Khảo sát hệ thống thủy lực.

P
Bình luận: 32Lượt xem: 6,197

phatminh1967

Tài xế O-H
Ở đây chúng ta cùng khảo sát trên máy xúc là chính.

Để khảo sát và phán đoán hư hỏng của các cụm chi tiết hoặc cơ cấu chấp hành của thiết bị thủy lực.

Là cơ sở để chúng ta đánh giá mức độ hư hỏng cũng như hiệu quả của nó sau khi ta sửa chữa.

Là những công việc tối thiểu của người thợ sửa chữa phải làm trước khi “Xin ý kiến của khán giả trong trường quay” để dễ dàng tư vấn cũng như nâng cao chất lượng bài viết.

Hôm nay tôi xin trình bày một số hình ảnh về vị trí, phương pháp, thông số và cách kiểm tra chất lượng của xy lanh, mô tơ quay, mô tơ di chuyển….. được tổng hợp lại từ Shop manual PC 450-6.



















Hình ảnh chỉ mang tính minh họa.


Một câu hỏi được đặt ra ở đây: Thế thì cách kiểm tra bơm, van phân phối sẽ như thế nào nếu chúng ta không có máy chuyên dụng để kiểm tra nó bởi vấn đề này trong sách dạy sửa chữa không hề nhắc đến.

Chúng ta sẽ cùng thảo luận để tìm ra phương pháp tối ưu trong việc này.
Một phần thưởng là
cho ai có bài viết hay nhất, phần thưởng sẽ chia đều nếu có nhiều người cùng hay như nhau.
 
L

LỌ MỌ

Khách
Một câu hỏi được đặt ra ở đây: Thế thì cách kiểm tra bơm, van phân phối sẽ như thế nào nếu chúng ta không có máy chuyên dụng để kiểm tra nó bởi vấn đề này trong sách dạy sửa chữa không hề nhắc đến.

Cụ Bói máu nhể ??? Cái chủ đề này mang tính thời sự cao. Rất hay, rất cần thiết...

He he... Em lại được mở rộng tầm mắt ròi !!!


Nhưng chỉ..... Câu hỏi của Lão nó bao hàm khá rộng... Nếu nói về chú bơm thì có thể dựa vào cái bảng test mà nói phét được. Nhưng nói về c/v thì tắc con nhà bà Tỵ ngay Cụ ợ... Vì đơn giản để hiểu được cái ngăn kéo đã là một việc không hề đơn giản chứ chưa nói đến là làm nó.

Em lấy tý dẫn chứng nho nhỏ nhé. Cụ cũng biết là em Kom PC -3 có mặt ở Việt nam khá lâu ròi hệ thống thủy lực cũng khá đơn giản mà đến bây giờ cũng còn rất nhiều các ''cao thủ đầu mưng mủ,kể cả thợ Háng'' Vưỡn còn khóc ra tiếng Mán đấy Cụ ợ... Các Cụ xem mấy lời này đừng nghĩ em nói phét nhé bởi các anh tài này vưỡn còn đang hành nghề vì một vài lý do tế nhị lên em ko nói tên ra thôi.

Cho lên ''Vãn bối'' chỉ có vài lời chốt hự như thế này: Cái nghề này nó ko có ''tổ sư'' Cái công việc mà mình làm nếu mà nó thuận không có triệu chứng gì trước khi ''sửa chữa ,bảo trì'' thì nói phét ''Cứ như Rồng bay, Phượng múa'' Nhưng nếu cái máy mà dính pan hay có triệu chứng phát sinh thì chẵc cũng cong người, lòi pha đấy Cụ ợ !!!


Vài lời ba hoa ,bốc phét nếu có chướng tai thì mong các Cụ bỏ quá ự!!! Em xin hết ợ...
 

thayboixemvoi

Bằng lái hạng Dê
Bẩm cụ, tớ đang nói về những em nguyên bản hoặc nó chưa bị sai cái gì cơ ạ, nếu mà lắp sai đủ thứ thì cứ tháo nguyên cả cụm về s/c rồi bảo hành bảo tỏi bao nhiêu thì tùy ạ.

Xin "japan" cho một em PC200-6 cần dài như thế này cho nó dễ nhé:
1-Phớt xy lanh nâng cần mới thay được15 ngày.
2-Van chống tụt đã kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra thấy rất kín và tốt.
3-Nâng cần chậm, khi bắt đầu nâng nó hạ xuống một tý rồi mới lên.
4-Nâng cần lên cao rồi tắt máy, cần tụt trông thấy nghe thấy tiếng "xì" rất nhỏ ở khu vực VPP, tốc độ tụt cần giảm dần theo độ cao.
5-Tháo các ty của VPP đều còn đẹp, "van bù" (Pressure compensation valve)ngon lành cành đào, van xả cửa (Safety-suction valve), VAT (Main relief valve) cũng ngon luôn.
6-Các thao tác còn lại đều đạt yêu cầu.

Cụ đoán thử xem nó bị làm sao nhé???????????​
 
L

LỌ MỌ

Khách
Bẩm cụ, tớ đang nói về những em nguyên bản hoặc nó chưa bị sai cái gì cơ ạ, nếu mà lắp sai đủ thứ thì cứ tháo nguyên cả cụm về s/c rồi bảo hành bảo tỏi bao nhiêu thì tùy ạ.

Xin "japan" cho một em PC200-6 cần dài như thế này cho nó dễ nhé:
1-Phớt xy lanh nâng cần mới thay được15 ngày.
2-Van chống tụt đã kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra thấy rất kín và tốt.
3-Nâng cần chậm, khi bắt đầu nâng nó hạ xuống một tý rồi mới lên.
4-Nâng cần lên cao rồi tắt máy, cần tụt trông thấy nghe thấy tiếng "xì" rất nhỏ ở khu vực VPP, tốc độ tụt cần giảm dần theo độ cao.
5-Tháo các ty của VPP đều còn đẹp, "van bù" (Pressure compensation valve)ngon lành cành đào, van xả cửa (Safety-suction valve), VAT (Main relief valve) cũng ngon luôn.
6-Các thao tác còn lại đều đạt yêu cầu.

Cụ đoán thử xem nó bị làm sao nhé???????????​

Bẩm Cụ ! Với những thông tin ''cái gì cũng tốt'' của Cụ em xin đoán mò phát nhé :

 

gie-rach

Tài xế O-H
Phớt mới thay cũng không có nghĩa là xi lanh ngon. Muốn tụt được cần thì
1/ dầu phải lọt qua van chống tụt
2/Lọt qua quả piston lên phần cần
Van chống tụt ngon => piston chết
Gã chém gió thôi- chả chắc đã đúng
 

phatminh1967

Tài xế O-H
Tạm thời chúng ta bỏ qua cái "cao siêu và tổng thể" khó nhai kia để xem xét mấy cái pan nho nhỏ đã nhỉ.


Em lấy tý dẫn chứng nho nhỏ nhé. Cụ cũng biết là em Kom PC -3 có mặt ở Việt nam khá lâu ròi hệ thống thủy lực cũng khá đơn giản mà đến bây giờ cũng còn rất nhiều các ''cao thủ đầu mưng mủ,kể cả thợ Háng'' Vưỡn còn khóc ra tiếng Mán đấy Cụ ợ... Các Cụ xem mấy lời này đừng nghĩ em nói phét nhé bởi các anh tài này vưỡn còn đang hành nghề vì một vài lý do tế nhị lên em ko nói tên ra thôi.

Nói như thế có nghĩa là cụ rất nhiều kinh nghiệm về dòng KOM-3.
Sao cụ không chia sẻ cho ae một ít nhỉ.




Phớt mới thay cũng không có nghĩa là xi lanh ngon. Muốn tụt được cần thì
1/ dầu phải lọt qua van chống tụt
2/Lọt qua quả piston lên phần cần
Van chống tụt ngon => piston chết
Gã chém gió thôi- chả chắc đã đúng

Phán như cụ có thể là đúng một phần nào đó.
Cụ lý giải thêm các triệu chứng còn lại thì mới thuyết phục người đọc chứ.

Các triệu chứng đây này:


3-Nâng cần chậm, khi bắt đầu nâng nó hạ xuống một tý rồi mới lên.
4-Nâng cần lên cao rồi tắt máy, cần tụt trông thấy nghe thấy tiếng "xì" rất nhỏ ở khu vực VPP, tốc độ tụt cần giảm dần theo độ cao.
 
L

LỌ MỌ

Khách
Tạm thời chúng ta bỏ qua cái "cao siêu và tổng thể" khó nhai kia để xem xét mấy cái pan nho nhỏ đã nhỉ.





Nói như thế có nghĩa là cụ rất nhiều kinh nghiệm về dòng KOM-3.
Sao cụ không chia sẻ cho ae một ít nhỉ.

Dạ bẩm Cụ !!! Thật không dám qua mặt các cao nhân ự... Cụ cũng biết là trước đây em có làm cơ khí về thủy lực mà cho lên biết được ít nhiều thôi chứ ko phải là nhều kinh nghiệm đâu ợ !!! Đây chỉ là cái ví dụ về cái em ''cổ na hi'' thôi mờ !!!
 

bomva

Tài xế O-H
em xin phép bác thayboixemvoi cho em tham gia với nhé
trường hợp 1
xec măng ngăn khoang
trường hợp 2
lòng mề van chống tụt
trường hợp 3
van bồi hoàn
trường hợp 4
giống trường hợp 1 và 3.sim vành ngoài van vù
trường hợp 5,6 ngon rồi thì ko cần kiiem tra
em chém gió đấy các bác đừng tin!!!!!!!
 

thayboixemvoi

Bằng lái hạng Dê
Chính xác là nó bị hỏng xéc măng ngăn khoang của xy lanh nâng cần.
Vậy thì tôi sẽ tặng
cho cụ nào "giải trình đầy đủ" tại sao chỉ hỏng mỗi một cái "xéc măng ngăn khoang của xy lanh nâng cần" mà đẻ ra lắm triệu chứng như vậy.

Trích dẫn lại nhé:



Xin "japan" cho một em PC200-6 cần dài như thế này cho nó dễ nhé:
1-Phớt xy lanh nâng cần mới thay được15 ngày.
2-Van chống tụt đã kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra thấy rất kín và tốt.
3-Nâng cần chậm, khi bắt đầu nâng nó hạ xuống một tý rồi mới lên.
4-Nâng cần lên cao rồi tắt máy, cần tụt trông thấy nghe thấy tiếng "xì" rất nhỏ ở khu vực VPP, tốc độ tụt cần giảm dần theo độ cao.

5-Tháo các ty của VPP đều còn đẹp, "van bù" (Pressure compensation valve)ngon lành cành đào, van xả cửa (Safety-suction valve), VAT (Main relief valve) cũng ngon luôn.
6-Các thao tác còn lại đều đạt yêu cầu.
 

phatminh1967

Tài xế O-H
Em và lão thayboixemvoi 2 trong 1 cho nên em xin phép bàn nốt câu chuyện đang dở dang nha.

Ta đang bàn về cái sự tụt cần có phải ko các cụ nhỉ. Cái sự tụt cần theo em chia làm mấy loại sau:
1- Tụt kiểu không tụt tẹo nào.
2- Tụt kiểu “Kình kịch”: nghe thấy tiếng “kịch kịch” và tụt dần dần, tiếng đó do đâu mà có các cụ tự nghiên cứu nha.
3- Tụt kiểu “xì xì” trong xy lanh.
4- Tụt kiểu “xì xì” trong van phân phối. Ta đang nghiên cứu cái này này.
5- Tụt kiểu ầm ầm: tốc độ tụt cần nhanh trông thấy rõ.
6- Tụt kiểu không thể nâng nổi cần lên được.

Một số câu em xin viết tắt cho nó đỡ mỏi ngón tay:
1- Khoang piston của xy lanh nâng cần gọi tắt là khoang H, tắt hết tầm là H.
2- Khoang cán của xy lanh nâng cần gọi tắt là khoang R, tắt hết cỡ là R.

Ta xét trường hợp số 4 trước đã nhé: “4-Nâng cần lên cao rồi tắt máy, cần tụt trông thấy nghe thấy tiếng "xì" rất nhỏ ở khu vực VPP, tốc độ tụt cần giảm dần theo độ cao.”
Nâng cần lên cao----> tắt máy---> dầu chạy từ H sang R tới khi Ph=Pr, đây là lúc ta nhìn thấy tốc độ tụt cần là nhanh.
Khi tắt chìa khóa và trên SĐTL ta thấy cái “Safety-suction valve (2-stage)” ~ CRACKIING PRESSURE OF BOOM LOWERING SAFTY VALVE = Là dưới 290 kg/cm2 + van chống tụt cần là kín.
Lúc này xy lanh nâng cần trở thành một cái bơm piston có cái cán bằng cái ty mạ crôm sáng bóng ý. Dưới tác dụng của trọng lượng cần và tải tùy theo từng cách thử khác nhau sẽ tạo ra một áp suất cao hơn a/s của VAT xả cửa xuống cần là 290 kg/cm2---> nó sẽ “xì” qua đó mà về thùng----> có tiếng “xì” ở VPP. Đoạn này tốc độ tụt cần sẽ chậm hơn lúc trước.

Trường hợp số 3: “3-Nâng cần chậm, khi bắt đầu nâng nó hạ xuống một tý rồi mới lên.”
Bắt đầu nâng cần: trong khi P pump đang lên để > Ph, Pr = P hồi và Ph đang chạy sang Pr---> cần sẽ bị tụt xuống một đoạn trước khi được nâng với tốc độ chậm.

Như thế là đã rõ mười mươi ròi nhá.
Khi xy lanh nâng cần bị hỏng xéc măng ngăn khoang ở một chừng mực nào đấy nó sẽ sinh ra các triệu chứng “loằng văn ngoằng” như vậy.



Vậy thì để giải một “pan” thấu tình đạt lý thì các yếu tố cũng như các thông số phải trung thực và đầy đủ may ra mới “bói” được.

Khi “japan” yếu tố trung thực phải được đặt lên hàng đầu, còn các thông số khác có thể “ri rỉ” hoặc “nhỏ giọt” thì tùy miễn sao đừng gây khó chịu cho các cụ khác đang đi theo “buôn dưa lê” khỏi bị “oải”.
Nhất thiết phải “chốt hạ chuẩn” thì lần sau mới có người chơi cùng.


Em xin hết ạ!!!!!!!
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Góp vui một chút nào.

Nâng cần lên cao----> tắt máy---> dầu chạy từ H sang R tới khi Ph=Pr, đây là lúc ta nhìn thấy tốc độ tụt cần là nhanh.

Lúc này xy lanh nâng cần trở thành một cái bơm piston có cái cán bằng cái ty mạ crôm sáng bóng ý. Dưới tác dụng của trọng lượng cần và tải tùy theo từng cách thử khác nhau sẽ tạo ra một áp suất cao hơn a/s của VAT xả cửa xuống cần là 290 kg/cm2---> nó sẽ “xì” qua đó mà về thùng----> có tiếng “xì” ở VPP.

Đoạn này tốc độ tụt cần sẽ chậm hơn lúc trước.

Giả sử thế này:

Nếu giá trị cài đặt của “Safety-suction valve (2-stage)” ~ CRACKING PRESSURE OF BOOM LOWERING SAFTY VALVE không phải Là dưới 290 kg/cm2 mà chỉnh tăng lên đến giá trị CAO HƠN áp suất mà "CÁI BƠM GIẢ CÓ CÁN BẰNG CÁI TY MẠ CRÔM SÁNG BÓNG" tạo ra.

Hay thôi, để cho thật rõ, ta bịt luôn cái đường qua VAN LẰNG NHẰNG ấy, không cho nó về thùng nữa thì liệu có còn bị "TỤT QUẦN" à quên "TỤT CẦN" không nhỉ ???

Nói cách khác là khi bịt đường dầu ấy thì dưới tác dụng của trọng lượng cần và tải, nhớt thủy lực "CÓ CHẢY TỪ KHOANG PISTON SANG KHOANG CẦN (từ H sang R) KHÔNG ???"
 

congphong86

Tài xế O-H
Góp vui một chút nào.



Giả sử thế này:

Nếu giá trị cài đặt của “Safety-suction valve (2-stage)” ~ CRACKING PRESSURE OF BOOM LOWERING SAFTY VALVE không phải Là dưới 290 kg/cm2 mà chỉnh tăng lên đến giá trị CAO HƠN áp suất mà "CÁI BƠM GIẢ CÓ CÁN BẰNG CÁI TY MẠ CRÔM SÁNG BÓNG" tạo ra.

Hay thôi, để cho thật rõ, ta bịt luôn cái đường qua VAN LẰNG NHẰNG ấy, không cho nó về thùng nữa thì liệu có còn bị "TỤT QUẦN" à quên "TỤT CẦN" không nhỉ ???

Nói cách khác là khi bịt đường dầu ấy thì dưới tác dụng của trọng lượng cần và tải, nhớt thủy lực "CÓ CHẢY TỪ KHOANG PISTON SANG KHOANG CẦN (từ H sang R) KHÔNG ???"
Theo em nghĩ thì vẫn có khả năng là nó vẫn bị tụt cần vì cái bơm pitton có cán bằng ty mạ crom bị kém
 

phatminh1967

Tài xế O-H
Góp vui một chút nào.



Giả sử thế này:

Nếu giá trị cài đặt của “Safety-suction valve (2-stage)” ~ CRACKING PRESSURE OF BOOM LOWERING SAFTY VALVE không phải Là dưới 290 kg/cm2 mà chỉnh tăng lên đến giá trị CAO HƠN áp suất mà "CÁI BƠM GIẢ CÓ CÁN BẰNG CÁI TY MẠ CRÔM SÁNG BÓNG" tạo ra.

Hay thôi, để cho thật rõ, ta bịt luôn cái đường qua VAN LẰNG NHẰNG ấy, không cho nó về thùng nữa thì liệu có còn bị "TỤT QUẦN" à quên "TỤT CẦN" không nhỉ ???

Nói cách khác là khi bịt đường dầu ấy thì dưới tác dụng của trọng lượng cần và tải, nhớt thủy lực "CÓ CHẢY TỪ KHOANG PISTON SANG KHOANG CẦN (từ H sang R) KHÔNG ???"



"Đồng lõa" với cụ một tẹo, cụ nào giải trình vấn đề trên một cách thuyết phục nhất em xin tặng 200 điểm.
 

hugbmt12

Tài xế O-H
"Trường hợp số 3: “3-Nâng cần chậm, khi bắt đầu nâng nó hạ xuống một tý rồi mới lên.”
Bắt đầu nâng cần: trong khi P pump đang lên để > Ph, Pr = P hồi và Ph đang chạy sang Pr---> cần sẽ bị tụt xuống một đoạn trước khi được nâng với tốc độ chậm."
Em ko dồng ý với cách giải thich như thế,chẳng thuyết phục tẹo nào

---------- Post added at 01:15 PM ---------- Previous post was at 12:56 PM ----------

"Nói cách khác là khi bịt đường dầu ấy thì dưới tác dụng của trọng lượng cần và tải, nhớt thủy lực "CÓ CHẢY TỪ KHOANG PISTON SANG KHOANG CẦN (từ H sang R) KHÔNG ???"
Theo em là có,(nếu PÍTON bị hở )do trọng lưc của cần và gầu (h>r)cần sẽ tụt, khi gầu chạm đất trọng lực mất tác dụng ( khi đó h=r)
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
"Trường hợp số 3: “3-Nâng cần chậm, khi bắt đầu nâng nó hạ xuống một tý rồi mới lên.”
Bắt đầu nâng cần: trong khi P pump đang lên để > Ph, Pr = P hồi và Ph đang chạy sang Pr---> cần sẽ bị tụt xuống một đoạn trước khi được nâng với tốc độ chậm."
Em ko dồng ý với cách giải thich như thế,chẳng thuyết phục tẹo nào

"Nói cách khác là khi bịt đường dầu ấy thì dưới tác dụng của trọng lượng cần và tải, nhớt thủy lực "CÓ CHẢY TỪ KHOANG PISTON SANG KHOANG CẦN (từ H sang R) KHÔNG ???"
Theo em là có,(nếu PÍTON bị hở )do trọng lưc của cần và gầu (h>r)cần sẽ tụt, khi gầu chạm đất trọng lực mất tác dụng ( khi đó h=r)

Chưa biết câu trả lời là ĐÚNG-SAI, HAY-DỞ thế nào. Nhưng TỚ vẫn cứ tặng hai bạn 50 điểm vì đã nhiệt tình tham gia. =d>=d>

Năm bạn trả lời tiếp theo cũng vậy, cứ có trả lời là sẽ được tặng điểm (mỗi bạn 20 điểm thôi nha :)):)))
 

thayboixemvoi

Bằng lái hạng Dê
"Trường hợp số 3: “3-Nâng cần chậm, khi bắt đầu nâng nó hạ xuống một tý rồi mới lên.”
Bắt đầu nâng cần: trong khi P pump đang lên để > Ph, Pr = P hồi và Ph đang chạy sang Pr---> cần sẽ bị tụt xuống một đoạn trước khi được nâng với tốc độ chậm."
Em ko dồng ý với cách giải thich như thế,chẳng thuyết phục tẹo nào

Cụ đưa ra cách giải thich của mình để thuyết phục mọi người xem nào??????
 

hugbmt12

Tài xế O-H
Thật sự em chỉ biết chút ít ,mong chỉ bảo thêm ở các Bác!

---------- Post added at 12:54 PM ---------- Previous post was at 12:44 PM ----------

Một câu hỏi được đặt ra ở đây: Thế thì cách kiểm tra bơm, van phân phối sẽ như thế nào nếu chúng ta không có máy chuyên dụng để kiểm tra nó bởi vấn đề này trong sách dạy sửa chữa không hề nhắc đến.

Đơn giản nhất là kiểm tra lượng nhớt hồi để đánh giá độ kín của bơm và van (có đc ko Bác)
 

phatminh1967

Tài xế O-H
Thật sự em chỉ biết chút ít ,mong chỉ bảo thêm ở các Bác!

---------- Post added at 12:54 PM ---------- Previous post was at 12:44 PM ----------

Một câu hỏi được đặt ra ở đây: Thế thì cách kiểm tra bơm, van phân phối sẽ như thế nào nếu chúng ta không có máy chuyên dụng để kiểm tra nó bởi vấn đề này trong sách dạy sửa chữa không hề nhắc đến.

Đơn giản nhất là kiểm tra lượng nhớt hồi để đánh giá độ kín của bơm và van (có đc ko Bác)

Thực tình tôi cũng chưa tìm được đáp án đúng lên mới đưa ra đây để mọi người cùng thảo luận thôi.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên