FLOATING CUP PUMP-Bơm thủy lực "MỚI TINH" của CATERPILLAR.

LẠC HẬU
Bình luận: 20Lượt xem: 3,983

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Thực ra thì thiết kế và tên gọi của loại bơm thuỷ lực này (cái tên nghe rất lạ: "FLOATING CUP PUMP" băn khoăn mãi mà không dám dịch sang tiếng VIỆT !!! Chả lẽ dịch là "BƠM CHÉN (hay LY - TÁCH) NỔI !!! Nghe "GHÊ" quá !!!) là do một công ty của Hà Lan "TỰ XƯNG""INNOVATORS IN FLUID POWER" tạm dịch là "CÁC NHÀ PHÁT MINH TRONG LĨNH VỰC THỦY LỰC" phát triển. Công ty có tên là "INNAS" (ghép các chữ "INNOVATION - ASSOCIATERS" ).

Với công ty INNAS thì loại bơm này chỉ là một "LINH KIỆN PHẦN TỬ" trong cả một hệ thống, một khái niệm rất mới khác trong thiết kế hệ thống thủy lực có tên gọi "COMMON PRESSURE RAIL - CPR" (xin đừng nhầm lẫn với tên "COMMON RAIL" là tên nói về hệ thống nhiên liệu của động cơ Diesel). Họ đang hoàn thiện thiết kế CPR này và đã thử nghiệm, chứng minh rằng "NÓ" hơn hẳn nguyên lý "LOAD SENSING" đang thống lĩnh trong việc thiết kế các hệ thống thủy lực, đặc biệt là trong ngành máy công trình.
(còn tiếp)

Nhìn mốc thời gian của các bằng sáng chế do CATERPILLAR đệ trình, Lạc tôi có cảm giác như CAT đang vội vàng, cố tăng tốc cho kiểu thiết kế này thì phải ??? Các bằng sáng chế được CAT nộp liên tiếp nhau và của cùng một nhóm tác giả trong một khoảng thời gian rất ngắn:

Tháng 08/2009 - Tháng 11/2009 - Tháng 02/2010 - Tháng 05/2010.

















 

thayboixemvoi

Bằng lái hạng Dê
Ðề: FLOATING CUP PUMP-Bơm thủy lực "MỚI TINH" của CATERPILLAR.

Thực ra thì thiết kế và tên gọi của loại bơm thuỷ lực này (cái tên nghe rất lạ: "FLOATING CUP PUMP" băn khoăn mãi mà không dám dịch sang tiếng VIỆT !!! Chả lẽ dịch là "BƠM CHÉN (hay LY - TÁCH) NỔI !!! Nghe "GHÊ" quá !!!) là do một công ty của Hà Lan có tên gọi rất "KÊU""INNOVATORS IN FLUID POWER" tạm dịch là "NHÀ PHÁT MINH TRONG LĨNH VỰC THỦY LỰC" phát triển. Công ty có tên là "INNAS" (ghép các chữ "INNOVATION - ASSOCIATERS" ).

Với công ty INNAS thì loại bơm này chỉ là một "LINH KIỆN PHẦN TỬ" trong cả một hệ thống, một khái niệm rất mới khác trong thiết kế hệ thống thủy lực có tên gọi "COMMON PRESSURE RAIL - CPR" (xin đừng nhầm lẫn với tên "COMMON RAIL" là tên nói về hệ thống nhiên liệu của động cơ Diesel). Họ đang hoàn thiện thiết kế CPR này và đã thử nghiệm, chứng minh rằng "NÓ" hơn hẳn nguyên lý "LOAD SENSING" đang thống lĩnh trong việc thiết kế các hệ thống thủy lực, đặc biệt là trong ngành máy công trình.
(còn tiếp)


 

thachoems

Tài xế O-H
Ðề: FLOATING CUP PUMP-Bơm thủy lực "MỚI TINH" của CATERPILLAR.

Nộp từ năm 2008, không biết bây giờ nó ứng dụng vào những máy gì rồi bác nhỉ
 

hochoithem

Tài xế O-H
Ðề: FLOATING CUP PUMP-Bơm thủy lực "MỚI TINH" của CATERPILLAR.

Cám ơn 2 bác đã cho mở rộng tầm mắt. Chả bjết đến bao gjờ thợ còj như bọn em mớj được sờ vào cáj loạj này. Nhìn cho đã sướng cáj con mắt !
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Ðề: FLOATING CUP PUMP-Bơm thủy lực "MỚI TINH" của CATERPILLAR.

... loại bơm này chỉ là một "LINH KIỆN PHẦN TỬ" trong cả một hệ thống, một khái niệm rất mới khác trong thiết kế hệ thống thủy lực có tên gọi "COMMON PRESSURE RAIL - CPR" (xin đừng nhầm lẫn với tên "COMMON RAIL" là tên nói về hệ thống nhiên liệu của động cơ Diesel). Họ đang hoàn thiện thiết kế CPR này và đã thử nghiệm, chứng minh rằng "NÓ" hơn hẳn nguyên lý "LOAD SENSING" đang thống lĩnh trong việc thiết kế các hệ thống thủy lực, đặc biệt là trong ngành máy công trình. (còn tiếp)

Thank Cụ "VOI" đã đưa các hình ảnh minh họa.

Nhìn lại cái hình mà Cụ "VOI" đã đưa ở trên, các bạn sẽ thấy một "CÁI TÊN LẠ" (tô màu vàng): "HYDRAULIC TRANSFORMER" (tạm dịch là "BỘ BIẾN ĐỔI THỦY LỰC").

Hình minh họa cho thấy nguyên lý "FLOATING CUP" không chỉ ứng dụng cho BƠM - MÔ TƠ THỦY LỰC mà còn cho cả cái gọi là "HYDRAULIC TRANSFORMER". Vậy "HYDRAULIC TRANSFORMER" là cái gì, ứng dụng ra sao, có gì hay, có gì mới mà hãng CATERPILLAR cũng nghiên cứu và nộp bằng sáng chế cho "NÓ" đồng thời với bằng sáng chế của BƠM MÔ TƠ thủy lực nữa vậy.







Mời các bạn xem trước hình ảnh sơ đồ mạch của cái "HYDRAULIC TRANSFORMER" rồi từ từ sẽ giải thích sau.





Còn trong hình bên dưới thì hãng CATERPILLAR lại dùng một cái tên khác để gọi: "VAN ĐIỀU KHIỂN LƯU LỰƠNG DẠNG XOAY" (ROTARY FLOW CONTROL VALVE) , nhưng thực chất "NÓ" vẫn là "BỘ BIẾN ĐỔI THỦY LỰC" (HYDRAULIC TRANSFORMER).


 

Mr.Pono

Pờ Nờ
Ðề: FLOATING CUP PUMP-Bơm thủy lực "MỚI TINH" của CATERPILLAR.

:77::77::77: CÁC CỤ ĐÚNG LÀ CAO NHÂN!


Quả thực, chiêu này mới quá, Pờ Nờ chưa tiếp cận được.


 

Mr.Pono

Pờ Nờ
Ðề: FLOATING CUP PUMP-Bơm thủy lực "MỚI TINH" của CATERPILLAR.

Nộp từ năm 2008, không biết bây giờ nó ứng dụng vào những máy gì rồi bác nhỉ

Những Application của HYDRAULIC TRANSFORMER đây cụ nè:



Còn đây là Application của FLOATING CUP PUMP/MOTOR:


VỪA "CHÔM CHÔM" XONG, đang CHẠY theo các cụ đây

 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Ðề: FLOATING CUP PUMP-Bơm thủy lực "MỚI TINH" của CATERPILLAR.

Quay trở lại với Bơm FC (Floating Cup pmp), lại mời các bạn "TÌM NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU" của hai hình bên dưới.

Lưu ý rằng cũng vẫn là cùng một loại "FLOATING CUP" của INNAS!!









Còn hai hình bên dưới này chắc không cần phải "TÌM" thì các bạn cũng có thể thấy rất rõ "ĐIỂM KHÁC NHAU".









Thiết kế này mới thực sự là "ĐỘC" đây.








Ở hình dưới này thì các bạn lại chú ý cái "MẶT CHÀ" (Valve Plate) của "NÓ" nhé.







 

thayboixemvoi

Bằng lái hạng Dê
Ðề: FLOATING CUP PUMP-Bơm thủy lực "MỚI TINH" của CATERPILLAR.


Cụ Lạc chạy chậm thôi để Bói tôi còn theo với!!!

Có lẽ chúng ta nên giới thiệu từ từ, bắt đầu khi “sơ khai” rồi hãy đến “phức tạp” để mọi người trong đó có tôi mới “Vỡ” ra được chớ.

Theo như tôi được biết công ty INNAS phát minh ra cái này từ rất lâu rồi. Sau này rất nhiều hãng đã mua bản quyền (Có thể là mua 1 phần nhỏ) và phát triển nó theo những hướng đi riêng của mình.


Góp gạo thổi cơm chung với Cụ một tý.

Bắt đầu bằng cái hình giới thiệu sơ bộ về "HYDRAULIC TRANSFORMER".




Một số ký hiệu và các từ viết tắt… ( Khi nào dùng đến thì cụ Lạc sẽ dịch còn Bói tui chịu cứng)
A: area [m2]
D: damping coefficient [N m s] or [N s/m]
E: oil bulk modulus [Pa]
F: Force [N]
J: inertia [kg m2]
M: mass [kg]
M:: torque [Nm]
N: rotational speed [1/s]
p: pressure [Pa] or [bar]
P: power [kW]
Q: flow [m3/s]
V: velocity [m/s] ref reference
x: distance [m]
δ: control angle [°]
ε: angle [°]
Π: amplifier ratio [-]
ω: rotational speed [rad/s]
φ: rotation angle

A: pressure rail side
B: load side
T: low pressure side
L, IHT: leakage losses IHT
L, p: leakage losses pump


L, m: leakage losses motor
Bal: balance
Max: maximum
c: cylinder
b: cylinder barrel
ref: reference


IHT: Innas Hydraulic Transformer.
CPR: Common Pressure Rail
TDC: Top Dead Centre position of the pistons.
BDC: Bottom Dead Centre position of the pistons.



Bổ xung thêm cái ảnh để các cụ dễ hình dung hơn (Chú ý màu sắc đậm nhạt tăng dần theo a/s nhé)

 

sangdenso

Tài xế O-H
Ðề: FLOATING CUP PUMP-Bơm thủy lực "MỚI TINH" của CATERPILLAR.

Trời không biết mấy thằng tây nó lén lút chế tạo cái này từ bao giờ. nhưng cho em hỏi tiếp là theo các cụ cái bơm này có chỗ nào hay hỏng nhất
 

thayboixemvoi

Bằng lái hạng Dê
Ðề: FLOATING CUP PUMP-Bơm thủy lực "MỚI TINH" của CATERPILLAR.



Bói tôi xin phép được “nhại” lời giới thiệu của nhà phát minh ra cái “CỦA NỢ” này.

Đây là hệ thống thủy lực mới được gọi là Common Pressure Rail (CPR) mà thành phần chính là “Bộ biến đổi thủy lực” (IHT~ Innas Hydraulic Transformer).

"Nó" có cái gì hay nhỉ:
- Đơn giản hơn so với các HTTL hiện tại.
- Hệ thống thủy lực được kiểm soát tốt hơn.
- Giảm tiêu thụ nhiên liệu, hiệu quả cao hơn, hồi phục & quản lý năng lượng tốt hơn.
- Giảm chi phí của hệ thống.
- Đầu vào là một lưu lượng nhỏ và áp suất cao.
- Đầu ra, lưu lượng lớn ở áp suất thấp, có thể cung cấp một a/s ra cao hơn a/s cấp vào.

Một SĐTL sử dụng bộ “IHT” tạm thời như thế này (Đang có nhiều sự thay đổi bởi các nhà phát triển)



Ở đây chúng ta sẽ đi giải thích chức năng, nhiệm vụ…. của từng “Linh kiện rời rạc”, mà cụ thể là cái anh được coi là quan trọng nhất IHT.

Trước khi nói về “Nó” chúng ta nên xem lại một số hình ảnh “Vị trí, cấu tạo ..Valve plate” của bơm & mô tơ thủy lực cũ nhé:


Trong bơm và mô tơ thế hệ cũ vị trí “Valve plate” sẽ như phía bên trái của hình bên trên nhằm tránh sinh ra xâm thực hoặc gai áp lực (“Tức áp” hoặc “Đột áp”). Sự chuyển động của piston xung quanh trung tâm điểm chết trên (TDC: Top Dead Centre position of the pistons) hoặc xung quanh trung tâm điểm chết dưới (BDC: Bottom Dead Centre position of the pistons) cho thấy biến thiên của a/s và lưu lượng gần như bằng không.

Về nguyên tắc “áp suất tải” không phụ thuộc vào góc độ kiểm soát của “Valve plate”. Vị trí của “Valve plate” chỉ kiểm soát (có hiệu lực) được thể tích di dời (Lưu lượng).

Ở phía bên phải của cái hình đó khi “Valve plate” được xoay đi một góc δ cho thấy biến thiên của a/s và lưu lượng là rất rõ rệt.

Việc xoay “Valve plate” như thế là không phù hợp và sinh ra hiện tượng xâm thực hoặc gai áp lực. Cả hai đều có một tác động tiêu cực đến hoạt động của bơm hoặc mô tơ.

Cho nên khi thiết kế IHT thì “Valve plate” sẽ có tới “3,4 hoặc nhiều hơn những cái lỗ” như hình bên dưới:





Xin mời các cụ khác vào chém đê.......
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Ðề: FLOATING CUP PUMP-Bơm thủy lực "MỚI TINH" của CATERPILLAR.


Bắt đầu bằng cái hình giới thiệu sơ bộ về "HYDRAULIC TRANSFORMER".


Thiển nghĩ, minh họa bằng hình bên dưới sẽ rõ hơn "Ý ĐỒ" của "CỤ INNAS" khi nói về "BỘ BIẾN ĐỔI THỦY LỰC" (Hydraulic transformer). Xin lưu ý các "HẰNG ĐẲNG THỨC" kèm theo mỗi loại "BỘ BIẾN ĐỔI"; "NÓ" biểu thị cho "SỰ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG" khi đi qua các "BỘ BIẾN ĐỔI"; hay nói cách khác theo kiểu quê mùa là: được cái "LỌ" thì mất cái "CHAI" (nói nhầm rồi!!! Được cái "NỌ" thì mất cái "KIA"). Qui luật của chúng là:

1/- Bộ biến đổi cơ khí (hộp giảm-tăng tốc): Lực tăng thì vận tốc giảm và ngược lại.
2/- Bộ biến đổi điện (Biến thế): Điện thế tăng thì cường độ giảm và ngược lại.
3/- Bộ biến đổi thủy lực: Áp suất tăng thì Lưu lượng giảm và ngược lại.



 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Ðề: FLOATING CUP PUMP-Bơm thủy lực "MỚI TINH" của CATERPILLAR.

Trời không biết mấy thằng tây nó lén lút chế tạo cái này từ bao giờ. nhưng cho em hỏi tiếp là theo các cụ cái bơm này có chỗ nào hay hỏng nhất

Tư tưởng này hay đây. Với những "CÁI MỚI", dĩ nhiên là phải có những mặt "HAY HƠN", "TỐT HƠN" rồi, nhưng đồng thời cũng sẽ có những chỗ "CHƯA HAY", CHƯA TỐT", ta không nên chỉ vỗ tay khen mà còn phải "HOÀI NGHI" nữa.

Mục đích của Lạc tôi khi viết bài này trước hết là đưa thông tin để các bạn cùng "NẮM BẮT" xu hướng mới, sau là chúng ta cùng "MỔ XẺ" những "CHỖ HAY" cũng như "CHỖ CHƯA HAY" của nó.

Bây giờ xin đưa trước chỗ "CHƯA HAY" (còn "CHỖ HAY" nói sau) của cái gọi là nguyên lý "FLOATING CUP" (xin lưu ý rằng "FLOATING CUP" là một "NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ" có thể ứng dụng cho "BƠM", cho "MÔ TƠ", và cho cả "BỘ BIẾN ĐỔI THỦY LỰC" nữa).


Chỗ "CHƯA HAY" của "FLOATING CUP" được "CHỈ RA" bởi tác giả Monika IVANTYSYNOVA trong bài viết trình bày tại hội nghị chuyên đề về thủy lực lần thứ 7 của hội thủy lực Nhật Bản năm 2008 (the 7th JFPS International Symposium on Fluid Power, TOYAMA 2008 September 15-18, 2008). Các bạn có thể tải tài liệu này về đọc TẠI ĐÂY.


1/- Thiết kế "FLOATING CUP" được đề xuất bởi INNAS là một thiết bị kiểu "TRỤC CONG" (Bent axis) với góc nghiêng tối đa chỉ giới hạn ở mức 10 độ do những gò bó của thiết kế hình học của nó. (The floating cup design proposed by INNAS is a bent axis machine with a limited tilting angle of 10 degree due to geometrical constraints.)

2/- Nó có đến 24 piston với 02 valve plate ... kết quả là "NHÓM CƠ CẤU QUAY" (Rotating Group) của có đến 83 bộ phận, một con số quá nhiều so với Bơm trục cong với 09 piston chỉ có 23 bộ phận. (The unit has 24 pistons and requires two valve plates and two cylinder blocks, i.e. the resulting number of parts of the rotating group is with 83 much higher compared to a 9 piston bent axis machine requiring 23 parts.)

3/- Với số lượng piston nhiều (24 piston cho một Bơm-Mô tơ..), thiết kế dạng FLOATING CUP cho phép giảm được các "XUNG" (gai nhọn), nhưng lại có đến 50 cái "KHE HỞ" cần phải được làm kín. Trong khi Bơm trục cong với 09 piston chỉ có 19 "KHE HỞ". (The high number of pistons (24) of the floating cup design allows reducing flow pulsation, but requires 50 gaps to be sealed. Compared to that, a bent axis with 9 pistons has only 19 gaps.)



 

sangdenso

Tài xế O-H
Ðề: FLOATING CUP PUMP-Bơm thủy lực "MỚI TINH" của CATERPILLAR.

Em cũng thấy một hệ thống mà áp suất luôn được duy trì ở mức cao có vẻ sẽ có nhiều bài toán liên quan đến việc làm kín khít để bảo toàn áp suất của mạch. Xem mặt cắt bơm, mô tơ thì thấy cái xéc măng có đoạn tiếp xúc rất nhỏ trên xi lanh, vì nó là 1 phần của cung tròn. điểm này có thể là điểm quyết định tuổi thọ của cái bơm này.
Hệ thống này có thể không xử dụng các van trượt được nữa. vì van trượt cần được bôi trơn, điều này làm mất áp suất mạch.
Ưu điểm thì có thể sẽ là; động cơ hoạt động êm dịu, do tải ít thay đổi đột ngột. hệ thống có khả năng tăng tải đột ngột cao, công suất max cao nhờ có năng lượng dự trữ trong các bình tích áp, trên mạch. vấn đề nữa là hoàn năng của mạch. năng lượng thừa từ các động tác, do quán tính, trọng lực có thể được thu lại và tái sử dụng. điều này hứa hẹn sẽ tiết kiệm được nhiều năng lượng.
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Ðề: FLOATING CUP PUMP-Bơm thủy lực "MỚI TINH" của CATERPILLAR.

Để khép lại bài viết, xin giới thiệu với các bạn thành tựu của máy đào CATERPILLAR đã được nghiên cứu, thử nghiệm rất kỹ từ năm 2000 !!! Mà mãi đến nay (2013) họ mới đưa sản phẩm ra bán. Các số liệu là rất đáng tin cậy vì được thử nghiệm rất nghiêm túc theo các tiêu chuẩn thử nghiệm quốc tế; máy đào mới này "TRONG ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC TỐI ƯU" có thể "TIẾT KIỆM ĐẾN 50% LƯỢNG NHIÊN LIỆU TIÊU THỤ" so với các máy đào hiện tại trên thị trường. Một con số hết sức ấn tượng !!!

Trong hình minh họa bên dưới, các bạn lưu ý câu: "Results show that the regenerative system, which eliminates the metering valve losses in actuating loads and recovers energy rather than dissipating it when lowering or decelerating a mass, can reduce power consumption up to 46% for this system studying."

Tạm dịch: Kết quả chỉ ra rằng hệ thống "HOÀN NĂNG" đã LOẠI BỎ NHỮNG TỔN THẤT GÂY RA BỞI (xin dùng nguyên văn) "METERING VALVE" và năng lượng thu hồi được nhiều hơn là bỏ phí trong quá trình hạ tải hay giảm tốc đã có thể giảm công suất tiêu thụ đến 46%...

Cái gọi là "METERING VALVE" ấy chính là bộ van phân phối (van tổng) theo nguyên lý "LOAD SENSING" đang dùng hiện nay. Họ đã bỏ nó ra, vậy thì họ đã dùng cái gì để điều khiển ??? Nó chính là nguyên lý CPR và HYDRAULIC TRANSFORMER đã nói ở trên. Xin hẹn sẽ hầu chuyện các bạn về nguyên lý CPR (Common Pressure Rail) và cái BỘ BIẾN ĐỔI THỦY LỰC (HYDRAULIC TRANSFORMER) ở một bài khác.





















 

sangdenso

Tài xế O-H
em xin lỗi vì bới móc bài viết đã bị nhiều người lãng quên này ra. nhưng các bác làm em mất ngủ quá. em có cái điều thắc mắc trong cái hệ thống thủy lực kinh điển như bây giờ. nếu em có 100l thủy lực mà em đã mất công bơm nó đến tận 300 bar như cái nâng cần chẳng hạn. rồi em mở cái quay sàn em chỉ quay với áp xuất 100bar và dùng hết 100l đó luôn. vậy thì cái công để việc hoàn thành việc bơm 100l đó rõ là nhiều bằng 3 lần cái em thu về từ cái quay sàn. vậy 2 phần còn lại của em đâu. bác nói đi.
 

sangdenso

Tài xế O-H
Ðề: FLOATING CUP PUMP-Bơm thủy lực "MỚI TINH" của CATERPILLAR.

Để khép lại bài viết, xin giới thiệu với các bạn thành tựu của máy đào CATERPILLAR đã được nghiên cứu, thử nghiệm rất kỹ từ năm 2000 !!! Mà mãi đến nay (2013) họ mới đưa sản phẩm ra bán. Các số liệu là rất đáng tin cậy vì được thử nghiệm rất nghiêm túc theo các tiêu chuẩn thử nghiệm quốc tế; máy đào mới này "TRONG ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC TỐI ƯU" có thể "TIẾT KIỆM ĐẾN 50% LƯỢNG NHIÊN LIỆU TIÊU THỤ" so với các máy đào hiện tại trên thị trường. Một con số hết sức ấn tượng !!!

Trong hình minh họa bên dưới, các bạn lưu ý câu: "Results show that the regenerative system, which eliminates the metering valve losses in actuating loads and recovers energy rather than dissipating it when lowering or decelerating a mass, can reduce power consumption up to 46% for this system studying."

Tạm dịch: Kết quả chỉ ra rằng hệ thống "HOÀN NĂNG" đã LOẠI BỎ NHỮNG TỔN THẤT GÂY RA BỞI (xin dùng nguyên văn) "METERING VALVE" và năng lượng thu hồi được nhiều hơn là bỏ phí trong quá trình hạ tải hay giảm tốc đã có thể giảm công suất tiêu thụ đến 46%...

Cái gọi là "METERING VALVE" ấy chính là bộ van phân phối (van tổng) theo nguyên lý "LOAD SENSING" đang dùng hiện nay. Họ đã bỏ nó ra, vậy thì họ đã dùng cái gì để điều khiển ??? Nó chính là nguyên lý CPR và HYDRAULIC TRANSFORMER đã nói ở trên. Xin hẹn sẽ hầu chuyện các bạn về nguyên lý CPR (Common Pressure Rail) và cái BỘ BIẾN ĐỔI THỦY LỰC (HYDRAULIC TRANSFORMER) ở một bài khác.





















https://drive.google.com/file/d/0B02p8i9ogapTemJ3aWdzNHNrWDZzN3ZXT3g2aGViMGtPTXNj/view?usp=sharing
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
...các bác làm em mất ngủ quá. em có cái điều thắc mắc trong cái hệ thống thủy lực kinh điển như bây giờ. nếu em có 100l thủy lực mà em đã mất công bơm nó đến tận 300 bar như cái nâng cần chẳng hạn. rồi em mở cái quay sàn em chỉ quay với áp xuất 100bar và dùng hết 100l đó luôn. vậy thì cái công để hoàn thành việc bơm 100l đó rõ là nhiều bằng 3 lần cái em thu về từ cái quay sàn. vậy 2 phần còn lại của em đâu. bác nói đi.

Vẫn chưa hiểu rõ ý chú muốn nói !!! Chú đang nói về hệ thống thủy lực hiện đang dùng hay là hệ thống CPR mới ?? Chú chịu khó minh họa bằng hình vẽ cho rõ hơn (vẽ đại khái thôi cũng được).
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên