[NH] [Đố vui có thưởng] P8- Hiện tượng kích nổ trên động cơ Diesel

huynguyenmbv
Bình luận: 60Lượt xem: 11,860

huynguyenmbv

Tài xế O-H
Phần thưởng cho câu trả lời đúng và đầy đủ nhất là 500 điểm. Ban quản trị sẽ có trách nhiệm giúp em tặng điểm cho thành viên trả lời đúng , bác thợ gần xa vào chém cho nâng cao tâm hiểu biết:10::10::10:

Câu hỏi: Hãy chỉ ra những kết cấu trên động cơ Diesel có tác dụng hạn chế hiện tuợng kích nổ( chủ yếu là về mặt KẾT CẤU) HÃY DIỄN GIẢI, MINH HOẠ RÕ RÀNG
Thơi gian: 1 tuần từ ngày đăng

ps: Kiểu này phải "khiếu nại" bác KDL thêm điểm cho rồi:9::9::9:.
Có gì em sẽ xin ý kiến mấy cao thủ trên diễn đàn để kết thúc chuyên mụcCòn nhiều vấn đề chưa ngả ngủ nên em cũng xin để thêm 1 thời gian, với ;lại đang TN nên cũng ko lên 4Fđược nhiều[/SIZE]
 

namtv

Tài xế O-H
Em chào bác NH ạ!

Có phải bác đang nói về cái này không ạ.

 

zozok38

Tài xế O-H
động cơ DIESEL có cháy kích nổ hả các cụ ??? nếu là phun nhiên liệu thì kích nổ ntn hả bác chủ thớt? nói nôm na thì trong động cơ xăng vì nhiên liệu được phun vào trước nên khi có hiện tượng kích nổ thì trước khi bugi đánh lửa thì đã xuất hiện một màng lửa trong xylanh tại điểm có áp suất và nhiệt độ cục bộ đạt ngưỡng, 2 màng lửa giao nhau sinh ra kích nổ, vậy động cơ DIESEL kích nổ là ntn?
 

namcokhi77

Tài xế O-H
Quá trình cháy trong động cơ DIESEL được bắt đầu từ khi vòi phun phun nhiên liệu vào buồng cháy, nhiên liệu hòa trộn với không khí, ở nơi nào tỉ lệ nhiên liệu và không lý tưởng thì tự bốc cháy. Các mồi lửa được hình thành bất cứ ở đâu trong buồng cháy miển là điều kiện thích hợp.Như vậy trên động cơ DIESEl hiện tượng cháy kích nổ là bình thường và bắt buộc nó như vậy.
Để quá trình cháy trên động cơ Diesel được êm dịu người ta làm chế tạo buồng cháy ngăn cách, có 2 loại:
- Buồng cháy xoáy lốc: Màng lửa sẽ hình thành ở buồng cháy phụ, xong sẽ thổi qua buồng cháy chính.
- Buồng cháy dự bị: Cũng như vậy.
Với buồng cháy ngăn cách thì quá trình cháy sẽ diễn ra êm dịu hơn buồng cháy Thống nhất.
( Diễn đạt như vậy chắc ai cũng hiểu, Mình nghĩ không cần đưa thêm hình ảnh buồng cháy lên cho phức tạp)
 

sirduyduc

Tài xế O-H
Phần thưởng cho câu trả lời đúng và đầy đủ nhất là 500 điểm. Ban quản trị sẽ có trách nhiệm giúp em tặng điểm cho thành viên trả lời đúng , bác thợ gần xa vào chém cho nâng cao tâm hiểu biết:10::10::10:

Câu hỏi: Hãy chỉ ra những kết cấu trên động cơ Diesel có tác dụng hạn chế hiện tuợng kích nổ( chủ yếu là về mặt KẾT CẤU) HÃY DIỄN GIẢI, MINH HOẠ RÕ RÀNG
Thơi gian: 1 tuần từ ngày đăng

ps: Kiểu này phải "khiếu nại" bác KDL thêm điểm cho rồi:9::9::9:.
Có gì em sẽ xin ý kiến mấy cao thủ trên diễn đàn để kết thúc chuyên mục
Dầu diesel là một loại nhiên liệu lỏng, sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ có thành phần chưng cất nằm giữa dầu hoả (kesosene) và dầu bôi trơn (lubricating oil). Chúng thường có nhiệt độ bốc hơi từ 175 đến 370 độ C. Các nhiên liệu Diesel nặng hơn, với nhiệt độ bốc hơi 315 đến 425 độ C còn gọi là dầu ma dút.
Dầu Diesel được đặt tên theo nhà sáng chế Rudolf Diesel, và có thể được dùng trong loại động cơ đốt trong mang cùng tên, động cơ Diesel.
Nếu dầu khó tự cháy sẽ gây cháy kích nổ, khó khởi động máy. Quá trình cháy có 2 trường hợp xảy ra: Cháy bình thường và Cháy kích nổ.Nguyên nhân gây cháy kích nổ chính là do trong dầu có phân tử khó tự cháy (hoặc là phân tử có kích thước nhỏ hay phân tử có cấu trúc dày đặc).Chỉ tiêu đặc trưng cho tính chống kích nổ _ tính tự cháy của dầu là chỉ số xêtan C16 H34 . Dầu có trị số xêtan càng cao thì càng dễ tự cháy có tính chống kích nổ càng cao.có thể chia quá trình cháy nhiên liệu trong động cơ diesel thành 4 giai đoạn sau: giai đoạn cháy trễ; giai đoạn cháy nhanh; giai đoạn cháychính (cháy từ từ); giai đoạn cháy rớt.
Hiện tượng tự bốc cháy nhiên liệu trong động cơ diesel rất phức tạp. Ở đây nhiệt độ của không khí trong buồng cháy không đủ cao để có thể phá huỷ cấu trúc bên trong các phân tử hyđrocacbon như trong trường hợp đốt cháy bằng tia lửa điện. Một số học thuyết về sự bốc cháy nhiên liệu còn cho rằng hiện tượng tự bốc cháy nhiên liệu trong động cơ diesel là kết quả của hàng loạt quá trình hoá học với sự hình thành những hợp chất trung gian để dẫn đến hình thành những phần tử hoạt tính. Với một nồng độ nhất định, những phần tử hoạt tính này đóng vai trò những trung tâm cháy đầu tiên, mở đầu các phản ứng oxy hoá dây chuyền có toả nhiệt. Như vậy, trong giai đoạn cháy trễ ở động cơ diesel đã diễn ra hàng loạt các quá trình trung gian trong việc hình thành và chuẩn bị cho hỗn hợp cháy tự bốc cháy. Những quá trình đó là: phá huỷ các tia nhiên liệu thành những hạt nhỏ và phân bố chúng trong thể tích buồng cháy, sấy nóng và hoá hơi các hạt nhiên liệu, hình thành những hợp chất trung gian và những trung tâm cháy đầu tiên.
Ở động cơ diesel rất khó tạo ra một hỗn hợp cháy đồng nhất. Tại các khu vực của buồng cháy ở xa các tia nhiên liệu, hỗn hợp nhiên liệu –không khí quá loãng, không đủ để bốc cháy. Còn ở khu vực trung tâm các tia nhiên liệu có mật độ các hạt nhiên liệu rất lớn, hỗn hợp nhiên liệu- không khí ở đây quá đậm, vượt quá giới hạn bốc cháy. Khu vực có lợi nhất cho quá trình cháy khởi phát là vỏ ngoài của chùm tia nhiên liệu, ở đó các hạt nhiên liệu có kích thước nhỏ chuyển động cùng với không khí. Quá trình cháy nhiên liệu ở động cơ diesel không bắt đầu từ một điểm như ở động cơ đốt cháy bằng tia lửa điện. Trong thể tích buồng cháy có thể xuất hiện nhiều trung tâm cháy tại những khu vực có điều kiện thích hợp. Để phân biệt với mô hình “cháy bề mặt” ở động cơ xăng, có thể gọi mô hình bốc cháy nhiên liệu trong động cơ diesel là “cháy thể tích” của một hỗn hợp không đồng nhất.
vì thế, những khu vực có tỉ lệ hỗn hợp không khí nhiên liệu thích hợp sẽ bùng cháy trước khi có các màng lửa lan tới.
để khắc phục hiện tượng cháy kích nổ của động cơ diesel, về kết cấu, người ta sử dụng buồng đốt ngăn cách thay cho buồng đốt thống nhất.có các dạng buồng đốt ngăn cách sau:
-buồng đốt trước:

Loại này có buồng đốt phụ đặt trên nắp máy chiếm khoảng 25 ÷ 150 kg/cm2 và bốt cháy ngay 1/3 lượng nhiên liệu phun → áp suất tăng cao đột ngột đẩy phần nhiên liệu còn lại vào buồng đốt chính và đốt cháy hoàn toàn. Do nhiên liệu được cháy ở buồng đốt phụ mà ở buồng đốt chính số nhiên liệu được sấy nóng ,và tán nhuyễn nên cháy tốt. Bởi vậy kim phun không cần có lỗ tia nhỏ để tạo sương .Loại này được ứng dụng trên động cơ caterpilat, toyota,...

· Ưu điểm: Áp suất phun thấp nên dùng kim phun có lỗ ít bị nghẹt. Áp suất cháy không lớn

· Khuyết điểm: Hao nhiên liệu, khó khởi động
-buồng đốt xoáy lốc:


Buồng đốt này thường chiếm từ 50 ÷ 80% thể tích buồng đốt ,có dạng hình trụ hay hình cầu đặt trên nắp xylanh .Nó thông với buồng đốt chính trong xy lanh bằng 1 hay vài đường thông có tiết diện lớn đặt tiếp tuyến với phòng đốt xoáy lốc.

· Ưu điểm: Áp suất phun trên kim phun một lỗ khó bị nghẹt, xoáy lốc mạnh tạo điều kiện cháy trọn vẹn.

· Khuyết điểm: Tổn thất nhiều nhiên liệu, khó khởi động
-buồng đốt phụ trội:Buồng đốt phụ trội chiếm khoảng 20% thể tích chung, được lắp trên nắp xy lanh thông với buồng đốt chính nằm trong xy lanh. Buồng đô phụ trội có dạng hình cầu hay ôvan
sai xót ở đâu,xin các cụ chỉ bảo thêm cho em!
 

huynguyenmbv

Tài xế O-H
Em chào bác NH ạ!

Có phải bác đang nói về cái này không ạ.

Cái này là Dual fuel bác Nam tò vò ah. Em có câu hỏi cho bác đây? Tại sao động cơ dùng Dual(vd: diezel+ LPG) có đường kính xilanh >500mm thì chỉ được dùng với tỷ số nén là 10 mà không phải 14 hoặc cao hơn (như thông thường)
 

hoangmeo123456

Tài xế O-H
Theo em nghĩ thì nên đặt vấn đề là động cơ diezen cháy như thế nào để giảm tiếng ồn khi làm việc qua các cải tiến công nghệ thì đúng hơn vì như bác namcokhi77 thì cháy kích nổ đối với động cơ diezen là bình thường.
 

namtv

Tài xế O-H
Cái này là Dual fuel bác Nam tò vò ah. Em có câu hỏi cho bác đây? Tại sao động cơ dùng Dual(vd: diezel+ LPG) có đường kính xilanh >500mm thì chỉ được dùng với tỷ số nén là 10 mà không phải 14 hoặc cao hơn (như thông thường)

Bác NH!!

Sao lại hỏi một mình namtv nhể!

Bác lại làm khó em rồi, tính toán cả sáng từ khi đổ xăng cho bác mà chưa được ạ. Đang tìm công thức liên hệ giữa tỉ số nén và hệ số kích nổ mà chưa có..Đau đầu quá haizza

Hệ số kích nổ tỉ lệ thuận với đường kính xy lanh: K = D/M * 1/T* dT/dt

Mấy đại ca mau mau vào giúp em...Em sợ dòng chữ đỏ của bác NH rồi đó nghe =))
 

qv2502

Tài xế O-H
Câu hỏi: Hãy chỉ ra những kết cấu trên động cơ Diesel có tác dụng hạn chế hiện tuợng kích nổ( chủ yếu là về mặt KẾT CẤU) HÃY DIỄN GIẢI, MINH HOẠ RÕ RÀNG
gioang quy-náp độ dày mỏng của gioăng ảnh hưởng nén, nếu gioăng dày giảm nén => giảm khích nổ
cũng có thể dùng biện pháp "lắc heo" mà mấy bác thợ thường gọi để tăng hay giảm góc phun sớm của bơm cao áp.
động cơ có kết cấu buồn chay phụ....
nếu có sai mong các bác sửa sai giùm em nha :D
 

gato

Tài xế O-H
Phần thưởng cho câu trả lời đúng và đầy đủ nhất là 500 điểm. Ban quản trị sẽ có trách nhiệm giúp em tặng điểm cho thành viên trả lời đúng , bác thợ gần xa vào chém cho nâng cao tâm hiểu biết:10::10::10:

Câu hỏi: Hãy chỉ ra những kết cấu trên động cơ Diesel có tác dụng hạn chế hiện tuợng kích nổ( chủ yếu là về mặt KẾT CẤU) HÃY DIỄN GIẢI, MINH HOẠ RÕ RÀNG
Thơi gian: 1 tuần từ ngày đăng

ps: Kiểu này phải "khiếu nại" bác KDL thêm điểm cho rồi:9::9::9:.
Có gì em sẽ xin ý kiến mấy cao thủ trên diễn đàn để kết thúc chuyên mục

tại sao lại có hiện tượng cháy kích nổ trong động cơ diesel nhỉ? Bác lập topic mà không hiểu bản chất hiện tượng cháy kích nổ là gì và nó xảy ra đối với động cơ nào ah? haizzz
 

sirduyduc

Tài xế O-H
tại sao lại có hiện tượng cháy kích nổ trong động cơ diesel nhỉ? Bác lập topic mà không hiểu bản chất hiện tượng cháy kích nổ là gì và nó xảy ra đối với động cơ nào ah? haizzz
có đấy cụ ạ, với động cơ diesel, và người ta đã có những cải tiến về kết cấu buồng đốt để khắc phục hiện tượng đó
 

gato

Tài xế O-H
có đấy cụ ạ, với động cơ diesel, và người ta đã có những cải tiến về kết cấu buồng đốt để khắc phục hiện tượng đó

ối giời ơi! bác đi học hay đi làm mà bác phát biểu câu ý thế nhỉ? hihi. bác có thể cho em xin vài cái tài liệu dẫn chứng về cháy kích nổ trong động cơ diesel vs ko? haha! Trong động cơ diesel, buồng cháy sẽ quyết định tới chất lượng cháy của động cơ. Người ta thay đổi kết cấu buồng cháy là để đảm bảo quá trình cháy được triệt để, nhiên liệu phun vào được tơi (nguyên lý động cơ đốt trong-nguyễn duy tiến - NXB GTVT- chương hệ thống nhiên liệu động cơ diesel). Người ta đã nghiên cứu rồi mà bác phát biểu liều thế!:))
 

sirduyduc

Tài xế O-H
ối giời ơi! bác đi học hay đi làm mà bác phát biểu câu ý thế nhỉ? hihi. bác có thể cho em xin vài cái tài liệu dẫn chứng về cháy kích nổ trong động cơ diesel vs ko? haha! Trong động cơ diesel, buồng cháy sẽ quyết định tới chất lượng cháy của động cơ. Người ta thay đổi kết cấu buồng cháy là để đảm bảo quá trình cháy được triệt để, nhiên liệu phun vào được tơi (nguyên lý động cơ đốt trong-nguyễn duy tiến - NXB GTVT- chương hệ thống nhiên liệu động cơ diesel). Người ta đã nghiên cứu rồi mà bác phát biểu liều thế!:))
từ ngày đi học, chắc cụ chỉ đọc mỗi quyển sách ấy thôi nhỉ!
 

dangthanhhoa

Tài xế O-H
ối giời ơi! bác đi học hay đi làm mà bác phát biểu câu ý thế nhỉ? hihi. bác có thể cho em xin vài cái tài liệu dẫn chứng về cháy kích nổ trong động cơ diesel vs ko? haha! Trong động cơ diesel, buồng cháy sẽ quyết định tới chất lượng cháy của động cơ. Người ta thay đổi kết cấu buồng cháy là để đảm bảo quá trình cháy được triệt để, nhiên liệu phun vào được tơi (nguyên lý động cơ đốt trong-nguyễn duy tiến - NXB GTVT- chương hệ thống nhiên liệu động cơ diesel). Người ta đã nghiên cứu rồi mà bác phát biểu liều thế!:))
ngoài những ý cụ nói ra thì việc thay đổi kết cấu buồng đốt còn làm giảm hiện tượng cháy kích nổ ở cả động cơ xăng và diezel nữa cụ ạ. cụ không tin cứ hỏi anh google xem.
 

Hổ Vồ

Tài xế O-H
Đều là trên sách vở cả! Mà ô tô thì nó vô vàn vấn đề lắm! Có nhiều vấn đề nghe thì vô lý nhưng ra thực tế lại có thật! Em ko nói ai đúng, nhưng trên sách vở nó chưa thể chính xác được! Tài liệu còn có cái sai,mỗi tác giả suy nghĩ 1 kiều và viết 1 kiểu, hãy làm và suy nghĩ về cái mình đang làm sẽ ra vấn đề có vô lý hay không! Sinh viên mà có tầm hiểu biết và kiến thức thế là quá tốt rồi! Kinh nghiệm sẽ đi lên khi các cụ mạnh dạn chia sẻ và tranh luận thế này đó ạ! :D
 

Hổ Vồ

Tài xế O-H
Các cụ phân tích giúp em, cháy kích nổ ở động cơ xăng là thế nào và ở động cơ diesel là thế nào ạ? công dụng và nguyên lý của ra sao?
 

huynguyenmbv

Tài xế O-H
Theo mình nghĩ, nếu nói động cơ Diesel có xảy ra hiện tượng kích nổ thì hình như không chính xác lắm vì kích nổ có nhiều tên gọi khác nhau (knock, detonation, spark knock, pinging or pinking) nhưng đều được hiểu như sau: Kích nổ là hiện tượng cháy xảy ra sau khi tia lửa điện bugi phóng ra kích hoạt các điểm khác bên trong buồng cháy tạo ra nhiều điểm phát hỏa làm cho tốc độ cháy tăng nhanh tạo ra tiếng kêu đặc trưng gọi là kích nổ.
Nhưng động cơ Diesel là loại động cơ đốt nhiên liệu dạng "khuếch tán", có vô số điểm có hoạt tính mạnh để tạo nên điểm gây cháy để sau đó khuếch tán nhiệt thành ngọn lửa. Và nếu tốc độ cháy "quá nhanh" sẽ làm cho phát sinh âm thanh giống như hiện tượng kích nổ ở động cơ xăng và thường được gọi là nổ rung hay "dọng máy".
Từ đặc điểm trên chúng ta nhận thấy rằng, nếu trong quá trình tạo hỗn hợp nếu đủ điều kiện để làm tăng tốc độ cháy sẽ dẫn đến hiện tượng kích nổ mà bạn nêu, cụ thể:
- Áp suất vòi phun cao hơn qui định (Hệ thống nhiên liệu tình trạng còn tốt, áp suất nén buồng cháy đạt YCKT)
- Nhiệt độ bề mặt buồng cháy quá cao
Tuy nhiên ở động cơ Diesel có thể gây ra hiện tượng cháy kích nổ khi áp suất vòi phun dầu cao hơn qui định trong khi tình trạng kỹ thuật bơm cao áp và vòi phun kém và hiện tượng này bên ngoài người ta hay gọi là máy bị nổ dồn. Cần phải lưu ý tiếng động cơ làm việc ở loại động cơ có buồng cháy dự bị do có tỷ số nén cao nên âm thanh giống như tiếng kích nổ như ở động cơ xăng và không nên nhầm lẫn. Cho nên một động cơ khi chưa thay đổi kết cấu so với nguyên thủy thì có lẽ chỉ xuất hiện kích nổ là do 2 yếu tố nêu trên và từ đây mọi người có thể suy đoán từng chi tiết cụ thể.

Xin trả lời bác ra người ta mong muốn TĂNG tốc độ cháy mới đúng bởi vì màn lửa lan tràn nhanh thì giảm được kích nổ vì trước khi hòa khí chuẩn bi để tự cháy được thì màn lửa phải lan tràn tới trước. Điều này như câu hỏi với bác tò vò, rằng động cơ có kích thước đường kính xilanh lớn thì không dùng với tỉ số nén lớn được, do hành trình màn lửa lớn( thời gian lan tràn dài hơn từ trung tâm đến điểm xa nhất) dẫn đến nguy cơ kích nổ cao hơn, giả sử là không can thiệp để tăng tốc độ cháy.
Bản chất hiện tượng kích nổ Disel hoàn toàn khác xăng, mỗi hạt là một trung tâm cháy.
 

gato

Tài xế O-H
ngoài những ý cụ nói ra thì việc thay đổi kết cấu buồng đốt còn làm giảm hiện tượng cháy kích nổ ở cả động cơ xăng và diezel nữa cụ ạ. cụ không tin cứ hỏi anh google xem.

trước tiên em hỏi các cụ là các cụ định nghĩa hộ em cái hiện tượng cháy kích nổ đã. các cụ trả lời xong rồi thì chúng ta bàn tiếp.tks
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên