạn ở trên theo trình tự từ trên xuống dưới .Tuy nhiên,tùy thuộc vào phương tiện vận tải là gì mà quá trình vận tải có thể bỏ qua hoặc tiến hành đồng thời một vài giai đoạn ở trên.Mỗi giai đoạn chứa đựng nhiều nội dung cụ thể ,chiếm một khoảng thời gian nhất định trong toàn bộ thời gian của quá trình vận tải. 2.Đặc điểm của quá trình sản xuất vận tải Mỗi loại sản phẩm thường có quy trình công nghệ sản xuất khác nhau,chính quy trình công nghệ sản xuất này nó quyết định đặc điểm của bản than các ngành sản xuất.Xuất phát từ những đặc điểm này mà người sản xuất cũng như người tiêu dùng có cơ sở chọn phương án sản xuất và tiêu dùng của mình sao cho có lợi nhất. Khi nghiên cứu quá trình sản xuất vận tải các nhà kinh tế đã đưa ra hai đặc điểm cơ bản của nó,đó là : -Vận tải là quá trình sản xuất vật chất Trong triết học Mác có đưa ra khái niệm ngành sản xuất vật chất rằng:”Một ngành sản xuất được coi là ngành sản xuất vật chất khi bản thân nó chứa đựng đồng thời 3 yếu tố của một quá trình :Lao động,đối tượng lao động và công cụ lao động”.Trong 3 yếu tố đó thì lao động là yếu tố chính ,lao động dùng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động theo một công nghệ và phương pháp nhất định để tạo ra sản phẩm. Lao động : Đó là con người,họ có thể là lao động trực tiếp hay lao động gián tiếp ,tỷ trọng từng loại lao động với các ngành sản xuất khác nhau thường khác nhau. Công cụ lao động: Là những tư liệu sản xuất,những vật trung gian mà người lao động sử dụng để tác động lên đối tượng thứ ba ,làm cho đối tượng thay đổi về đặc điểm ,tính chất theo như ý muốn của con người. Đối tượng lao động:Đó là đối tượng thứ ba bị tác động Với bản thân ngành vận tải ,để tạo ra sản phẩm thì ngành vận tải đồng thời cũng sử dụng đồng thời cả 3 yếu tố Lao động : gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp đó là lái xe,lái tàu,phi công ,nhân viên phục vụ,người điều hành và quản lý sản xuất. Công cụ lao động : Đó là phương tiện vận tải như các loại ô tô,tàu hỏa,máy bay,tàu thủy…các loại máy móc thiết bị. Đối tượng lao động:Trong vận tải người ta gọi là đối tượng vận chuyển ,đó là hàng hóa và hành khách.Tuy nhiên,ở đây khái niệm hàng hóa là những sản phẩm ,những vật xếp lên phương tiện để vận chuyển,khái niệm này nó khác với khái niệm hàng hóa trong triết học Mác mà chúng ta đã từng nghiên cứu Với những nét cụ thể như vậy thì việc khẳng định ngành vận tải là ngành sản xuất vật chất là đúng. -Vận tải là ngành sản xuất vật chất đặc biệt Trong hệ thống gồm nhiều ngành sản xuất của nền kinh tế quốc dân,vận tải cũng có những đặc điểm chung như các ngành sản xuất khác,bên cạnh đó bản thân nó có một số đặc điểm riêng mà ngành sản xuất khác không có được,đó là : Ngành sản xuất vận tải xảy ra hiện tượngqua1 trình sản xuất diễn ra đồng thời với quá trình tiêu thụ sản phẩm vận tải Đối với các ngành sản xuất khác thì sản phẩm sản xuất xong có thể tiêu thụ được hoặc không,ở các ngành sản xuất này thì quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ có sự khác biệt nhau về thời gian và không gian ,điều này không diễn ra trong ngành sản xuất vận tải bởi vì sản xuất vận tải chính là sự dịch chuyển hàng hóa,hành khách trong không gian,còn tiêu thụ sản phẩm vận tải chính là sự thừa nhận về sự thay đổi của hàng hóa ,hành khách của chủ hàng đối với những hoạt động cụ thể của chủ phương tiện (người sản xuất).Khi chủ phương tiện làm thay đổi vị trí của đối tượng vận chuyển đến đâu thì chủ hàng (hoặc hành khách)đồng thời cũng thừa nhận vé sự thay đổi vị trí đó.Việc thừa nhận này đồng thời với sự thõa mãn nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của khách hàng.Chính vì vậy không có sản phẩm vận tải nào là không được tiêu thụ hay nói khác đi một quá trình tiêu thụ luôn gắn liền với quá trình sản xuất.Trong sản xuất vận tải thì không có sự tách biệt về không gian và thời gian giữa sản xuất và tiêu thụ. Khi quá trình sản xuất vận tải kết thúc thì đối tượng lao động (đối tượng vận chuyển) là hàng hóa và hành khách không có sự thay đổi nào về hình thái vật chất ,tính chất cơ lý hóa…mà chỉ có sự thay đổi về hình thái vật chất trước và sau kho hoàn thành quá trình sản xuất.Sự thay đổi này cũng làm thay đổi về công dụng và đối tượng lao động. Trong thành phần của tư liệu sản xuất được sử dụng để thực hiệu quả trình sản xuất vận tải không có yếu tố nguyên liệu chính ,vì thế cơ cấu giá thành sản phẩm vận tải không có khoảng mục chi phí phí nguyên vật liệu chính ,thay vào đó là chi phí nhiên liệu, chi phí phương tiện chiếm phần đa số. Với các sản phẩm có hình thái vật chất cụ thể thì nguyên liệu là yếu tố cấu thành nên hình thể của sản phẩm ,thường thì chi phí dành cho nguyên liệu chiếm một tỉ trọng lớn trong giá thành của sản phẩm,để giảm giá thành sản phẩm người ta phải tiết kiệm việc sử dụng nguyên vật liệu,trong một số trường hợp có thế tái sử dụng nó trong điều kiện cho phép Sản phẩm của ngành sản xuất vận tải phải xét đến 2 yếu tố :khối lượng vận chuyển và khoảng cách vận chuyển ,sản phẩm của ngành vận tải được đo bằng T.Km (trong vận chuyển hàng hóa), HK.Km(trong vận chuyển hành khách).Sản phẩm này không có hình thái vật chất cụ thể ,thực ra nó chỉ là sự qui ước giữa chủ phương tiện và chủ hàng,hành khách để làm cơ sở xác định khối lượng công việc mà chủ phương tiện(người sản xuất)đẽ thực hiện,đã phục vụ chủ hàng,hành khách(người tiêu dùng).Như vậy sản phẩm vận tải không có hình thái vật chất cụ thể ,ở dạng vô hình không nhìn thấy dược.Vì vậy,để đo lường và đánh giá chất lượng sản phẩm vận tải người ta dùng hệ thống các chỉ tiêu riêng. Vì sản phẩm vận tải là vô hình nên nó không dự trữ được ,không có sản phẩm dỡ dang,không có thành phẩm.Để thỏa mãn nhu cầu của xã hội khi ít ,khi nhiều,nơi ít nơi nhiều thì bản thân ngành vận tải phải dự trữ năng lực vận chuyển ,việc dự trữ này được thể hiện qua dự trữ về phương tiện đảm bảo kỹ thuật,đội ngũ lao động đủ sức khỏe và năng lực trình độ phục vụ nhu cầu của xã hội. Chu trình luân chuyển vốn trong sản xuất và tiêu thụ có thể mô tả theo công thức sau :T – H – sxvt – T’ Đầu tiên với một lượng tiền vốn ban đầu người ta tiến hành sử dụng nó để mua các yếu tố cần thiết như:phương tiện,nhiên liệu,dầu mỡ…Sau đó quá trinh vân tải được tiến hành ,song song với nó là quá trình tiêu thụ sản phẩm cũng diễn ra,người sản xuất sẽ thu được tiền của người mua sản phẩm Chu trình lun6 chuyển vốn trong ngành sản xuất khác thì phải qua một giai đoạn H’ sau đó tiêu thụ H’ sau đó tieu thụ hàng hóa mới thu được T’ Những đặc điểm trên đây đã lý giải cho sự khẳng định ban đầu “vận tải là ngành sản xuất vận chất đặc biệt”.Ngoài ra một số nhà kinh tế học còn lý giải và cho rằng vận tải là ngành dịch vụ ,điều này được làm rõ khi đề cập sâu đến bán sản phẩm của ngành vận tải 3.Các yêu cầu của vận tải Vận tải là ngành sản xuất mang tính phục vụ ,để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa,hành khách của xã hội thì vận tải cần thõa mãn các yêu cầu sau:  Đảm bảo vận chuyển an toàn  Vận chuyển nhan chóng  Vận chuyển tiêt kiệm  Vận chuyển an toàn Yêu cầu đầu tiên của vận tải là phải đảm bảo an toàn ,an toàn cả về số lượng và chất lượng.Đảm bảo an toàn về số lượng là giữ không để hàng hóa và hành khách bị mất mát trong quá trình vận chuyển,đảm bảo an toàn về chất lượng là phải giữ nguyên được giá trị sử dụngcua3 hàng hóa như trước lúc vận chuyển. Trong vận chuyển hàng hóa ,muốn đảm bảo yêu cầu này thì trước lúc vận chuyển cần phải nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng các tính chất lý ,hóa của hàng hóa,chủ hàng phải chuẩn bị hàng hóa cẩn thận cho quá trình vận chuyển như đóng gói,sử dụng bao bì,vật chèn lót.v.v.Đối với bên vận tải phải căn cứ vào hàng hóa để lựa chọn loại phương tiện cho phù hợp tránh mất mát ,hao hụt và hư hỏng hàng hóa. Trong vận chuyển hành khách ,yêu cầu an toàn về chất lượng là đảm bảo tiện nghi gần với sinh hoạt bình thường của khách,tức là đảm bảo chỗ ngồi hoặc chỗ nằm,điều kiện ăn uống và có thể có phương tiện giải trí để giảm bớt sự mệt mỏi trong thời gian hành khách ngồi trên phương tiện ,bên cạnh đó việc lựa chọn thời gian khởi hành và kết thúc của một hành trình cũng rất quan trọng,giúp cho hành khách thuận tiện trong việc đi lại.Khi chất lượng cuộc sống con người càng cao thì yêu cầu vận chuyển an toàn càng được chú trọng.,ngành vận tải phải tìm mọi cách đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu đó. -Vận chuyển nhanh chóng Đây cũng là một yêu cầu cơ bản đối với vận tải ,cùng với tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì tốc độ của phương tiện vận tải ngày càng cao,do đó con người càng co điều kiện đạt được các yêu cầu này nhiều hơn Trong vận chuyển hang hóa yêu cầu nầy thường được chủ hàng quan tâm nhiều , nhất là với các loại hàng mà giá trị rất lớn nếu vận chuyển đến nơi tiêu thụ kịp thời hoặc cũng có thể bị giảm giá trị đáng kể nếu vận chuyển bị chậm trễ dù là một khoảng thời gian ngắn. Trong vận tải,đồng thời với tăng tốc độ phương tiện là phải rút ngắn thời gian xếp dỡ (đối với vận chuyển hàng háo)và thời gian chờ đợi(đối với vận chuyển hành khách) ở các ga cảng.Vì vậy,để đảm bảo vận chuyển nhanh chóng cần có biện pháp tổ chức phối hợp tốt ở các giai đoạn,các hoạt động trong quá trình vận tải.Việc tăng tốc độ vận chuyển đến một mức nào đó đòi hỏi có những trang thiết bị cần thiết đảmbao3 an toàn cho cho người và hàng hóa,khi đó chi phí vận tải có thể tăng lên.tuy nhiên ,về mặt kinh tế cần phải lư ý rằng tăng tốc độ vận tải là rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa và do đó mà tăng sụ quay vòng vốn sản xuất. -Vận chuyển tiết kiệm Xét quá trình sản xuất vận tải ta thấy rằng vận tải không tạo ra một sản phẩm trực tiếp nào cả .Vận tải tạo điều kiện để sản xuất và tiêu thụ các loại sản phẩm .Mặt khác để vận chuyển được hàng hóa,hành khách người ta phải bỏ chi phí,trên góc độ nền kinh tế thì đây là một khoản chi phí lớn mà nền kinh tế quốc dân phải gánh chịu.Vì vậy,việc giảm chi phí vận tải là rất quan trọng,đòi hỏi các doanh nghiệp vận tải phải sử dụng các hình thức khai thác phương tiện và thiết bị hợp lý để góp phần giảm giá thành sản xuất hàng hóa,điều này tương đương với việc giảm chi phí của hàng hóa tại nơi tieu dùng,góp phần tăng chất lượng cuộc sóng của con người. -Các yêu cầu khác Ngoài các yêu cầu kể trên,người ta còn đề cập đến một số yêu cầu khác như yêu cầu về mặt số lượng,yêu cầu đều đặn ,vận chuyển đúng hạn,việc vận chuyển đều đặn thường được tính bằng số lần hoạt động trong một khoảng thời giannhat61 định,sự đều đặn này là tùy thuộc vào nhịp độ và cường độ hoạt động của nền kinh tế quốc dân.Nếu vận tải đảm bảo được những yêu cầu này thì sẽ có tác động và có ý nghĩa rất lớ đối với sự phát triển và tăng nền hiệu quả kinh tế quốc dân. II.SẢN PHẨM VẬN TẢI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM VẬN TẢI 1. Sản phẩm vận tải Mỗi một nền kinh tế thiết lập nên một quá trình sản xuất xác định,chúng là kết quả của quá trình hao phí các yếu tố của sản xuất .Kết quả của sản xuất nông nghiệp,công nghiệp,ngư nghiệp là khối lượng hàng hóa có giá trị và giá trị sử dụng xác định.Xong kết quả của công tác thương nghiệp và vận tải là phục vụ hay là những thao tác không có sự phản chiếu về vật chất.Vận tải và thương nghiệp là công cụ kỹ thuật của lưu thông hàng hóa ,thương nghiệp thực hiện lưu thông ở các điểm bán ,còn nhiệm vụ của vận tải la cung cấp hàng hóa đến những điểm này. Kết quả sản xuất của vận tải là tích số của khối lượng àng hóa,số hành khách vận chuyển và khoảng cách di chuyển của chúng trong không gian.Kết quả này có thể tăng là do tăng khối lượng vận chuyển hoặc tăng khoảng cách di chuyển.Đối với người vận tải thì tăng cự ly vận chuyển sẽ làm tăng kết quả sản xuất của họ,ngược lại đối với người mua hàng thì điều đó có lợi nhất là khoảng cách vận chuyển nhỏ nhất Vậy :sản phẩm vận tải là sự dịch chuyển một khối lượng hàng hóa ,một số lượng hành khách trên một khoảng cách nhất định 2. Đặc điểm của sản phẩm vận tải Trong kinh tế người ta dùng TKm, HKm làm đợn vị đo sản phẩm vận tải.Việc vận chuyển 1 tấn hàng hóa với một khoảng cách 1 Km được lấy làm một đơn vị sản phẩm vận tải hàng hóa ,vận chuyển một hành khách với khoảng cách 1Km làm một đơn vị vận chuyển hành khách .Tuy nhiên trong từng trường hợp,từng hoàn cảnh cụ thể thì khối lượng hàng hóa vận chuyển được đo bằng đơn vị khối hàng ,lô hàng ,khoảng cách vận chuyển đo bằng các đơn vị khác nhau như dặm ,hải lý v.v,với một hệ số nhất định so với đơn vị đo Km thông thường .Điều khác biệt của sản phẩm vận tải đó là không có hình thái vật chất cụ thể ,không nhìn thấy ,không sờ thấy được,nó ở dạng vô hình vì thế sản phẩm vận tải không dự trữ được Cũng như các loại sản phẩm khác ,sản phẩm vận tải cũng có giá trị và giá trị sử dụng,có cầu ,có cung,có sự cân bằng cũng như sự khác biệt giữa cung và cầu sản phẩm vận tải trong thị trường. Giá trị của sản phẩm vận tải chính là hao phí lao động xã hội bỏ ra để sản xuất được một đơn vị sản phẩm vận tải,giá trị sử dụng của sản phẩm vận tải chính là làm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn vận chuyển của chủ hàng và khách hàng. Nếu như càng đáp ứng được nhiều yêu cầu của vận tải thì giá trị sử dụng của sản phẩm vận tải càng lớn.trong từng trường hợp,từng hoàn cảnh ,từng tình huống mà người tiêu dùng sản phẩm vận tải có thể sắp xếp các yêu cầu theo thứ tự sắp xếp khác nhau.Người thì coi trọng tính an toàn là trên hết nhưng có người lại đề cặp đến vận chuyển nhanh chóng là quan trọng hơn,v.v.Về nguyên tắc thì giá trị sử dụng của sản phẩm vận tải là vậy nhưng vì vận tải mang tính phục vụ ,cho nên mỗi một doanh nghiệp vận tải khi cung ứng sản phẩm vận tải của mình cho thị trường thì có thể đạt được giá trị sử dụng ở các mức độ cao thấp khác nhau. Đối với sản phẩm có hình thái vật chất cụ thể ,khi đo lường chất lượng sản phẩm người ta dùng các chỉ tiêu định lượng liên quan đến sản phẩm như khối lượng,kích thướt ,màu sắc,độ bền,v.v.Riêng sản phẩm vận tải thì không thể dùng các chỉ tiêu truyền thống đó được mà người ta phải dùng hệ thống các chỉ tiêu riêng,các chỉ tiêu này liên quan tới các giai đoạn ,các hoạt động trong quá trình vận tải.Chẳng hạn:  Thời gian vận cuyển hàng hóa,hành khách trên đường  Sự hợp lý gữa thời gian đi ,đến của một hành trình  Mức độ mất mác ,hư hỏng hàng hóa khi vận chuyển  Mức độ tiện nghi trên phương tiện  Mức độ thuận tiện khi chuyển tiếp phương tiện  Các dịch vụ bổ sung để phục vụ hành khách khi đi lại như ăn uống,nghỉ ngơi ,giải trí.v.v III.KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU KINH TẾ VẬN TẢI 1.Khái niệm kinh tế vận tải Kinh tế là gì? Ta biết rằng ở bất cứ xã hội nào ,bất kỳ thời điểm nào,con người muốn tồn tại và phát triển đều phải cần đến các vật phẩm tiêu dùng,tiêu dùng cho nhu cầu vật chất và tiêu dùng cho nhu cầu tinh thần.Mco1 vật phẩm đó con đường duy nhất là là sản xuất,nói cách khác sự sinh tồn con người luôn gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm. Để có được sản phẩm tiêu dùng thì con người phải dùng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động theo một qui trình nhất định .Sản phẩm được tạo ra trước khi con người đưa vào tiêu dùng nó phải trải qua nhiều quá trình như lưu thông ,trao đổi,phân phối…Trong mỗi quá trình đó đó đều xuất hiện các mối quan hệ tương ứng giữa con người với con người,mục đích cuối cùng của các mối quan hệ đó là xác định vật phẩm thuộc về ai,ai là người có quyền tiêu dùng..Trong từng thời kì lịch sử của nền kinh tế thì cách thức và đặc điểm thể hiện của các mối quan hệ này thường là khác nhau.Từ lý luận nói trên các nhà kinh tế học đã đưa ra một khái niệm kinh tế tổng quát như sau:”Kinh tế là tổng thể các yếu tố của quá trình sản xuất (lao động,tư liệu lao động) và các mối quan hệ vật chất nảy sinh giữa con người với con người trong quá trình sản xuất trực tiếp ,lưu thông,phân phối ,trao đổi,tiêu dùng của cải vật chất trong mọi giai đoạn nhất định của lịch sử ở đó mấu chốt nhất là vấn đề sở hữu lợi ích. Để ngiên cứu nền sản xuất của xã hội có 4 lĩnh vực khoa học:khoa học tự nhiên,khoa học kinh tế,khoa học kỹ thuật,khoa học xã hội.Khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật nghiên cứu mối quan hệ vật chất nảy sinh giữa con người với tự nhiên trong sự tồn tại và phát triển nhằm nhận thức thế giới tự nhiên để đi tới cải tạo nó phục vụ cho cuộc sống con người .Khoa học kinh tế và khoa học xã hội nghiên cứu mối quan hệ giữacon người với con người trong quá trình tồn tại và phát triển ,cụ thể hơn là nghiên cứu hình thức chiếm hữu tư liệu sản xuất,hình thức phân phối và tiêu dùng sản phẩm. Kinh tế vận tải là một môn khoa học thuộc lãnh vực khoa học kinh tế xã hội,nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với con người ,ngiên cứu những hình thức biểu hiện,những tác động của các quy luật kinh tế và việc vận dụng nó trong quá trình sản xuất kinh doanh và quản lý vận tải.Để quản lý nền kinh tế nói chung ,quản lý vận tải nói chung,quản lý vận tải nói riêng người ta sử dụng cơ chế quản lý phù hợp với từng thời kì lịch sử,cơ chế quản lý kinh tế là phương thức điều hành có kế hoạch nền kinh tế trên cơ sở những quy luật khách quan có sự phát triển xã hội nó bao gồm tổng thể các phương pháp,các hình thức,các thủ tục để thực hiện yêu cầu của các qui laut65 ấy.Nội dung của cơ chế quản lý kinh tế gồm:  Tổ chức sản xuất  Xác định phương hướng phát triển nền kinh tế  Xác định đòn bẩy kinh tế  Hạch toán và đánh thuế hiệu quả 2.Nội dung nghiên cứu kinh tế vận tải Bản chất của nghiên cứu là phân tích các mối quan hệ giữa sản xuất ,lưu thông và tiêu dùng.Mối quan hệ này là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học,điều khác biệt ở đây là các nhà kinh tế học luôn luôn tìm kiếm những giải pháp có lợi nhất cho người sản xuất,người tiêu dùng và cho nền kinh tế quốc dân Để thực hiện quá trình vận tải thì về cơ sở vật chất kỹ thuật cần phải có bốn thành phần:phương tiện chuyên chở,phương tiện động lực, hệ thống tuyến đường và ga cảng.Sự quan tâm của các nhà kinh tế đến bốn thành phần ở trên liên quan đến phương pháp tìm kiếm chúng cũng như việc khai thác chúng ,ngoài ra còn xem xét vấn đề chúng xuất hiện từ đâu.Trên cơ sở nghiên cứu bản chất các quá trình sản xuất kinh doanh,nhệm vụ của người nghiên cứu còn đưa ra những biện pháp tốt nhất nhằm khai thác hợp lý các yếu tố sản xuất của vận tải,hoặc là có phương tiện đã có cần vươn đến Maximum hiệu quả sản xuất hoặc là có mục đích kinh tế đã được dự định ,cần vươn tới đặt nó ở chi phí phương tiện là nhỏ nhất. Khi xem xét hoạt động của một nền kinh tế nói chung ,ngành vận tải nói riêng chúng ta cần đề cập đến hai góc độ;Người sản xuất-tiêu dùng trực tiếp và tổng thể nền kinh tế quốc dân,hai đối tượng này luôn có mối quanhe65 mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau.Vì thế nảy sinh ra một số nội dung cần nghiên cứu của kinh tế vận tải đó là: o Hệ thống vận tải quốc gia o Quá trình vận tải và sự phối hợp trong vận tải o Vai trò của nhà nước trong quản lý vận tải o Nhu cầu vận chuyển của xã hội o Cung ứng vận tải của người sản xuất… Mỗi một vấn đề xem xét và nghiên cứu phải dựa trên phương pháp duy vật biện chứng ,có sử dụng nhiều thông tin với độ tin cậy cao,có phân tích và có tổng hơp ,đưa ra những nhận xét có tính khoa học giúp cho người sản xuất cũng như người quản lý chọn cho mình được một giải pháp có lợi nhất CHƯƠNG II HỆ THỐNG VẬN TẢI QUỐC GIA I.KHÁI NIỆM VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH HỆ THỐNG VẬN TẢI QUỐC GIA 1.Khái niệm hệ thống vận tải quốc gia Khái niệm hệ thống Là một tập hợp các phần tử có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau để hình thành nên một tổng thể hoàn chỉnh ,các phần tử này có thể mang tính chất vạt lý,sinh học hoặc mang tính chất lý thuyết .Khi nghiên cứu hệ thống người ta xác định về không gian,thời gian cho hệ thống;vì vậy việc phân biệt đâu là một hệ thống đâu là một phần tử chỉ là đối tượng chỉ là tương đối,trong trường hợp này nó là một hệ thống nhưng trong trường hợp khác nó chỉ là một phần tử của một hệ thống khác lớn hơn. Một đặc điểm chung đối với bất kì một hệ thống nào đó là chúng không tồn tại độc lập và tách biệt với hệ thống khác mà nó luôn có quan hệ ràng buột lẫn nhau,một hệ thống này vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của hệ thống kia.Nghiên cứu một hệ thống người ta quan tâm đến các vấ đề sau: Thời gian và không gian của hệ thống Số lượng các phần tử trong hệ thống Phần tử nào chủ yếu nhất quyết định sự phát triển và tồn tại của hệ thống Các mối quan hệ giữa các phần tử trong hệ thống diễn ra như thế nào Hệ thống có mối quan hệ với các hệ thống khác ra sao Hệ thống có các phần tử nào mà mục tiêu của chúng trái ngược nhau Khả năng điều khiển của hệ thống Khi một hệ thống đưa ra nghiên cứu thì từng chủ thể có một mục đích khác nhau.Mục đích chung là nhận thức đó,tìm ra qui luật vận động và phát triển để tiến tới điều khiển hệ thống phục vụ cho mục đích của người nghiên cứu Nền kinh tế quốc dân trong sự tồn tại và phát triển luôn luôn có sự đóng góp của ngành vận tải ,ngành vận tải làm thõa mãn nhu cầu vận chuyển hàng hóa ,hành khách của xã hội ,nó là cầu nối giữa nơi sản xuất và nơi tiêu dùng ,giữa vùng này với vùng khác.Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu xã hội rất phong phú ấy thì một quốc gia có thể tồn tại nhiều phương thức vận tải,mỗi phương thức vận tải có điều kiện hoạt động riêng về phương tiện,hệ thống đường xá ,tổ chức sản xuất và quản lýv.v.tập hợp tất cả các phương thức vận tải sẽ làm phong phú va đa dạng về khả năng cung ứng sản phẩm vận tải cho xã hội.Thông thường một quốc gia đồng thời có sự hoạt độngcua3 các phương tức vận tải sau : o Vận tải đường sắt o Vận tải đường bộ o Vận tải hàng không o Vận tải đường thủy o Vận tải đường ống Mỗi một phương thức vận tải có đặc điểm riêng ,có sự đóng góp ở các mức độ khác nhau cho sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia.Tập hợp chúng lại với nhau cùng đáp ứng nhu cầu vận chuyển của xã hội một cách tối đa.Một hệ thống mà các phần tử là các hình thức vận tải cùng tồn tại và cùng phát triển trong một quốc gia được gọi là hệ thống vận tải quốc gia(HTVTQG),trong hệ thống này mỗi phương thức vận tải phát triển theo một kế hoạch nhất định trong kế hoạch thống nhất của nền kinh tế ,các phương thức vận tải đó có hệ thống giá cước thống nhất ,có sự phối hợp thống nhất trong vận chuyển hàng hóa và hành khách cho xã hội 2.Các yếu tố cấu thành hệ thống vận tải quốc gia -Cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành vận tải Cơ sở vật chất kĩ thuật là yếu tố quan trọng quyết định quyết định quy mô và chất lượng của HTVTQG ,là bộ mặt thể hiện trình độ ,mức độ yếu kém hay hiện đại của mạng lưới vận tải,nhìn vào cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành người ta có thể đánh giá được hệ thống vận tải của một quốc gia tốt hay xấu. Đối với ngành vận tải,cơ sở vật chất kĩ thuật cần kể đến các yếu tố cụ thể sau đây: -Hệ thống đường giao thông Đường giao thông được ví như mạch máu trong cơ thể con người,là nơi để phương tiện vận tải đi lại,chất lượng,chiều rộng đường cũng như các yếu tố kĩ thuật khác ảnh hưởng rất lớn đến vận tóc giao thông trên tuyến,qua đó nó tác động đến hiệu quả kinh tế của chủ hàng ,của hành khách khi tham gia quá trình vận chuyển Mỗi phương thức vận tải có hệ thống tuyến đường hoạt động riêng,đối với hệ thống đường bộ người ta thiết kế và xây dựng với các chỉ tiêu kĩ thuật phù hợp với điều kiện về địa chất,thời tiết, khí hậu ,công nghệ thi công đường cố gắng áp dụng công nghệ tiên tiến mà thế giới đang dùng.Tuy nhiên,do trình độ quản lý và giám sát thi công còn chưa chặt chẽ mà dẫn đến trình trạng vốn đầu tư thì lớn nhưng chất lượng đường không tương xứng ,hệ thống tuyến đường chưa đồng bộ,kế hoạch đầu tư xây dựng chưa thống nhất,vấn đề duy tu sữa chữa đảm bảo chất lượng .Đối với nước ta,nếu so sánh với các nước trong khu vực châu Á thì mật độ đường bộ tính cho mỗi đơn vị trên diện tích đất tự nhiên còn rất thấp.Theo số liệu thống kê của ngân hàng thế giới ,ở nước ta có khoảng 13.500 Km đường quốc lộ,70% chiều dài được rải nhựa,chiều dài đường tỉnh lộ và huyện lộ khoảng 40.000Km,10% chiều dài được trãi nhựa,gần 3.000km đường thành phố ,đường chuyên dụng và đường xã khoảng 52.150Km với chiều rộng mặt đường còn hạn chế ,vốn đầu tư chủ yếu do người dân đóng góp .Một trong những yếu tố cấu thành hệ thống tuyến đường bộ đó là số lượng và chất lượng cầu phà trên tuyến ,cũng theo số lượng thống kê tính đến năm 2002 tổng số cầu trên tuyến quốc lộ,tỉnh lộ gần 8500 chiếc với tổng chiều dài khoảng 180 Km..Cả nước có gần 170 phà lớn qua sông,tương lai những chiếc phà sẽ được thay thế bằng những cây cầu để đảm bảo an toàn giao thông và rút ngắn thời gian các hành trình vận chuyển. II.Vai trò và chức năng của vận tải 1.Vai trò của vận tải Trong hệ thống các ngành kinh tế ,chung ta có thể coi vận tải là một ngành sản xuất mang tính kết nói các ngành sản xuất còn lại với nhau ,tạo nên điều kiện cho các ngành này hoạt động bình thường .Sự ảnh hưởng của vận tải đến các bộ phận khác của ngành kinh tế và đời sống xã hội có thể được thể hiện qua vai trò của vận tải qua 2 lĩnh vực :lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực đời sống con người Trong lĩnh vực sản xuất của cải vật chất thì vai trò của vận tải được thể hiện ở những khía cạnh như sau: -Vận tải tạo nên những điều kiện hoạt động của các xí nghiệp sản xuất thông qua việc vận chuyển nguyên vật liệu cho các nhà máy xí nghiệp,vận chuyển sản phẩm đã hoàn thành đến nơi tiêu thụ.Thông thường việc vân chuyển nguyên vật liệu được thực hiện cho một số lượng lớn,vì thế mà giá thành vận chuyển nguyên vật liệu rẻ và dễ dàng hơn so với vận chuyển thành phẩm -Vận tải tạo nên quy mô và chủng loại sản phẩm sản xuất của khu vực.Xét trên phạm vi rộng ,từng địa phương hay từng khu vực thường lợi dụng đến mức tối đa những điều kiện thuận lợi về lao động,đất đai,thời tiết khí hậu…để sản xuất một loại sản phẩm nào đó.Tuy nhiên sản phẩm sản xuất ra có thể tiêu thụ được hay không lại phụ thuộc vào vận tải.Trong trường hợp này vận tải có thể quyết định là khu vực đó nên sản xuất tiếp hay không sản xuất nữa.Khi mà vận tải có sẵn và chi phí nhỏ thì người sản xuất rất thuận lợi trong việc vận chuyển sản phẩm để tiêu thụ,ngược lại nếu vận tải khó khăn,chi phí cao thì người sản xuất gặp trở ngại nhiều hơnnhieu62 hơn.Có những vùng người dân đến định cư và sản xuất hàng hóa ,tuy rằng điều kiện sản xuất thuận lợi,sản lượng và năng suất cao nhưng sau một thời gian họ đành phải bỏ bỏ lại sau lưng để tìm một miền đất hứa khác chỉ vì giao thông vận tải trắc trở,đường giao thông không có,phương tiện đi lại khó khăn không thể vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ được Ngày nay ngân sách nhà nước đã để dành một phần lơn kết hợp với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế tạo nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ bản nhiềutuyền đường nhằm phát triển kinh tế xã hội,điều đó thể hiện phần nào về vai trò của vận tải đối với các hoạt động sản xuất sản phẩm của khu vực ,địa phương hay vùng kinh tế -Vận tải tạo nên chất lượng và giá trị của hàng hóa Vận tải liên quan phần nào đến chất lượng của của sản phẩm khi đưa chúng đến nơi tiêu thụ,tiêu dùng,nhất là các loại hàng hóa như hàng thủy tinh,gốm sứ ,hoa quả,thực phẩm tươi sống…Bên cạnh đó ,các loại hàng hóa thời trang ,hàng cấp cứu,phụ tùng thay thế thì giá trị của nó phụ thuộc rất nhiều vào vận tải mà cụ thể là thời gian vận chuyển cũng như các điều kiện bảo quản chúng trên phương tiện Trong lĩnh vực phục vụ sự đi lại của con người thì vai trò của vạn tải thể hiên qua việc làm cầu nối để con người gần lại nhau hơn,giúp con người thực hiện các chuyến đi với các mục đích khác nhau như đi làm,đi mua sắm ,đi tham quan đi du lịch…qua đó làm tăng chất lượng đời sống tinh thần của họ.Tâm sự hiểu biết về xã hội,văn hóa,tăng dân trí,từ đó giúp cho con người giải quyết các vấn đề nhanh hơn,dễ hơn,năng suất lao động cao hơn,hiệu quả làm việc và học tập cao hơn. 2.Chức năng của vận tải Chức năng của vận tải được thể hiện ở ba khía cạnh :chức năng kinh tế,chức năng xã hội và chức năng quốc tế -Chức năng kinh tế Vận tải làm thõa mãn nhu cầy vận chuyển hàng hóa và hành khách của xã hội,nhu cầu này được thực hiện sẽ thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng nền kinh tế Như chúng ta đã biết vận tải không tạo ra sản phẩm vật chất trực tiếp ,nó chỉ tạo điều kiện cho các ngành kinh tế sản xuất ra sản phẩm.Để vận chuyển được hàng hóa và hành khách chúng ta phải bỏ chi phí ,trên góc độ nền kinh tế quốc dân thì chi phí vận tải càng nhiều thì càng lãng phí ,vì vậy một mặt đáp ứng nhu cầu vận chuyển của xã hội một cách tối đa nhưng mặt khác bản thân ngành vận tải phải cố gắng tìm mọi cách để giảm chi phí đến mức thấp nhất -Chức năng xã hội Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa và hành khách thì ở một khía cạnh khác vận tải đảm bảo chức năng mình ở chỗ; Vận tải phục vụ sự đi lại của con người và làm tăng sự hiểu biết của họ Vận tải thu hút một số lượng vận tải lao động làm việc rất lớn Vận tải thực hiện nhiều chính sách của đảng và Nhà nước Vận tải phục vụ an ninh quốc phòng -Chức năng quốc tế Nếu xét trong một quốc gia thì vận tải là một bộ phận không gian không thể thiếu được ,vận tải làm cầu nối giữa vùng này với vùng khác,khu vực này với khu vực khác,giữa các nơi sản xuất với các nơi tiêu thụ sản phẩm với nhau.Sự phát triển nền kinh tế quốc dân có đóng góp rất lớn của ngành vận tải,song các mối quan hệ về kinh tế-chính trị-xã hội không chỉ xảy ra trong một quốc gia mà còn phát triển ra môi trường quốc tế.Trong trường hợp đó vận tải lại khẳng định sự cần thiết của mình hơn bao giờ hết Nếu một quốc gia nào đó thiếu những liên kết phát triển về tuyến đường,về các thủ tục liên quan đến vận tải thì việc xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá phải vận chuyển bằng phương tiện khác ,khi đó sẽ bị động không tiết kiệm được ngoại tệ và sẽ hạn chế về giao lưu kinh tế ,chính trị,xã hội ,du lịch và khoa học kĩ thuật Trong du lịch quốc tế ,yếu tố quan trọng tạo thuận lợi cho nó đó là sự dễ dàng sử dụng ngoại tế ,việc bình thường hóa hộ chiếu ,giấy phép nhập cảnh,song vận tải ở đây đóng vai trò quan trọng không kém.Du khách đi du lịch với nhiều mục đích khác nhau nhưng phần lớn là muốn khám phá những giá trị lịch sự,tìm hiểu phong tục tập quán của các vùng,các miền trên tổ quốc.Vận tải đầy đủ những tiện nghi cần thiết ,đi lại nhanh chóng,thuận lợi,dễ dàng sẽ thu hút được nhiều du khách ,khuyến khích phát triển ngành du lịch ,ngược lại vận tải yếu kém,thiếu thốn thì sẽ kiềm hãm sự phát triển ngành du lịch nói riêng và phát triển các ngành kinh tế khác nói riêng Trong thế giới hiện đại,các nước cần có sự giao lưu trao đổi và hợp tác về chính trị văn hóa xã hội,sự quan hệ này được thực hiện qua những cuộc họp,tọa đàm thăm viếng ,v.v.Vận tải sẽ giúp cho con người thực hiện những mục đích đó một cách dễ dàng hơn. III.Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của các phương thức vận tải trong hệ thống vận tải quốc gia Vận chuyển hàng hóa và hành khách là nhiệm vụ chính của ngành vận tải.Trong HTVTQG có nhiều phương thức vận tải thực hiện nhiệm vụ đó ,mỗi một phương thức vận tải có những ưu điểm,nhược điểm cũng như phạm vụ đó,mỗi một phương thức vận tải có những ưu điểm ,nhược điểm cũng như phạm vi sử dụng riêng,nhìn chung là không giống nhau.Để đánh giá và nhận xét chúng người ta dùng một loat các chỉ tiêu Kinh tế-khai thác-kỹ thuật như: -Tốc độ vận chuyển -Khả năng vận chuyển -Tính cơ động,linh hoạt -Tính vật chuyển triệt để -Giá thành vận chuyển -Mức độ an toàn.v.v. 1. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của vận tải ô tô. Đây là một phương thức vận tải thông dụng,nó có mặt ở khắp mọi nơi và đảm nhiệm một khối lượng vận chuyển lớn cho xã hội.Xét trong hệ thông vận tải quốc gia thì năng lực vận chuyển cũng như sản lượng vận chuyển hàng năm của ngành vận tải ô tô là chiếm tỉ trọng lớn nhất.Có được như vậy là nhờ vào những đặc điểm kinh tế kỹ thuật vốn có của nó Tính vận chuyển triệt để cao.Phương tiện vận tải ô tô do kích thướt đa dạng phong phú ,trọng tải nhỏ cho nên nó có thể vận hành được ở mọi nơi ,kể cả những nơi không phải là đường mà chỉ cần một mặt bằng nhất định,có thể vận chuyển trực tiếp từ cửa đến cửa,từ kho đến kho một cách dễ dàng. Tính cơ động cao. Chỉ cần một người lái xe và một phương tiện có thể tiến hành được một hoạt động vận tải.Việc thiết lập vận tải rất nhanh chỉ cần một khoản thời gian ngắn khi khách hàng có nhu cầu vận tải ô tô đáp ứng ngay Khả năng vận chuyển thấp do trọng tải phương tiện nhỏ thể tích thùng chứa hạn chế ,không chở được hàng cồng kềnh khổ lớn Năng suất phương tiện và năng suất lao động không cao Giá thành sản phẩm vận tải nhỏ,cự ly vận chuyển ngắn Mức độ an toàn thấp.Dễ gây ô nhiễm môi trường 2.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của đường sắt - Khả năng vận chuyển lớn, có thể vận chuyển cả ngày đêm mưa nắng. - Có thể vận chuyển hàng hóa công kềnh, siêu trường siêu trọng - Giá thành thấp góp phần tiết kiệm chi phí cho chủ hàng - Mức độ an toàn cao, ô nhiễm môi trường ít - Không có khả năng vận chuyển door -to-door .Tính cơ động thấp - Tổ chức sản xuất và quản lý khá phức tạp, đòi hỏi phải có kỉ luật, lao động khắc khe và chính xác. nếu không tai nạn dễ xảy ra - Vốn đầu tư lớn ,khoảng cách vận chuyển lớn ,khối lượng hàng hóa lớn. - Độ hao tốn thời gin trung bình không nhanh lắm 3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của đường biển Khả năng vận chuyển của phương tiện đường biển rất lớn so với các hình tức vận tải khác.Trọng tải của tàu biển có thể vượt quá 200.000 tấn , vận chuyển được mọi loại hàng hóa Hoạt động iên tục ,khả năng thông qua của tuyến hầu như không bị hạn chế Giá thành vận chuyển thấp Tốc độ đưa hàng chậm do thời gian xếp dỡ, thời gian chờ đợi làm các thủ tục cần thiết tương đối lớn Vốn đầu tư mua sắm phương tiện ,xây dựng cầu cảng rất lớn Vận chuyển phụ thuộc vào điều kiện hàng hải :sóng ,gió, mực nước, eo biển... Đó là phương tiện vận chuyển quốc tế phục vụ cho hàng hóa xuất khẩu khi quan hệ thương mại với các nước trên thế giới 4.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của đường hàng không Tốc độ phương tiện rất cao, thời gian vận chuyển ngắn Khả năng vận chuyển không lớn chỉ ở mưc bình thường Sử dụng nhiên liệu đặc biệt. Vốn đầu tư mua sắm rất lớn ,giá cước vận chuyển rất cao phạm vi sử dụng nhiều nhất là hành khách Ít sử dụng vận chuyển hàng hóa vì giá thành cao CHƯƠNG III QUÁ TRÌNH VẬN TẢI VÀ SỰ PHỐI HỢP TRONG VẬN TẢI I.QUÁ TRÌNH VẬN TẢI 1. Khái niệm quá trình vận tải Quá trình vận tải là sự kết hợp theo một trình tự nhất định các yếu tố trong quá trình sản xuất vận tải:Lao động,công cụ lao động,đối tượng lao động mà cụ thể là :Sức lao động của con người,phương tiện vận chuyển,thiết bị sếp dỡ,hàng hóa,điều kiện công tác của tuyến đường và ga cảng,ngoài ra còn các hoạt động phụ trợ khác như:Chủ hàng,đại lý,môi giới,xí nghiệp sữa chữa .v.v .Sự phối hợp một cách hợp lý và chặt chẽ các yếu tố trên sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất vân tải,ngược lại sẽ dẫn đến lãng phí lớn ,hiệu quả sẽ giảm.Nhìn chung một quá trình vận tải bao gồm các giai đoạn sau: -Giai đoạn thực hiện các hoạt động chuẩn bị -Bố trí phương tiện vận chuyển và nhận hàng -Xếp hàng lên phương tiện -Lập đoàn phương tiện(nếu có) -vận chuyển -Nhận phương tiện tại nơi đến -Giải phóng đoàn phương tiện(nếu có) -Dỡ hàng -Phương tiện chạy rỗng đến nơi nhận hàng tiếp theo(nếu có) Tuy nhiên trong một số trường hợp quá trình vận tải không có giai đoạn lập đoàn phương tiện nhưng cũng có một số quá trình vận tải tồn tại đầy đủ các giai đoạn trên 2.Đặc điểm và nội dung của từng giai đoạn trong quá trình vận tải a.Giai đoạn chuẩn bị Nếu như sản phẩm vận tải liên quan đến khối lượng vận chuyển và cự ly vận chuyển thì giai đoạn chuẩn bị này quyết định về khối lượng vận chuyển Chủ phương tiện tìm khách hàng,phải nghiên cứu thị trường để có khối lượng hàng hàng hoá mà vận chuyển.Hàng hoá vận chuyển phải phù hợp với đặc điểm về phương tiện của mình ở các mặt:Trọng lượng,kích thướt,các yêu cầu về bảo quản ,thời gian vận chuyển…Sau khi đã có khách hàng ,chủ phương tiện phải xác định cách thức đóng gói hàng như thế nào,ai làm công việc đó,xác định điểm đi điểm đến ,thời gian vận chuyển lô hàng .Trong vận chuyển hành khách thì giai đoạn chuẩn bị cần thực hiện các công việc bán vé ,hướng dẫn hành khách.v.v.Để đảm bảo thực hiện được công việc cũng như gắn trách nhiệm và quyền lợi giữa chủ hàng và phương tiện thì một hợp đồng vận chuyển được thiết lập và hai bên cùng chịu trách nhiệm ,trong hợp đồng đề cập nhiều nội dung quan trọng,nhất là các thông tin như : Chủ hàng Chủ vận chuyện Khối lượng hàng hoá vận chuyển Loại hàng,nơi đi,nơi đến,khoảng cách vận chuyển Thời gian vận chuyển,tiền cước Phương thức thanh toán… Hợp đồng này cũng là cơ sở pháp lý để giải quyết những tranh chấp có thể xảy ra giữa các bên liên quan Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt ,chất lượng sản phẩm cũng như phương thức phục vụ là những chỉ tiêu để thu hút khách hàng ,có nhiều đơn vị vận tải đã làm tốt điều này khi họ có những khách hàng ổn định,khối lượng vận chuyển đúng và đều đặn b.Giai đoạn bố trí phương tiện và nhận hàng Hàng hoá vận chuyển đa dạng và phong phú về đặc điểm ,tính chất cũng như yêu cầu về xếp dỡ,bảo quản ,vận chuyển…Vì vậy,trong giai đoạn này trước hết ngươi vận chuyển phải lựa chọn phương tiện cho phù hợp,để làm được điều này bằng cách so sánh giữa khả năng đáp ứng của phương tiện và các yêu cầu đạt ra của lô hàng ,sau đó căn cứ vào số lượng hàng hoá vận chuyểnđể xác định số lượng phương tiện cho lô hàng Sau khi đã thống nhất về thể thức vận chuyển và hàng hoá đã chuẩn bị xong,chủng loại phương tiện và số lượng phương tiện đã được xác định thì công việc tiếp theo là đưa phương tiện từ nơi tập kết phương tiện đến nơi tập kết hàng hoá để nhận hàng hoặc ngược lại chủ hàng phải đưa hàng hoá để nhận hàng hoặc ngược lại chủ hàng phải đưa hàng hoá đến nơi tập kết phương tiện để chủ phương tiện tiếp nhận hàng Trong vận tải sắt,vận tải hàng không,vận tải biển…thì chủ hàng phải dùng một phương thức vận tải nào đó để đưa hàng của mình đến ga,cảng,ở đó chủ phương tiện sẽ nhận hàng và chuẩn bị công việc tiếp theo của quá trình vận tải c.Giai đoạn xếp hàng lên phương tiện Sau khi bố trí phương tiện và nhận hàng thì tiếp theo là xếp hàng lên phương tiện,việc xếp hàng có thể bằng thủ công hoặc bằng máy phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố như:Độ lớn,hình dạng,kích thướt ,cách thức đóng gói,đặc tính lý hoá cũng như đặc tính của phương tiện như kích thướt và thể tích thùng chứa… Việc xếp hàng lên phương tiện có thể do chủ hàng hoặc bên vận tải đảm nhận,trong một chuyến vận chuyển thì thời gian xếp hàng lên phương tiện là một yếu tố cấu thành nên thời gian một chuyến Txếp = q..ixếp Trong đó q:Trọng tải thiết kế của phương tiện  :Hệ số sử dụng trọng tải phương tiện ixếp:thời gian xếp một tấn hàng Vì thế để đảm bảo thời gian đưa hàng,tăng tốc độ quay vòng của phương tiện thì việc lựa chọn và hợp lý hoá quá trình xếp dỡ hàng hoá lên phương tiện là rất cần thiết Khi xếp hàng cần có kế hoạch và sơ đồ bố trí hàng hoá.nếu không thì có thể dẫn đến tình trạng phải dỡ hàng cả xe để tìm một lô hàng nhỏ cho một chủ hàng dọc đường .Việc xếp hàng lên phương tiện phải đảm bảo các yêu cầu cần thiết như:nhanh,khoa học,tận dụng triệt để sức chứa phương tiện,an toàn cho hàng hoá… d.Giai đoạn lập đoàn phương tiện Không phải tất cả các phương thức vận tải nào đều phả trãi qua giai đoạn này,các phương thức vận tải như:hàng không,đường ống,đường biển,ô tô không có rơmooc thì quá trình vận tải bỏ qua giai đoạn lập đoàn phương tiện. Trong vận tải đường sắt, ô tô romooc, vận tải sông bằng xà lan có tàu đẩy, tàu kéo thì nhất thiết phải thực hiện giai đoạn lập đoàn phương tiện vì trong các phương thức vận chuyển này có sự tách biệt giau74 phương tiện động lực và phương tiện chuyên chở với nhau, nó cho phép khai thác riêng từng loại phương tiện một cách độc lập, giảm được các thao tác chờ đợi cũng như các chi phí nảy sinh nếu gắn liền chúng với nhau Việc lập đoàn phương tiện gồm 2 phần việc: -Xác định số lượng và móc nối các phương tiện chuyên chở với nhau -Xác định đầu máy kéo đẩy và móc nối đầu máy với đoàn phương tiện chuyên chở để thành một đoàn tàu Đầu máy được lựa chọn căn cứ vào công suất của đầu máy, trọng lượng cả đoàn phương tiện .Việc lập đoàn tàu phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Đảm bảo an toàn cho đoàn tàu bằng cách phân bố lực hãm đồng đều cho các thành phần của đoàn tàu Giảm bớt thao tác khi lập và giải phóng đoàn tàu đến mức thấp nhất Giảm bớt thao tác dọc đường Tận dụng tối đa sức kéo của đầu máy Thời gian lập đoàn phương tiện phụ thuộc vào số lượng các thành phần cũng như vị trí của chúng khi xếp hàng xong, nếu chúng càng phân tán thì thời gian hao phí càng lớn , cũng có một số trường hợp người ta cố định thành phần của đoàn tàu sau đó và sau đó xếp hàng lên phương tiện ,tuy nhiên làm như vậy thì có khó khăn trong việc xếp hàng nhất là khi có sử dụng máy móc để xếp dỡ e.Giai đoạn vận chuyển Đây là giai đoạn chính của quá trình vận tải ,là giai đoạn dịch chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác.Giai đoạn vận chuyển có thể liên tục từ ga cảng đầu đến ga cảng cuối hoặc có thể bị gián đoạn bởi các thời gian dừng đỗ dọc đường vì các lý do sau:  Dừng để xếp dỡ hàng dọc đường  Dừng để thay đổi đầu máy kéo, đẩy  Dừng để lấy nhiên liệu  Dừng vì lý do an toàn giao thông  Dừng để chuyển đổi phương tiện Thời gian giai đoạn vận chuyển được tính từ khi phương tiện bắt đầu lăn bánh ở ga ,cảng đầu tiên đến khi phương tiện đến ga ,cảng cuối, do vậy thời gian này bao gồm thời gian phương tiện lăng bánh và thời gian phương tiện dừng dọc đường Thời gan phương tiện lăng bánh phụ thuộc vào loại đầu máy , trạng thái kĩ thuật phương tiện, tình trạng hàng hóa trên phương tiện , mật độ phương tiện trên tuyến đường, tình trng5 và tính chất đường xá. Để biểu thị cho việc di chuyển nhanh hay chậm khi phương tiện lăn bánh người ta dùng chỉ tiêu tốc độ kỹ thuật của phương tiện(Vt) VT = Trong đó : VT : vận tốc kỹ thuật LLB:khoảng cách phương tiện lăn bành TLB:thời gian phương tiện lăn bánh Thời gian dừng dọc đường phụ thuộc vào số lượng các điểm nhận và trả hàng dọc đường, thời gian dừng bình quân 1 điểm, phụ thuộc vào các điểm dừng vì lý do an toàn trên tuyến ,v.v. Để biểu thị việc di chuyển nhanh hay chậm tính từ lúc phương tiện bắt đầu xuất phát ởga đầu đến điểm dừng ở ga cuối người ta dùng chỉ tiêu tốc độ lữ hành ( VL) VT = Trong đó : VT :vận tốc lữ hành LLB : khoảng cách phương tiện lăn bành TLB : thời gian phương tiện lăn bánh Td : thời gian phương tiện dừng dọc đường Rõ ràng tăng tốc độ lữ hành sẽ giảm được thời gian vận chuyển và giảm được thời gian đưa hàng , tăng tốc độ quay của phương tiện. Điều đó đồng nghĩa với tăng hiệu quả kinh tế cho cả chủ hàng và chủ phương tiện f.Giai đoạn đón nhận phương tiện tại nơi đến một hành trình vận chuyển có thể dài hay ngắn khác nhau,nhưng một điểm chung nhau đó là khi kết thúc hành trình thì hàng hóa và phương tiện có thể xảy ra sự thay đổi nào đó, vì vậy trước khi dỡ hàng tại nơi đến cần phải tiến hành kiểm tra tình trạng kĩ thuật của phương tiện và tình hình hàng hóa Với phương tiện, sau một chuyến đi phải kiểm tra xem có bảo đảm an toàn hay không, riêng phương tiện chạy đường ngắn có thể đặt chế độ kiểm tra hằng ngày ,trong vận tải sắt, vận tải sông , vạn tải biển chuyến đi thường dài ngày nên cần phải tổ chức kiểm tra hàng ngày và ghi vào nhật kí phương tiện qua đó có những cơ sở kết luận chính xác trạng thái kĩ thuật phương tiện và có phương án giải quyết để đảm bảo an toàn cho chuyến đi Với hàng hóa cần kiểm tra xem co hư hỏng không, nếu có thì tìm nguyên nhân , lập biên bản cụ thể vì nó là căn cứ để giải quyết tranh chấp khi hợp đồng vận chuyển không được đảm bảo g.Giai đoạn giải phóng đoàn phương tiện. Cũng như giai đoạn lập đoàn tàu , không phải tất cả các phương thức vận tải đều phải trải qua giai đoạn tháo , dỡ đội hình đoàn tàu. Những phương thức vận tải nào có lập đoàn tàu (vận tải sắt, vận tải sông...) mới phải trải qua giai đoạn này. Giải phóng đoàn phương tiện là việc tháo dỡ đội hình đoàn tàu và đưa phương tiện vào nơi dỡ hàng. Trong một đoàn tàu ,các toa xe hay xà lan chở hàng có vị trí dỡ hàng khác nhau ,việc giải thể đoàn tàu thường do phương tiện của ga hay cảng đảm nhiệm, việc tháo dỡ này một mặt tạo thuận lợi cho công tác dỡ hàng ,nhất là khi có sử dụng mày xếp dỡ, mặt khác cũng để tận dụng khả năng khai thác từng loại phương tiện trong đoàn tàu Thời gian giải thể một đoàn tàu phụ thuộc vào : phương pháp giải thể , số lượng phương tiện trong đoàn tàu ,vị trí dỡ hàng của các phương tiện... h.Giai đoạn dỡ hàng Dỡ hàng là một công việc về nguyên tắc được gắn liền với xếp hàng .Vì vậy người ta thường gắn liền hai công việc trái ngược nhau này thành khái niệm xếp –dỡ hàng hóa.Việc dỡ hàng là công việc của ga cảng ,chi phí bỏ ra để dỡ hàng do chủ hàng chịu,tùy thuộc vào loại hàng mà cảng ga lựa chọn phương án dỡ bằng thủ công hay dỡ bằng máy ,bằng các thiết bị chuyên dùng như toa xe tự dỡ ,ô tô ben, xà lan tự dỡ, các phương tiện này cho phép dỡ hàng ra khỏi phương tiện rất nhanh.Thời gian dỡ hàng xuống khỏi phương tiện phụ thuộc vào lượng hàng hóa dỡ Tdỡ = q ..idỡ Trong đó : q :trọng tải thiết kế của phương tiện (tấn)  : hệ số lợi dụng trọng tải phương tiện idỡ :thời gian định mức dỡ một tấn hàng ( h ) Vì vậy thời gian xếp dỡ một chuyến được xác định như sau : Txd = q ..ixd (giờ/chuyến) Khi dỡ hàng xong, về phía chủ hàng quá trình vận tải đã kết thúc ,hàng đã được vận chuyển đến tay người nhận.Tuy nhiên, hàng hóa kể từ lúc gửi đi cho đến khi tới thời điểm cuối cùng thường phải qua nhiều loại phương tiện, chẳng hạn : ô tô- tàu-ô tô,ô ô,sắt –ô tô…những trường hợp như vậy gọi là liên vận i.Phương tiện chạy rỗng đến nơi nhận hàng tiếp theo Nếu như sau khi dỡ hàng , quá trình vận chuyển hàng hóa là kết thúc thì đối với phương tiện vận tải, chu kì vận tải sẽ kết thúc bằng việc chạy rỗng phương tiện đến nơi nhận hàng tiếp theo .Nếu như việc thực hiện thu kì vận tải khác bắt đầu bằng việc lấy hàng tại chỗ thì không phải trãi qua giai đoạn này. II. SỰ PHỐI HỢP TRONG VẬN TẢI 1.Nguyên nhân phát sinh sự phối hợp trong vận tải Để phục vụ nhu cầu vận chuyển của xã hội thì mỗi phương thức vận tải trong hệ thống VTQG thường hoạt động ở các lãnh vực mà ở đó có khả năng tận dụng tối đa những lợi thế của mình ,chẳng hạn:Vận tải đường sắt thường vận chuyển ở những tuyến có khối lượng vận chuyển lớn,khoảng cách vận chuyển dài,vận tải ô tô thường vận chuyển hàng lẻ,khoảng cách không lớn.,vận chuyển từ cửa đến cửa ,từ kho đến kho.Tuy nhiên,phương thức vận tải sắt,vận tải ô tô hay các phương thức vận tải khác không hoạt động độc lập nhau mà luôn luôn phụ thuộc và hỗ trợ nhau.Hay nói cách khác đi luôn có sự phối hợp giữa các phương thức vận tải trong hệ thống vận tải quốc gia.Sở dĩ xảy ra điều đó là vì: -Tính vận chuyển triệt để của các hình thức vận tải bị hạn chế Chúng ta biết rằng tính vận chuyển triệt để chính là khả năng có thể thực hiện vận chuyển từ điểm này đến điểm khác hay không(tuy nhiên hay điểm này phải có một số điều kiện nhất định).Khả năng này phụ thuộc vào không gian từ điểm này đến điểm khác có tồn tại một tuyến đường để phương tiện vận hành hay không. Trong hệ thống đường giao thông thì mật độ đường bộ (km/km2)cao nhất.Mặt khác phương tiện vận tải đường bộ vẫn có khả năng đi lị ở những nơi không phải là đường mà ở đó chỉ cần có một mặt bằng nhất định.Vì vậy vận tải ô tô,vận tải thô sơ có tính vận chuyển triệt để cao nhất Những khu vực có hệ thống sông ngòi ,kênh rạch dày đặc,mật độ tuyến đường sông cao,dẫn đến vận chuyển triệt để của vận tải sông là rất lớn.Xét trên bình diện chung thì có thể sắp xếp khả năng vận chuyển triệt để của các phương thức vận tải theo theo trật tự giảm dần như sau:vận tải ô tô,vận tải sông,vận tải đường sắt ,vận tải hàng không,vận tải đường biển.Nhưng xét ở một số trường hợp ,một số khu vực cụ thể thì trật tự đó có thể bị thay đổi phụ thuộc vào hệ thống tuyến đường của phương thức vận tải ở khu vực đó như thế nào. -Nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách của xã hội rất phong phú ,đa dạng về thời gian và không gian Nếu như trong một khu vực chỉ có một số điểm có nhu cầu vận chuyển hàng hóa ,hành khách đi và đến ,đồng thời các điểm đó lại là bắt đầu và kết thúc của tuyến đường của tất cả các phương tiện ,khi đó việc giao lưu hàng hóa hành khách trong khu vực có thể sử dụng bất kỳ phương thức vận tải nào cũng được mà không cần sự hợp tác giữa chúng.Nhưng thực tế không phải như vậy.Do sự quy hoạch sản xuất ,do sự phân bố nguồn tài nguyên thiên nhiên mà nhu cầu vận chuyển của xã hội rất đa dạng và phong phú ,nó diễn ra mọi lúc mọi nơi,và điều đương nhiên ở đây là mọi nơi đó không thể tồn tại tuyến đường của tất cả các hình thức vận tải.Do đó,bắt buột sự phát sinh sự phối hợp giữa các phương thức vận tải khác nhau -Mục đích hoạt động của chủ hàng và chủ phương tiện là tối đa hóa lợi nhuận Xét trên gốc độ kinh tế ,chủ hàng khi muốn vận chuyển hàng hóa họ đều muốn chi phí mà mình bỏ ra để trả cho bên vận tải là ít nhất ,do vậy họ sẽ tìm cho mình bỏ ra để trả cho bên vận tải la ít nhất ,do vậy hõ sẽ tìm cho mình một hành trình vận chuyển nào đó mà chi phí là thấp nhất,điều đó xảy ra khi phối hợp đồng thời nhiều phương thức vận tải để tận dụng tối đa những ưu điểm của chúng 2.Những chỉ tiêu quan trọng khi chọn lựa phương thức vận chuyển a.Chi phí chính -Chi phí đưa hàng Một hành trình vận chuyển luôn liên quan đến các công việc như tập kết hàng hóa,xếp dỡ,bảo uản ,vận chuyển…hàng hóa phát ra khỏi tay người gửi cho đến khi giao tận tay cho người nhận chúng ta phải bỏ ra rất nhiều khoản chi phí ,các chi phí này có thể chi tiết thành nhiều loại,về mặt nội dungkinh tế thì nó bao gồm: -Chi phí tập kết -Đóng gói hàng -Chi phí xếp dỡ -Chi phí vận chuyển -Chi phí bảo quản -Chi phí bù đắp cho sự mất mát hư hỏng ,kể cả các khoản nảy sinh khác nữa trong quá trình vận tải.v.v. Tổng hợp các khoản chi phí đó lại người ta gọi là chi phí đưa hàng .vậy,chi phí đưa hàng là toàn bộ chi phí nảy sinh liên quan đến việc đưa hàng từ nơi này đến nơi khác Với khái niệm như vậy thì chi phí đưa hàng cũng có thể chia thành 2 nhóm: Nhóm 1: gồm các khoản chi chắc chắn nảy sinh trong quá trình đưa hàng như:Chi phí xếp dỡ,chi phí vận chuyển,chi phí bảo quản Nhóm 2: gồm các khoản chi có thể nảy sinh hoặc không nảy sinh như chi phí về mất mát ,hao hụt,hư hỏng,chi phí trung chuyển…trước khi vận chuyển thì các chi phí ở nhóm 1 có thể tính toán được ,còn chi phí ở nhóm 2 thì khó xác định được chính xác. Khi đồng thời tồn tại một lúc nhiều phương án vận chuyển,người ta lựa chọn phương án nào có chi phí đưa hàng thấp nhất để thực hiện ,khi đó sẽ mang lai hiệu quả kinh tế thiết thực cho chủ hàng .tuy nhiên ,nó cũng có thể gây thiệt hại khi mà việc xác định chi phí nhóm 2 dự kiến ít hơn nhiều so với thực tế xảy ra. Để hạn chế rủi ro cho mình thì trong hợp đồng vận chuyển ,chủ hàng đưa ra những ràng buột,chi phí mà chủ hàng trả cho bên vận tải mang tính chất khoán gọn,nếu nảy sinh thêm các khoản chi khác thì bên vận tải phải gánh chịu,để đảm bảo quyền lợi cho mình thì bên vận tải phải gánh chịu ,để đảm bảo quyền lợi cho mình thì bên vận tải sẽ đưa ra mức chi phí khoán gọn đó cao hơn mức thực tế .Mặt khác ,việc đưa ra các điều khoản đó vào hợp đồng vận chuyến là gắn trách nhiệm của bên vận tải với lô hàng vận chuyển -Chi phí năng lượng Nguồn năng lượng cung cấp cho động cơ của phượng tiện hoạt độngbao gồm:Điện ,than,xăng dầu…khi vận chuyển phương tiện tiêu hao ít hay nhiều năng lượng phụ thuộc vào loại động cơ,lực cản đường xá ,khoảng cách và khối lượng vận chuyển Phương tiện vận tải thủy ít phải tiêu hao nhiên liệu vì có thể lợi dung sức gió ,dòng chảy của nước ,phương tiện vận tải sắt hao tốn về nhiên liệu tương đối ít vì tuyến đường đa phần là phẳng,lực cản nhỏ .Vận tải hàng khôngthi2 phương tiện sử dụng loại nhiên liệu đặc biệt,hao tốn nhiều… Một nhược điểm lớn khi phương tiện vận hành đó là gây ô nhiễm môi trường,thải ra môi trường những chất độc hại,ảnh hưởng đến bầu khí quyển và sức khỏe con người.Mặt khác,các loại nhiên liệu như than,xăng dầu thì chủ yếu khai thác và chế biến từ nguồn tự nhiên,nó có giới hạn,do đó tiết kiệm năng lượng tiêu dùng là yêu cầu cần thiết Trên góc độ hiệu quả về kinh tế-xã hội-môi trường thì phương án vận chuyển nào có chi phí năng lượng bỏ ra ít hơn sẽ được ưu tiên lựa chọn.Tất nhiên đối với chủ hàng thì việc xét đến chỉ tiêu này là không có ý nghĩa vì nó không ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của họ. b.Chỉ tiêu hỗ trợ -Chỉ tiêu hiện vật Đây là chỉ tiêu mà chủ hàng đưa ra để so sánh đầu tiên,mỗi phương thức vận tải có những đặc điểm kinh tế kĩ thuật chủ yếu,do vậy,chủ hàng phải sao sánh những yêu cầu và đặc điểm của hàng hóa như:kích thước,trọng lượng,yêu cầy về xếp dỡ bảo quản …với khả năng đáp ứng của phương tiệnxem chúng có phù hợp với nhau hay không Có những loại hàng hóa khi muốn vận chuyển nó có thể phù hợp được với mọi loại phương thức vận tải ,vì vậy người ta bỏ qua việc xem xét chỉ tiêu này .Nhưng cũng chỉ có những loại hàng chỉ phù hợp với một loại hình vận tải nào đó,do vậy,khi vận chuyển chắc chắn phải sử dụng loại hình vận tải ấy và việc xem xét chỉ tiêu này cũng không cần thiết nữa -Chỉ tiêu chi phí vận chuyển Về nguyên tắc thì chỉ tiêu chi phí đưa hàng là chỉ tiêu tổng hợp ,được chủ hàng sử dụng để so sánh lựa chọn phương án vận chuyển .Song nhược điểm của nó là khó xác định chính xác những khoảng có thể nảy sinh trong thời gian đưa hàng ,do vậy trong chừng mực nào đó người ta chỉ sử dụng chi phí vận chuyển để căn cứ so sánh vì nó là thành phần chính trong chi phí đưa hàng ,khoản chi phí này dễ xác định Các phương án vận chuyển khác nhau thì chi phí vận chuyển có thể chia thành 3 yếu tố :Chi phí cho tác nghiệp đầu cuối (không kể chi phí xếp dỡ),chi phí cho tác nghiệp chạy và chi phí cho tác nghiệp trung chuyển.Mỗi phương án vận chuyển có chi phí vận chuyển khác nhau ,phương án nào có chi phí nhỏ nhất thì được chủ hàng ưu tiên lựa chọn trước -Chỉ tiêu khoảng cách vận chuyển tới hạn Thực chất của chỉ tiêu này là sự biến tướng của chỉ tiêu chi phí trong vận chuyển ,chúng ta biết rằng ch phí vận chuyển có thể có nhiều cách phân loại,nếu căn cứ vào sự phụ thuộc của chi phí vào khoảng cách vận chuyển ngưới ta chia chi phí vận chuyển thành 2 loại Chi phí cồ định :gồm các khoản chi phí không phụ thuộc vào khoảng cách vận chuyển Chi phí biến đổi:gồm các khoản chi phí phụ thuộc vào khoảng cách vận chuyển Để vận chuyển một lô hàng có nhiều phương án,mỗi phương án người ta bỏ ra một khoản chi phívận chuyển nhất định ,căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí và khoảng cách vận chuyển ngưới ta tìm được một giá trị về khoảng cách vận chuyển mà tại đó chi phí vận chuyển của 2 phương án được đưa ra so sánh là như nhau,khoảng cách đó gọi là khoảng cách tới hạn .Căn cứ vào khoảng cách vận chuyển thực tế và khoảng cách tới hạn mà người ta lựa chọn phương án vận chuyển hợp lý Ví dụ:Để vận chuyển một lô hàng có 2 phương án: Phương án 1 :vận chuyển bằng ô tô Chi phí cố định bỏ ra để vận chuyển hàng hóa phụ thuộc vào cự ly vận chuyển là Ccdo Chi phí biến đổi bỏ ra để vận chuyển hàng hóa tính cho 1 Km chiều dài ao Phương án 2 :vận chuyển bằng đường sắt Chi phí cố định bỏ ra để vận chuyển hàng hóa phụ thuộc vào cự ly vận chuyển là Ccds Chi phí biến đổi bỏ ra để vận chuyển hàng hóa tính cho 1 Km chiều dài as Tổng chi phí mà phương án 2 bỏ ra là: C2=Ccdo + as.Ls Tổng chi phí mà phương án 1 bỏ ra là: C2 = Cocd + ao.Lo Tại điểm M, C1 = C2 Suy ra Nếu khoảng cách vận chuyển thực tế lớn hơn khoảng cách tới hạn,ta chọn phương án 1 Nếu khoảng cách vận chuyển thực tế lớn hơn khoảng cách tới hạn,ta chọn phương án 2 -Chỉ tiêu tốc độ đưa hàng Tốc độ đưa hàng liên quan đến thời gian đưa hàng cũa chủ hàng .Trong nền kinh kế thị trường ,các cơ hội kinh doanh thay đổi rất nhanh,chủ hàng luôn luôn mong muốn hàng hóa vận chuyển với thời gian ngắn nhất để nhanh chóng được tiêu thụ,thu vốn về để quay vòng nhanh hơn Trên góc độ hiệu quả kinh tế thì thời gian mà hàng hóa đi trên đường là thời gian đồng vốn nằm chết không sinh lời.Mặt khác ,tốc độ đưa hàng nhanh hay chậm còn ảnh hưởng đến lượng hàng hóa dự trữ ở kho của chủ hàng ,lượng hàng này cũng có giá trị không sinh lời vì nó không đưa vào việc luân chuyển đồng vốn CHƯƠNG IV DOANH NGHIỆP VẬN TẢI VÀ VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG VẬN TẢI A.DOANH NGHIỆP VẬN TẢI I.KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP VẬN TẢI 1.Khái niệm kinh doanh Có nhiều khái niệm về doanh nghiệp Kinh doanh là một hoạt động có ý thức trên cơ sở bỏ vốn ban đầu vào hoạt động trên thị trường để thu lợi nhuận sau một khoảng thời gian nào đó.Kinh doanh là việc thực hiện một hoặc một số công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ trên thị trường nhằm thu lợi nhuận Kinh doanh được hiểu là các hoạt động có mục đích sinh lời của các chủ thể kinh doanhtren6 thị trường Nhu vậy mục đích của kinh doanh là lợi nhuận ,nếu kinh doanh hợp pháp được nhà nước bảo hộ và thị trường chấp nhận công khai gọi là kinh doanh hợp pháp ,ngược lại kinh doanh trái với qui định của nhà nước gọi là kinh doanh bất hợp pháp và nó chỉ tồn tại trong phạm vi thị trường ngầm Theo các khái niệm về kinh doanh như trên ta thấy rằng trong xã hội muốn xuất hiện kinh doanh nhất thiết phải có các yếu tố sau: -Có sự phân công lao động xã hội và các quá trình trao đổi sản phẩm hay dịch vụ phải thực hiện trên thị trường -Trong xã hội có nhu cầu nào đó muôn được áp dụng -Trong xã hội có người có thể có khả năng cung ứng thỏa mãn được nhu cầu mà xã hội đang cần Nhu vậy trong trường hợp tự cung,tự cấp ,trao đổi sản phẩm theo mộtquy tắc nhất định mà không tìm kiếm được lợi nhuận thì không có kinh doanh 2.Khái niệm doanh nghiệp vận tải -Doanh nghiệp vận tải là một đợn vị kinh tế được thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh tronh lĩnh vực vận tải nhằm mục đích sinh lợi -Doanh nghiệp vận tải là một tổ chức kinh tế mà chức năng chính của nó là sản xuất sản phẩm vận tải để phục vụ nhu cầu của xã hội vớ mục đích công ích hoặc mục đích lợi nhuận Về mặt quan hệ pháp lý thì doanh nghiệp vận tải là : -Nơi thực hiện các hoặt động vận tải cần thiết của xã hội để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội ,các hoạt động này cần được bảo đảm bằng pháp luật -Nơi thực hiện sự phân chia kết quả lao động giữa các doanh nghiệp,giữa chủ doanh nghiệp với người lao động -Nơi hợp tác giữa các thành viên trong doanh nghiệp ,nó phải được bảo đảm bằng pháp luật -Nơi thi hành quyền lực (quyền ra quyết định của lãnh đạo doanh nghiệp để người dưới quyền thực hiện),việc thực hiện quyền này cũng được bảo đảm bằng pháp luật Trong điều 1 luật doanh nghiệp nhà nước ban hành ngày 20-04-1995 đã nêu ra một khái niệm tương đối bao quát về chức năng,tổ chức và địa vị pháp lý của doanh nghiệp nhà nước như sau:”Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn ,thành lập và tổ chức quản lý hoạt động công ích,nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế -xã hội do nhà nước đề ra Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân ,có quyền và nghĩa vụ ,tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động ,kinh doanh trong phạm vi vốn do doanh nghiệp quản lý Doanh nghiệp nhà nước có tên gọi,có con dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam Với doanh nghiệp vận tải quốc doanh cũng không nằm ngoài khái niệm tổng quát trên II.PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP VẬN TẢI 1.Phân loại theo đối tượng kinh doanh Theo cách phân loại này ,các doanh nghiệp vận tải được chia thành: -Doanh nghiệp vận tải hàng hóa (các doanh nghiệp này có thể phân loại chi tiết thành vận tải hàng nặng,vận tải hàng nhẹ,…) -Doanh nghiệp vận tải hành khách -Doanh nghiệp vận tải hỗn hợp 2.Phân loại theo quy mô của doanh nghiệp Một doanh nghiệp vận tải thì quy mô của nó được thể hiện qua số lượng phương tiện.Theo cách phân loại này thì doanh nghiệp vận tải được chia ra 3 mức độ: -Doanh nghiệp vận tải quy mô lớn -Doanh nghiệp vận tải quy mô vừa -Doanh nghiệp vận tải quy mô nhỏ 3.Phân loại theo hình thức vận tải -Doanh ghiệp vận tải đơn phương thức Đây là doanh nghiệp vận tải mà phương tiện vận tải trong quá trình hoạt động của mình chỉ sử dụng phương tiện của một phương thức vận tải nào đó Ví dụ:doanh nghiệp vận tải ô tô,doanh nghiệp vận tải đường sông -Doanh nghiệp vận tải đa phương thức :Là doanh nghiệp mà phương tiện vận tải của doanh nghiệp là phương tiện của từ hai phương thức vận tải trở lên Ví dụ:DN vừa có tàu biển vừa có ô tô để vận chuyển hàng hóa 4.Phân loại theo hình thức sở hữu Doanh nghiệp vận tải quốc doanh Doanh nghiệp vận tải ngoài quốc doanh Doanh nghiệp vận tải hỗn hợp II.CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA DOANH NGHIỆP VẬN TẢI 1.Chức năng của doanh nghiệp vận tải -Chức năng sản xuất kinh doanh Đây là chức chính của doanh nghiệp ,doanh nghiệp tự xây dựng chiến lược,kế hoạch hoạt động cho doanh nghiệp mình với mục đích là sử dụng hết khả năng đồng vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp ,trong kinh tế thị trường ,doanh nghiệp phải không ngừng tăng chất lượng phục vụ của mình để thu hút được được nhiều khách hàng.Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải ra ,các doanh nghiệp còn tổ chức và thực hiện các hoạt động khác ,để tăng lợi nhuận,tăng hiệu quả sử dung vốn và lao động. -Chức năng khoa học kỹ thuật Doanh nghiệp vận tải thực hiện chức năng này nhằm nghiên cứu,triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh,vào công tác quản lý của doanh nghiệp.Ví dụ:Sử dụng công cụ lao động tin học trong hạch toán kế toán,thiết lập và lựa chọn phương án tổ chức vận chuyển hợp lý Việc sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh làm cải thiện đáng kể hiệu quả sản xuất kinh danh,làm giảm chi phí đầu vào,tăng năng suất lao động ,tiết kiệm vốn,vì vậy các doanh nghiệp vận tải thực hiện tốt chức năng này sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp vận tải,làm giảm sự chênh lệch về trình độ khoa học kỹ thuậtcua3 doanh ngiệp đối với mặt bằng chung của xã hội -Chức năng hoạt động kinh doanh tài chính Cụ thể của hoạt động kinh doanh vận tải là các nghiệp vụ thu chi đồng tiền ,mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận,vì vậy bắt buột doanh nghiệp phải tổ chức thực hiện tốt chức năng này.Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh,một doanh nghiệp luôn tồn tại nhiều mối quan hệ ,mối quan hệ bên trong,bên ngoài,mối quan hệ cấp trên,cấp dưới…và sẽ hình thành các mối quan hệ tài chính tương ứng ,một doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì những quan hệ này thường phát sinh nhiều,doanh nghiệp có nhiều khách hàng,doanh nghiệp có nhiều khách hàng,các doanh nhiệp mua bán nguyên vật liệu,sản phẩm diễn ra hằng ngày rất lớn,vì thế doanh nghiệp phải lựa chọn hình thức tổ chức hạch toán kế toán phù hợp,bên cạnh đó doanh nghiệp phải tuân thủ đúng các quy định,quy chế ,các nguyên tắc do nhà nước ban hành -Chức năng chính trị xã hội Doanh nghiệp vận tải thực hiện chức năng này thông qua việc tuân thủ đúng đường lối ,chính sách của pháp luật của nhà nước,thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường và bảo vệ an ninh tổ quốc 2.Nhiệm vụ của doanh nghiệp vận tải Trong quá trình tồn tại và phát triển,doanh nghiệp vận tải thực hiện các nhiệm vụ sao đây: -Căn cứ vào khả năng của mình,doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tổng hợp và chi tiết ,các lĩnh vực của kế hoạch sản xuất kinh doanh tổng hợp và chi tiết,các lĩnh vực của kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp vận tải gồm:  Kế hoạch sản xuất (sản lượng cần đạt được  Kế hoạch Lao động-tiền lương  Kế hoạch chi phí –giá thành  Kế hoạch doanh thu-lợi nhuận  Kế hoạch vật tư-kĩ thuật  Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản -Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đã lập ra,khai thác các nguồn hàng để vận chuyển ,sử dụng tối đa khả năng của phương tiện,con người,với mục đích sử dụng vốn có hiệu quả ,tăng lợi nhuận đến mức tối đa -Tổ chức theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh,thông qua việc tính toán và phân tích các chỉ tiêu kinh tế-tài chính,phân tích các điều kiện thuận lợi,khó khăn của doanh nghiệp,nắm bắt diễn biến của thị trường,điểm mạnh,điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để có phương án sản xuất kinh doanh hợp lý ,phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp mình Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ thu chi tài chínhdo quan hệ kinh tế trong và ngoài doanh nghiệp phát sinh,tổ chức hạch toán kế toán theo đúng quy định hiện hành của nhà nước -Thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước,nghĩa vụ tài chính đối với các bạn hàng -Phân tích đánh giá việc hoàn thành các kế hoạch sản xuất kinh doanh,đưa ra giải pháp tăng hiệu quả sản xuất kinhdoanhcho doanh nghiệp Những nhiệm vụ trên đây được giao và phân công cụ thể cho từng bộ phận trong doanh nghiệp,giám đốc là người quyết định,các bộ phận trong doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện các nhiệm vụ này IV.CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI 1.Doanh nghiệp vận tải quốc doanh Là một tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn ,thành lập các tổ chức quản lý ,hoạt động kinh doanh hoặc họt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế ,xã hội do nhà nước giao Doanh nghiệp vận tải quốc doanh có các đặc điểm cơ bản như phần 3 muc I mà chương này đã trình bày 2.Hợp tác xã vận tải Là một tổ chức kinh tế tập thể do người lao động tự nguyện đóng góp phương tiện,thiết bị,tiền vốn để cùng lập nên một đơn vị tập thể tiến hành sản xuất kinh doanh đúng pháp luật trên cơ sở khuyến khích và hỗ trợ của nhà nước.Hợp tác xã có các đặc điểm cơ bản sau: -Tư liệu sản xuất và các vốn khác thuộc sở hữu tập thể phải chiềm phần lớn trong tổng số vốn của hợp tác xã,vốn ngày càng được phát triển bằng quỹ tích lũy hoặc có thể gọi cổ phần của xã viênva2 những người ngoài hợp tác xã để phat triển sản xuất -Chủ nhiệm và ban quản trị hợp tác xãdo đại hội xã viên bầu ra -Việc sản xuất kinh doanh phải theo điều lệ hợp tác xã và theo nghi quyết đại hội xã viên 3.Doanh nghiệp vận tải tư nhân Là một đơn vị kinh doanh vận tải có mức vốn không thấp hơnvon61 pháp định,do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm bằng bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp Đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp tư nhân: -là một doanh nghiệp do một người bỏ vốn ra làm chủ -Chủ DNTN chiu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ trong kinh doanh của doanh nghiệp,điều đó có nghĩa là nếu chủ DNTN không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn,cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể cho bán cả những tài sản mà chủ sở hữu doanh nghiệp không dùng vào hoạt động kinh doanh để trang trãi các khoản nợ,đây là một điểm khác biệt với công ty với công ty TNHH,công ty cổ phần -DNTN có vốn kinh doanh không thấp hơn mức vốn kinh doanh do pháp luật quy định,đặc điểm này giúp ta phân biệt DNTN với các cơ sở kinh doanh nhỏ,những hộ kinh tế gia đình,hộ cá thể ,hoạt động của các cơ sở kinh doanh nhỏ này không chịu sự chi phối của luật DNTN NDTN có quyền và nghĩa vụ sau: -Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhânco1 toàn quyền chi phối tài sản của doanh nghiệp,có quyền tăng giảm vốn nhưng không được thấp hơn vốn pháp định -Có quyền thuê người khác điều hành hoạt động của doanh nghiệp,có quyền lựa chọn hình thức và cách thức vay vốn,có quyền lựa chọn khách hàng ,trực tiếp kí hợp đồng với khách hàng -Có quyền tuyển dụng và thuê mướn lao động,có quyền chủ động trong các hoạt động,quyền sử dụng phần thu nhậpdo hoạt động sản xuất mang lại -Chủ sở hữu DNTN phải khai báo đúng vốn đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp,phải kinh doanh đúng ngành nghề ghi trong giấy phép kinh doanh -Tuân thủ những quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường,bảo vệ di tích văn hóa ,danh lam thắng cảnh và trật tự an toàn xã hội -Chủ DNTN phải ghi chép sổ sách kế toán theo quy định của pháp luậtva2 kế toán thống kê và chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính -Chủ DNTN phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật 4.Công ty trách nhiệm hữu hạn Là một hình thức tổ chức kinh doanh vận tải do ít nhất 2 người cùng nhau thỏa thuận lập nên,trên cơ sở tự nguyện đóng góp tài sản hoặc khả năng của mình để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanhchung,công ty trách nhiệm hữu hạn chịu trách nhiệm về các khoản nợ bằng tài sản của mình Công ty TNHH có các đặc điểm sau: -Công ty phải có ít nhất 2 thành viên góp vốn và phải góp đủ vốn ngay khi thành lập ,vốn của từng thành viên ghi trong điều lệ của công ty,nếu góp vốn bằng tài sản hay hủy bản quyền tác giả thì phải ghi rõ giá trị của chúng -Không được phép phát hành bất kì một chứng khoán nào ra công chúng để huy động vốn -Việc chuyển nhượng vốn chỉ được tiến hành trong nội bộ,nếu chuyển ra ngoài phải có sự nhất trí của sô thành viên chiếm 3/4 số vốn điều lệ -Khi số thành viên từ 12 người trở lên công ty phải thành lập hội đồng quản trị,còn số thành viên ít hơn 12 người thì các thành viên thõa thuận việc tổ chức quản lý -Phải trích lập quỹ dự phòng hàng năm bằng 5% lãi ròng cho đến khi bằng 10%vốn điều lệ 5.Công ty cổ phần vận tải Là một hình thưc tổ chức doanh nghiệp do nhiều người cùng nhau thõa thuận lập nên trên cơ sở tự nguyện đóng góp tài sản hoặc khả năng của mình thông qua hình thức mua cổ phiếu để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh chung và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình Công ty cổ phần có các đặc điểm sau: -Vốn của công ty được chia thành nhiều thành phần bằng nhau gọi là cổ phần ,đây là đặc trưng của công ty cổ phần để phân biệt với các loại hình khác ,công ty cổ phần có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu ,trái phiếu ,lợi nhuận của công ty được chia cho cổ đông theo tỉ lệ vốn góp -Các cổ đông có thể là các cá nhân hoặc có thể là các doanh nghiệp khác nhau -Công tác quản lý công ty được giao cho hội đồng quản trị ,các cổ đông không tham gia quản lý -Công ty cổ phần được tổ chức theo các bộ phận như sau: Đại hội cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất quyết định phương hướng hoạt động của doanh nghiệp ở những nội dung cơ bản như bầu và HĐQT ,ban kiểm soát,phân chia lợi nhuận,các quyết định được thông qua dưới hình thức biểu quyết theo giá trị cổ phần đóng góp Hội đồng quản trị :do đại hội đồng cổ đông bầu ra ,thay mặt đại hội cổ đông quản lý doanh nghiệp,bổ nhiệm và bãi miễn giám đốc soạn thảo các chương trình kế hoạch trình đại hội cổ đông Giám đốc điều hành :chịu trách nhiệm trước HĐQT về mọi mặt hoạt động của công ty,tổ chức bộ máy điều hành của mình Ban kiểm soát:do đại hội cổ đông bầu ra ,nhằm thanh tra giám sát toàn bộ mọi hoạt động của công ty,có quyền độc lập,và chịu trách nhiệm trước hội đồng 6.Tổng công ty vận tải Là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn bao gồm nhiều đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế,quan hệ tài chính,công nhệ tiêu thụ,dịch vụ,thông tin… Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập hoặc do bộ trưởng quản lý ngành ra quyết định theo sự ủy quyền của thủ tướng,tổng công ty có tư cách pháp nhân,có điều lệ tổ chức,cán bộ quản lý và điều hành ,có con dấu và tài khoản riêng Tổng công ty có các đặc điểm sau: -Gồm nhiều công ty con,mỗi công ty con có thể có hay không có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập -Các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập hoặc như các công ty độc lập khác nhưng phải theo kế hoạch và chiến lược chung của tổng công ty -Các đơn vị không có tư cách pháp nhân nhân hạch toán độc lập hoạt động theo kế hoạch và chiến lược chung của tổng công ty -Việc luân chuyển vốn giữa các đơn vị thành viên được coi là luân chuyển nội bộ như trong một công ty -Tổng công ty là người nhận vốn giao của Nhà nước và chịu trách nhiệm trước nhà nước về bao toàn và phát triển vốn đã được giao -Thông qua tổng công ty,cácd9on7 vị thành viên sẽ thuận lợi trong việc đầu tư ,phát triển khoa học công nghệ,tham gia đấu thầu các công việc lớn trong kinh doanh 7.Hộ kinh doanh vận tải Các cá nhân tham gia vào hoạt động vận tải ,mức vốn của họ thấp hơn mức vốn pháp định đối với công ty hoạt động theo luật công ty,các cá nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của mình 8.Công ty vận tải có vốn đầu tư nước ngoài Là công ty vận tải có sự tham gia ít nhất là một bên nuớ ngoài,loại công ty này có 2 hình thức: -Công ty liên doanh:là công ty được thành trên cơ sở góp vốn của các bên tham gia trong đó ít nhất một bên nước ngoài và một bên là Việt Nam -Công ty có vốn 100% của phía nước ngoài,không có sự tham gia của bên Việt Nam Hai hình thức này thì công ty phải hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài,được hường các chế độ ưu đãi,hoạt động có thời gian,tuân thủ theo luật Việt Nam B. VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP VẬN TẢI I.VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP VẬN TẢI 1.Khái niệm Để tiến hành bất kì một quá trình sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có vốn.Trong nền kinh tế thị trường thì vốn là điều kiện tiên quyết,có ý nghĩa quyết định tới các bước tiếp theo của quá trình kinh doanh Vốn kinh doanh trong doanh nghiệp là một loại quỹ tiền tệ đặc biệt .Mục tiêu của quỹ là để phục vụ cho sản xuất kinh doanh-tức là mục đích tích lũy –không phải là mục đích tiêu dùng.Vốn kinh doanh phải có trước khi diễn ra các hoạt động sản xuất kinh doanh.Vốn là số tiền phải được ứng trước cho kinh doanh.Song khác với một số quỹ tiền tệ khác trong doanh nghiệp,vốn kinh doanh sau khi ứng ra ,được sử dụng vào kinh doanh ,sau một chu kì hoạt động phải được thu về để ứng tiếp cho chu kì hoạt động sau Cần có sự phân biệt giữa tiền và vốn .Muốn có vốn thì thường phải có tiền .Song có tiền,thậm chí có những khoản tiền rất lớn cũng không phải là vốn.tiền được gọi là vốn phải đồng thời thõa mãn các điều kiện sau: Một là:Tiền phải đại diện cho một lượng hàng hóa nhất định .hay nói cách khác,tiền phải được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thực Hai là:tiền phải tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định.Sự tích tụ và tập trung một lượng tiền đến một hạn độ nào đó mới làm cho nó đủ sức để đầu tư cho một dự án kinh doanh Ba là:khi đã có đủ số lượng ,tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh lời.cách vận động và phương thức vận độngcua3 tiền lại do phương thức đầu tư kinh doanh quyết định.Đối với doanh nghiệp vận tải ,phương thức đầu tư có thể mô phỏng theo sơ đồ sau: T – H- …SX-…T’ 2.Nguồn vốn Vốn kinh doanh của doanh nghiệp vận tải có thể được hình thành từ nhiều nguồn khácnhau như vốn từ ngân hàng Nhà nước,nguồn vốn từ liên doanh,liên kết,nguồn vốn tín dụng… -Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước :Đây là số vốn Nhà nước cấp phát cho doanh nghiệp,trong nền kinh tế thị trường ,nguồn vốn này có xu hướng giảm đáng kể về tỉ trọng và số lượng.Doanh nghiệp vận tải phải chủ động bổ sung phần thiếu hụt bằng các nguồn vốn tài trợ khác -Nguồn vốn tự có:là vốn do cá nhân chủ doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư kinh doanh .là nguồn được bổ sung từ lợi nhuận để mở rộng sản xuất và những khoản có thể huy động tạm thời khi nhu cầu nộp và chi trả chưa diễn ra -Nguồn vốn tín dụng:Vay từ ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác hoặc thông qua việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp -Nguồn vốn liên doanh liên kết:là những nguồn đóng góp theo tỉ lệ của các chủ đầu tư để cùng kinh doanh và hưởng lợi.Việc góp vốn liên doanh có thể được hình thành từ nhiều nguồn tùy theo loại hình doanh nghiệp II.VỐN CỐ ĐỊNH 1.Khái niệm Vốn cố định là sự biểu hiện bằng tiền của tai sản cố định. Tài sản cố định là các tư liệu sản xuất tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất ,nó tham gia vào nhiều chu kì sản xuất ,sau mỗi chu kì nó vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu và chỉ bị hao mòn dần một phần giá trị. Một tài sản là tài sản cố định phải đồng thời thõa mãn 2 điều kiện: Một là:Có giá trị lớn.Theo quy định của nhà nước hiện nay thì tài sản cố định phải có giá trị từ 5 triệu trở lên Hai là:Có thời giuan sử dụng dài trên 1 năm Tùy theo hình thái vật chất biểu hiện mà tài sản cố định có thể chia làm 2 loại: Tài sản cố định hữu hình:là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể ,thõa mãn 2 điều kiện về giá trị và thời gian sử dụng.Trong vận tải,tài sản cố đinh hữu hình là các phương tiện vận tải,nhà xưởng,bến bãi,nhà làm việc,máy móc thiết bị sữa chữa… Tài sản cố định vô hình:là những tài sản cố định không có hình thái vật chất ,thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí thành lập doanh nghiệp,chi phí về bằng phát minh sáng chế ,bản quyền tác giả… Tài sản cố định trong ngành vận tải có đặc điểm: -Hoạt động trong phạm vi rộng,chủ yếu là phương tiện vận tải ,tài sản cố định khi sử dụngchiu5 ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên,thời tiết ,khí hậu. -Tài sản cố định có thể do một xí nghiệp hoặc toàn ngành quản lý Tài sản cố định luôn vận động không ngừng và gắn chặt với quá trình sản xuất vận tải 2.Phân loại tài sản cố định Có nhiều cách khác nhau để phân loại tài sản cố định phục vụ cho những yêu cầu sản xuất như: -Theo nội dung kinh tế:tài sản cố định được chia thành 2 loại +Tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh:là những tài sản cố định trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Đối với doanh nghiệp vận tải thì tài sản này chủ yếu là phương tiện vận tải ,nhà cửa,văn phòng làm việc +Tài sản cố định phi sản xuất:là những tài sản không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp Phân laoi5 theo cách này có tác dụng trong việc tổ chức quản lý và phân tích hoạt động kinh tế ,kiểm tra kết cấu và tính hợp lý của tài sản cố định để xác định đúng hướng đầu tư -Theo tình hình sử dụng:Tài sản cố định được chia thành 5 loại  Tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh cơ bản trực tiếp phục vụ cho nghiệp vụ kinh doanh  Tài sản cố định dùng ngoài sản xuất kinh doanh  Tài sản cố định chưa dùng tức là tức là tài sản cố định chưc dùng đến nhưng được phép dự trữ  Tài sản cố định không cần dùng đến và chờ thanh lý  Đất và các loại tài sản cố địnhkhac1 không tính khấu hao Phân loại theo cách này giúp cho việcxac1 định trách nhiệmvat65 chất,phạm vi quản lý của doanh nghiệp ,xác định đúng số khấuhao cần trích và xây dựng phương hướng đầu tưtai2 sản cố định của doanh nghiệp 3.Hao mòn và khấu hao tài sản cố định a.Hao mòn tài sản cố định Hao mòn tài sản cố định là sự giảm giá trị của tài sản theo thời gian.Bất kì một tài sản cố định nào trong quá trình hoạt động và tồn tại đều bị hao mòn dần cả về hình thái vật chất giá trị.Có 2 loại hao mòn tài sản cố định Thứ nhất :hao mòn hữu hình:là sự giảm giá trị của tài sản cố địnhco1 gắn liền với sự hao mòn về hình thái vật chất của tàisan3 cố định>Nguyên nhân gây ra hao mòn hữu hình là do: -Điều kiện môi trường ,khí hậu thời tiết :Khi đưa tài sản cố định vào sử dụng,tài sản cố định tiếp xúc với môi trường xung quanh,chịu ảnh hưởng của mưa nắng,tạo ra sự an mòn trên bề mặt.Nếu bảo quản kém ,tốc độ ăn mòn lớn có thể làm cho các chi tiết của tài sản cố định bị cong,gãy làm cho chất lượng giảm xuống -Điều kiện khai thác:khi đưa phương tiện vận tải ra hoạt động trên đường ,do chất lượng đường kém cũng tạo ra sự mài mòn làm cho tình trạng kỹ thuật giảm dần.Mặc khác nếu người sử dụng tài sản cố định không tuân theo đúng các quy định trong khai thác hay kỷ luật lao động cũng có thể gây ra hỏng hóc tài sản cố định. Thứ hai :hao mòn vô hình Là sự giảm giá của tài sản cố định không gắn liền với hao mòn về vật chất tức là về mặt hiện vật của tài sản cố định vẫn không thay đổi.Nguyên nhân gây ra hao mòn vô hình là do: -tăng năng suất lao động xã hội:Trong quá trình sản xuất và chế tạo các tài sản cố định ,nhà máy hay xí nghiệp tổ chức tốt quá trình sản xuất làm tăng năng suất lao động,dẫn đến giảm giá thành khi sản xuất và chế tạo tài sản cố định .Do đó,tài sản cố định được sản xuất ra sau có cùng công suất ,chất lượng ,có cùng các tính năng kỹ thuật nhưng giá bán lại thấp hơn tài sản cố định sản xuất trước -Do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật:do áp dụng các tiến bộ và các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế tạo tài sản cố định ,cho nên những tài sản sản xuất sau có nhiều tính năng kỹ thuật tiên tiến hơn,có công suất cao hơn,dẫn đến các tài sản được sản xuất trước bị lạc hậu và giảm giá trị khi đem so sánh và cạnh tranh với tài sản sản xuất sau -Thay đổi công nghệ sản xuất ,thay đổi nhu cầu của khách hàng làm cho những tài sản cố định liên quan không được sử dụng và bị giảm giá b.Khấu hao tài sản cố định Trong quá trình sử dụng,tài sản cố định bị hao mòn dần.Một phần giá trị tương ứng với mức hao òn đó được chuyển dịch vào giá trị của sản phẩm.Để đảm bảo khả năng tái sản xuất và bảo toàn vốn ,doanh nghiệp phải phân bổ dần nguyên giá tài sản cố định vào chi phí sản xuất ở từng chu kỳ sản xuất .Phần giá trị đó được trích lại sau khi bán sản phẩm và được tích lũy dần tạo nên quỹ khấu hao tài sản cố định .Quỹ khấu hao tài sản cố định có mục đích nhằm hoàn lạivon61 đầu tư mua sắm tài sản cố định ban đầu,quỹ khấu hao được chia làm 2 loại: -Quỹ khấu hao cơ bản dùng để tái sản xuất toàn bộ (mua mới) tài sản cố định -Quỹ khấu hao sữa chữa lớn dùng để tái sản xuất từng phần (sữa chữa lớn) tài sản cố định Khấu hao tài sản cố định là việc tính một phần nguyên giá tài sản cố định vào chi phí sản xuất trong kỳ để hạch toán giá thành sản phẩm .Số tiền đó gọi là số khấu hao Vậy bản chất của số khấu hao là thể hiện sự đóng góp của tài sản cố định vào quá trình sản xuất ra sản phẩm ,sự đóng góp này thể hiện bằng tiền và đúng bằng số khấu hao.Vậy vấn đề đặt ra là phải tính số khấu hao theo cách nàodo91 để nó thể hiện chính xác mức độ hao mòn của tài sản khi tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm c.Phương pháp tính khấu hao Một vấn đề đặt ra là làm thế nào là làm thế nào để tính khấu hao tài sản cố định một cách chính xác ,phù hợp với cả 2 mức độ hao hòn hữu hình và vô hình.Mức độ chính xác của số tiền trích khấu hao ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo toàn vốn cố định.mặt khác tiền trích khấu hao còn là yếu tố chi phí cấu thành nên giá thành của sản phẩm,do vậy việc tinh khấu hao chính xác sẽ góp phần cho việc tính giá thành sản phẩm chính xác Ngoài những ý nghĩa nêu trên,việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao thích hợp còn là căn cứ quan trọng để xác định thời gian hoàn vốn đầu tư tài sản cố định từ các nguồn tài trợ dài hạn như vay ngân hàng ,phát hành cổ phiếu ,trái phiếu… Có một số phương pháp tính khấu hao thường dùng nhu sau: Phương pháp khấu hao đều theo thời gian Đây là phương pháp tính số khấu hao đơn giản ,người ta không xét đến thực tế tài sản hao mòn nhiều hay ít ,số khấu hao được tính đều cho các năm sử dụng Số khấu hao hằng năm Trong đó: NG:Nguyên giá tài sản cố định CTL:Chi phí thanh lý tài sản cố định CSCL:Chi phí sữa chữa lớn TSCĐ trong thời gian sử dụng D :Giá trị thu hồi khi thanh lý TSCĐ TSD:thời gian sử dụng Số khấu hao này được tách thành 2 phần : Số khấu hao cơ bản: Số khấu hao sữa chữa lớn hằng năm: So sánh giữa số khấu hao hàng năm và nguyên giá tài sản cố định người ta có đưa ra tỷ lệ khấu hao Tỷ lệ khấu hao hàng năm = x 100% Tỷ lệ khấu hao cơ bản hàng năm = x100 Tỷ lệ khấu hao sữa chữa lớn hàng năm = Phương pháp khấu hao đều thời gian có nhược điểm là số khấu hao phản ánh không chính xác mức độ hao mòn tài sản cố định ,do đó dẫn đến làm tăng hay giảm giá thành sản phẩm . 4.Hiệu quả sử dụng vốn cố định Để đánh giá tính hiệu quả về sử dụng vốn cố định,các doanh nghiệp sử dụng hệ thống các chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu phân tích a.Chỉ tiêu tổng hợp:các chỉ tiêu này phản ánh về mặt chất lượng việc sử dụng vốn cố định bao gồm: -hệ số hiệu suất sử dụng vốn cố định:các chỉ tiêu này được xác định bằng tỉ số giữa vốn doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kì và số dư bình quân vốn cố định trong kì Hệ số sử dụng VCĐ = Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kì -Hệ số hàm lượng vốn cố định :là số nghịch đảo của hệ số hiệu suất sử dụng đồng vốn cố định .Chỉ tiêu này phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra 1 đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kì Hàm lượng vốn cố định = -Hệ số hiệu quả sử dụng vốn cố định:là tỉ số giữa lợi nhuận ròng trong kì và số dư bình quân vốn cố định Hệ số hiệu quả sử dụng VCĐ = Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn cố định bình quân trong kì tham gia tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận b.Chỉ tiêu phân tích -Hệ số hao mòn vốn cố định:được xác định bằng tỉ sốgiữa giá trị còn lại của tài sản cố định với tổng nguyên giá của tài sản cố định tại thời điểm kiểm tra Hệ số hao mòn VCĐ= Chỉ tiêu này phản ánh phần vốn cố định còn phải tiếp tục thu hồi để bảo toàn vốn ,đồng thời phản ánh hiện trạng về năng lực vốn và năng lực sản xuất của đơn vị tại thời điểm kiểm tra -Các chỉ tiêu về kết cấu tài sản cố định:căn cứ vào phương pháp phân loại tài ản cố định,xây dựng các hệ số về kết cấu tài sản của doanh nghiệp.các hệ số này được xác định trên nguyên tắc chung bằng tỉ số giữa giá trị của một loại (nhóm) tài sản cố định nào đó với tổng giá trị tại thời điểm kiểm tra -Các loại chỉ tiêu về kết cấu phản ánh thành phần và quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần trong tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp.Đây là chỉ tiêu quan trọng cần nắm được để có biện pháp đầu tư và điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư thích hợp nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng vốn của đơn vị -Các chỉ tiêu về kết cấu nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định Căn cứ vào phương pháp phân loại nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định để xây dựng các chỉ tiêu về kết cấu nguồn vốn.Hệ số kết cấu của một loại nguồn vốn là tỉ lệ giữa giá trị của một nguồn vốn nào đó với tổng số giá trị của các nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định Nghiên cứu các chỉ tiêu này giúp cho người quản lý có biện pháp mở rộng,khai thác các nguồn vốn ,mặt khác để kiểm tra ,theo dõi tình hình thanh toán chi trả các khoản vay đúng hạn III.Vốn lưu động trong doanh nghiệp vận tải 1.Khái niệm,đặc điểm Vốn lưu động là giá trị biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động ở doanh nghiệp,vốn lưu động phát huy tác dụng trong một chu kì sản xuất kinh doanh và toàn bộ giá trị của nó được chuyển vào giá trị của sản phẩm Đặc điểm của vốn lưu động trong ngành vận tải : -Trong doanh nghiệp vận tải,vốn lưu động không bao gồm nguyên vật liệu và sản phẩm dở dang.90% vốn lưu độngcua3 ngành là nhiên vật liệu và phụ tùng thay thế +Tỷ trọng vốn lưu động so với tổng số vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tương đối lớn(khoảng 60%) -Vốn lưu động trong các bộ phận phân bố không đều.Sự vận động của vốn lưu động khác các ngành sản xuất khác: T- H …SX…-T’ 2.Phân loại -Theo hình thái biểu hiện Vốn vật tư hàng hóa:bao gồm vốn nguyên vật liệu chính và phụ,vốn sản phẩm đang chế tạo,vốn phí tổn chờ phân bổ,vốn thành phẩm Vốn tiền tệ:bao gồm vốn bằng tiền (như tiền gửi ngân hàng ,quỹ doanh nghiệp),vốn thanh toán(như nợ phải thu,các khoản đã ứng trước) Cách phân loại này là cơ sở để tính và kiểm tra kết cấu tối ưu của vốn lưu động,qua đó tận dụng triệt để mức vốn lưu động đã bỏ ra -Theo việc tổ chức quản lý vốn Vốn lưu động định mức:là số vốn tối thiểu để đảm bảo quá trình sản xuất liên tục không bị gián đoạn trong mọi tình huống Vốn lưu động không định mức:là lượng vôn phát sinhtrong quá trình sản xuất kinh doanh,chúng ta không biết chắc chắn là nó sẽ là bao nhiêu trong kì -Theo nguồn hình thành Vốn tự có:do nhà nước cấp phát ,vốn đóng gop của các chủ sở hữu,vốn liên doanh liên kết ,vốn bổ sung từ lợi nhuận… Vốn coi như tự có:là khoản vốn được phép sử dụng thường xuyêndo chế độ thanh toán phát sinh và được nhà nước cho phép sử dụng tạm thời như lương,bảo hiểm phải trả nhưng chưa đến hạn trả,những khoản thuế phải nộp nhưng chưa đến hạn nộp Vốn lưu động bổ sung tạm thời:là các khoản vốn vay ở ngân hàng,vay các tổ chức cá nhân 3.Vốn lưu động định mức -Vốn lưu động định mức là số vốn tối thiểu cần thiết để đảm bảo quá trình sản xuất được liện tục.Việc xác định đúng và chính xác nhu cầu vốn tối thiểu rất quan trọng.Nếu xác định mức thấp hơn nhu cầu vốn thực tế ,doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn.Ngược lại,nếu định mức quá caose4 gây lãng phí,giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. -Nguyên tắc xác định nhu cầu vốn lưu động tối thiểu;  Nhu cầu vốn lưu động phải xuất phát từ sản xuất,phù hợp với nhu cầu thực tế, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách liên tục  Xác định nhu cầu vốn lưu động phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm  Xác định nhu cầu vốn lưu động phải sử dụng các chỉ tiêu có căn cứ khoa học ,lựa chọn và áp dụng phương pháp tính thích hợp trong điều kiện mỗi doanh nghiệp  Phải đảm bảo cân đối giữa kế hoạch sản xuất ,cung ứng…trong doanh nghiệp -Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động  Phương pháp thống kê kinh nghiệm:căn cứ vào tình hình sử dụng vốn lưu động kỳ trước,tình hình dự trữ,đặc điểm sản xuất và cung ứng kỳ này để xác định nhu cầu vốn lưu động  Phương pháp trực tiếp:tính toán cụ thể từng loại chi phí cho từng loại vật tư để xác định  Phương pháp phân tích: VLĐ = Mngày x Tdt Trong đó: Mngày : Mức luân chuyển bình quân một ngày Mngày = Tdt : thời gian dự trữ hợp lý (ngày) bao gồm:  Thời gian dự trữ thường xuyên ( tdttx )  Thời gian dự trữ bảo hiểm ( tdtbh )  Thời gian dự trữ chuẩn bị ( tdtcb ) Tdt = tdttx + tdtbh + tdtcb 4.Hiệu suất sử dụng vốn lưu động Hiệu suất sử dụng vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá chất lượng công tác sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.Việc sử dụng hợp lý vốn lưu động được biểu hiện thông qua tốc tộluan6 chuyển vốn lưu động hay độ dài của một vòng tuần hoàn vốn lưu động tính theo ngày -Số lần luân chuyển vốn lưu động trong 1 năm Trong đó: L : Số vòng luân chuyển vốn lưu động M: tổng mức luân chuyển trong kì(doanh thu bán hàng trừ thuế) V :Số vòng lưu động bình quân trong kỳ(xác định theo nhu cầu bình quân của vốn lưu động cả kỳ kế hoạch) -Kỳ luân chuyển vốn lưu động(số ngày luận chuyển trong một kì) K= (ngày/vòng) Từ cách tính hiệu suất sử dụng vốn lưu động như trên có thể thấy thời gian luân chuyển vốn lưu động tỉ lệ nghịch với số lần luân chuyển của vốn lưu động.nếu thời gian luận chuyển được giảm bớt thì số lần luân chuyển trong kỳ tăng lên.Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động phản ánh trình độ trang thiết bị,chất lượng của việc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh,phản ánh trình độ kế hoạch hóa và tình hình tài chính của doanh nghiệp,nói lên hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp IV.VỐN ĐẦU TƯ 1.Khái niệm Vốn đầu tư là số tiền tích lũy của xã hội,của doanh nghiệp hay của cá nhân được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực lớn hơncho sản xuất kinh doanh Trên góc độ nền kinh tế thì vốn đầu tư chủ yếu dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng ,cơ sở phúc lợi cho xã hội.Trên góc độ doanh nghiệp thì vốn đầu tư chủ yếu để mua sắm máy móc thiết bị,xây dựng nhà cửa để tạo năng lực sản xuất lớn hơn.Các định đầu tư phải xuất phát từ những mục tiêu cụ thể ,nhất là về mặt tài chính phải mang lại hiệu quả cao nhấtcho người đầu tư Vốn đầu tư của một dự án bao gồm; Vốn đầu tư để xây dựng công trình,mua sắm máy móc thiết bị(nói chung là tạo ra tài sản cố định),vốn lưu động dùng để mua sắm và dự trữ vật tư,tiền mặt dùng để khai thác và sử dụng các tài sản cố định của dự án 2.Các nguồn vốn đầu tư Đối với các doanh nghiệp,để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh thường thì có các nguồn vốn sau đây: -Nguồn vốn ngân sách nhà nước -Nguồn vốn tính dụng ưu đãi của nhà nước -Nguồn vốn thuộc quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ khác của nhà nước -Nguồn vốn tính dụng thương mại -v.v.. 3.hiệu quả kinh tế dự án đầu tư Đối với các ngành doanh nghiệp,trước khi quyết định thực hiện một dự án đầu tư thì chủ đầu tư phải phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính của dự án,liệu dự án có mang lại hiệu quả cho chủ đầu tư hay không.Để đánh giá một dự án người ta có thể dùng các chỉ tiêu tĩnh hay các chỉ tiêu động Nhóm chỉ tiêu tĩnh bao gồm các chi tiêu sau: a.Chỉ tiêu chi phí cho một sản phẩm Trong đó : C1sp:chi phí sản xuất ra một đơn vị sản phẩm N : sản lượng hàng năm của dự án V:vốn đầu tư của dự án r : lãi suất đi vay để đầu tư Cn :chi phí hàng năm để sản xuất ra N sản phẩm Phương án tốt nhất là phương án có chi phí sản xuất ra một đơn vị sản phẩm là nhỏ nhất b.Chỉ tiêu lợi nhuận tính cho một đơn vị sản phẩm Lợi nhuận tính cho một đơn vị sản phẩm được tính như sau; L1SP = G - C1sp Trong đó : G: gía bán 1 sản phẩm C1sp:giá thành 1 sản phẩm Chỉ tiêu này được dùng khi so sánh 2 phương án có cùng vốn đầu tư như nhau,phương án nào có lợi nhuận tính cho một đơn vị sản phẩm cao hơn sẽ được ưu tiên lựa chọn trước c.Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn đầu tư trong đó : LVDT :lợi nhuận tính cho một đồng vốn đầu tư Ln :lợi nhuậnhàng năm do dự án mang lại Vo : vốn đầu tư cho các tài sản cố định ít hao mòn Vm :vốn đầu tư cho các tài sản hao mòn nhanh d.Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu năm thì toànbo65 vốn đầu tư sẽ thu hồi được e.Thời gian thu hồi vốn nhờ lợi nhuận và khấu hao cơ bản Trong đó : TVH :thời gian thu hồi vốn đầu tư Ln : tổng lợi nhuận hàng năm mà dự án mang lại KKHCB:Số khấu hao cơ bản hàng năm V :vốn Thời gian thu hồi vốn càng nhỏ càng tốt CHƯƠNG 5 CHI PHÍ SẢN XUẤT VẬN TẢI- DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN TRONG VẬN TẢI A. CHI PHÍ SẢN XUẤT VẬN TẢI I.KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT VẬN TẢI 1. Khái niệm chi phí sản xuất vận tải Chi phí sản xuất vận tỉ là biểu hiện bằng tiền toàn bộ lượng tiêu hao lao động xã hội cần thiết để tạo nên sản phẩm vận tải trong từng thời kì nhất định,mặt khác ,chi phí sản xuất vận tải là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các hao phí về vật chất và lao động(lao động quá khứ và lao động sống) mà ngành vận tải bỏ ra để tạo ra được số lượng sản phẩm vận tải nhất định trong một thời kì nhất định 2. Phân loại chi phí sản xuất vận tải Có nhiều cách phân loại chi phí sản xuất vận tải khác nhau.Mỗi cách phân loại đều đáp ứng những yêu cầu quản lý khác nhau theo những tiêu thức phân loại khác nhau a.Phân loại chi phí sản xuất vận tải theo yếu tố chi phí ,tức phân theo nội dung kinh tế thì toàn bộ chi phí sản xuất vận tải được chia thành các yếu tố chi phí sau: Vật liệu:bao gồm giá trị của rất cả vật liệu mua ngoài dùng vào SXKD của doanh nghiệp trong kì Nhiên liệu:bao gồm giá trị các loại nhiên liệu mua từ bên ngoài dùng cho sản xuất của doanh nghiệp Tiền lương ;gồm lương chính và các khoản pụ cấp của công nhân viên chức trong doanh nghiệp BHXH ,BHYT,kinh phí công đoàn là số tiền trích trước theo một tỉ lệ so với quỹ lương hàng tháng thực tế để hình thành quỹ nhằm hỗ trợ về mất sức lao động tạm thời hay vĩnh viễn như:hưu trí,tử tuất,ốm đau,tai nạn lao động,sinh đẻv.v…,kinh phí công đoàn cho liên đoàn lao động cấp trên,kinh phí phát sinh tại công đoàn cơ sở Chi phí săm lốp:Chi phí mua sắm và đắp lốp(chỉ có trong vận tải ô tô) Chi phí khấu hao TSCĐ :bao gồm khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn TSCĐ dùng trong SXKD của doanh nghiệp Chi phí khác :gồm các chi phí không thuộc các chi phí trên như tiền công tác phí,văn phòng phí,chi phí về bưu điện,tiền thuê TSCĐ bên ngoài v.v… Cách phân loại chi phí nàyco1 tác dụng nghiên cứu mức hao phí về lao động sống và lao động vật hóa trong sản xuất vận tải ,là cơ sở lập dự toán chi phí sản xuất b.Phân loại chi phí sản xuất vận tải theo khoản mục chi phí tính giá thành căn cứ vào công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh để sắp xếp chi phí thành các khoản mục chi phí: Đối với vận tải ô tô bao gồm:  Tiền lương lái phụ xe  BHXH ,BHYT,kinh phí công đoàn của lái phụ xe  Nhiên liệu trong quá trình sản xuất vận tải  Dầu nhờn  Trích trước chi phí săm lốp  Chi phí sửa chữa thường xuyên,chi phí SCTX và bảo dưỡng PTVT  Khấu hao cơ bản  Khấu hao sữa chữa lớn  Lệ phí giao thông,bảo hiểm phương tiện  Chi phí quản lý Cách phân loại này cho phép nghiên cứu công dụng kinh tế ,mục đích sử dụng,địa điểm phát sinh của từng loại chi phí ,ảnh hưởng của từng khoản mục chi phí đến giá thành .Từ đó đề xuất các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất vận tải c.Phân loại chi phí sản xuất vận tải theo mối quan hệ với khối lượng sản xuất vận tải thành chi phí cố định và chi phí biến đổi  Chi phí cố định là những chi phí không biến đổi hoặc ít biến đổi cùng với sự biến đổi của của khối lượng vận tải Chi phí cố định chiếm khoảng30-40% tổng chi phí  Chi phí biến đổi là những chi phí biến đổi tỷ lệ thuận cùng với sự biến động của khối lượng vận tải Như vậy,có thể thấy rằng khi khôi lượng sản xuất vận tải thay đổi sẽ làm cho tổng chi phí chi phí sản xuất thay đổi ,nhưng tác động của sụ thay đổi khối lượng sản xuất đến các bộ phận chi phí sản xuất là không giống nhau Cách phân loại này cho phép nghiên cứu quy luật biến động của các chi phí và khảo sát sự ảnh hưởng của khối lượng vận tải đến giá thành .Việc phân loại chi phí theo phương pháp này có ý nghĩa rất lớn đối với công tác quản lý của một doanh nghiệp.Trước hết,qua việc xem xét mối quan hệ giữa khối lượng sản xuất vận tải với chi phí bỏ ra giúp cho các nhà quản lý tìm ra các biện pháp quản lý thích ứng đối với từng loại chi phí để hạ thấp giá thành sản phẩm.Và điều quan trọng hơn là thông qua việc phân tích nghiên cứu cho phép doanh nghiệp xác định được khối lượng sản xuất để đạt được hiệu quả kinh tế cao d.Phân loại chi phí sản xuất vận tải theo tác nghiệp của quá trình vận tải bao gồm:  Chi phí cho tác nghiệp đi đến(đầu ,cuối)  Chi phí cho tác nghiệp trung chuyển  Chi phí cho tác nghiệp vận chuyển thuần túy(tác nghiệp chạy) e. Phân loại chi phí sản xuất vận tải thành chi phí cơ bản và chi phí chung Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí sản xuất với quá trình sản xuất và việc chấp hành quy trình kỹ thuật sản xuất sản phẩm có thể chia chi phí thành 2 loại chi phí:chi phí cơ bản và chi phí chung -Chi phí cơ bản là những khoản chi phí chủ yếu cần thiết cho quá trình sản xuất sản phẩm từ lúc đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến lúc sản phẩm được chế tạo xong.Những chi phí này chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành.Bởi vậy,để quản lý tốt những khoản chi phí này phải thực hiệnd9inh5 mức tiêu hao cho từng khoản và phải tìm mọi biện pháp giảm bớt định mức đó.Thuộc loại chi phí cơ bản gồm:nguyên vật liệu chính,vật liệu phụ,nhiên liệu và năng lượng dùng vào sản xuất,tiền lương công nhân sản xuất,chi phí sử dụng thiết bị máy móc v.v… -Chi phí chung là những khoảng chi phí không có liên quan trực tiếp với quá trình sản xuất sản phẩm,quá trình xây lắp công trình ,song cần thiết để tổ chức quản lý và phục vụ sản xuất của doanh nghiệp,tạo điều kiện cho quá trình sản xuất.Thuộc loại chi phí này gồm tiền lương cán bộ công nhân viên quản lý,các khoản về văn phòng,ấn loát ,bưu điện v.v…Chi phí chung chiếm tỷ trọng không lớn trong giá thành .Bởi vậy thông thường không định mức tiêu hao mà chỉ xây dựng chỉ tiêu chi trong kỳ kế hoạch. Chia loại chi phí theo cách này thấy rõ công dụng của từng loại chi phí để từ đó mà định hướng phấn đấu hạ thấp chi phí riêng đối với từng loại.Đồng thời qua sự biến động chi phí chung trong giá thành sản phẩm ở các kỳ khác nhau giúp cho việc kiểm tra chất lượng công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. II. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VẬN TẢI 1.Khái niệm giá thành sản phẩm vận tải Giá thành sản phẩm vận tải là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí lao động quá khứ và lao động sống mà doanh nghiệp vận tải bỏ ra để hoàn thành được một loại sản phẩm vận tải nhất định hoặc một đơn vị sản phẩm vận tải nhất định 2.Phân loại giá thành sản phẩm vận tải a.Giá thành vận tải hàng hóa:là chi phí để vận chuyển hàng hóa,đơn vị là đ/Tkm b.Giá thành vận tải hành khách:là chi phí để vận chuyển hành khách đơn vị là đ/HKkm c.Giá thành vận tải tính đổi:áp dụng để tính cho sản phẩm vận tải tính đổi .Giá thành sản phẩm vận tải thứ i Trong đó : C:tổng chi phí ,P:Tổng sản lượng Giá thành vận tải là một chỉ tiêu quan trọng giúp cho việc phân tích sản xuất kinh doanh vận tải ,xây dựng chính sách về giá cước vận tải .Mỗi phương thức vận tải có phương pháp tính giá thành vận tải khác nhau 3.Ý nghĩa của việc hạ giá thành sản phẩm vận tải Các doanh nghiệp sản xuất hoạt động trong cơ chế thị trường có điều tiết và cạnh tranh,điều đó đã buột các doanh nghiệp phải hết sức quan tâm đến việc giảm chi phí ,hạ thấp giá thành sản phẩm .Đối với doanh nghiệp việc hạ thấp giá thành có ý nghĩa rất lớn ,thể hiện ở các mặt sau đây: -Hạ giá thành sản phẩm là một trong những nhân tố tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm.Khi thị trường hàng hóa phong phú ,đa dạng và có cạnh tranh để tiêu thụ được sản phẩm ,các doanh nghiệp buột phải nâng cao chất lượng sản phẩm và mặt khác phải tìm biện pháp giảm chi phí,hạ giá thành.Việc hạ giá thành sẽ tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh,doanh nghiệp có thể hạ giá bán để tiêu thụ nhanh sản phẩm ,thu hồi vốn nhanh -Hạ giá thành là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tăng lợi nhuận.trong cơ chế thị trường có điều tiết giá cả sản phẩm được hình thành trên thị trường.Nếu giá thành của sản phẩm doanh nghiệp càng thấp so với giá bán trên thị trường thì doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm càng cao .Mặt khác,như trên đã nêu,khi giá thành sản phẩm thấp ,doanh nghiệp có lợi thế là có thể hạ giá bán để có thể tiêu thụ khối lượng sản phẩm nhiều hơn và sẽ thu được lượng lợi nhuận lớn hơn -Hạ thấp giá thành còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể giảm bớt lượng vốn lưu động sử dụng vào sản xuất hoặc có thể mở rộng thêm sản xuất sản phẩm do doanh nghiệp đã tiết kiệm được các chi phí về vật tư và các chi phí quãn lý Việc hạ giá thành sản phẩm trong kỳ được xác định cho loại sản phẩm so sánh được của doanh nghiệp và được thể hiện qua 2 chỉ tiêu:mức giảm giá thành và tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm Mức giảm giá thành sản phẩm so sánh được của doanh nghiệp được xác định theo công thức sau: MZ=[(Ski X Zki) –(Ski x Zko)] Trong đó : MZ :Mức giảm giá thành sản phẩm kỳ so sánh SKi :Số lượng sản phẩm kì so sánh ZKo :Giá thành đơn vị sản phẩm kỳ gốc ZKi :Giá thành đơn vị sản phẩm kỳ so sánh N :Loại sản phẩm so sánh được Tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm được xác định theo công thức sau : Khi xem xét việc hạ giá thành sản phẩm trong kì cần phải kết hợp xem xét cả hai chỉ tiêu trên Với những ý nghĩa nêu trên,trong hoạt động SXKD một yêu cầu khách quan đặt ra cho các doanh nghiệp là phải quan tâm tìm biện pháp giảm chi phí sản xuất,hạ giá thành sản phẩm .Để thực hiện được điều đó ,trước hết các nhà quản lý của danh nghiệp phải thấy được các yếu tố tác động đến việc giảm giá thành sản phẩm của một doanh nghiệp,từ đó xác định phương hướng và tìm ra biện pháp thích ứng hữu hiệu đối với doanh nghiệp của mình 4.Các yếu tố chủ yếu tác động đến việc giảm chi phí hạ giá thành -Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ .Đây là yếu tô cực kỳ quan trọng cho phép các doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm và thành công trong kinh doanh.Tùy theo điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà đón bắt thời cơ ứng dụng thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành -Tổ chức lao động và sử dụng con người.Đây là yếu tố rất quan trọng để nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm ,nhất là đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lo động trong sản xuất -Tổ chức quản lý sản xuất và tài chính.Tổ chức quản lý tốt sản xuất và tài chính là yếu tố tác động mạnh mẽ đến việc hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Trên đây là những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới việc hạ giá thành của một doanh nghiệp.Từ việc xem xét các yếu tố trên người quản lý doanh ngiệp và từ đó đề xuất các biện pháp cụ thể của doanh nghiệp trong từng thời kì 5.Biện pháp giảm giá thành sản phẩm vận tải -Áp dụng các phương pháp vận chuyển tiên tiến ; -Tăng khối lượng vận tải và nâng cao chất lượng sản phẩm vận tải ; -Nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện vận tỉ ,thiết bị cố định ; -Tiết kiệm ch i phí sản xuất vận tải -Hạ giá thành tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản phẩm được tốt ; -Hạ giá thành là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tăng lợi nhuận ; B.DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN TRONG VẬN TẢI I.DOANH THU 1.Giá cước vận tải a.Khái niệm Trong thị trường vận tải ,người chủ phương tiện tiến hành tổ chức vận chuyển hàng hóa,hành khách.Họ đóng vai trò là người bán sản phẩm vận tải.Chủ hàng là người có hàng hóa muốn vận chuyển,hành khách muốn đi lại,họ là người mua sản phẩm vận tải.Giữa người mua và người bán này sẽ thõa thuận với nhau về giá của sản phẩm.Trong kinh tế vận tải thì giá thỏa thuận đó gọi là giá cước vận tải,sản phẩm vận tải cũng lá một loại hàng hóa nhưng là hàng hóa đặc biệt không có hình thái vật chất cụ thể.Việc mua bán nó cũng bị quy luật giá trị,quy luật cung cầu chi phối Một khái niệm chung nhất được nêu ra là :giá cước là giá cả của sản phẩm vận tải.Là số tiền mà chủ hàng hay hành khách phải trả cho chủ phương tiện ứng với một khối lượng vận chuyển và cự ly vận chuyển nhất định Đối với chủ phương tiện,họ luôn luôn muốn giá cước cao hơn giá thành sản phẩm vận tải càng nhiều càng tốt,vì như vậy thì họ sẽ thu được nhiều lợi nhuận Giá thành sản phẩm vận tải = C + V Giá trị sản phẩm vận tải = C + V + m Giá cước là biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm vận tải.Tuy nhiên giá cước cao hơnhay thấp hơn giá trị còn phụ thuộc vào quan hệ cung-cầu trên thị trường.Trên gốc độ kinh tế vĩ mô,giá cước là một loại giá cả có kế hoạch vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước,nhưng chính sách và cước phí phải có tính chất ổn định tương đối vì nó đặt cơ sở ổn định cho giá cả sản phẩm vận tải b.Hệ thống giá cước vận tải Về nguyên tắc có 3 hệ thống giá cước có thể sử dụng được ở tất cả các ngành vận tải đó là: Hệ thống giá cước tự nhiên Hệ thống giá cước theo giá trị Hệ thống giá cước hỗn hợp  Hệ thống giá cước tự nhiên Hệ thống giá cước tự nhiên lấy giá trị của công việc vận tải để xây dựng đơn giá cước ,nếu chi phí vận tải bỏ ra để vận chuyển càng cao thì giá cước càng cao và ngược lại ,khối lượng hàng vận chuyển và cự ly vận chuyển là cơ sở ban đầu của mỗi biểu cước vận tải.gần như tất cả các biểu cước vận tải được xây dựng trên nguyên tắc : giá cả vận tải tăng tỉ lệ thuận với trong lượng hàng , như vậy cơ sở tính toán giá cả vận tải là đơn vị trọng lượng hàng ( thường đo bằng tấn ), mặt khác chở một tấn hàng hóa đi xa 1Km đối với những mặt hàng khác nhau đòi hỏi một hao phí lao động xã hội khác nhau do tính tương thích vận chuyển khác nhau và do những điều kiện vận chuyển khác nhau (ví dụ gửi theo cách bình hường, gửi nhanh ,gửi tốc hành ,gửi cả toa xe, gửi hàng lẻ...) lượng lao động xã hội hao phí không bao giờ tỉ lệ thuận với cự ly vận chuyển , thường thì chi phí vận chuyển đơn vị giảm theo chiều tăng của cự ly vận chuyển, cước tự nhiên phải xem xét đến vấn đề đó.Vì vậy chúng ta ít khi gặp biểu cước có tính chất đồng đều cho 1 TKm mà giá cước 1 TKm được phân biệt thành nhiều loại , nó giảm dần ở những cự ly xa dần ,sự giảm này có thể có tính chất liên tục hoặc chia khoản tức là đơn giá 1 Tkm ổn định không đổi trong những khoảng cự ly nhất định (ví dụ từ 1 đến 100 km , từ 101 đến 500 Km ,từ 501 đến 1000 Km) Trong các biểu cước khác nhau ,mức độ giảm cước có thể là không đồng đều , thậm chí ở trong cùng một biểu cước sự giảm đó cũng không đồng nhất tùy thuộc vào cự ly vận chuyển và lớp phân loại cước phí,sự giảm cước này có thể biểu thị qua hệ số  Trong đó Sd : đơn giá cước tính theo tỉ lệ khoảng cách Sd : đơn gí cước giảm dần trên khoảng cách tương ứng Một số bài tập áp dụng công thức Hệ thống giá cước theo giá trị Trong hệ thống giá cước hàng hóa có giá trị càng cao thì giá cước càng cao, mặc dù khối lượng vận chuyển và cự ly vận chuyển như nhau.Toàn bộ các hàng hóa có nhu cầu cầu vận chuyển người ta chia thành nhiều nhóm, trong mỗi nhóm gồm các loại có giá trị ngang nhau và áp dụng cùng một bậc cước Sở dĩ giá cước vận tải được xây dựng có kể đến giá trị hàng hóa là vì người ta quan niệm rằng vận chuyển hàng giá trị càng cao thì mức rủi ro càng lớn, yêu cầu công tác bảo quản càng khắc khe vì thế mà ngoài chi phí vận tải còn phát sinh các khoản chi phí khác , vì vậy khi vận chuyển hàng có giá trị cao thì giá cước phải cao. Hệ thống giá cước hỗn hợp Đây là hệ thống cước được dùng nhiều nhất Khi xác định giá cước cần chú ý đến giá trị của dịch vụ vận tải cũng nhu giá trị của hàng hóa vận chuyển. Trong cả 3 hệ thống cước ,đơn giá vận chuyển một tấn hàng về nguyên tắc được phân biệt phụ thuộc vào ; cách thức vận chuyển ,cự ly vận chuyển và mặt hàng vận chuyển. Trong biểu cước theo vùng khoảng cách vận chuyển được sắp xếp lại gộp thành những vùng nhất định.hàng hóa thường được nhóm thành các lớp cước gồm những mặt hàng có tính tương thích vận chuyển gần nhau hoặc giá trị xấp xỉ ngang nhau hoặc xét đồng thời cả 2 cùng một lúc. c.Hệ thống cước trong một số phương thức vận tải  Cước vận tải đường sắt Thứ 1 :Cước vận tải hàng hóa Hàng hóa vận chuyển có nhiều loại , các yêu cầu về xếp dỡ , bảo quản ...sẽ khác nhau .Vì vậy mà giá thành vận tải sẽ khác nhau.Hiện ny ngành vận tải đường sắt chia vận tải thành 16 nhóm: than,xăng, dầu mỡ ,khí đốt,quặng các loại,hóa chất,phân bón ,xi măng,cát,đá ,sỏi...trong mỗi nhóm lại được phân thành nhiều tiểu nhóm...trong các tiểu nhóm thì gồm có các loại hàng cùng đặc điểm, tính chất vận chuyển và giá trị gần như nhau để nhằm xếp chúng vào cùng 1 bậc cước Trong bảng cước hàng hóa ngành đường sắt quy định khoảng cách tính cước tối thiểu là 30 Km, trong 100 Km đầu phải gánh một chi phí đầu cuối rất lớn nên nó được chọn là chặn đầu tiên các chặn tiếp theo có thể chọn theo một tiêu thức nào đó. Trong bảng cước 560Cv/KHĐT của liên hiệp đường sắt Việt Nam, áp dụng cho cước hàng hóa phổ thông với 3 bậc cước và 4 chặn tính như sau : Bậc cước 1-100 Km 101-700 Km 701-1300 Km 1301Km trở lên 1 270 210 195 180 2 310 250 235 220 3 350 290 275 260 Thứ 2: Giá cước vận tải hành khách Giá cước vận chuyển hành khách trên đường sắt cũng như vận chuyển hàng hóa phải dựa trên cơ sở chi phí vận chuyển hành khách, khi vận chuyển toa xe khác nhau, loại tàu khác nhau thì giá thành vận tải khác nhau.Do vậy giá cước phụ thuộc vào loại toa xe và loại đường tàu  Cước vận tải đường biển Các loại giá cước trong vận tải đường biển - Giá cước vận chuyển hàng cơ bảng - Giá cước vận chuyển hàng đặc biệt - Giá cước tàu chợ - Gía cước tàu chuyến - Giá cước vận chuyển xăng dầu - Giá cước vận chuyển hành khách - Giá cước thuê tàu (thuê tàu chuyến, thuê tàu định hạn) - Giá cước vận chuyển container Tùy theo điều kiện cụ thể mà chủ hàng và chủ tàu chọn hình thức giá cước cho phù hợp nhằm mang lại lợi nhuận tối đa cho mình Giá cước vận tải ô tô cũng được xây dựng riêng cho hàng hóa và hành khách.Cũng lấy giá thành vận tải làm cơ sở tính toán ,giá cước cũng đề cập đến loại hàng ,loại phương tiện và có xét đến cự ly vận chuyển.Tuy nhiên loại hình vận tải này nhiều thành phần tham gia hoạt động,cho nên biểu cước mà Nhà nước quy định thì ít được sử dụng,chủ yếu là được hình thành do quan hệ cung cầu 2.Doanh thu  Khái niệm doanh thu vận tải Doanh thu vận tải là số tiền mà sản xuất vận tải(doanh nghiệp vận tải,cá nhân) thu được do bán sản phẩm vận tải của mình trong một khoảng thời gian nhất định Như vậy doanh thu vận tải phụ thuộc vào sản lượng tiêu thụ và giá bán sản phẩm;đối với ngành vận tải ,sản phẩm sản xuất luôn luôn được tiêu thụ,không có sản phẩm tồn kho.Vì vậy: Doanh thu vận tải = Sản lượng x Giá cước bình quân 1Tkm D= P X dbq Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo,khi sản lượng của doanh nghiệp tăng lên,giá cước có thể không thay đổi ,khi doanh thu tỉ lệ thuận với sản lượng P D D =P x dbq 0 P Đối với trường hợp cụ thể ,người ta tính cước phí theo cách cộng dồn vì mỗi cự ly có một mức cước khác nhau,khoảng cách trước đó có mức cước cao hơn so với khoảng cách sau, cước phí đó chính là doanh thu của người sản xuất vận tải Khi tiêu thụ sản phẩm ,người sản xuất kinh doanh phải nộp thuế VAT cho Nhà nước theo quy luật thuế VAT mà Nhà nước ban hành;phần doanh thu còn lại sau khi đã trừ đi những khoảng giảm giá ,khấu trừ ,chiết khấu(nếu có),nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cho Nhà nước là doanh thu thuần Doanh thu thuần= Tổng doanh thu – (các khoản giảm+thuế tiêu thụ đặc biệt) Khi tiêu thụ hàng hóa thì người bán hàng phải nộp thuế VATcho nhà nước theo luật thuế giá trị gia tăng, việc tính số tiền thuế phải nộp có thể tính theo phương pháp khấu trừ hoặc theo phương pháp tính toán trực tiếp Theo phương pháp trực tiếp: Tỷ lệ thuế suất được quy định cho từng ngành nghề,có thể là 5%,10%... Theo phương pháp khầu trừ: Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh Là toàn bộ số tiền thu được do bán hàng hóa,dịch vụ khi đã trừ các khoản chiết khấu ,giảm giá,thu từ phần trợ giá của nhà nước khi thực hiện việc cung cấp hàng hóa,dịch vụ theo yêu cầu của nhà nước.Thời điểm để xác định doanh thu là khi người mua đã chấp nhận thanh toán ,không phụ thuộc tiền đã thu hay chưa Đối với doanh nghiệp vận tải,hoạt động chính là vận tải hàng hóa ,hành khách do vậy doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính là doanh thu vận tải thu được Doanh thu từ các hoạt động khác Một doanh nghiệp nói chung,doanh nghiệp vận tải nói riêng,ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh chính họ còn tham gia các hoạt động khác nữava2 nó mang lại doanh thu tương ứng bao gồm :thu từ hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp ,thu từ các hoạt động mua bán tín phiếu,trái phiếu,cổ phiếu,thu từ cho thuê tài sản,thu từ hoạt động liên doanh,góp vốn cổ phần ,thu từ hoạt động liên kết ,thu lãi tiền gửi ,lãi tiền cho vay,các khoản thu tiền phạt,nợ đã xóa nay thu hồi được,thu do hoàn nhập các khoản dự phòng đã trích năm trước nhưng không sử dụng và các khoản thu trước II.LỢI NHUẬN 1.Khái niệm Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu trừ đi chi phí bỏ ra trong kì,đây là một chỉ tiêu mà hầu hết người sản xuất kinh doanh trong đợi Lợi nhuận = Doanh thu vận tải trong kì – Chi phí bỏ ra trong kì Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanhvan65 tải của một doanh nghiệp là phần thu được khi lấy doanh thu từ hoạt động vận tải trừ đi giá thành toàn bộ của sản phẩm ,dịch vụ vận tải đã tiêu thụ Mặt khác :Chi phí vận tải trong kỳ = Chi phí cố định + Chi phí biền đổi FC P Do doanh nghiệp luôn phải bỏ ra những khoản chi phí cố định(nó không phụ thuộc vào sản lượng sản xuất ) do vậy mà sản lượng của doanh nghiệpco1 thể chia ra 2 miền Miền lỗ :khi sản lượng trong năm của doanh nghiệp < PO Miền lãi :khi sản lượng trong năm của doanh nghiệp > PO PO : Sản phẩm hòa vốn Giả sử: giá cước bình quân 1Tkm không đổi khi sản lượng thay đổi là dbq Chi phí biến đổi tính cho 1 Tkm là :b Chi phí cố định bỏ ra trong năm là :FC Sản lượng mà doanh nghiệp thực hiện được trong năm là P Khi đó ta có: LN =Doanh thu – Chi phí = Px dbq¬ -(FC + Pxb) LN = 0 Khi P = PO 0 = Px dbq¬ - + Pxb => P = FC dbq - b Như vậy:Muốn sản xuất kinh doanh có lợi nhuận thì doanh nghiệp phải vượt qua sản lượng PO này,nếu không doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ,vậy thì ở mức sản lượng nào doanh nghiệp sẽ đạt được lợi nhuận nhiều nhất ? Khi nghiên cứu giá thành sản phẩm ,ta thấy rằng giá thành sản phẩm nhỏ nhất khi mà doanh nghiệp đạt được sản lượng mà ở đó tất cả các trang thiết bị sử dụng hết công suất thiết kế ,nếu như giá bán sản phẩm không đổi thì lúc này lợi nhuận sẽ là lớn nhất Trong kinh tế học,các nhà kinh tế đã nghiên cứu và đã tìm ra rằng :lợi nhuận lớn nhất khi mà doanh nghiệp đạt sản lượng ở đó chi phí biên bằng doanh thu biên.Đối với một doanh nghiệp ,lợi nhuận thực hiện trong năm là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp,bao gồm lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ các hoạt động khác.Các doanh nghiệp nhà nước độc lập được tự chủ vê tài chính,tự chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh,lấy thu bù chi,bảo đảm có lãi,tự chịu trách nhiệm về các khoản lãi ,lỗ trong kinh doanh Lợi nhuận thực hiện trong năm của doanh nghiệp được phân phối theo thứ tự như sau: -Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật định Thuế thu nhập DN = Lợi nhuận trước thuế x Thuế suất (Nhà nước quy định rõ thuế suất trong từng ngành,từng lĩnh vực) -Trừ các khoản tiền phạt vi phạm kỷ luật thu nộp ngân sách,tiền phạt vi phạm hành chính,phạt vi phạm hợp đồng,phạt nợ quá hạn,các khoản chiphi1 hợp lệ chưa được trừ khi xác định thuế lợi tức phải nộp -Trừ các khoản lỗ chưa được trừ vào lợi nhuận trước thuế -Trích lập các quỹ đặc biệt(chỉ áp dung đối với một số doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh trong một số ngành đặc thù được Nhà nước quy định) -Phần lợi nhuận còn lại,doanh nghiệp được trích lập các quỹ theo tỷ lệ như sau:  Quỹ đầu tư phát triển sản xuất  Quỹ dự phòng tài chính:trích 10% số dư của quỹ này;tối đa không vượt quá 25% vốn điều lệ  Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm :trích 5%;mức tối đa của quỹ không vượt quá 6 tháng lương thực hiện  Phần còn lại doanh nghiệp trích vào các quỹ khen thưởng quỹ phúc lợi Theo quy định:  Trích tối đa không quá 3 tháng lương thực tế nếu tỉ suất lợi nhuận trên vốn năm nay không thấp hơn năm trước  Trích tối đa không quá 3 tháng lương thực tế nếu tỉ suất lợi nhuận trên vốn năm nay thấp hơn năm trước Nếu lợi nhuận vẫn còn dư thì được chuyển toàn vào quỹ đầu tư phát triển .Việc sử dụng các quỹ ở trên phải đúng mục đích mà nhà nước quy định 2.Tỉ suất lợi nhuận Là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn;nó được xác định bằng việc so sánh giữa lợi nhuận thu được và tổng số vốn bỏ ra để sản xuất kinh doanh Tủ suất lợi nhuận trên vốn = x100 (%) Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn bỏ ra kinh doanh thì trong kì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.Kỳ tính toán ở đây có thể là tháng hoặc năm.Khi bỏ vốn vào SXKD thì các doanh nghiệp đều muốn đạt đượcchi3 tiêu này càng cao càng tốt,chí ít thì cũng phải đạt được bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng ;tuy nhiên thực tế thì không dễ dàng vì còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu khách quan và chủ quan ./.