Hệ thống đánh lửa điều khiển điện tử (ESA)

Phạm Vỵ
Bình luận: 45Lượt xem: 19,557
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Bạn hãy cho biết ở hệ thống đánh lửa ESA, ECU xác định thời điểm đánh lửa ở mọi chế độ làm việc của động cơ như thế nào?
Bạn nào trả lời đúng, có hình minh họa và trình bày rõ ràng sẽ được tặng 1000 điểm. Ngoài ra tùy theo mức độ trả lời và mức độ đúng sai, các bạn có cơ hội nhận được từ 200 đến 800 điểm.
 

KingLove

♫ O-H ~ Quality Service.
Nhà cháu xin trả lời :
ECU xác định thời điểm đánh lửa ở mọi chế độ làm việc của động cơ như sau :
ECU động cơ sẽ xác định thời điểm đánh lửa từ bộ nhớ trong của nó, trong đó có chứa dữ liệu thời điểm đánh lửa tối ưu cho từng chế độ hoạt động của động cơ ( nói cách khác bộ nhớ của ECU lưu trữ thời điểm đánh lửa tối ưu ở từng chế độ hoạt động của động cơ và sẽ xuất ra thời điểm đánh lửa ở các chế độ làm việc tương ứng).
Sau đó ECU gửi tín hiệu thời điểm đánh lửa thích hợp cho IC đánh lửa.
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Cảm ơn bác Già làng O-H đã gửi tin nhắn và cho biết trên diễn đàn đã có nội dung về vấn đề này. Tôi đã xem hai bài mà Già làng O-H gửi Link cho. Nhưng tôi không hỏi và nghe trả lời kiểu chung chung như các bài đó đâu. Ở đây tôi gợi ý và cũng là yêu cầu của câu hỏi là ECU dựa vào tín hiêu Ne, G ...để xác thời điểm đánh lửa thì ai cũng biết rồi, nhưng làm thế nào để xác định thời điểm cụ thể với các góc đánh lửa sớm 15 độ, 20 độ, 35 độ...vân vân...hay nói cách khác là phương thức xác định thời điểm đánh lửa cụ thể của ECU.
 

hikari159

Tài xế O-H
Mình xin trả lời ECU xác định thời điểm đánh lửa ở mọi chế độ làm việc của động cơ như thế này :
ECU động cơ xác định thời điểm đánh lửa dựa vào tín hiệu góc quay trục khuỷu (G), tín hiệu tốc độ động cơ (NE) và các tín hiệu từ các cảm biến khác.
Khi đã xác định được thời điểm đánh lửa, ECU động cơ gửi tín hiệu IGT đến IC đánh lửa.
Trong khi tín hiệu IGT được chuyển đến để bật IC đánh lửa, dòng điện sơ cấp chạy vào cuộn dây đánh lửa này. Trong khi tín hiệu IGT tắt đi, dòng điện sơ cấp và từ thông giảm đột ngột. Trên cuộn thứ cấp của bô bin sẽ sinh ra một hiệu điện thế vào khoảng từ 15KV à 40KV. Đồng thời, tín hiệu IGF được gửi đến ECU động cơ.
Còn đây là hình ảnh


( Nếếu có sai sót gì xin bạạn bỏỏ qua ) Cám ơn !
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Mình xin trả lời ECU xác định thời điểm đánh lửa ở mọi chế độ làm việc của động cơ như thế này :
ECU động cơ xác định thời điểm đánh lửa dựa vào tín hiệu góc quay trục khuỷu (G), tín hiệu tốc độ động cơ (NE) và các tín hiệu từ các cảm biến khác.
Khi đã xác định được thời điểm đánh lửa, ECU động cơ gửi tín hiệu IGT đến IC đánh lửa.
Trong khi tín hiệu IGT được chuyển đến để bật IC đánh lửa, dòng điện sơ cấp chạy vào cuộn dây đánh lửa này. Trong khi tín hiệu IGT tắt đi, dòng điện sơ cấp và từ thông giảm đột ngột. Trên cuộn thứ cấp của bô bin sẽ sinh ra một hiệu điện thế vào khoảng từ 15KV à 40KV. Đồng thời, tín hiệu IGF được gửi đến ECU động cơ.
Còn đây là hình ảnh http://i1359.photobucket.com/albums/q784/hikari159/Hethongdanhlua.jpg ( Nếếu có sai sót gì xin bạạn bỏỏ qua ) Cám ơn !


Nhà cháu xin trả lời :
ECU xác định thời điểm đánh lửa ở mọi chế độ làm việc của động cơ như sau :
ECU động cơ sẽ xác định thời điểm đánh lửa từ bộ nhớ trong của nó, trong đó có chứa dữ liệu thời điểm đánh lửa tối ưu cho từng chế độ hoạt động của động cơ ( nói cách khác bộ nhớ của ECU lưu trữ thời điểm đánh lửa tối ưu ở từng chế độ hoạt động của động cơ và sẽ xuất ra thời điểm đánh lửa ở các chế độ làm việc tương ứng).
Sau đó ECU gửi tín hiệu thời điểm đánh lửa thích hợp cho IC đánh lửa.

Cám ơn hai em đã trả lời! Tuy nhiên các em nói chung chung quá, cái khái quát này ai cũng biết rồi. Ở đây muốn các em trả lời cụ thể, ví dụ ở một chế độ nào đó của động cơ mà cần có góc đánh lửa sớm là 25 độ chẳng hạn thì ECU xác định như thế nào để xuất tín hiệu IGT đến IC đánh lửa để xuất hiện tia lửa cao áp ở 25 độ trước ĐCT?
 

Già Làng O-H

GIÀ LÀNG O-H
Mình xin trả lời ECU xác định thời điểm đánh lửa ở mọi chế độ làm việc của động cơ như thế này :
ECU động cơ xác định thời điểm đánh lửa dựa vào tín hiệu góc quay trục khuỷu (G), tín hiệu tốc độ động cơ (NE) và các tín hiệu từ các cảm biến khác.
Khi đã xác định được thời điểm đánh lửa, ECU động cơ gửi tín hiệu IGT đến IC đánh lửa.
Trong khi tín hiệu IGT được chuyển đến để bật IC đánh lửa, dòng điện sơ cấp chạy vào cuộn dây đánh lửa này. Trong khi tín hiệu IGT tắt đi, dòng điện sơ cấp và từ thông giảm đột ngột. Trên cuộn thứ cấp của bô bin sẽ sinh ra một hiệu điện thế vào khoảng từ 15KV à 40KV. Đồng thời, tín hiệu IGF được gửi đến ECU động cơ.
Còn đây là hình ảnh http://i1359.photobucket.com/albums/q784/hikari159/Hethongdanhlua.jpg ( Nếếu có sai sót gì xin bạạn bỏỏ qua ) Cám ơn !
Mới đây lấy bài và hình ảnh từ O-H làm thành của Mình và trả lời nhanh vậy, dẫn chứng rồi đó Cụ PV nha.
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Mới đây lấy bài và hình ảnh từ O-H làm thành của Mình và trả lời nhanh vậy, dẫn chứng rồi đó Cụ PV nha.

Bác Già Làng O-H cứ yên tâm. Câu hỏi của tôi không có trong các tài liệu đã thảo luận về ESA đâu. Để trả lời được câu này phải trên cơ sở kiến thức khái quát về ESA nhưng phải đào sâu suy nghĩ mới có thể trả lời trúng được.

 

KingLove

♫ O-H ~ Quality Service.
Nhà cháu xin trả lời thêm , đóng góp cho câu trả lời phía trên :

ví dụ ở một chế độ nào đó của động cơ mà cần có góc đánh lửa sớm là 25 độ chẳng hạn thì ECU xác định như thế nào để xuất tín hiệu IGT đến IC đánh lửa để xuất hiện tia lửa cao áp ở 25 độ trước ĐCT?
Thứ nhất : em xin nói về vai trò của các thành phần trong hệ thống :
1.Các cảm biến
+Nhóm cảm biến nhận biết góc đánh lửa :
Cảm Biến G : nhận biết góc quay của trục cam
Cảm Biến Ne : nhận biết góc quay trục khuỷu
+Nhóm cảm biến nhận biết chế độ hoạt động của động cơ:
Cảm biến lưu lương và áp suất đường ống nạp
Cảm biến bị trí bướm ga (IDL)
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát (THW)
Cảm biến oxy
Cảm biến tiếng gõ....

2.ECU và IC đánh lửa
-ECU :Nhận tín hiệu từ các cảm biến , tính toán và đưa ra thời điểm đánh lửa sớm tối ưu, truyền tín hiệu đánh lửa IGT cho IC đánh lửa
-IC đánh lửa : nhận tín hiệu IGT để ngắt dòng điện ở cuộn đánh lửa sơ cấp 1 cách gián đoạn, gửi một tín hiệu xác nhận đánh lửa (IGF) về ECU.

Thứ hai : Cách xác định góc đánh lửa sớm.
-Góc đánh lửa 5, 7 , 10 độ là tùy thuộc vào từng động cơ và đã được cố định.
-ECU tính toán và sẽ cộng thêm các góc đánh lửa sớm : ví dụ tổng cộng là 20 độ.
ECU sẽ dựa vào góc quay trục cam tùy theo từng động cơ đã có quy ước sẵn về trục khuỷu quay bao nhiêu vòng thỳ trục cam quay 1 vòng cùng với sự nhận biết tốc độ quay của trục khuỷu ,ECU nhận biết đc góc đánh lửa sớm.

ECU nhận biết trục khuỷu đã đạt đến 5, 7 hay 10 độ trước ĐCT (tuỳ theo loại
động cơ) khi nó nhận được tín hiệu NE đầu tiên (điểm B trong hình vẽ sau) theo
sau một tín hiệu G (điểm A).



Đây là những gì con hiểu về hệ thống ESA.Có gì sai sót mong các cụ chỉ bảo thêm ạ.
 

thohaui

Tài xế O-H
Nhà cháu xin trả lời thêm , đóng góp cho câu trả lời phía trên :


Thứ nhất : em xin nói về vai trò của các thành phần trong hệ thống :
1.Các cảm biến
+Nhóm cảm biến nhận biết góc đánh lửa :
Cảm Biến G : nhận biết góc quay của trục cam
Cảm Biến Ne : nhận biết góc quay trục khuỷu
+Nhóm cảm biến nhận biết chế độ hoạt động của động cơ:
Cảm biến lưu lương và áp suất đường ống nạp
Cảm biến bị trí bướm ga (IDL)
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát (THW)
Cảm biến oxy
Cảm biến tiếng gõ....

2.ECU và IC đánh lửa
-ECU :Nhận tín hiệu từ các cảm biến , tính toán và đưa ra thời điểm đánh lửa sớm tối ưu, truyền tín hiệu đánh lửa IGT cho IC đánh lửa
-IC đánh lửa : nhận tín hiệu IGT để ngắt dòng điện ở cuộn đánh lửa sơ cấp 1 cách gián đoạn, gửi một tín hiệu xác nhận đánh lửa (IGF) về ECU.

Thứ hai : Cách xác định góc đánh lửa sớm.
-Góc đánh lửa 5, 7 , 10 độ là tùy thuộc vào từng động cơ và đã được cố định.
-ECU tính toán và sẽ cộng thêm các góc đánh lửa sớm : ví dụ tổng cộng là 20 độ.
ECU sẽ dựa vào góc quay trục cam tùy theo từng động cơ đã có quy ước sẵn về trục khuỷu quay bao nhiêu vòng thỳ trục cam quay 1 vòng cùng với sự nhận biết tốc độ quay của trục khuỷu ,ECU nhận biết đc góc đánh lửa sớm.

ECU nhận biết trục khuỷu đã đạt đến 5, 7 hay 10 độ trước ĐCT (tuỳ theo loại
động cơ) khi nó nhận được tín hiệu NE đầu tiên (điểm B trong hình vẽ sau) theo
sau một tín hiệu G (điểm A).



Đây là những gì con hiểu về hệ thống ESA.Có gì sai sót mong các cụ chỉ bảo thêm ạ.

Cái này bác chỉ nói được "góc đánh lửa ban đầu" của động cơ thôi chứ chưa nói đến các góc đánh lửa hiệu chỉnh và góc đánh lửa cơ bản. Góc đánh lửa thực tế = góc đánh lửa ban đầu + góc đánh lửa cơ bản + góc đánh lửa hiệu chỉnh.
Em gợi ý thế để các bạn sinh viên vào kiếm điểm nhé:6::6::6:
 

vantrung178

Tài xế O-H

đây là bản đồ đánh l sơ ESA thời điểm áng lửa sớm được ecu lưu trữ trong b nhớ tương tự như bản đồ đánh lửa sớm ESA ECU xác định đư góc đánh lửa sớm bằng cách thu thập dư liệu cần thiết từ các cảm biến 2 thông số cơ bản va quan trọng nhất là tin hiệu lượng không khi nạp băng cảm biến gió và tốc độ độ động cơ từ cảm biến vị trí trục cơ ecu động cơ
dựa trên 2 tín hiêu này sẽ so sánh tính toán với thông số được lưu trong bộ nhớ tương ứng với các điểm trên bản đồ đành lửa sớm ESA ecu xẽ xác định được góc đánh lửa cơ bản
để đưa ra được góc đánh lưả chính xác ở mọi chế độ làm việc của động cơ ecu cần thêm thông số từ một vài cảm biến để hiệu chỉnh thời điểm đánh đưa ra thời điểm đánh lửa chuẩn
đây là các thông số hiệu chỉnh em lấy trên tài liệu xuống bổ xung cho câu trả để các bạn hiểu rõ hơn





 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Nhà cháu xin trả lời thêm , đóng góp cho câu trả lời phía trên :


Thứ nhất : em xin nói về vai trò của các thành phần trong hệ thống :
1.Các cảm biến
+Nhóm cảm biến nhận biết góc đánh lửa :
Cảm Biến G : nhận biết góc quay của trục cam
Cảm Biến Ne : nhận biết góc quay trục khuỷu
+Nhóm cảm biến nhận biết chế độ hoạt động của động cơ:
Cảm biến lưu lương và áp suất đường ống nạp
Cảm biến bị trí bướm ga (IDL)
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát (THW)
Cảm biến oxy
Cảm biến tiếng gõ....

2.ECU và IC đánh lửa
-ECU :Nhận tín hiệu từ các cảm biến , tính toán và đưa ra thời điểm đánh lửa sớm tối ưu, truyền tín hiệu đánh lửa IGT cho IC đánh lửa
-IC đánh lửa : nhận tín hiệu IGT để ngắt dòng điện ở cuộn đánh lửa sơ cấp 1 cách gián đoạn, gửi một tín hiệu xác nhận đánh lửa (IGF) về ECU.

Thứ hai : Cách xác định góc đánh lửa sớm.
-Góc đánh lửa 5, 7 , 10 độ là tùy thuộc vào từng động cơ và đã được cố định.
-ECU tính toán và sẽ cộng thêm các góc đánh lửa sớm : ví dụ tổng cộng là 20 độ.
ECU sẽ dựa vào góc quay trục cam tùy theo từng động cơ đã có quy ước sẵn về trục khuỷu quay bao nhiêu vòng thỳ trục cam quay 1 vòng cùng với sự nhận biết tốc độ quay của trục khuỷu ,ECU nhận biết đc góc đánh lửa sớm.

ECU nhận biết trục khuỷu đã đạt đến 5, 7 hay 10 độ trước ĐCT (tuỳ theo loại
động cơ) khi nó nhận được tín hiệu NE đầu tiên (điểm B trong hình vẽ sau) theo
sau một tín hiệu G (điểm A).



Đây là những gì con hiểu về hệ thống ESA.Có gì sai sót mong các cụ chỉ bảo thêm ạ.

Sau khi có gợi ý thì câu trả lời của em đã có nội dung tốt hơn rồi đấy.
- Thứ nhất đẫ nêu được chức năng của các phần tử trong hệ thống.
- Thứ hai về cách thức xác định thời điểm của ECU đã có nội dung. Nhưng em vãn lặp lại nội dung mà trong Team 21 đã diễn giải, mà diễn giải này còn hạn chế và thiếu rõ ràng. Theo mình, em đọc để hiểu vấn đề và tự mình mô tả theo hiểu biết của mình sẽ tốt hơn.
Cám ơn em!

 

hikari159

Tài xế O-H
Em xin được trình bày lại như sau :
ECU động cơ tính toán thời điểm đánh lửa tối ưu được lưu trong bộ nhớ để phù hợp với tình trạng của động cơ và sau đó chuyển tính hiệu đánh lửa đế IC đánh lửa. Thời điểm đánh lửa tối ưu cơ bản được xác định bắng tốc độ động cơ và lượng không khí nạp ( áp suất đường ống nạp )
Cấu tạo : Hệ thống ESA gốm có các cảm biến khác nhau, ECU động cơ, các IC đánh lửa, cuộn dây đánh lửa và các bugi
+ Vai trò của các cảm biến
- Cảm niến vị trí trục cam( tính hiệu G) : phát hiện góc quay chuẩn va thời điểm của trục cam
- Cảm biến vị trí trục khuỹu( tín hiệu NE ) : phát hiện góc quay trục khuỷu và tốc độ động cơ
- Cảm biến lưu lượng khí nạp hoặc cảm biến áp suất đường ống nạp ( VG or PIM): phát hiện áp suất khí nạp hoặc khối lượng đường ống nạp
- Cảm biến vị trí bướm ga ( tín hiệu IDL ) : phát hiện điều kiện chạy không tải
- Cảm biến nhiệt độ nước ( tín hiệu THW ) : phát hiện nhiết độ cua 3nu7o17c làm mát
- Cảm biến gõ ( tín hiệu KNK) : phát hiệ tình trạng của tiếng gõ
- Cảm biến ô xy ( tín hiệu OX) : phát hiện nộng độ oxy trong khí xả
Vai trò của ECU : ECU nhận các tính hiệu động cơ từ các cảm biến, tính toán thời điểm đánh lửa tối ưu theo tình trạng động cơ và truyền tính hiệu đánh lửa ( IGT ) đến IC đánh lửa
Vai trò của IC đánh lừa : IC đánh lửa nhận tính hiệu IGT cho ECU động cơ phát ra để ngắt dòng điện sơ cấp trong cuộn đánh lửa một cách gián đoạn. Nó cũng gửi tính hiệu xác nhận đánh lửa( IGF ) đến ECU động cơ
Mạch đánh lửa : ECU động cơ xác định thời điển đánh lửa dựa vào tính hiệu G, tính hiệu NE và tính hiệu từ các cảm biến khác. Khi đã xác định được thời điểm đánh lửa, ECU gửi tính hiệu IGT đến IC đánh lửa. Trong khí tính hiệu IGT được chuyển đến để bật IC đánh lửa, dòng điện sơ cấp chạy vào cuộn dây đánh lửa này. Trong khi tính hiệu IGT tắt đi, dòng điện sơ cấp cuộn dây đánh lửa sẽ bị ngắt, đồng thời tính hiệu IGF được gởi đến ECU động cơ. Hiện nay mạch đánh lửa chủ yếu dụng loại DIS ( hệ thống đánh lửa trực tiếp ). ECU phân phối dòng điện cao áp đến các xy lanh bằng cách gửi từng tính hiệu IGT đến IC đánh lửa theo trình tự đánh lửa. Điều này làm cho nó có thể tạo ra việc điều chỉnh thời điểm đánh lửa có độ chính xác cao.

Tín hiệu IGT và IGF
+Tín hiệu IGT :ECU động cơ tính toán thời điểm đánh lửa tối ưu theo các tín hiệu từ các cám biến khác nhau và truyền tín hiệu IGT đến IC đánh lửa. Tín hiệu IGT được bật ON ngay trước khi thời điểm đánh lửa được bộ vi xử lý trong ECU động cơ tính toán và sau đó tắt đi. Khi tín hiệu IGT bị ngắt, các bugi sẽ đánh lửa

+ Tín hiệu IGF: IC đánh lửa gửi một tín hiệu IGF đến ECU động cơ bằng các dùng lực điện động ngược được tạo ra khi dòng sơ cấp đến cuộn đánh lửa bị ngắt hoặc giá trị dòng điện sơ cấp. Khi ECU động cơ nhận được tín hiệu IGF nó xác định được rằng việc đánh ửa sẽ xảy ra.
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H

đây là bản đồ đánh l sơ ESA thời điểm áng lửa sớm được ecu lưu trữ trong b nhớ tương tự như bản đồ đánh lửa sớm ESA ECU xác định đư góc đánh lửa sớm bằng cách thu thập dư liệu cần thiết từ các cảm biến 2 thông số cơ bản va quan trọng nhất là tin hiệu lượng không khi nạp băng cảm biến gió và tốc độ độ động cơ từ cảm biến vị trí trục cơ ecu động cơ
dựa trên 2 tín hiêu này sẽ so sánh tính toán với thông số được lưu trong bộ nhớ tương ứng với các điểm trên bản đồ đành lửa sớm ESA ecu xẽ xác định được góc đánh lửa cơ bản
để đưa ra được góc đánh lưả chính xác ở mọi chế độ làm việc của động cơ ecu cần thêm thông số từ một vài cảm biến để hiệu chỉnh thời điểm đánh đưa ra thời điểm đánh lửa chuẩn
đây là các thông số hiệu chỉnh em lấy trên tài liệu xuống bổ xung cho câu trả để các bạn hiểu rõ hơn






Cám ơn bạn đã tham gia trả lời! Nhưng cứ bệ nguyên xi từ các tài liệu (như trong Team 21) thì không đáp ứng được yêu cầu của câu hỏi đâu. Cần các bạn cho biết cách xác định cụ thể của ECU hay nói cách khác nếu là bạn (mà không phải ECU) thì dựa vào đâu và làm thế nào để bạn xác định được góc đánh lửa sớm cụ thể.

 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Em xin được trình bày lại như sau :
ECU động cơ tính toán thời điểm đánh lửa tối ưu được lưu trong bộ nhớ để phù hợp với tình trạng của động cơ và sau đó chuyển tính hiệu đánh lửa đế IC đánh lửa. Thời điểm đánh lửa tối ưu cơ bản được xác định bắng tốc độ động cơ và lượng không khí nạp ( áp suất đường ống nạp )
Cấu tạo : Hệ thống ESA gốm có các cảm biến khác nhau, ECU động cơ, các IC đánh lửa, cuộn dây đánh lửa và các bugi
+ Vai trò của các cảm biến
- Cảm niến vị trí trục cam( tính hiệu G) : phát hiện góc quay chuẩn va thời điểm của trục cam
- Cảm biến vị trí trục khuỹu( tín hiệu NE ) : phát hiện góc quay trục khuỷu và tốc độ động cơ
- Cảm biến lưu lượng khí nạp hoặc cảm biến áp suất đường ống nạp ( VG or PIM): phát hiện áp suất khí nạp hoặc khối lượng đường ống nạp
- Cảm biến vị trí bướm ga ( tín hiệu IDL ) : phát hiện điều kiện chạy không tải
- Cảm biến nhiệt độ nước ( tín hiệu THW ) : phát hiện nhiết độ cua 3nu7o17c làm mát
- Cảm biến gõ ( tín hiệu KNK) : phát hiệ tình trạng của tiếng gõ
- Cảm biến ô xy ( tín hiệu OX) : phát hiện nộng độ oxy trong khí xả
Vai trò của ECU : ECU nhận các tính hiệu động cơ từ các cảm biến, tính toán thời điểm đánh lửa tối ưu theo tình trạng động cơ và truyền tính hiệu đánh lửa ( IGT ) đến IC đánh lửa
Vai trò của IC đánh lừa : IC đánh lửa nhận tính hiệu IGT cho ECU động cơ phát ra để ngắt dòng điện sơ cấp trong cuộn đánh lửa một cách gián đoạn. Nó cũng gửi tính hiệu xác nhận đánh lửa( IGF ) đến ECU động cơ
Mạch đánh lửa : ECU động cơ xác định thời điển đánh lửa dựa vào tính hiệu G, tính hiệu NE và tính hiệu từ các cảm biến khác. Khi đã xác định được thời điểm đánh lửa, ECU gửi tính hiệu IGT đến IC đánh lửa. Trong khí tính hiệu IGT được chuyển đến để bật IC đánh lửa, dòng điện sơ cấp chạy vào cuộn dây đánh lửa này. Trong khi tính hiệu IGT tắt đi, dòng điện sơ cấp cuộn dây đánh lửa sẽ bị ngắt, đồng thời tính hiệu IGF được gởi đến ECU động cơ. Hiện nay mạch đánh lửa chủ yếu dụng loại DIS ( hệ thống đánh lửa trực tiếp ). ECU phân phối dòng điện cao áp đến các xy lanh bằng cách gửi từng tính hiệu IGT đến IC đánh lửa theo trình tự đánh lửa. Điều này làm cho nó có thể tạo ra việc điều chỉnh thời điểm đánh lửa có độ chính xác cao.
http://i1359.photobucket.com/albums/q784/hikari159/1110aacutenhl1EEDa.jpg
Tín hiệu IGT và IGF
+Tín hiệu IGT :ECU động cơ tính toán thời điểm đánh lửa tối ưu theo các tín hiệu từ các cám biến khác nhau và truyền tín hiệu IGT đến IC đánh lửa. Tín hiệu IGT được bật ON ngay trước khi thời điểm đánh lửa được bộ vi xử lý trong ECU động cơ tính toán và sau đó tắt đi. Khi tín hiệu IGT bị ngắt, các bugi sẽ đánh lửa
http://i1359.photobucket.com/albums/q784/hikari159/IGF.jpg
+ Tín hiệu IGF: IC đánh lửa gửi một tín hiệu IGF đến ECU động cơ bằng các dùng lực điện động ngược được tạo ra khi dòng sơ cấp đến cuộn đánh lửa bị ngắt hoặc giá trị dòng điện sơ cấp. Khi ECU động cơ nhận được tín hiệu IGF nó xác định được rằng việc đánh ửa sẽ xảy ra.
http://i1359.photobucket.com/albums/q784/hikari159/IGT.jpg

Vẫn là những thông tin chung chung. Bạn hãy đọc thêm các bài mà tôi đã nhận xét và yêu cầu cụ thể nhé!
 

phanminhnhat

Học việc
Em thành thật xin lỗi thầy Phạm Vỵ, lúc chiều trong lúc move bài em lại lỡ tay remove!

Bây giờ em xin trả lời ạ:


Trong hệ thống ESA, bản đồ đánh lửa bên trong ECU đi theo một trình tự nhất định.
1. Quá trình khởi động:
Góc đánh lửa sớm trong quá trình khởi động là không thay đổi và đã được lập trình sẵn lưu trong một Back-up IC được dùng như một mạch phát tín hiệu góc đánh lửa sớm ban đầu. Trong suốt quá trình khởi động thì tín hiệu IGT được điều khiển thông qua Backup-IC.
Tín hiệu nhận biết quá trình khởi động ở đây là cảm biến G, cảm biến Ne và công tắc khởi động STA.


2. Sau khởi động
Khi động cơ đã khởi động xong, tín hiệu IGT sẽ được chuyển sang do CPU điều khiển và góc đánh lửa sớm được tính theo công thức:

Góc đánh lửa sớm = Góc đánh lửa sớm ban đầu (delta bđ) + Góc đánh lửa sớm cơ bản (delta cb) + Góc đánh lửa sớm hiệu chỉnh (delta hc)

Trong đó:
Delta bđ: Phụ thuộc vào vị trí của cảm biến G (cảm biến vị trí trục khuỷu). Trong các góc đánh lửa sớm trên, chỉ có thể hiệu chỉnh được góc đánh lửa sớm ban đầu, thông thường khoảng từ 5-15 độ.
Delta cb: Góc đánh lửa sớm cơ bản đã được lưu trữ trong bộ nhớ ECU. Dựa vào chế độ hoạt động để ECU xác định sử dụng giá trị delta cb nào được lưu trong bộ nhớ.
+ Ứng với chế độ không tải (khi công tắc IDL đóng): Delta cb xác định dựa vào tín hiệu Ne
+ Ứng với chế độ có tải (công tắc IDL ngắt): Delta cb xác định dựa vào tín hiệu tốc độ (tín hiệu Ne), tín hiệu VG (Cảm biến lưu lượng khí nạp) hoặc tín hiệu PIM (cảm biến áp suất đường ống nạp).
Delta hc: Sẽ có rất nhiều yếu tố buộc phải hiệu chỉnh lại góc đánh lửa sớm.

+ Hiệu chỉnh theo nhiệt độ động cơ: Góc đánh lửa sớm cần được hiệu chỉnh tăng hoặc giảm để thích hợp với điều kiện cháy của hòa khí và tránh kích nổ.


+ Hiệu chính để ổn định tốc độ động cơ ở chế độ không tải: ở chế độ này tốc độ động cơ hay bị thay đổi do tác động của tải trọng bên ngoài. ECU sẽ nhận tín hiệu tốc độ Ne và so sánh với một tốc độ không tải mục tiêu được lập trình sẵn. Nếu tốc độ động cơ vượt quá tốc độ mục tiêu sẽ điều khỉển làm muộn thời điểm đánh lửa và ngược lại.


+ Hiệu chỉnh theo sự kích nổ:
Tín hiệu kích nổ được gửi về từ CB kích nổ, khi phát hiện động cơ có hiện tượng kích nổ thì góc đánh lửa sẽ được hiệu chỉnh làm muộn đi ít hay nhiều phục thuộc vào cường độ kích nổ mạnh hay yếu.

+ Hiệu chỉnh theo các điều kiện khác tùy thuộc vào các trang bị hỗ trợ trên xe như:
- Hiệu chỉnh điều khiển lực kéo
- Hiệu chỉnh trong chế độ chạy xe tự động CCS
- Hiệu chỉnh trong lúc chuyển tiếp giữa sự giảm tốc sang tăng tốc
- Hiệu chỉnh để giảm va đập khi chuyển số đối với hộp số điều khiển điện tử ECT
- Hiệu chỉnh cải thiện công suất khi cần tăng tải động cơ và EGR đang hoạt động
- Hiệu chỉnh góc đánh lửa sớm trong lúc điều chỉnh phản hồi không khí- nhiên liệu.
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Em thành thật xin lỗi thầy Phạm Vỵ, lúc chiều trong lúc move bài em lại lỡ tay remove!

Bây giờ em xin trả lời ạ:


Trong hệ thống ESA, bản đồ đánh lửa bên trong ECU đi theo một trình tự nhất định.
1. Quá trình khởi động:
Góc đánh lửa sớm trong quá trình khởi động là không thay đổi và đã được lập trình sẵn lưu trong một Back-up IC được dùng như một mạch phát tín hiệu góc đánh lửa sớm ban đầu. Trong suốt quá trình khởi động thì tín hiệu IGT được điều khiển thông qua Backup-IC.
Tín hiệu nhận biết quá trình khởi động ở đây là cảm biến G, cảm biến Ne và công tắc khởi động STA.


2. Sau khởi động
Khi động cơ đã khởi động xong, tín hiệu IGT sẽ được chuyển sang do CPU điều khiển và góc đánh lửa sớm được tính theo công thức:

Góc đánh lửa sớm = Góc đánh lửa sớm ban đầu (delta bđ) + Góc đánh lửa sớm cơ bản (delta cb) + Góc đánh lửa sớm hiệu chỉnh (delta hc)

Trong đó:
Delta bđ: Phụ thuộc vào vị trí của cảm biến G (cảm biến vị trí trục khuỷu). Trong các góc đánh lửa sớm trên, chỉ có thể hiệu chỉnh được góc đánh lửa sớm ban đầu, thông thường khoảng từ 5-15 độ.
Delta cb: Góc đánh lửa sớm cơ bản đã được lưu trữ trong bộ nhớ ECU. Dựa vào chế độ hoạt động để ECU xác định sử dụng giá trị delta cb nào được lưu trong bộ nhớ.
+ Ứng với chế độ không tải (khi công tắc IDL đóng): Delta cb xác định dựa vào tín hiệu Ne
+ Ứng với chế độ có tải (công tắc IDL ngắt): Delta cb xác định dựa vào tín hiệu tốc độ (tín hiệu Ne), tín hiệu VG (Cảm biến lưu lượng khí nạp) hoặc tín hiệu PIM (cảm biến áp suất đường ống nạp).
Delta hc: Sẽ có rất nhiều yếu tố buộc phải hiệu chỉnh lại góc đánh lửa sớm.

+ Hiệu chỉnh theo nhiệt độ động cơ: Góc đánh lửa sớm cần được hiệu chỉnh tăng hoặc giảm để thích hợp với điều kiện cháy của hòa khí và tránh kích nổ.


+ Hiệu chính để ổn định tốc độ động cơ ở chế độ không tải: ở chế độ này tốc độ động cơ hay bị thay đổi do tác động của tải trọng bên ngoài. ECU sẽ nhận tín hiệu tốc độ Ne và so sánh với một tốc độ không tải mục tiêu được lập trình sẵn. Nếu tốc độ động cơ vượt quá tốc độ mục tiêu sẽ điều khỉển làm muộn thời điểm đánh lửa và ngược lại.


+ Hiệu chỉnh theo sự kích nổ:
Tín hiệu kích nổ được gửi về từ CB kích nổ, khi phát hiện động cơ có hiện tượng kích nổ thì góc đánh lửa sẽ được hiệu chỉnh làm muộn đi ít hay nhiều phục thuộc vào cường độ kích nổ mạnh hay yếu.

+ Hiệu chỉnh theo các điều kiện khác tùy thuộc vào các trang bị hỗ trợ trên xe như:
- Hiệu chỉnh điều khiển lực kéo
- Hiệu chỉnh trong chế độ chạy xe tự động CCS
- Hiệu chỉnh trong lúc chuyển tiếp giữa sự giảm tốc sang tăng tốc
- Hiệu chỉnh để giảm va đập khi chuyển số đối với hộp số điều khiển điện tử ECT
- Hiệu chỉnh cải thiện công suất khi cần tăng tải động cơ và EGR đang hoạt động
- Hiệu chỉnh góc đánh lửa sớm trong lúc điều chỉnh phản hồi không khí- nhiên liệu.

Cảm ơn Nhật và các bạn đã tham gia trả lời câu hỏi này. Nhưng hình như các em vẫn chưa hiểu ý câu hỏi. Nếu là câu hỏi chung mang tính khái quát thì các em trả lời như trên là đúng rồi. Nhưng ở câu hỏi này mình muốn các em phân tích và xác định cụ thể cơ.
Có lẽ phải tóm tắt và giới hạn hẹp lại yêu cầu câu hỏi thế này: Chúng ta đều biết để có thể xác định được góc đánh lửa sớm tối ưu ở mọi chế độ làm việc của động cơ thì phải có thông tin từ các cảm biến mang lại và góc đánh lửa thực tế được xác định: Góc đánh lửa sớm thực tế = Góc đánh lửa sớm ban đầu + Góc đánh lửa sớm cơ bản + Góc đánh lửa sớm hiệu chỉnh như em Nhật và một vài em khác nêu là đúng rồi. Vấn đề ở đây yêu cầu là giả sử từ các thông số trang thái làm việc cụ thể của động cơ do các cảm biến gửi về ECU và giả sử ECU xác định được góc đánh lửa sớm tối ưu là 35 độ chẳng hạn, vậy làm thế nào để ECU xác định được thời điểm này.
Gợi ý: Muốn xác định thời điểm đánh lửa thì ECU phải dựa vào 2 tín hiệu G và Ne. Hiện nay tùy thuộc vào loại xe mà nó có thể có các dạng đặc tính G và Ne khác nhau và phương thức xác định có khác nhau, nhưng nguyên tắc thì giống nhau. Vì vậy các em có thể sử dụng cặp đặc tính G và Ne của một loại động cơ nào đấy để phân tích và diễn giải cũng được, miễn là có cơ sở khoa học và lô gic để xác định được góc đánh lửa sớm cần thiết đó.
Chúc các em trả lời đúng câu hỏi!

 

KingLove

♫ O-H ~ Quality Service.
Con xin trả lời thêm:
-Vấn đề xác định góc đánh lửa sớm tối ưu ở các chế độ hoạt động của động cơ thỳ ECU đã thực hiện quá trình tính toán, nhà cháu xin ko nói lại cái này nữa.

Giờ vấn đề là đã xác định xong một góc ví dụ là 25 độ.thỳ làm thế nào để biết nó đến góc đó để mà đánh lửa.
Con sũy nghĩ thế này : Cảm biến Ne và G gửi tín hiệu về ECU dưới dạng các xung.tùy thuộc vào từng động cơ mà mỗi xung tương ứng với bao nhiêu độ góc quay trục khuỷu.Như vậy ứng với bao nhiêu xung mà ECU nhận được thỳ nó sẽ biết được vị trí mà trục đang ở vị trí nào.tính toán ra còn bao nhiêu xung nữa để đến vị trí trước điểm chết trên là 25 độ, để mà gửi tín hiệu IGT.



Hình minh họa trình bày một bộ tạo tín hiệu có 34 răng ở chu vi của rôto tín hiệu NE và một khu vực có 2 răng khuyết. Khu vực có 2 răng khuyết này có thể được sử dụng để phát hiện góc của trục khuỷu .
Cái này nói lên được , khu vực có 2 răng khuyết được lấy làm mốc để tính toán góc trước điểm chết trên.

Nhà cháu mới chỉ được học qua , và chưa hiểu sâu được.mong thầy và các cụ chỉ bảo thêm ạ .
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên