Bơm trợ lực lái trên xe BMW 318i / 2003

Phạm Vỵ
Bình luận: 5Lượt xem: 2,303

vuphong2424

Bằng lái Hạng B1
Bơm này chỉ thay thôi , nó cũng rẻ mà , sửa chi cho tốn thời gian vậy thầy , e cũng xem và cố gắng sửa bơm xe này và mer rồi nhưng ko ăn thua , đúc kết là thay thôi thầy ạ
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Bơm này chỉ thay thôi , nó cũng rẻ mà , sửa chi cho tốn thời gian vậy thầy , e cũng xem và cố gắng sửa bơm xe này và mer rồi nhưng ko ăn thua , đúc kết là thay thôi thầy ạ

Mình không có chủ trương sửa bơm khi đã xác định nó hỏng đâu. Nhưng vì nó đang trục trặc lúc có lúc mất trợ lực nên phải tháo bơm ra kiểm tra. Vì thấy kết cấu hơi lạ nên muốn tham khảo thêm hình vẽ. Nhưng sau hàng buổi nghiên cứu xem xét thì đến giờ đã giải mã được toàn bộ kết cấu và nguyên lý rồi.

 

oto16ahn

Tài xế O-H
Mình không có chủ trương sửa bơm khi đã xác định nó hỏng đâu. Nhưng vì nó đang trục trặc lúc có lúc mất trợ lực nên phải tháo bơm ra kiểm tra. Vì thấy kết cấu hơi lạ nên muốn tham khảo thêm hình vẽ. Nhưng sau hàng buổi nghiên cứu xem xét thì đến giờ đã giải mã được toàn bộ kết cấu và nguyên lý rồi.

Kết cấu,nguyên lý Thầy post cho anh em OH tham khảo và học hỏi ạ.em cảm ơn Thầy !
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Kết cấu,nguyên lý Thầy post cho anh em OH tham khảo và học hỏi ạ.em cảm ơn Thầy !

Rất tiếc là mình không chụp lại ảnh để giới thiệu lại với các bạn. Tuy nhiên có thể mô tả khái quát như sau:
1. Đối với bơm trợ lực lái nói chung:
- Hầu hết bơm dầu trợ lực lái đều là bơm cánh gạt tác dụng kép;
- Trong bơm bao giờ cũng có van an toàn (van giới hạn áp suất) và thường là loại van an toàn tác dụng trực tiếp; Áp suất max của bơm này thường được đặt khoảng 90-120 BAR;
- Một số bơm trợ lực của dòng xe mới thì có bộ van điều khiển lưu lượng có kết hợp van an toàn bên trong. Tôi đã có một bài giới thiệu về chức năng và nguyên lý của loại van này trên diễn đàn, nhân tiện đây tôi giới thiệu lại ở bài sau.
2. Đối với bơm trợ lực lái trên xe BMW 318i / 2003:
- Bơm trợ lực và bơm nước được ghép nối tiếp với nhau trong một cụm và dẫn động chung một pu ly;
- Bơm trợ lực cũng là bơm cánh gạt tác dụng kép;
- Trong bơm có một bộ van an toàn loại tác dụng gián tiếp (gồm 2 van: van sơ cấp và van thứ cấp. Dùng van sơ cấp điều khiển van thứ cấp (Cái này các cụ làm thủy lực máy công trình rất quen thuộc), nhưng đối với thợ ô tô thì hơi khó nhận biết;
- Ngoài ra vẫn có một van điều khiển lưu lượng, nhìn giống van thứ cấp của bộ van an toàn tác dụng gián tiếp;
Nhận dạng chung: Van sơ cấp nhỏ có lò xo cứng, nắp van là viên bi cầu cỡ 2mm; van thứ cấp với nắp van dạng piston trụ đường kính khoảng 10mm bằng đồng màu vàng; van điều khiển lưu lượng có hình dáng và kết cấu gần giống van sơ cấp nhưng có đường kính nhỏ hơn khoảng 7mm và bố trí đối xứng với van sơ cấp.
Còn nguyên lý xin khất các bạn vậy, vì phải có hình vẽ thì các bạn mới hình dung được. Hy vọng với mô tả tóm tắt này để nếu ai gặp lần đầu đỡ bỡ ngỡ.
Tôi đã cho tháo bơm, vệ sinh sạch sẽ, lắp ráp lại và hệ thống trợ lực đã hoạt động tốt.

 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Chức năng và nguyên lý van điều khiển lưu lượng trong bơm trợ lực lái
1. Đặt vấn đề:

Bơm trợ lực lái do động cơ dẫn động nên lưu lượng của nó tăng tỷ lệ với tốc độ động cơ. Lượng dầu này cung cấp cho pít tông của xi lanh trợ lực nên nó quyết định đến tốc độ quay bánh xe dẫn hướng. Khi tốc độ xe lớn, ứng với số vòng quay động cơ cao, tốc độ bơm cũng cao, làm tăng lưu lượng và áp suất dầu, do đó trợ lực lái tăng cả về lực và tốc độ. Đây là điều bất lợi nhìn từ góc độ ổn định lái. Vì vậy, việc duy trì lưu lượng dầu từ bơm không đổi không phụ thuộc tốc độ động cơ là một yêu cầu cần thiết. Đó cũng chính là chức năng của van điều khiển lưu lượng trong bơm trợ lực lái. Thông thường, khi xe chạy ở tốc độ cao, sức cản quay vòng ở bánh xe dẫn hướng nhỏ vì vậy đòi hỏi ít lực lái hơn. Để đáp ứng điều này, ở một số hệ thống lái có trợ lực, người ta bố trí van điều khiển lưu lượng. Nhờ có van này, lưu lượng dầu từ bơm tới trợ lực lái giảm khi chạy ở tốc độ cao và lái có ít trợ lực hơn. Điều này giúp cho xe được ổn định khi quay vòng ở tốc độ cao.
Hình 1 dưới đây là cấu tạo của van điều khiển lưu lượng.

Hình 1

2. Nguyên lý hoạt động:
2.1. Ở tốc độ thấp: Tốc độ của bơm từ 650V/ph đến 1250V/ph (Hình 2)

Hình 2

Áp suất ra P1 của bơm tác động lên phía phải của van điều khiển lưu lượng và P2 tác động lên phía trái sau khi đi qua các các lỗ. Chênh lệch áp suất giữa P1 và P2 lớn hơn khi tốc độ động cơ tăng.
Khi sự chênh lệch áp suất giữa P1 và P2 thắng sức căng của lò xo van điều khiển lưu lượng thì van này sẽ dịch chuyển sang trái, mở đường chảy sang phía cửa hút vì vậy dầu chảy một phần về phía cửa hút của bơm. Lượng dầu tới trợ lực lái được duy trì không đổi theo cách này.
2.2. Ở tốc độ trung bình: Tốc độ của bơm từ 1250V/ph đến 2500V/ph (Hình 3)

Hình 3

Áp suất ra của bơm P1 tác đông lên phía trái của ống điều khiển. Khi tốc độ bơm trên 1.250 v/ph, áp suất P1 thắng sức căng lò xo (B) và đẩy ống điều khiển sang phải do đó lượng dầu qua các lỗ giảm gây ra việc giảm áp suất P2. Kết quả là chênh lệch áp suất giữa P1 và P2 tăng. Theo đó van điều khiển lưu lượng dịch chuyến sang trái và đưa dầu về phía cửa hút, giảm lượng dầu tới trợ lực lái. Nói cách khác khi ống điều khiển chuyển sang phải, lượng dầu qua các lỗ giảm.
2.3. Ở tốc độ trung bình: Tốc độ của bơm từ 1250V/ph đến 2500V/ph (Hình 4)

Hình 4

Khi tốc độ bơm vượt 2.500 v/ph, ống điều khiển tiếp tục bị đẩy sang phải, đóng một nửa các lỗ tiết lưu. Lúc này, áp suất P2 chỉ do lượng dầu qua các lỗ quyết định. Theo cách này lượng dầu tới trợ lực lái được duy trì không đổi (trị số nhỏ).
3. Van an toàn: (Hình 5)

Hình 5

Van an toàn được kết hợp luôn trong van lưu lượng.
Khi áp suất P2 vượt mức quy định (khi quay hết cỡ vô lăng và bánh xe bị chặn lại chẳng hạn), lúc này áp suất dầu tăng cao quá mức bình thường, van an toàn sẽ mở để xả dầu qua van về cửa hút làm giảm áp suất trong hệ thống.


 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên