Bộ điều tốc trên động cơ xăng

3zoka
Bình luận: 25Lượt xem: 12,821

3zoka

Tài xế O-H
Mọi người cho mình hỏi tại sao trên động cơ xăng lại không được trang bị bộ điều tốc như trên các đ/c diesel không?Mình được biết là bộ điều tốc có nhiệm vụ ổn định tốc độ của động cơ xung quanh một mức ga đặt trước(vị trí chân ga là không đổi), trong khi tải trọng ngoài luôn thay đổi.Động cơ xăng khi làm việc thực tế thì tải cũng luôn biến động như với động cơ diesel nhưng lại không có bộ điều tốc?.Mong được mọi người giúp đỡ./
 

kimdevn

Tài xế O-H
động cơ xăng có điều tốc chứ bạn
với động cơ dùng chế hòa khí thì nó nằm ngay trên bướn ga
còn động cơ FEI thì ECU nó điều khiển rồi
:D:D
 

phanminhnhat

Học việc
Mọi người cho mình hỏi tại sao trên động cơ xăng lại không được trang bị bộ điều tốc như trên các đ/c diesel không?Mình được biết là bộ điều tốc có nhiệm vụ ổn định tốc độ của động cơ xung quanh một mức ga đặt trước(vị trí chân ga là không đổi), trong khi tải trọng ngoài luôn thay đổi.Động cơ xăng khi làm việc thực tế thì tải cũng luôn biến động như với động cơ diesel nhưng lại không có bộ điều tốc?.Mong được mọi người giúp đỡ./

Mình xin góp ý theo cách mình hiểu:
Tốc độ động cơ thì luôn biến động phụ thuộc vào sự thay đổi của tải trọng ngoài tác dụng lên nó.
- Đối với động cơ xăng thì môi chất công tác đưa vào buồng đốt là hỗn hợp xăng-không khí. Lượng không khí đi vào buồng đốt sẽ bị ảnh hưởng bởi hệ số nạp (lực cản trên đường nạp, tại vị trí bướm ga), khi tốc độ tăng thì hệ số cản này càng tăng mạnh do đó sẽ hạn chế lượng không khí đi qua bướm ga và tự kéo tốc độ động cơ về.
- Đối với động cơ diesel dùng bơm cao áp thì không khí được đưa vào xi lanh luôn với lượng dư và môi chất công tác chỉ phụ thuộc vào lượng nhiên liệu được phun vào buồng đốt ở cuối quá trình nén. Do đó lượng nhiên liệu phun vào càng nhiều, công suất động cơ tăng càng mạnh. Lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt được thay đổi thông qua việc xoay piston bơm để thay đổi hành trình có ích của piston.
Có môt điều cần lưu ý là ở đây do đặc điểm kết cấu của piston và xi lanh bơm cao áp lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt còn phụ thuộc vào sự tiết lưu qua lỗ xả dầu trên thân xilanh bơm. Tốc độ càng nhanh thì hiện tượng tiết lưu càng giảm (tưởng tượng như khi bơm xe đạp bằng tay, ta đẩy càng nhanh thì hơi ra càng nhiều) do đó lượng nhiên liệu phun vào càng nhiều.
Giả sử vì một lý do nào đó mà tải giảm đột ngột, tốc độ sẽ tăng nhanh nếu không có sự điều chỉnh của bộ điều tốc thì tốc độ sẽ cứ tăng mãi cho đến khi toàn bộ động cơ bị phá hủy :dl

Bộ điều tốc chỉ sử dụng đối với động cơ diesel dùng bơm cao áp thông thường. Đối với động cơ diesel điều khiển điện tử hiện nay thì hệ thống cung cấp nhiên liệu đã khác hiện tượng này không còn nên cũng không cần sử dụng bộ điều tốc nữa!
 

3zoka

Tài xế O-H
[/COLOR]
động cơ xăng có điều tốc chứ bạn
với động cơ dùng chế hòa khí thì nó nằm ngay trên bướn ga
còn động cơ FEI thì ECU nó điều khiển rồi
:D:D
Xin bác chỉ rõ hơn nó là bộ phận nào trên bướm ga,em nó hoạt động ntn?.Nếu bác cung cấp cho em một số hình ảnh thì tốt quá .Cảm ơn bác nhiều./
 

subinnamkha

Tài xế O-H
Mọi người cho mình hỏi tại sao trên động cơ xăng lại không được trang bị bộ điều tốc như trên các đ/c diesel không?Mình được biết là bộ điều tốc có nhiệm vụ ổn định tốc độ của động cơ xung quanh một mức ga đặt trước(vị trí chân ga là không đổi), trong khi tải trọng ngoài luôn thay đổi.Động cơ xăng khi làm việc thực tế thì tải cũng luôn biến động như với động cơ diesel nhưng lại không có bộ điều tốc?.Mong được mọi người giúp đỡ./
Động cơ cơ xăng vẫn có bộ điều tốc đó bạn ạ, có điều thường thì nó là những động cơ tĩnh tại, nhiều nhất là các loại động cơ xăng dùng làm máy phát điện, Những bộ điều tốc của Denso hiện bán đầy chợ, người ta thường mua về gắn lên các động cơ Oto được cải chế thành máy phát điện. Còn nếu bạn muốn biết thì hãy tìm những máy phát điện Honda mini nghiên cứu. Bộ điều tốc của thằng nầy nằm trong block máy, điều chỉnh độ mở bướm ga theo tốc độ động cơ.
Còn vấn đề tại sao máy phát điện thì cần phải có bộ điều tốc để ổn định tốc độ động cơ theo tải thì bác cần tìm hiểu về vấn đề về điện áp phát ra của máy phát phụ thuộc vào cái gì? Mình gợi ý cho bác: Có 3 yếu tố: Số vòng dây quấn stato, số vòng quay Roto, và Dòng kích từ máy phát.
Mình trao đổi với bác như thế mong bác bỏ ít thời gian ngẫm nghĩ thì sẽ hiểu vì sao trên động cơ xăng vẫn có bộ điều tốc, và nó thường được sử dụng vào mục đích gì?
Chào bác, chuc bác vui khỏe
 

vthangnd

Tài xế O-H
Đây là đò thị đường đặc tính ngoài của ĐC ĐT (của ĐC xăng và Diesel)
[/url][/IMG]
Đồ thị biểu hiện mối quan hệ giữa mô men xoắn của động cơ Me(hoặc công suất của động cơ Ne) và số vòng quay của trục khuỷu khi cung cấp nhiện liệu ở mức cao nhất (bướm ga mở hoàn toàn ở đc xăng hoặc thanh răng bơm cao áp được kéo hết cỡ ở đc Diesel) và được gọi là đường đặc tính tốc độ ngoài của động cơ.
Đặc tính ngoài của động cơ cho trị số lớn nhất của mô men Me (Công suất Ne) ở số vòng quay xác định.
Các trị số nhỏ hơn của mô men và công suất của động cơ có thể nhận được bằng cách giảm cung cấp nhiên liệu (nhả bớt ga)
Các điểm đặc biệt của đường đặc tính là điểm công suất cực đại Ne ứng với số vòng quay n(N) và điểm mô men cực đại ứng với số vòng quay n(M) (Bác nhìn hình ở trên )
Khi tăng số vòng quay của động cơ lên quá số vòng quay n(N) thì công suất đ/c sẽ giảm. Nguyên nhân là do quá trình cháy của động cơ xấu đi, tổn thất công suất của động cơ lớn lên và sự mài mòn các chi tiết của động cơ cũng tăng. Vì vậy khi thiết kế xe người ta mong muốn nemax(tương ứng với vận tốc vmax của xe) khi xe chạy trên đường bằng phẳng (đường bêtong, nhựa) không được vượt quá số vòng quay n(N) từ 10-20%. Để thực hiện được mục đích đó trên một số xe sử dụng bộ hạn chế số vòng quay của động cơ (bộ điều tốc)..
Khoảng làm việc của Đ/c là từ ne(min)-ne(max) nhưng ổn định nhất và tính kinh tế cao nhất là từ n(M)-n(N)
Bác thông cảm em hơi dài dòng tý, giờ em trả lời câu hỏi của bác . Bác nhìn thấy trên đường đặc tính của động cơ Diesel nếu vượt quá số vòng quay n(N) thì mômen của em nó RỚT thậm tệ (đường nét đứt) còn trong đ/c xăng thì giảm từ từ(còn chấp nhận được) nên đối với đ/c Diesel phải dùng bộ điều tốc còn đ/c xăng thì không, việc giới hạn trong khoảng ne(min)-ne(max) thì do thiết kế cung cấp nhiên liệu..đã được giới hạn rồi!
Còn đ/c bây giờ dùng phun nhiên liệu thì việc đó thuộc về phần của anh ECU rùi bác nhỉ? Thank
 

3zoka

Tài xế O-H
Thôi bác subinnamkha đã thương thì thương cho chót,vấn đề điều tốc trên động cơ xăng cho máy phát điện đã xong, nhưng còn trên các xe ô tô sao lại không được trang bị bác nhỉ thành tâm mong bác chỉ giáo .Tất nhiên là không nói đến máy bạn EFI bây giờ./
 

kimdevn

Tài xế O-H
với động cơ dùng chế hòa khí
cách đơn giản nhất là bướm ga đc vát cạch
khi bướm ga mở hết.tốc độ vòng quay cao dẫn tới dòng khí đi qua bướm ga rất mạnh tác dụng vào mặt vát trên bướm ga==> bướm ga tự đóng bớt lại..
đó là cách đơn giản nhất trên chế hòa khí
:D:D
 

3zoka

Tài xế O-H
Đây là đò thị đường đặc tính ngoài của ĐC ĐT (của ĐC xăng và Diesel)
[/url][/IMG]
Đồ thị biểu hiện mối quan hệ giữa mô men xoắn của động cơ Me(hoặc công suất của động cơ Ne) và số vòng quay của trục khuỷu khi cung cấp nhiện liệu ở mức cao nhất (bướm ga mở hoàn toàn ở đc xăng hoặc thanh răng bơm cao áp được kéo hết cỡ ở đc Diesel) và được gọi là đường đặc tính tốc độ ngoài của động cơ.
Đặc tính ngoài của động cơ cho trị số lớn nhất của mô men Me (Công suất Ne) ở số vòng quay xác định.
Các trị số nhỏ hơn của mô men và công suất của động cơ có thể nhận được bằng cách giảm cung cấp nhiên liệu (nhả bớt ga)
Các điểm đặc biệt của đường đặc tính là điểm công suất cực đại Ne ứng với số vòng quay n(N) và điểm mô men cực đại ứng với số vòng quay n(M) (Bác nhìn hình ở trên )
Khi tăng số vòng quay của động cơ lên quá số vòng quay n(N) thì công suất đ/c sẽ giảm. Nguyên nhân là do quá trình cháy của động cơ xấu đi, tổn thất công suất của động cơ lớn lên và sự mài mòn các chi tiết của động cơ cũng tăng. Vì vậy khi thiết kế xe người ta mong muốn nemax(tương ứng với vận tốc vmax của xe) khi xe chạy trên đường bằng phẳng (đường bêtong, nhựa) không được vượt quá số vòng quay n(N) từ 10-20%. Để thực hiện được mục đích đó trên một số xe sử dụng bộ hạn chế số vòng quay của động cơ (bộ điều tốc)..
Khoảng làm việc của Đ/c là từ ne(min)-ne(max) nhưng ổn định nhất và tính kinh tế cao nhất là từ n(M)-n(N)
Bác thông cảm em hơi dài dòng tý, giờ em trả lời câu hỏi của bác . Bác nhìn thấy trên đường đặc tính của động cơ Diesel nếu vượt quá số vòng quay n(N) thì mômen của em nó RỚT thậm tệ (đường nét đứt) còn trong đ/c xăng thì giảm từ từ(còn chấp nhận được) nên đối với đ/c Diesel phải dùng bộ điều tốc còn đ/c xăng thì không, việc giới hạn trong khoảng ne(min)-ne(max) thì do thiết kế cung cấp nhiên liệu..đã được giới hạn rồi!
Còn đ/c bây giờ dùng phun nhiên liệu thì việc đó thuộc về phần của anh ECU rùi bác nhỉ? Thank
Có thể em hơi mè nheo chút nhưng xin bác vui lòng giải thích giúp lý do nào làm cho đường Me của đc diezen lại rớt thê thảm vậy không bác?.Cảm ơn bác nhiều./
 

nguyentuan_me

Tài xế O-H
Mình xin góp ý theo cách mình hiểu:
Tốc độ động cơ thì luôn biến động phụ thuộc vào sự thay đổi của tải trọng ngoài tác dụng lên nó.
- Đối với động cơ xăng thì môi chất công tác đưa vào buồng đốt là hỗn hợp xăng-không khí. Lượng không khí đi vào buồng đốt sẽ bị ảnh hưởng bởi hệ số nạp (lực cản trên đường nạp, tại vị trí bướm ga), khi tốc độ tăng thì hệ số cản này càng tăng mạnh do đó sẽ hạn chế lượng không khí đi qua bướm ga và tự kéo tốc độ động cơ về.
- Đối với động cơ diesel dùng bơm cao áp thì không khí được đưa vào xi lanh luôn với lượng dư và môi chất công tác chỉ phụ thuộc vào lượng nhiên liệu được phun vào buồng đốt ở cuối quá trình nén. Do đó lượng nhiên liệu phun vào càng nhiều, công suất động cơ tăng càng mạnh. Lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt được thay đổi thông qua việc xoay piston bơm để thay đổi hành trình có ích của piston.
Có môt điều cần lưu ý là ở đây do đặc điểm kết cấu của piston và xi lanh bơm cao áp lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt còn phụ thuộc vào sự tiết lưu qua lỗ xả dầu trên thân xilanh bơm. Tốc độ càng nhanh thì hiện tượng tiết lưu càng giảm (tưởng tượng như khi bơm xe đạp bằng tay, ta đẩy càng nhanh thì hơi ra càng nhiều) do đó lượng nhiên liệu phun vào càng nhiều.
Giả sử vì một lý do nào đó mà tải giảm đột ngột, tốc độ sẽ tăng nhanh nếu không có sự điều chỉnh của bộ điều tốc thì tốc độ sẽ cứ tăng mãi cho đến khi toàn bộ động cơ bị phá hủy :dl

Bộ điều tốc chỉ sử dụng đối với động cơ diesel dùng bơm cao áp thông thường. Đối với động cơ diesel điều khiển điện tử hiện nay thì hệ thống cung cấp nhiên liệu đã khác hiện tượng này không còn nên cũng không cần sử dụng bộ điều tốc nữa!

Bác này nói chính xác và có cơ sở khoa học nhất. Like mạnh like mạnh!
 

vthangnd

Tài xế O-H
Cái này ra do người ta thực nghiệm ở các tốc độ khác nhau của đ/c Diesel và xăng rồi từ kết quả thực nghiệm đó người ta vẽ được đường đặc tính chứ bác, em cũng có nghĩ ra đâu. Rồi người ta mới đẻ ra bộ điều tốc cho đ/c Diesel! Cái này trong kiến thức Lý thuyết ô tô mà!
 

3zoka

Tài xế O-H
với động cơ dùng chế hòa khí
cách đơn giản nhất là bướm ga đc vát cạch
khi bướm ga mở hết.tốc độ vòng quay cao dẫn tới dòng khí đi qua bướm ga rất mạnh tác dụng vào mặt vát trên bướm ga==> bướm ga tự đóng bớt lại..
đó là cách đơn giản nhất trên chế hòa khí
:D:D
Cái này thì em biết, nó là cơ cấu hạn chế tốc độ cực đại của động cơ.Còn cái mà em đang hỏi là bộ điều tốc(ổn định tốc độ động cơ) mà bác./
 

thohaui

Tài xế O-H
Mình xin góp ý theo cách mình hiểu:
Tốc độ động cơ thì luôn biến động phụ thuộc vào sự thay đổi của tải trọng ngoài tác dụng lên nó.
- Đối với động cơ xăng thì môi chất công tác đưa vào buồng đốt là hỗn hợp xăng-không khí. Lượng không khí đi vào buồng đốt sẽ bị ảnh hưởng bởi hệ số nạp (lực cản trên đường nạp, tại vị trí bướm ga), khi tốc độ tăng thì hệ số cản này càng tăng mạnh do đó sẽ hạn chế lượng không khí đi qua bướm ga và tự kéo tốc độ động cơ về.
- Đối với động cơ diesel dùng bơm cao áp thì không khí được đưa vào xi lanh luôn với lượng dư và môi chất công tác chỉ phụ thuộc vào lượng nhiên liệu được phun vào buồng đốt ở cuối quá trình nén. Do đó lượng nhiên liệu phun vào càng nhiều, công suất động cơ tăng càng mạnh. Lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt được thay đổi thông qua việc xoay piston bơm để thay đổi hành trình có ích của piston.
Có môt điều cần lưu ý là ở đây do đặc điểm kết cấu của piston và xi lanh bơm cao áp lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt còn phụ thuộc vào sự tiết lưu qua lỗ xả dầu trên thân xilanh bơm. Tốc độ càng nhanh thì hiện tượng tiết lưu càng giảm (tưởng tượng như khi bơm xe đạp bằng tay, ta đẩy càng nhanh thì hơi ra càng nhiều) do đó lượng nhiên liệu phun vào càng nhiều.
Giả sử vì một lý do nào đó mà tải giảm đột ngột, tốc độ sẽ tăng nhanh nếu không có sự điều chỉnh của bộ điều tốc thì tốc độ sẽ cứ tăng mãi cho đến khi toàn bộ động cơ bị phá hủy :dl

Bộ điều tốc chỉ sử dụng đối với động cơ diesel dùng bơm cao áp thông thường. Đối với động cơ diesel điều khiển điện tử hiện nay thì hệ thống cung cấp nhiên liệu đã khác hiện tượng này không còn nên cũng không cần sử dụng bộ điều tốc nữa!

Em nghĩ common rail vẫn có cơ cấu điều tốc đó cụ à. Cái van SCV được điều khiển để cấp nhiên liệu vào bơm cao áp để giữ áp của ống saó ổn định
 
D

dungcvc

Khách
Đây là đò thị đường đặc tính ngoài của ĐC ĐT (của ĐC xăng và Diesel)
[/url][/IMG]
Đồ thị biểu hiện mối quan hệ giữa mô men xoắn của động cơ Me(hoặc công suất của động cơ Ne) và số vòng quay của trục khuỷu khi cung cấp nhiện liệu ở mức cao nhất (bướm ga mở hoàn toàn ở đc xăng hoặc thanh răng bơm cao áp được kéo hết cỡ ở đc Diesel) và được gọi là đường đặc tính tốc độ ngoài của động cơ.
Đặc tính ngoài của động cơ cho trị số lớn nhất của mô men Me (Công suất Ne) ở số vòng quay xác định.
Các trị số nhỏ hơn của mô men và công suất của động cơ có thể nhận được bằng cách giảm cung cấp nhiên liệu (nhả bớt ga)
Các điểm đặc biệt của đường đặc tính là điểm công suất cực đại Ne ứng với số vòng quay n(N) và điểm mô men cực đại ứng với số vòng quay n(M) (Bác nhìn hình ở trên )
Khi tăng số vòng quay của động cơ lên quá số vòng quay n(N) thì công suất đ/c sẽ giảm. Nguyên nhân là do quá trình cháy của động cơ xấu đi, tổn thất công suất của động cơ lớn lên và sự mài mòn các chi tiết của động cơ cũng tăng. Vì vậy khi thiết kế xe người ta mong muốn nemax(tương ứng với vận tốc vmax của xe) khi xe chạy trên đường bằng phẳng (đường bêtong, nhựa) không được vượt quá số vòng quay n(N) từ 10-20%. Để thực hiện được mục đích đó trên một số xe sử dụng bộ hạn chế số vòng quay của động cơ (bộ điều tốc)..
Khoảng làm việc của Đ/c là từ ne(min)-ne(max) nhưng ổn định nhất và tính kinh tế cao nhất là từ n(M)-n(N)
Bác thông cảm em hơi dài dòng tý, giờ em trả lời câu hỏi của bác . Bác nhìn thấy trên đường đặc tính của động cơ Diesel nếu vượt quá số vòng quay n(N) thì mômen của em nó RỚT thậm tệ (đường nét đứt) còn trong đ/c xăng thì giảm từ từ(còn chấp nhận được) nên đối với đ/c Diesel phải dùng bộ điều tốc còn đ/c xăng thì không, việc giới hạn trong khoảng ne(min)-ne(max) thì do thiết kế cung cấp nhiên liệu..đã được giới hạn rồi!
Còn đ/c bây giờ dùng phun nhiên liệu thì việc đó thuộc về phần của anh ECU rùi bác nhỉ? Thank

Sau khi đọc bài của bác vthangnd e có ý kiến như sau, các bác tham khảo và chỉ giáo:
Thứ nhất: 2 sơ đồ bác đưa ra ở sơ đồ b bác nói là động cơ diesel là không đúng mà đây vẫn là động cơ xăng có hạn chế tốc độ động cơ. Qua đây e có ý kiến là cả động cơ xăng có loại không có bộ hạn chế tốc độ động cơ, nhưng bên cạnh đó vẫn có động cơ xăng hạn chế tốc độ động cơ, còn trên động cơ diesel thì có bộ phận hạn chế tốc độ động cơ.
Thứ hai: Công suất và mômen đạt giá trị lớn nhất tại một giá trị tốc độ động cơ nhất đinh, như ở trên đồ thị của bác công suất đạt cực đại tại nN, còn mômen đạt cực đại tại nM. nếu tốc độ đông cơ tăng trên nM thì mômen động cơ giảm, còn tốc độ động cơ tăng trên nN thì công suất động cơ sẽ giảm.
Tại sao lại có hạn chế tốc độ động cơ( bộ điều tốc) vì: Nếu tốc độ động cơ lớn( trên giá trị nN) công suất động cơ giảm, mômen giảm, hiệu suất nạp hỗn hợp kém đi ( ví dụ bác lấy kim tiêm cắm vào cốc nước bác rút nhanh piston thì lượng nước nạp vào xilanh ít hơn so với từ từ bác kéo piston), khi tốc độ động cơ cao các chi tiết dịch chuyển với tốc độ lớn gây ra tổn thất cho ma sát lớn gây ra mài mòn chi tiết nhanh, sinh ra nhiệt lớn làm cho tuổi thọ động cơ giảm.
Thứ ba: chúng ta thấy động cơ xăng thường có mômen xoắn nhỏ hơn động cơ diesel nhất là ở tốc độ thấp, vì vậy sức kéo động cơ diesel lớn hơn động cơ xăng. Do tỉ số nén của động cơ diesel cao hơn động cơ xăng lý do nhiên liệu động cơ diesel tự bốc cháy dưới áp suất nén cao, còn động cơ xăng cháy do tia lửa điện, động cơ xăng phun xong nhiên liệu mới đốt cháy, còn diesel quá trình cháy vẫn phun nhiên liệu, chính vì tỉ số nén cao nên các chi tiết của động cơ diesel có khối lượng cao hơn động cơ xăng để đảm bảo được an toàn dẫn đến động cơ diesel nặng hơn so với động cơ xăng. Vì vậy tốc độ động cơ xăng lớn hơn động cơ diesel, hay khả năng tăng tốc cũng tốt hơn nhưng sức kéo động cơ xăng thấp hơn so với động cơ diesel.
 

tronganh6691

Tài xế O-H
đơn giản vì trên động cơ diesel phải có bộ điều tốc để tránh tình trạng ga điên rất nguy hiểm, động cơ điesel khác động cơ xăng, công suất của động cơ diesel tùy thuộc vào lượng nhiên liệu do bơm cao áp cung cấp, cấp nhiều chạy nhanh cấp ít chạy chậm, tuy nhiên nếu bạn giữ cần ga một chỗ cố định thì khi có tải số vòng quay sẽ giảm xuống khi bớt tải số vòng quay tăng lên. Điều đó sẽ làm cho động cơ hoạt động trong những trạng thái bất lợi. Vì thế bộ điều tốc ra đời với mục đích ổn định tốc độ động cơ diesel với số vòng quay không đổi khi có tải hoặc khi giảm tải. Động cơ xăng công suất thì phụ thuộc vào độ mở bướm ga, kết cấu piston - xy lanh vủa động cơ xăng gọn nhẹ hơn động cơ dầu, trên động cơ xăng không có bộ điều tốc mà chỉ có bộ điều áp xăng gắn ở phía cuối giàn trao kim phun để duy trì áp suất trong đường ống là không đổi, khi áp suất tăng quá cao nó sẽ mỡ cửa 1 chiều cho chạy về thùng. Mình mới làm đồ án diesel xong nên kiến thức cũng còn nhớ, rất mong được sự đóng góp của các ae trên diễn đàn:3:
 

Buonoi10

Tài xế O-H
Động cơ xăng cũng có loại lắp bộ hạn chế tốc độ đấy chứ - Động cơ Zil 130. Nhưng thường các xe này về Việt NAm là lại tháo bỏ. Đuấy dng như các bạn nói việc phải lắp bộ điều tốc cho diesel kiểu cũ là động cơ có nguy cơ bị vượt tốc. Có lần tôi bị động cơ diesel vượt tốc, chú lắp bơm cao áp thế nào để kẹt điều tốc, máy gầm ầm mĩ và khói phun đen đặc. Lúc ấy phải cởi ngay áo khoác nút ngay miệng cổ hút lại nên tắt luôn được máy.
 

hoangmeo123456

Tài xế O-H
EM xin đi thẳng vào vấn đề luôn
- Thứ nhất động cơ xăng thì nhiên liệu được điều chỉnh theo lượng (bằng bướm ga)
- THứ 2 : ĐỘng cơ diezen điều chỉnh theo chất (lượng nhiên liệu cấp của bơm cao áp) còn không khí thì lúc nào cũng trong trạng thái nhiều nhất có thể.
Do đó động cơ xăng khi tải giảm tốc độ tăng ta chỉ giảm ga là giảm lượng hỗn hợp=>giảm tốc độ đc
Động cơ die zen thì khi tải giảm làm tốc độ tăng, bơm dầu vào nhiều hơn ( do trục bơm cao áp truyền động bởi trục khuỷu) mà dầu vào nhiều gặp không khí đang dư ở trong thì cháy mạnh hơn, tốc độ lại tăng và vòng luẩn quẩn xảy ra đến khi rớt tay biên và thủng lốc máy mới dừng lại.do đó cần có bộ điều tốc liên kết với cần ga
Em hiểu thế không biết có gì chưa đúng mong các bác chỉnh lại để có câu trả lời thỏa đáng nhất.
 

VQB

Tài xế O-H
- Bộ hạn chế tốc độ của động cơ xăng là bộ tự động hạn chế tốc độ tối đa của động cơ. Trên động cơ xăng lượng cung cấp nhiên liệu (do chế hòa khí) nhờ lưu lượng khí nạp chảy qua cổ khuyếch tán của họng hút (trên đường nạp). Khi động cơ phát huy tốc độ cao, các chi tiết chịu lực quán tính lớn. Để đề phòng quá tải cho các chi tiết (bởi lực quán tính gây nên) cần hạn chế tốc độ tối đa. Khi bộ hạn chế làm việc, tiết diện khí lưuthông nhỏ lại và xăng không trào mạnh, tránh gây nên hiện tượng tăng đậm nhiên liên liệu đột biến và có nghĩa là tránh được hiện tượng “òa ga”, đảm bảo tuổi thọ làm việc cho các chi tiết của động cơ. Hiện tượng òa ga xảy ra khi xe đang chuyển động xuống dốc ở tốc độ cao, dẫn tới sự gia tăng tốc độ quá mức.
Bộ hạn chế tốc độ của động cơ xăng có thể ở nhiều dạng khác nhau: bằng tác động của dòng khí vào mặt vát của bướm ga sau cổ khuyếch tán, bằng bộ điều khiển quay buớm ga nhờ độ chân không sau cổ hút, bằng bộ điều khiển quay buớm ga nhờ tín hiệu điện tử,....
- Bộ điều tốc của động cơ diezel làm việc nhằm giũ cho tốc độ của động làm việc ổn định mà không chịu ảnh hưởng của phụ tải bên ngoài động cơ khi chân ga giũ nguyên vị trí. Khi động cơ đang làm việc ở một số vòng quay ổn định nào đó theo mức độ bàn đạp chân ga, nếu vì một lý do nào đó số vòng quay động cơ đột ngột tăng cao, bộ điều tốc sẽ thực hiện giảm bớt lượng cung cấp nhiên liệu đảm bảo cho động cơ giữ được ổn định tốc độ làm việc yêu cầu.
Bộ điều tốc hay dùng là bộ điều tốc đa chế độ, tức là cho phép bộ điều tốc giũ ổn định tốc độ quay của động cơ ở mọi chế độ làm việc của nó trong khoảng làm việc của động cơ. Các chế độ điều tốc bao gồm: chế độ chạy không tải (ga lăng ty), điều tốc giới hạn (tốc độ làm việc lớn nhất), điều tốc trong vùng làm việc của động cơ. Như vậy bộ điều tốc đa chế độ vừa có chức năng hạn chế tốc độ tối đa và có cả chức năng đảm bảo ổn định số vòng quay của động cơ ở mọi vị trí bàn đạp chân ga.
 

73LQB

Tài xế O-H
Chêm gíc lơ

em nghe người ta nói nhiều về từ "chêm gíc lơ' để tiết kiệm xăng hơn. nhưng ma cũng chẳng biết thực hư thực hiện thế nào và làm như thế nào cả! Có bác nào đã làm rồi có thể chia sẽ cho e cùng những anh em được biết với không ạ! Xin cảm ơn các bác! chúc sức khỏe các bác!@
 

hoangmeo123456

Tài xế O-H
em nghe người ta nói nhiều về từ "chêm gíc lơ' để tiết kiệm xăng hơn. nhưng ma cũng chẳng biết thực hư thực hiện thế nào và làm như thế nào cả! Có bác nào đã làm rồi có thể chia sẽ cho e cùng những anh em được biết với không ạ! Xin cảm ơn các bác! chúc sức khỏe các bác!@

Cái này thực ra là người ta làm cho đường kính lỗ gíc lơ nhỏ lại một chút và trong thủy lực thì gọi là tăng tổn thất cục bộ để khi mình tăng ga đột ngột thì lượng xăng qua giảm lại hơn so với lúc trước qua đó làm giảm lượng tiêu hao nhiên liệu. Nhưng hậu quả là máy không bốc. Cuối cùng để hài hòa tất tần tật những cái trên thì hậu quả là hệ thống phun xăng điện tử ra đời.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên