Lên cốt máy?

G
Bình luận: 36Lượt xem: 37,929

tanluong_565

Tài xế O-H
lên cốt máy??? ý bác là khi các trục truỷu bị mòn, để tận dụng khỏi mua cái mới tốn tiền, mình lên cốt đó ah`??? cái này e cũng k rõ, ngoài ra còn lên cốt trong xe máy nữa thì phải
 

nguyen_nhut6789

Tài xế O-H
các bác cho em hỏi là làm thế nào để lên cốt máy vậy mấy bác?
lên cos máy có nghĩa là khi đ/c hoạt động đã lâu các cụm chi tiết piston, xi lanh và xéc măng bị mòn không thể thay thế cái mới có cùng kích thước với cái cũ thì ta phải lên cos piston.
Quy trình như sau:
+ Trước hết doa lòng xi lanh lại
+ Lên cos piston có nghĩa là thay piston mới có kích thước lớn hơn piston cũ (cho phép lên 4 cos bên ngoài gọi các cos như sau cos 0 -> cos 1, cos 1 ->cos 2, cos 2-> cos tam và cos 3->cos tứ)
+ và cuối cùng là thay xéc măng mới phù hợp với piston mới.
=>Một vài điều chia sẽ cùng pác có cao thủ nào chi tiết hơn nữa thì vào chém cho sơm tụ nha!!!
 

mrha16390

Tài xế O-H
lên cos máy có nghĩa là khi đ/c hoạt động đã lâu các cụm chi tiết piston, xi lanh và xéc măng bị mòn không thể thay thế cái mới có cùng kích thước với cái cũ thì ta phải lên cos piston.
Quy trình như sau:
+ Trước hết doa lòng xi lanh lại
+ Lên cos piston có nghĩa là thay piston mới có kích thước lớn hơn piston cũ (cho phép lên 4 cos bên ngoài gọi các cos như sau cos 0 -> cos 1, cos 1 ->cos 2, cos 2-> cos tam và cos 3->cos tứ)
+ và cuối cùng là thay xéc măng mới phù hợp với piston mới.
=>Một vài điều chia sẽ cùng pác có cao thủ nào chi tiết hơn nữa thì vào chém cho sơm tụ nha!!!
có thể lên được 4 cốt ạ
sao thầy em bảo chỉ lên được 2 lần thôi ạ
 

3zoka

Tài xế O-H
các bác cho em hỏi là làm thế nào để lên cốt máy vậy mấy bác?
Để lên cốt được trước hết bác phải kiểm tra được độ mòn của các cặp chi tiết (độ côn , độ ô van) sau đó bác lấy độ mòn lớn nhất để quyết định cốt phải lên(các cặp lắp ghép còn lại phải lên theo) lượng dư gia công tối thiểu cần có là 0.75 dem trong đó 0.5 dem cho nguyên công mài doa, 0.25 dem cho đánh bóng.Đồng thời bác cũng phải xác định được chi tiết của mình đã lên đến cốt mấy ,còn đủ lượng dư gia công để lên cốt tiếp không.Rồi sau đó mới đưa chi tiết đến các cơ sở chuyên phục hồi để họ lên cốt theo yêu cầu./
 

buidinhan

Tài xế O-H
Em xin mạn phép bổ sung ak!
Với xe cũ có 6 cos sửa chữa hơn kém nhau 0,25d;
với xe mới : 3cos : 0,50; 0,75; 1,5 (mm);
thay ống lót xi lanh mới( sơ mi) : cos 0;
 

mrha16390

Tài xế O-H
Em xin mạn phép bổ sung ak!
Với xe cũ có 6 cos sửa chữa hơn kém nhau 0,25d;
với xe mới : 3cos : 0,50; 0,75; 1,5 (mm);
thay ống lót xi lanh mới( sơ mi) : cos 0;
em không hiểu cụ ạ
1 xe thì khích thước ban đầu giống nhau. có lên cốt thì cũng như nhau chứ
thường thì xe cũ mới lên cốt chứ mới thì lên làm gì
 

namtv

Tài xế O-H
Thấy ngứa tay quá...!!

Em xin phép chém lung tung cho zui ạ:

+ Lên cos các chi tiết trong động cơ như Piston, xy lanh, bạc đầu to và đầu nhỏ thanh truyền, bạc biên, bạc ba li ê, bạc cam,...là trong quá trình đo đạc, kiểm tu để đánh giá khe hở, độ côn và ô van có nằm trong giới hạn cho phép hay không để đưa ra cái bạn đang hỏi là: lên cos. Mà lên cos thì phải có xuống cos :D, còn chế độ chuẩn là STD (stander)

Ví dụ: Khi lên cos bạc cổ trục chính của trục cơ bao nhiêu thì phải hạ cos cổ trục chính xuống bấy nhiêu.. Cos1: 0,25; Cos2: 0,5; Cos3: 0,75. Tuy nhiên có 1 Cos lỡ nữa = 1/2 cos1 tức là = 0,125.
Thông thường thì người ta chỉ sử dụng 3 cos thôi..

Các bác góp ý tiếp nhé.
 

mrha16390

Tài xế O-H
Thấy ngứa tay quá...!!

Em xin phép chém lung tung cho zui ạ:

+ Lên cos các chi tiết trong động cơ như Piston, xy lanh, bạc đầu to và đầu nhỏ thanh truyền, bạc biên, bạc ba li ê, bạc cam,...là trong quá trình đo đạc, kiểm tu để đánh giá khe hở, độ côn và ô van có nằm trong giới hạn cho phép hay không để đưa ra cái bạn đang hỏi là: lên cos. Mà lên cos thì phải có xuống cos :D, còn chế độ chuẩn là STD (stander)

Ví dụ: Khi lên cos bạc cổ trục chính của trục cơ bao nhiêu thì phải hạ cos cổ trục chính xuống bấy nhiêu.. Cos1: 0,25; Cos2: 0,5; Cos3: 0,75. Tuy nhiên có 1 Cos lỡ nữa = 1/2 cos1 tức là = 0,125.
Thông thường thì người ta chỉ sử dụng 3 cos thôi..

Các bác góp ý tiếp nhé.
theo em biết là lên cos là chỉ doa xylanh là chính thôi mà cụ. trục khuỷu, thanh truyền có ảnh hưởng gì đâu ạ
 

namtv

Tài xế O-H
@ Mrha::D:DHaha thế thì giờ cụ biết thêm là có lên cos trục cơ, với các chi tiết khác trong động cơ nữa rồi. Chúc mừng cụ:D:D:D
 

dangthanhhoa

Tài xế O-H
Thấy ngứa tay quá...!!

Em xin phép chém lung tung cho zui ạ:

+ Lên cos các chi tiết trong động cơ như Piston, xy lanh, bạc đầu to và đầu nhỏ thanh truyền, bạc biên, bạc ba li ê, bạc cam,...là trong quá trình đo đạc, kiểm tu để đánh giá khe hở, độ côn và ô van có nằm trong giới hạn cho phép hay không để đưa ra cái bạn đang hỏi là: lên cos. Mà lên cos thì phải có xuống cos :D, còn chế độ chuẩn là STD (stander)

Ví dụ: Khi lên cos bạc cổ trục chính của trục cơ bao nhiêu thì phải hạ cos cổ trục chính xuống bấy nhiêu.. Cos1: 0,25; Cos2: 0,5; Cos3: 0,75. Tuy nhiên có 1 Cos lỡ nữa = 1/2 cos1 tức là = 0,125.
Thông thường thì người ta chỉ sử dụng 3 cos thôi..

Các bác góp ý tiếp nhé.
rất đồng ý với ý kiến của bác Tò Vò, các bác ra ngoài làm nhiều rồi nên am hiểu thực tế. em chưa có điều kiện ra ngòai nhiều như các bác, kiến thức chủ yếu trên tài liệu sách báo internet.....
em cũng xin mạnh dạn đóng góp 1 số ý kiến như thế này ạ :
1. kích thước sửa chữa của chi tiết phụ thuộc vào độ mòn của chi tiết và lượng dư gia công tối thiểu.
2. kích thước của xylanh hoặc cổ trục sau mỗi lần sửa chữa so với kích thước nguyên thủy gọi là kích thước sử chữa theo cốt hoặc kích thước sửa chữa tiêu chuẩn.
3. đối với xylanh va trục khuỷu động cơ, người ta có thể cho phép khoảng 3-4 cốt sửa chữa; độ chênh lệch kích thước giữa các cốt sửa chữa kề nhau đối với xylanh và trục khuỷu là 0,25-0,5mm.
4. để xác định kích thước cốt sữa chữa của chi tiết người ta căn cứ vào độ mòn lớn nhất đo được và lượng dư cắt gọt tối thiểu.
5. trong 1 số trường hợp do bề mặt chi tiết bị mòn nhiều hoặc có vết tróc rỗ hoặc xước sâu, có thể không đủ lượng dư gia công để sửa chữa đến cốt tiếp theo được mà phải nhẩy qua cốt đó lên cốt cao hơn.
các bác cứ chém nhiệt tình ạ.
 

mxdcongtrinh

Tài xế O-H
Cho mình hỏi thường thấy các hiệu xe máy ghi doa xi lanh ép biên là sao?. Mình nghĩ cái công doa xi lanh thì thay cái xi lanh đó đi mua cái mới có khi rẻ công hơn không? Vì bây giờ hàng cũng nhiều mà
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên