Sự khác nhau của hai động cơ có dung tích xy lanh khác nhau ???

anhnv_2411
Bình luận: 11Lượt xem: 5,379
B

bao45th1

Khách
Việc này bạn hỏi mình xin trình bày cụ thể như sau nha:
Khi mua ôtô, người ta thường quan tâm đến động cơ. Điều này hoàn toàn đúng, bởi động cơ là trái tim của chiếc xe mà bạn mong đợi. Tuy nhiên, khi xem xét động cơ, thường người ta chỉ quan tâm đến "chấm", cụ thể hơn là nó bao nhiêu "chấm" (ý nói đến dung tích động cơ). Thực ra điều này không đáng để quan tâm nhiều như vậy, bởi vì "chấm" chỉ là một trong nhiều thông số liên quan đến động cơ "yếu" hay "khoẻ", chứ nó không phải là tất cả như quan niệm của người mua, rằng cứ "chấm to" thì là "máy khoẻ". Thực ra cái cuối cùng quyết định sức kéo, lực đẩy của động cơ yếu hay khoẻ cũng như khả năng tăng tốc của xe có "bốc" hay không là do một đại lượng khác, rất quan trọng của động cơ. Đó chính là ...... MÔ-MEN XOẮN
Cần phân biệt hai đại lượng công suất và mô-men xoắn của động cơ. Công suất động cơ quyết định tốc độ tối đa của xe, còn mô men xoắn động cơ quyết định lức kéo và gia tốc của xe. Hãy lấy một ví dụ:
- Động cơ xe tải thì có công suất nhỏ vì xe tải không cần tốc độ lớn (các xe tải có trọng lượng bản thân cỡ 5 tấn, chở thêm 5 tấn hàng thường có công suất động cơ nhỏ, khoảng 130 mã lực, nhỏ hơn cả động cơ xe con nặng dưới 2 tấn), nhưng mô-men xoắn của động cơ này lại rất lớn, cỡ 400 - 500 Nm và tạo nên lực kéo xe rất khoẻ.
- Động cơ xe con đặc biệt là các xe đua thì có công suất lớn (như động cơ xe Mercedes C200K có công suất tới 163 mã lực), nhờ đó giúp xe đạt tốc độ cao lên tới 230 km/h, nhưng mô-men xoắn của động cơ lại nhỏ, (khoảng 220 Nm) vì yêu cầu lực kéo chỉ cần đủ tương ứng với trọng lượng của xe con nhẹ hơn xe tải nhiều lần.
Thông thường với xe con thì động cơ ôtô nào có công suất càng cao thì đi kèm với nó là mô-men xoắn càng lớn, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Bởi có những động cơ có công suất cao thì giúp cho xe có tốc độ lớn nhưng mô-men xoắn lại nhỏ do đó lực kéo cũng yếu và không tăng tốc được nhanh.
Về khía cạnh dung tích xy-lanh thì động cơ có dung tích xy lanh càng lớn thì thường là công suất và mô-men xoắn cũng lớn hơn, nhung đó chỉ là một nhân tố thôi. Ngoài ra có nhiều nhân tố khác nữa cũng quyết định công suất và mô-men xoắn của động cơ như :
- Tỉ số nén của động cơ, tỉ số giữa đường kính / hành trình piston.
- Hình dạng buồng đốt và đỉnh piston.
- Cơ cấu phân phối khí : số van / mỗi xy-lanh, số trục cam, góc mở sớm đóng muộn của van phân phối khí, công nghệ van cố định hay van biến thiên .....
- Cơ cấu nạp khí vào động cơ : nạp khí tự nhiên hay nạp khí tăng áp (Turbo cho động cơ Diesel và Compressor cho động cơ xăng)
- Chế độ phun xăng (với động cơ xăng) : tỉ lệ phun đậm - nhạt, áp suất đường phun, cấu tạo và chất lượng vòi phun điện từ, phần mềm lập trình điều khiển phun nạp trong bộ xử lý ....
- Chế độ phun dầu (với động cơ Diesel thông thường): cấu tạo và áp suất nén dầu của bơm cao áp, áp suất tiêu chuẩn của vòi (bép) phun, cấu tạo và chất lượng vòi (kim) phun ....
- Chế độ phun dầu (với động cơ Diesel CDI) : phần mềm lập trình điều khiển phun dầu, áp suất trên đường dẫn chung, cấu tạo và chất lượng vòi phun điện từ, nguyên lý phun 1 lần hay 2 lần / 1 chu trình nổ ....
Động cơ 4 thì trên ôtô có tốc độ quay từ 800 - 11.000 vòng/phút với động cơ xăng và khoảng 500 - 8.000 vòng/phút với động cơ dầu. Với phần lớn các động cơ ôtô hiện nay thì mô-men xoắn sẽ đạt giá trị lớn nhất tại tốc độ vòng quay vào khoảng 4.000 v/p với động cơ xăng và 3.000 v/p với động cơ dầu.
Trên thực tế hàng ngày thì chúng ta chỉ thường lái xe với tốc độ vòng tua máy trong khoảng 1.500 - 2.000 v/p, tức là thấp hơn tốc độ mà ở đó mô-men xoắn đạt giá trị tối đa. Do đó khi mua xe, hãy xem bảng thông số kỹ thuật trên Catalogue và chọn động cơ có giá trị mô-men xoắn lớn nhất đạt tại số vòng tua càng thấp càng tốt, bởi nó gần với phạm vi vận hành thông thường 1.500 - 2.000 v/p của chúng ta, do đó chúng ta thường xuyên khai thác được động cơ ở chế độ tối ưu, gần nhất với giá trị mô-men xoắn tối đa.
Một điều rất đáng quí là với động cơ CDI (động cơ Diesel công nghệ mới - phun dầu tích áp điều khiển điện tử) có thể thiết kế được giá trị mô-men xoắn đạt tối đa không chỉ tại một điểm tốc độ mà đạt trong một dải tốc độ liên tục từ 1.500 - 2.500 v/p. Đây chính là tốc độ vòng tua máy mà chúng ta thường khai thác sử dụng xe hàng ngày. Ở Việt nam, các xe được trang bị động cơ CDI gồm có: Mercedes Sprinter 16 chỗ, Mercedes C220 CDI, Toyota Hiace 16 chỗ, Hyundai Santa FE phiên bản máy dầu 2.2, Nissan X-Trail phiên bản máy dầu 2.2 ......Vì sao động cơ CDI có thể đạt được mô-men xoắn tối đa trong dải tốc độ liên tục và thấp là một vấn đề dài, sẽ được đề cập ở một bài viết riêng.
 

dinhspkt

Tài xế O-H
Việc này bạn hỏi mình xin trình bày cụ thể như sau nha:
Khi mua ôtô, người ta thường quan tâm đến động cơ. Điều này hoàn toàn đúng, bởi động cơ là trái tim của chiếc xe mà bạn mong đợi. Tuy nhiên, khi xem xét động cơ, thường người ta chỉ quan tâm đến "chấm", cụ thể hơn là nó bao nhiêu "chấm" (ý nói đến dung tích động cơ). Thực ra điều này không đáng để quan tâm nhiều như vậy, bởi vì "chấm" chỉ là một trong nhiều thông số liên quan đến động cơ "yếu" hay "khoẻ", chứ nó không phải là tất cả như quan niệm của người mua, rằng cứ "chấm to" thì là "máy khoẻ". Thực ra cái cuối cùng quyết định sức kéo, lực đẩy của động cơ yếu hay khoẻ cũng như khả năng tăng tốc của xe có "bốc" hay không là do một đại lượng khác, rất quan trọng của động cơ. Đó chính là ...... MÔ-MEN XOẮN
Cần phân biệt hai đại lượng công suất và mô-men xoắn của động cơ. Công suất động cơ quyết định tốc độ tối đa của xe, còn mô men xoắn động cơ quyết định lức kéo và gia tốc của xe. Hãy lấy một ví dụ:
- Động cơ xe tải thì có công suất nhỏ vì xe tải không cần tốc độ lớn (các xe tải có trọng lượng bản thân cỡ 5 tấn, chở thêm 5 tấn hàng thường có công suất động cơ nhỏ, khoảng 130 mã lực, nhỏ hơn cả động cơ xe con nặng dưới 2 tấn), nhưng mô-men xoắn của động cơ này lại rất lớn, cỡ 400 - 500 Nm và tạo nên lực kéo xe rất khoẻ.
- Động cơ xe con đặc biệt là các xe đua thì có công suất lớn (như động cơ xe Mercedes C200K có công suất tới 163 mã lực), nhờ đó giúp xe đạt tốc độ cao lên tới 230 km/h, nhưng mô-men xoắn của động cơ lại nhỏ, (khoảng 220 Nm) vì yêu cầu lực kéo chỉ cần đủ tương ứng với trọng lượng của xe con nhẹ hơn xe tải nhiều lần.
Thông thường với xe con thì động cơ ôtô nào có công suất càng cao thì đi kèm với nó là mô-men xoắn càng lớn, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Bởi có những động cơ có công suất cao thì giúp cho xe có tốc độ lớn nhưng mô-men xoắn lại nhỏ do đó lực kéo cũng yếu và không tăng tốc được nhanh.
Về khía cạnh dung tích xy-lanh thì động cơ có dung tích xy lanh càng lớn thì thường là công suất và mô-men xoắn cũng lớn hơn, nhung đó chỉ là một nhân tố thôi. Ngoài ra có nhiều nhân tố khác nữa cũng quyết định công suất và mô-men xoắn của động cơ như :
- Tỉ số nén của động cơ, tỉ số giữa đường kính / hành trình piston.
- Hình dạng buồng đốt và đỉnh piston.
- Cơ cấu phân phối khí : số van / mỗi xy-lanh, số trục cam, góc mở sớm đóng muộn của van phân phối khí, công nghệ van cố định hay van biến thiên .....
- Cơ cấu nạp khí vào động cơ : nạp khí tự nhiên hay nạp khí tăng áp (Turbo cho động cơ Diesel và Compressor cho động cơ xăng)
- Chế độ phun xăng (với động cơ xăng) : tỉ lệ phun đậm - nhạt, áp suất đường phun, cấu tạo và chất lượng vòi phun điện từ, phần mềm lập trình điều khiển phun nạp trong bộ xử lý ....
- Chế độ phun dầu (với động cơ Diesel thông thường): cấu tạo và áp suất nén dầu của bơm cao áp, áp suất tiêu chuẩn của vòi (bép) phun, cấu tạo và chất lượng vòi (kim) phun ....
- Chế độ phun dầu (với động cơ Diesel CDI) : phần mềm lập trình điều khiển phun dầu, áp suất trên đường dẫn chung, cấu tạo và chất lượng vòi phun điện từ, nguyên lý phun 1 lần hay 2 lần / 1 chu trình nổ ....
Động cơ 4 thì trên ôtô có tốc độ quay từ 800 - 11.000 vòng/phút với động cơ xăng và khoảng 500 - 8.000 vòng/phút với động cơ dầu. Với phần lớn các động cơ ôtô hiện nay thì mô-men xoắn sẽ đạt giá trị lớn nhất tại tốc độ vòng quay vào khoảng 4.000 v/p với động cơ xăng và 3.000 v/p với động cơ dầu.
Trên thực tế hàng ngày thì chúng ta chỉ thường lái xe với tốc độ vòng tua máy trong khoảng 1.500 - 2.000 v/p, tức là thấp hơn tốc độ mà ở đó mô-men xoắn đạt giá trị tối đa. Do đó khi mua xe, hãy xem bảng thông số kỹ thuật trên Catalogue và chọn động cơ có giá trị mô-men xoắn lớn nhất đạt tại số vòng tua càng thấp càng tốt, bởi nó gần với phạm vi vận hành thông thường 1.500 - 2.000 v/p của chúng ta, do đó chúng ta thường xuyên khai thác được động cơ ở chế độ tối ưu, gần nhất với giá trị mô-men xoắn tối đa.
Một điều rất đáng quí là với động cơ CDI (động cơ Diesel công nghệ mới - phun dầu tích áp điều khiển điện tử) có thể thiết kế được giá trị mô-men xoắn đạt tối đa không chỉ tại một điểm tốc độ mà đạt trong một dải tốc độ liên tục từ 1.500 - 2.500 v/p. Đây chính là tốc độ vòng tua máy mà chúng ta thường khai thác sử dụng xe hàng ngày. Ở Việt nam, các xe được trang bị động cơ CDI gồm có: Mercedes Sprinter 16 chỗ, Mercedes C220 CDI, Toyota Hiace 16 chỗ, Hyundai Santa FE phiên bản máy dầu 2.2, Nissan X-Trail phiên bản máy dầu 2.2 ......Vì sao động cơ CDI có thể đạt được mô-men xoắn tối đa trong dải tốc độ liên tục và thấp là một vấn đề dài, sẽ được đề cập ở một bài viết riêng.

bác trả lời gì mà dài dòng quá mà không đi thẵng vào vấn đề mà chủ toppic muốn gưởi! em cũng xin có một vài lời nếu sai thì các bác đừng ném đá nhé!
nếu so sánh 2 động cơ cùng loại nhưng chỉ khác nhau về dung tích xinh lanh thì nó có các phần khác nhau sau đâu
về các loại cảm biến thì như nhau cả! chỉ có khác nhau về dây điều khiển thôi! vd như động cơ phun xăng dung tích lớn thì đòi hỏi vòi phun lớn kéo theo dòng lớn nên dây diều khiển lớn hơn!
còn về các cảm biến thì điện áp tín hiệu đưa về ECU nằm trong giới hạn 5v thôi bác à!
về chương trình điều khiển của ECU thì nó tính toán dựa trên các thông số mà cảm biến gưởi về làm sao cho chế độ hoạt động tốt nhất và tiết kiệm năng lượng nhất! đối với toyota thì một số có thể lắp lẫn ECU
nên như vậy động cơ nào có dung tích lớn hơn thì khỏe hơn! vd cùng một loại xe mà bác nào có dung tích lớn hơn thì khỏe hơn! muốn biết thì đua thử là biết liền à! =))
 
B

bao45th1

Khách
Cám ơn cậu đã góp ý, nhưng mình thích trình bày vấn đề có đầu có đuôi, cậu đã học rồi (nguyên nhân và kết quả) dù sao cũng cám ơn cậu đã góp ý! Chúc cậu luôn vui và đừng háo thắng!
 

huynguyenmbv

Tài xế O-H
Bác bảo bợ đâu mà cụ thể đấy chứ, em đồng ý là chấm lớn thì hao nhiên liệu nhiều là điều chắc chắn, còn " khỏe" hay không là còn tùy vào CÔNG NGHỆ mỗi hãng nữa.
Bác giải thích được điều này không: ví dụ Corolla Antis 2.0 nhưng thật tế ko bao giờ đạt như vậy mà chỉ 1.9 mấy đấy thôi, hãng họ cũng đưa ra con số lẻ vậy, còn ghi trên xe tất nhiên là
2.0 tổ bổ
 
B

bao45th1

Khách
Bạn" huynguyenmbv" thân mến ! Bạn nói :"ví dụ Corolla Antis 2.0 nhưng thật tế ko bao giờ đạt như vậy mà chỉ 1.9 mấy đấy thôi" Việc này tùy theo hãng sản xuất động cơ. Trước khi xuất xưởng bộ phận kiểm định phải chịu trách nhiệm kiểm tra công suất , moment xoắn.... và ghi kết quả vào phiếu.
Tuy nhiên đôi lúc vì quãng cáo và thương mại trên thương trường (phải có sự thống nhất của tập thể) thì họ ghi như vậy nhưng thực tế khi chạy trên đường không đạt như ghi trên catolog bạn à.
Nếu khách hàng có hỏi thì họ nói họ kiểm tra đóng cơ ở trạng thái khởi động tại chỗ.
 

voanhvu

Tài xế O-H
Tóm lại là 2 động cơ có các thông số như nhau thì cái nào dung tích lớn hơn sẽ có công suất lớn hơn,còn các cảm biến,ECU...thì như nhau hết,có thể đổi lẫn cho nhau.
 

bungati2012

Tài xế O-H
em thì có ý kiến ngắn gọn thế này
nếu 2 động cơ cùng loại,nhưng dung tích xi lanh là khác nhau thì thông số cảm biến có ái khác và có cái không
vi dụ.
camry(2AR-FE)so với vios(1AZ-FE) 2 thằng này cùng của toyota
về cảm biến nhiệt độ nước đều có 3 chân ,thì tín hiệu vào ra của 3 chân này đều có tín hiệu điện giống nhau(vẫn có thể lắp lẫn cho nhau nếu chúng cung kich cỡ
cảm biến oxy cấu tạo giống hệt nhau,nguyên lý hoạt động như nhau vậy cũng có thể lắp cho nhau dc.(em chỉ sợ cái đường điện nó đi kiểu khác,cái dây ngắn ,cái dây dài thì chắc cugnx chịu)
cảm biến tiếng gõ nó chỉ có nhiệm vụ nhận biết tiếng gõ khi đọng cơ bị kích nổ thì nó cugnx nắp dc(cái này em đã đấu lộn nhộn xe này vào xe khác dc,có điều phải chế dây điện các cụ ạ)
ngoài ra 1 số cảm biến khác..cugnx tương tự như thế.
vì thế theo em là ;trên các động cơ cùng loại có dung tích xi lanh khác nhau thì vân có thể lắp cảm biến cho nhau được
miễn sao chúng có cùng kích thước và cấu tạo như nhau
ngoài ra cái phần mềm cài đặt cho ecu cung phải giống nữa ạ
 

transmart7

Tài xế O-H
Ðề: Sự khác nhau của hai động cơ có dung tích xy lanh khác nhau ???

đơn giản như thế này nhé: dung tích xy lanh lớn hơn, sẽ tạo cho khồi động cơ phải được thiết kế khác.
chúng ta sẽ phải quan tâm đến 2 điều: công suất ra & kiểm soát khí thải tôi ưu nhất! theo đó thì cần những gì kiểm soát tiếp thì bạn cũng nghĩ đến được như là: ECU khác, Cảm biến oxy, Bộ xúc tác 3 thành phần khác...v.v...
 

huynguyenmbv

Tài xế O-H
Ðề: Sự khác nhau của hai động cơ có dung tích xy lanh khác nhau ???

đơn giản như thế này nhé: dung tích xy lanh lớn hơn, sẽ tạo cho khồi động cơ phải được thiết kế khác.
chúng ta sẽ phải quan tâm đến 2 điều: công suất ra & kiểm soát khí thải tôi ưu nhất! theo đó thì cần những gì kiểm soát tiếp thì bạn cũng nghĩ đến được như là: ECU khác, Cảm biến oxy, Bộ xúc tác 3 thành phần khác...v.v...
chính- PHỤ- dung tích xylanh lớn không đồng nghĩa Block phải lớn mà bác, do kết cấu, gân trợ lực, góc thoát... nta vẫn làm gọn được mà--> CÔNG NGHỆ HÃNG
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên