Rãnh sẻ trên pít-tông

3zoka
Bình luận: 24Lượt xem: 11,024

3zoka

Tài xế O-H
Trong cuốn giáo trình Kỹ thuật sửa chữa ô tô (NxB Giáo Dục) Của TS.Hoàng Đình Long (trang 65-Chương 5 Sửa chữa bả dưỡng cơ cấu trục khuỷu-thanh truyền) tác giả có viết :Một số pit-tông(động cơ xăng) còn được xẻ rãnh chống bó kẹt trên thân ở phía thuận chiều quay của trục khuỷu
Em không hiểu tại sao rãnh xẻ lại được bố trí như vậy.Nhờ các bác giải thích giúp em với ạ.Thanks các bác./
 

Engine 16

Thợ Phụ !
thật sự thì em cũng chưa nhìn thấy xe nào có cái rãnh trống bó kẹt trên thân pisston bên thuận chiều quay của trục khuỷu cả.xin được chỉ dạy cho.HIc hic hic.
 

Mr.Pono

Pờ Nờ
Trong cuốn giáo trình Kỹ thuật sửa chữa ô tô (NxB Giáo Dục) Của TS.Hoàng Đình Long (trang 65-Chương 5 Sửa chữa bả dưỡng cơ cấu trục khuỷu-thanh truyền) tác giả có viết :Một số pit-tông(động cơ xăng) còn được xẻ rãnh chống bó kẹt trên thân ở phía thuận chiều quay của trục khuỷu
Em không hiểu tại sao rãnh xẻ lại được bố trí như vậy.Nhờ các bác giải thích giúp em với ạ.Thanks các bác./

Hàng này xưa nay hiếm, chỉ có trên xe đua :))


 

sirduyduc

Tài xế O-H
thiết kế có độ côn, độ ô-van thì em có biết.
xẻ rãnh như cụ chủ thớt nói, theo em thì nó có tác dụng giúp thân piston giãn nở đều hơn khi làm việc.
 

3zoka

Tài xế O-H
thiết kế có độ côn, độ ô-van thì em có biết.
xẻ rãnh như cụ chủ thớt nói, theo em thì nó có tác dụng giúp thân piston giãn nở đều hơn khi làm việc.
Mình thì cũng nghĩ vậy,nhưng đây là sách của TS Hoàng Đình Long nên mới thắc mắc mà.hay là nó được chế tạo theo tiêu chí thích của nhà sản suất ?/
 

sirduyduc

Tài xế O-H
Mình thì cũng nghĩ vậy,nhưng đây là sách của TS Hoàng Đình Long nên mới thắc mắc mà.hay là nó được chế tạo theo tiêu chí thích của nhà sản suất ?/
chắc không phải không có cơ sở đâu cụ ơi.em xin chém cái nữa nhé!
piston làm việc trong điều kiện nhiệt độ lớn, lực ngang và lực khí thể cũng rất lớn nên nó dễ bị bó kẹt trong xilanh theo phương của tâm chốt piston, piston làm bằng những vật liệu có hệ số giãn nở càng cao thì khả lớn bó kẹt cũng tăng theo, có thể kể đến hợp kim nhôm.để giảm bó kẹt thì kết cấu phần thân piston được thiết kế :
- làm thân có dạng ô-van khi nguội, đường kính bé trùng với tâm chốt, khi nóng piston sẽ giãn nở ở phía có đường kính nhỏ nên vẫn đảm bảo khe hở dầu giữa piston và xilanh
- xẻ rãnh chéo, ngắn ở 2 bên thân, bề mặt thân xẻ rãnh nằm phía lực ngang.
- tiện vát 2 mặt bệ chốt
- thân piston vẫn tròn,thân dưới có xẻ 2 rãnh, rãnh ngang chứa bạc xec-măng dầu,kết hợp với 1 rãnh đứng ở phần đuôi piston nằm giữa 2 lỗ chốt. rãnh ngang cản bớt nhiệt từ trên truyền xuống đuôi piston còn rãnh đứng dự phòng cho việc giãn nở.
 

phikien305electric

Tài xế O-H
có đấy các cụ ạh
ngày xưa đi học đi gắp em có gặp rùi có 1 rãnh xoắn từ trên rãnh xéc măng dầu xuống dưới váy piston
còn em nghĩ có tác dụng gì hay chưa thì chưa biết
có thể các cụ ngày đó cũng làm thử nghiệm xem thế nào
bây giwof mà nó không tonnf tại nữa chắc là ý tưởng đó không khả thì
 

3zoka

Tài xế O-H
chắc không phải không có cơ sở đâu cụ ơi.em xin chém cái nữa nhé!
piston làm việc trong điều kiện nhiệt độ lớn, lực ngang và lực khí thể cũng rất lớn nên nó dễ bị bó kẹt trong xilanh theo phương của tâm chốt piston, piston làm bằng những vật liệu có hệ số giãn nở càng cao thì khả lớn bó kẹt cũng tăng theo, có thể kể đến hợp kim nhôm.để giảm bó kẹt thì kết cấu phần thân piston được thiết kế :
- làm thân có dạng ô-van khi nguội, đường kính bé trùng với tâm chốt, khi nóng piston sẽ giãn nở ở phía có đường kính nhỏ nên vẫn đảm bảo khe hở dầu giữa piston và xilanh
- xẻ rãnh chéo, ngắn ở 2 bên thân, bề mặt thân xẻ rãnh nằm phía lực ngang.
- tiện vát 2 mặt bệ chốt
- thân piston vẫn tròn,thân dưới có xẻ 2 rãnh, rãnh ngang chứa bạc xec-măng dầu,kết hợp với 1 rãnh đứng ở phần đuôi piston nằm giữa 2 lỗ chốt. rãnh ngang cản bớt nhiệt từ trên truyền xuống đuôi piston còn rãnh đứng dự phòng cho việc giãn nở.
Đồng ý với cụ Sơ nhưng vấn đề em thắc mắc là tại sao cái rãnh sẻ này lại ở phía thuận chiều quay của trục khuỷu (như tác giả nói trong giáo trình).Tất nhiên là với loại pit-tông có một rãnh sẻ.Cụ cho thêm ý kiến nhé./
 

3zoka

Tài xế O-H
Đơn giản là để khi động cơ làm việc thì pít-tông sẽ nở ra vì nhiệt. Nếu không có rãnh đó thì pis-tong sẽ bị bó cứng trong xilanh. Chú ý là chỉ có động cơ có công suất lớn mới sử dụng thôi.Theo mình nghĩ chỉ là để dự phòng giãn nở vì nhiệt thôi.
bây giờ tài liệu về động cơ thì nói rất nhiều về vân đề này mà!
Đồng ý với cụ là rãnh xẻ để tránh bó kẹt piston nhưng cụ ơi sao nó lại ở phía thuận chiều quay trục cơ .Các cụ cho thêm ý kiến nhé./
 

minhtuetc

Tài xế O-H
vật chất giãn nở vì nhiệt cộng thêm ứng suất khi sinh công tại kỳ nổ cũng như tốc độ khi piston đi từ điểm chết dưới lên điểm chết trên
 

sirduyduc

Tài xế O-H
Cụ có thể nói rõ hơn được không?
theo em nghĩ nó liên quan đến vị trí tương quan của nhóm piston tại thời điểm cuối nén đầu nổ, lúc đó toàn bộ lực khí thể tập trung lên đầu piston là lớn nhất(khả năng gây tiếng gõ cao nhất), và khi đó tương quan của nó như thế này:
 

bungati2012

Tài xế O-H
Hàng này xưa nay hiếm, chỉ có trên xe đua :))



nếu như sẻ dãnh như hình của cụ .thì em tìm tháy dc trên vài con xe tải của tầu
nhunge cái đỉnh bittong thì em chịu chưa thấy bao giờ
em nghe nói cái dãnh này là để tản nhiệt cho bittong thường chạy trên dòng máy dầu không bít có phải hay không
 

3zoka

Tài xế O-H
theo em nghĩ nó liên quan đến vị trí tương quan của nhóm piston tại thời điểm cuối nén đầu nổ, lúc đó toàn bộ lực khí thể tập trung lên đầu piston là lớn nhất(khả năng gây tiếng gõ cao nhất), và khi đó tương quan của nó như thế này:
Cái hình của cụ cho ta thấy được tác dụng của việc khoan lỗ ắc lệch tâm.
Còn về cái rãnh xẻ tác giả có nói là để giãn nở nhiệt tránh bó kẹt piston và ở phía thuân chiều quay trục cơ .Như vậy thì ở phía này nhiệt độ của thân piston sẽ cao hơn nhưng mình chưa tìm được tài liệu nào nói về vấn đề này bản thân tác giả cũng chỉ nêu vấn đề mà không giải thích.Nhưng tác giả là tiến sĩ Hoàng Đình Long nên chắc là không sai vậy cụ thử tìm xem có tài liệu nào nói về vấn đề này không nhé.Chứ cái rãnh này chắc không liên quan đến vấn đề động lực học rồi vì mình cũng đã tìm hiểu./
 

sirduyduc

Tài xế O-H
Cái hình của cụ cho ta thấy được tác dụng của việc khoan lỗ ắc lệch tâm.
Còn về cái rãnh xẻ tác giả có nói là để giãn nở nhiệt tránh bó kẹt piston và ở phía thuân chiều quay trục cơ .Như vậy thì ở phía này nhiệt độ của thân piston sẽ cao hơn nhưng mình chưa tìm được tài liệu nào nói về vấn đề này bản thân tác giả cũng chỉ nêu vấn đề mà không giải thích.Nhưng tác giả là tiến sĩ Hoàng Đình Long nên chắc là không sai vậy cụ thử tìm xem có tài liệu nào nói về vấn đề này không nhé.Chứ cái rãnh này chắc không liên quan đến vấn đề động lực học rồi vì mình cũng đã tìm hiểu./
em nghĩ 2 cái đều xuất phát từ một vấn đề: chống bó kẹt và hạn chế va đạp lên thành xilanh thôi
 

3zoka

Tài xế O-H
em nghĩ 2 cái đều xuất phát từ một vấn đề: chống bó kẹt và hạn chế va đạp lên thành xilanh thôi
Chính xác là như vậy .Nhưng mình thấy một số piston hai rãnh sẻ thì không nói làm gì,vấn đề là loại một rãnh sẻ tác giả đã chỉ rõ chiều lắp.Nếu như ắc piston khoan đúng tâm thì sao?Tại sao lại ở phía thuân chiều quay?Nếu lắp rãnh xẻ ngược chiều quay thì sao?Có thể nào nhiệt độ trên đỉnh piston ở các vùng là khác nhau?Có ảnh hưởn gì đến độ cứng vững của piston không?
 
N

nghiaman

Khách
Trong cuốn giáo trình Kỹ thuật sửa chữa ô tô (NxB Giáo Dục) Của TS.Hoàng Đình Long (trang 65-Chương 5 Sửa chữa bả dưỡng cơ cấu trục khuỷu-thanh truyền) tác giả có viết :Một số pit-tông(động cơ xăng) còn được xẻ rãnh chống bó kẹt trên thân ở phía thuận chiều quay của trục khuỷu
Em không hiểu tại sao rãnh xẻ lại được bố trí như vậy.Nhờ các bác giải thích giúp em với ạ.Thanks các bác
vầng em cũng có piston loại có rãnh xẻ. khi xẻ rãnh người ta không xẻ hết để đảm bảo độ cứng vững cần thiết và thường xẻ rãnh chéo để tránh xylanh bị gờ xước.khi nắp cần chú ý để bề mặt xẻ rãnh về phía lực nganh N nhỏ..loại này có ưu điểm là khe hở lúc nguội nhỏ, động cơ ko gõ khởi động dễ dàng.nhược điểm độ cững vững của piston giảm nên thường dùng ở đông cơ xăng.bác hiểu rõ về lực tác dụng lên piston là hiểu rõ ý bác hỏi ở đây là lực ngang N.
 

sirduyduc

Tài xế O-H
Chính xác là như vậy .Nhưng mình thấy một số piston hai rãnh sẻ thì không nói làm gì,vấn đề là loại một rãnh sẻ tác giả đã chỉ rõ chiều lắp.Nếu như ắc piston khoan đúng tâm thì sao?Tại sao lại ở phía thuân chiều quay?Nếu lắp rãnh xẻ ngược chiều quay thì sao?Có thể nào nhiệt độ trên đỉnh piston ở các vùng là khác nhau?Có ảnh hưởn gì đến độ cứng vững của piston không?
ắc khoan đúng tâm thì sao?cụ biết rùi còn hỏi đùa em nưa :D
khoan đúng tâm thì thành xilanh ăn đủ va đạp (tiếng gõ)
còn cái rãnh xẻ, thuận chiều quay em nghĩ cho nó giãn nở về phía đó(chiều đường kính bé)
còn đỉnh piston, chuẩn là nó chịu nhiệt độ cao nhất và lực khí thể nhiều nhất mà cụ.
anh em ta cứ phân tích theo logic thôi, chứ tài liệu nói rõ về cái rãnh của cụ, em tìm miết mà hổng có ra cụ ạ,chán thế
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên