Lắp ráp bót lái của xe, máy công trình

L
Bình luận: 74Lượt xem: 30,794
Ở xe máy công trình như: máy xúc đào bánh lốp, máy xúc lật, máy lu, máy nâng...thường sử dụng van lái hay còn gọi là bót lái thuỷ lực (như hình vẽ). Có rất nhiều trường hợp, thợ tháo ra để thay gioăng phớt, đến lúc lắp lên lại không hoạt động được. Hoặc là đánh lái một bên nặng, một bên nhẹ; hoặc là nổ máy lên tự đánh lái. Ơ! Sao lại thế được nhẩy???:7::7::7:
Mời các Cụ vào chém nhiệt tình về nguyên lý hoạt động của nó và cách lắp ráp nhé!

 

chxm

Tài xế O-H
:cp mạn phép các cao thủ tôi trình bày một chút, bót lái thủy lực khó đối với thợ khi bảo dưỡng sửa chữa, chúng nhận áp suất của bơm rồi qua các cửa chia tới bơm điều khiển được gắn nối chuyển động cùng trục vít vô tận. khi ta tác dụng vào vô năng qua phải hay trái, bơm nhận tác động ( bơm bánh răng lồng trong ) quay mở cửa hút áp rồi chia đẩy theo chu kỳ qua phải, hay trái hệ thống lái. do vậy khi bảo dưỡng hoặc sửa chữa ta cần lưu ý đặt cân bánh bơm ở điểm trung gian mà thời điểm không có sự tác động của người điều khiển . hai cửa phải trái đều không thông về bất cứ khoang nào. thông về một bên thì luôn tục bị tự lái. còn thông cả hai, chì sẽ lắc qua phải trái lên tục . mong các bác chỉ giáo :105:
 

sangdenso

Tài xế O-H
Ở xe máy công trình như: máy xúc đào bánh lốp, máy xúc lật, máy lu, máy nâng...thường sử dụng van lái hay còn gọi là bót lái thuỷ lực (như hình vẽ). Có rất nhiều trường hợp, thợ tháo ra để thay gioăng phớt, đến lúc lắp lên lại không hoạt động được. Hoặc là đánh lái một bên nặng, một bên nhẹ; hoặc là nổ máy lên tự đánh lái. Ơ! Sao lại thế được nhẩy???:7::7::7:
Mời các Cụ vào chém nhiệt tình về nguyên lý hoạt động của nó và cách lắp ráp nhé!


về cái này thì cần có bác nào hay chử viết một bài kỹ về nguyên lý của một mớ lằng nhằng trong nó để anh em hiểu hơn thì cái chủ đề này của bác mới đông khách. thực tế là em thấy nhiều cuj vẫn còn mù mờ về nguyên lý hoạt đông của nó lắm
 
về cái này thì cần có bác nào hay chử viết một bài kỹ về nguyên lý của một mớ lằng nhằng trong nó để anh em hiểu hơn thì cái chủ đề này của bác mới đông khách. thực tế là em thấy nhiều cuj vẫn còn mù mờ về nguyên lý hoạt đông của nó lắm

Vâng! Xem sơ đồ mạch của cái bót lái này cũng lằng nhằng lắm! Kính Cụ chém cho nó vài phát để pà con tường ợ!!!:6::6::6:
 

thayboixemvoi

Bằng lái hạng Dê
@ các cụ: ai biết đến đâu thì tâu tới đó chớ sao lại đùn đẩy "trách nhệm" cho tui thế nhỉ?????

Có cái này dễ hình dung hơn nè:




lại thích sự đơn giản, cứ ví thử nó "tai tái" cái "In-lineservo valve" nằm ngay dưới gầm ca bin PC200-3 (cái hỗ trợ cho Arm và Boom ý, vẽ cũng tai tái các cụ cố mà nhòm ):

 

sangdenso

Tài xế O-H
theo em nguyên nhân để nó vật lái máy là thế này. cái bót lái đó về nguyên lý là cần phải có góc lái ổn định theo sự vận hành nên nó được chế tạo như một cái bơm rô to. chỉ có điều đầu vào của bơm được cấp bởi bơm lái. khi lái máy bẻ vô lăng một lực về phía anh ta muốn lái, lực đó xẽ thắng lò so của van chia hướng, van này xẽ mở ra đưa dầu thủy lực qua cái mà em chót gọi là bơm rô to... nhưng chế chêu thay ruột của van chia hướng lại được nối với ruột bơm rô to nên khi cái bơm đó vừa chuyển động để đưa thủy lực xuống xi lanh lái thì van chia hướng và lò so của nó đã về vị chí chung gian. và nếu các ông lái máy vẫn bẻ lái thì quá trình đó lại lặp lại. với cả 2 hướng lái đều như vậy.
khi các cụ tháo cái bót đó ra thì khi lắp vào đã lắp sai van chia hướng làm cho caí bơm vốn rất mực hiền lành và thụ động phút chốc biến thành cái mô tơ thủy lực bất kham
em chưa đọc dc một tài liệu nào về cái bót lái này, chưa bao giờ làm việc với nó, những điều em nói là võ đoán, nếu em sai các cụ chém nhẹ một chút nhé
 

rongtanson

Tài xế O-H
tình hình máy xúc nhà em nó bị như thế này:vô lăng thì vẫn đánh bình thường ạ!nhưng phải đánh mất khoảng 5 vòng mới ăn lái! vô lăng nhẹ chứ không nặng ạ!nhờ các cụ chuẩn đoán giúp em tí
 

khanhngoc

Tài xế O-H
Khi đặt bót lái thủy lực nên lưu ý : Cho động cơ nổ bình thường (chưa lắp cần điều khiển) quay vô lăng qua phải (ta đánh dấu điểm quay của bót lái) rồi quay vô lăng sang phải (lại đánh dấu) quay vô lăng về vị trí tâm điểm của 2 lần vạch dấu.Ta quay bánh xe thẳng hàng và ta lắp cần điều khiển vào.
 

khanhngoc

Tài xế O-H
Vô lăng chẳng qua là cơ cấu đóng mở bộ chia dầu mà thôi .có thể xe nhà bạn các khớp nối từ vô lăng xuống tới bơm bị rơ nên vô lăng phải quay nhiều ,bạn kiểm tra thử coi
 
Vô lăng chẳng qua là cơ cấu đóng mở bộ chia dầu mà thôi .có thể xe nhà bạn các khớp nối từ vô lăng xuống tới bơm bị rơ nên vô lăng phải quay nhiều ,bạn kiểm tra thử coi

Vô lăng nối trực tiếp với bót lái bằng trục then hoa hoặc thông qua khớp các đăng. Nếu nói như Cụ chắc chỉ có "vô lăng dây" phải xoắn nhiều vòng mới ăn lái!!!
 

chxm

Tài xế O-H
bác kiêm tra xem có hiện tượng sau không
- khi bánh xe hết lái, vẫn đánh lái được , dù nặng hơn, chậm hơn , nếu có thì piton bị hư roăng đó, hoặc mặt bánh răng bơm chia áp của bót mòn quá, có độ rơ khe hở đó
 

bomva

Tài xế O-H
em hay gặp nhất hai loại đó là danfoot của đan mạch và sumitomo của nhật bổn.sau khi lắp ráp xong thì
em thử nguội dưới đất theo kiểu nông dân là dùng chính vô lăng của nó hoặc bất cứ thứ gì có thể quay được bót lái.khẽ bịt tay vào hai đường lái trái và lái phải thấy em nó đẩy phành phạch.đường vào hút bòm bọp là OK lắp nên ăn ngay.không tin thì các cụ thử xem :)):)):))
 
em hay gặp nhất hai loại đó là danfoot của đan mạch và sumitomo của nhật bổn.sau khi lắp ráp xong thì
em thử nguội dưới đất theo kiểu nông dân là dùng chính vô lăng của nó hoặc bất cứ thứ gì có thể quay được bót lái.khẽ bịt tay vào hai đường lái trái và lái phải thấy em nó đẩy phành phạch.đường vào hút bòm bọp là OK lắp nên ăn ngay.không tin thì các cụ thử xem :)):)):))

Vâng! Đó là cách thử. Nhưng xác suất lắp đúng chỉ là 1/6, nếu thử không được thì tháo ra lắp lại hả Cụ Vá??? Vậy mời Cụ bày cho bà con cách lắp mà "một phát ăn ngay" nào!!!:77::77::77:
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên