[NH] [Đố vui có thưởng] P8- Hiện tượng kích nổ trên động cơ Diesel

huynguyenmbv
Bình luận: 60Lượt xem: 11,861
M

minhthanh.tk1990

Khách
Đã theo đến trang thứ 4 rồi nhưng mà em vẫn chưa thấy ai trả lời câu hỏi của bác huynguyenbmv, và vẫn còn đang loanh quanh với vấn đề là động cơ Diesel có kích nổ hay là không? Em học từ lò của thầy Ga ra, cũng lâu rồi em ko còn nhớ cụ thể nữa ợ, để xem lại rồi sẽ chỉnh update sau, nhưng chính xác là thầy có nói quá trình cháy của động cơ diesel gồm 4 giai đoạn: cháy trễ, cháy nhanh, cháy chính và cháy rớt, và trong đó giai đoạn cháy nhanh (từ lúc đường p tách khỏi đường nén đến pmax) thực chất là quá trình cháy nổ đồng thời và giống như quá trình cháy kích nổ trên động cơ xăng. Xin lỗi vì bài viết của em vẫn bị lạc đề chủ đề của bác huynguyenbmv.Để em xem lại định nghĩa của thầy về cháy và nổ khác nhau như thế nào nếu bác nào có nhu cầu thảo luận tiếp.

Theo mình thì hiện tượng kích nổ xảy ra vì có ít nhất 2 nguồn cháy . Động cơ xăng gồm hỗn hợp nhiên liệu xăng + khí được nén lên áp suất cao rồi đánh lửa = bugi nên mới có hiện tượng này. Còn diesel thì chỉ nén khí đến áp suất cao rồi nhiên liệu được phun vào gây cháy nên k có hiện tượng kích nổ , không biết ý mấy bác sao :D
 

hieucaosu

Tài xế O-H
e thì vẫn chưa thấy nói tới hiện tượng kích nổ của động cơ diezen e đang mong được học hỏi thêm.nhưng e thấy ở động cơ xe hyundai đời mới có bộ phận chống kích nổ thật ở máy điện động cơ d6db 2008 chẳng hạn có đường luân hồi khí xả quay về buồng đốt qua van chẳng hạn!có đúng đường đó để chống kích nổ không các cụ?
 

Wanner

Tài xế O-H
e thì vẫn chưa thấy nói tới hiện tượng kích nổ của động cơ diezen e đang mong được học hỏi thêm.nhưng e thấy ở động cơ xe hyundai đời mới có bộ phận chống kích nổ thật ở máy điện động cơ d6db 2008 chẳng hạn có đường luân hồi khí xả quay về buồng đốt qua van chẳng hạn!có đúng đường đó để chống kích nổ không các cụ?

Theo em thì kích nổ nó là ở bên trong buồng đốt, để chống kích nổ thì phải do kết cấu buồng đốt chứ không phải do nhiên liệu. Nên bác nói luân hồi khí xả để chống kích nổ chắc là ko đúng đâu.......theo em còn nhớ mang máng thì luân hồi khí xả là dùng van EGR, đó chỉ là tận dụng lại lượng nhiên liệu đốt chưa hết thôi.........
 
M

minhthanh.tk1990

Khách
e thì vẫn chưa thấy nói tới hiện tượng kích nổ của động cơ diezen e đang mong được học hỏi thêm.nhưng e thấy ở động cơ xe hyundai đời mới có bộ phận chống kích nổ thật ở máy điện động cơ d6db 2008 chẳng hạn có đường luân hồi khí xả quay về buồng đốt qua van chẳng hạn!có đúng đường đó để chống kích nổ không các cụ?
Đường hồi khí xả chỉ có tác dụng làm dịu nhiệt độ buồng đốt , nhằm ngăn phản ứng NO tác dụng oxi => NOx gây ô nhiễm môi trường thôi bạn ah
 

sirduyduc

Tài xế O-H
hệ thống luân hồi khí xả không có tác dụng về chống kích nổ, theo e là thế. nó chỉ có tác dụng giảm khói đen, giảm thời gian của quá trình cháy mà từ đó sẽ giảm được nhiệt độ cháy cực đại, đồng thời tận dụng lượng nhiên liệu chưa cháy hết để cung cấp cho giai đoạn phun sơ khởi tiếp theo qua đó tiết kiệm nhiên liệu hơn.
chủ đề bàn luận cũng rôm rả và cúng khá căng thẳng, nhưng chưa đến đâu cả, xin cụ chủ thớt hạ màn cho anh em sáng cái đầu ạ!
 

buithanhminhbk

Tài xế O-H
Hôm nay đọc bài của các cụ rất nhiều, có rất nhiều quan điểm và làm tôi cũng hiểu được nhiều thứ. Tôi cũng xin đóng góp một số suy nghĩ của mình như sau:
1. Động cơ xăng: Hỗn hợp được hòa trộn trướccháy nhờ nguồn lửa của bu gi.
2. Động cơ diezen: hỗn hợp được hòa trộn khi vòi phun bắt đầu phun (cuối kỳ nén) tự bốc cháy do gặp điều kiện nhiệt độ và áp suất cao. Và quá trình cháy bắt đầu tại nơi có điều kiện tốt nhất trước sau đó có thể lan ra hoặc một lúc xuất hiện nhiều điểm cháy. Điều đó cũng có thể hiểu động cơ diezen cháy có kích nổ. Vậy tại sao trên động cơ xăng người ta lại sợ kích nổ còn động cơ diezen thì vẫn thế?
- Thứ nhất : Khi kích nổ xảy ra thì đối với động cợ xăng đó là toàn bộ hỗn hợp (đã nạp vào ở kỳ hút) => sóng áp suất lớn và hậu quả thì trên đã nói rồi..
- Thứ 2: Kích nổ xảy ra đối với động cơ diezen là khi vòi phun bắt đầu phun lượng nhiên liệu ban đầu (ít nhiên liệu) nên kích nổ nhẹ đồng thời nhờ kích nổ để tăng vận tốc cháy, giảm thời gian cháy chuẩn bị để mồi lửa cho thời gian cháy chính. Và lúc này nhờ mồi lửa ban đầu nó giống như lửa của bugi trên máy xăng giúp cho hỗn hợp cháy hết.
- Thứ 3: Trên các máy dầu củ thì buồng cháy thống nhất, tốc độ tăng áp suất cũng như hiện tượng kích nổ lớn nên chúng ta thấy động cơ làm việc ồn hơn, tiếng gõ lớn, rung hơn.
- Thứ 4: Cải thiện tình hình nên dùng buồng cháy phụ, xoáy lốc: Thằng này êm hơn vì giai đoạn cháy kích nổ ít hơn đồng thời tốc độ tăng áp suất nhỏ hơn, áp suất phun của vòi phun và kết cấu vòi phun ưu điểm hơn (các cụ đã nói ở trên).
- Cuối cùng: Dùng hệ thống phun dầu điện tử. Nó ngoài các ưu điểm về khí thải, tiêu hao nhiên liệu thì ở đây tôi chỉ nói đến cái êm khi vận hành của nó đó là người ta chia ra các giai đoạn để phun làm sao cho kích nổ là nhỏ nhất ( có kích nổ ở giai đoạn cháy ban đầu). còn sau đó thì phun tiếp các giai đoạn khác để đảm bảo áp suất tăng một cách thích hợp, phù hợp với vị trí của pit tông và thành tựu rõ nhất là chúng ta thấy các động cơ máy dầu của hyundai trên santafe, tiếng nổ gần như máy xăng.
Ở đây có nhiều bạn sẽ còn nghi ngờ nhưng tôi có một ví dụ đơn giản hơn đó là khi bạn đẩy một cái bàn thì nó sẽ đi nhưng nếu bạn không đẩy mà là đấm vào cái bàn thì như ta thấy một là nó không đi và tay mình chảy máu và hai là cái bản bị vở ra ( như phim lý tiểu long). Và trường hợp bạn đẩy là cháy bình thường còn trường hợp bạn đấm là cháy kích nổ.
3. Kết luận: Trên động cơ diezen có kích nổ nhưng là giai đoạn bắt đầu cháy( bắt buộc phải có) vì nó tự bốc cháy, biết ở đâu và bao nhiêu điểm cháy. Còn kích nổ ở phần sau là không nên, không muốn và không tốt.
Xin hết! Các cụ xem và góp ý cho em.
bác nói cũng chuẩn đó hihi
 

chingnguyen

Tài xế O-H
hệ thống luân hồi khí xả không có tác dụng về chống kích nổ, theo e là thế. nó chỉ có tác dụng giảm khói đen, giảm thời gian của quá trình cháy mà từ đó sẽ giảm được nhiệt độ cháy cực đại, đồng thời tận dụng lượng nhiên liệu chưa cháy hết để cung cấp cho giai đoạn phun sơ khởi tiếp theo qua đó tiết kiệm nhiên liệu hơn.
chủ đề bàn luận cũng rôm rả và cúng khá căng thẳng, nhưng chưa đến đâu cả, xin cụ chủ thớt hạ màn cho anh em sáng cái đầu ạ!
không có nhiên liệu chưa cháy hết trong khí xả tuần hoàn, nếu như quả thực có thì nó cũng ở dạng không dùng được(muội than) và bị lọc sạch trước khi đưa trở lại đường ống nạp.
vấn đề kich nổ ở động cơ diesel có lẽ nên dùng thuật ngữ khác để chỉ vấn đề này tránh gây nhầm lẫn. mình chỉ quen với thuật ngữ diesel knocking, chả biết dịch là gì cho sát
bản chất của "diesel knocking" là hiện tượng áp suất tăng đột biến trong buồng nổ.
nguyên nhân có thể là :
do thời điểm phun quá sớm. fun từ khi chưa đủ điều kiện cháy. đến khi đủ điều kiện cháy thì đã có một lượng hỗn hợp nhiên liệu khá nhiều. tất cả cháy đồng thời(gần như cháy đẳng tích) tạo ra tiếng gõ.
do áp suất phun cao=>phun nhiên liệu nhiều trong thời gian quá ngắn(nghe bọn dongfeng howoo 15ton chúng nóa gào khác hẳn ông hyundai).
có it nhất hai cách để giảm tiếng gõ nhiên liệu.
1-thiết kế buồng đốt phụ hoặc buồng đốt kiểu xuays lốc, với cách này thì nhiên liệu hòa trộn tốt hơn, tốc độ cháy nhanh hơn=>tốc độ động cơ cao hơn nhưng có nhược điểm là khó khởi động va tổn thất nhiệt khá lớn(diện tích tản nhiệt nhiều mà) làm giảm hiệu suất động cơ
2-thay đổi hệ thống cung cấp nhiên liệu. cụ thể là thiết kế phun thành nhiều lần trong một hành trình cháy-giãn nở(tức là dùng hệ thống common rail hoặc tương đương) hoặc rẻ tiền hơn là dùng vòi phun hai tầng áp suất(double spring nozzle holder) nghĩa là phun mồi ở áp suất thấp, liền sau đó là phun chính ở áp suất cao,
 

long74

Tài xế O-H
Các bác cho em hỏi: trong buồng đốt chứa nhiều muội than, đến lúc nào đó có gây hiện tượng tự kích nổ không ạh?
 

huynguyenmbv

Tài xế O-H
Câu hỏi: Hãy chỉ ra những kết cấu trên động cơ Diesel có tác dụng hạn chế hiện tuợng kích nổ( chủ yếu là về mặt KẾT CẤU) HÃY DIỄN GIẢI, MINH HOẠ RÕ RÀNG
gioang quy-náp độ dày mỏng của gioăng ảnh hưởng nén, nếu gioăng dày giảm nén => giảm khích nổ
:D
Tôi cũng không hiểu lắm ý bác nhưng ở đây là động cơ mới, từ lúc sản xuất ra người ta đã tính đến việc này rồi, không phải là các động cơ cải tạo để dùng Biogas... mà tính đến chuyện dùng Joang quy lát dày hay mỏng.
Còn thay đổi góc phun sớm theo hướng giảm nhiệt độ cực đại qua trình cháy để giảm phát thải NOx và giảm áp suất cực đại thì cũng chưa hẳn giảm kích nổ, ở đây là độ tăng áp suất theo góc quay trục khuỷu càng lớn thì kích nổ càng nghiêm trọng
 
D

dinhkt

Khách
Đến cuối quá trình nén nhiên liệu ddiezeel được bắt đầu phun vào buồng đốt, sau đó phát hỏa. nếu phun quá sớm hoặc nhiên liệu cháy quá sớm trước khi pittong đến điểm chết trên thì xãy ra hiện tượng kích nổ.
 

dinhthang02

Tài xế O-H
động cơ diezel không hoặc ít xảy ra hiện tượng kích nổ vì vậy một số động cơ diezel để dể nổ hơn người ta còn dùng thêm turbo để tăng áp :((
 

vinhddc

Tài xế O-H
Trước tiên cần xem lại khái niệm kích nổ của ĐC xăng: “Kích nổ là hiện tượng tự bốc cháy một cách đột ngột của phần hoà khí trong vùng phía trước ngọn lửa” ( Lý thuyết ĐCĐT – PGS.TS Nguyễn Văn Nhận)
chay_kich_no.pdf - 27.8 Kb
Như vậy có thể hiểu:
1. Cháy kích nổ của ĐC xăng là hiện tượng tự bốc cháy của nhiên liệu, điều này đối với ĐC xăng không mong muốn, nhưng đối với ĐC diesel thì mong quá đi chứ!
2. Cháy kích nổ của ĐC xăng gây ra những hiện tượng tiêu cực như: tiếng gõ, công suất giảm, ... Là bởi sự chênh lệch rất lớn áp suất và nhiệt độ vùng hòa khí tự bốc cháy và xung quanh nó nên tạo ra sóng xung kích phản xạ nhiều lần trong buồng đốt. Còn đối với ĐC Diesel quá trình tự bốc cháy diễn ra đồng đều trong buồng đốt, nên không xảy ra hiện tượng như vậy.
==> Có thể kết luận: Cháy kích nổ đối với ĐC xăng là bất bình thường, còn đối với ĐC diesel là bình thường, đã là bình thường thì không cần quan tâm lắm!
 

huynguyenmbv

Tài xế O-H
theo em thi ko co hien tuong kich no tren dong co diezel.
viết có dấu đi rồi nói chuyện[DOUBLEPOST=1403829013,1403828943][/DOUBLEPOST]
Trước tiên cần xem lại khái niệm kích nổ của ĐC xăng: “Kích nổ là hiện tượng tự bốc cháy một cách đột ngột của phần hoà khí trong vùng phía trước ngọn lửa” ( Lý thuyết ĐCĐT – PGS.TS Nguyễn Văn Nhận)
chay_kich_no.pdf - 27.8 Kb
Như vậy có thể hiểu:
1. Cháy kích nổ của ĐC xăng là hiện tượng tự bốc cháy của nhiên liệu, điều này đối với ĐC xăng không mong muốn, nhưng đối với ĐC diesel thì mong quá đi chứ!
2. Cháy kích nổ của ĐC xăng gây ra những hiện tượng tiêu cực như: tiếng gõ, công suất giảm, ... Là bởi sự chênh lệch rất lớn áp suất và nhiệt độ vùng hòa khí tự bốc cháy và xung quanh nó nên tạo ra sóng xung kích phản xạ nhiều lần trong buồng đốt. Còn đối với ĐC Diesel quá trình tự bốc cháy diễn ra đồng đều trong buồng đốt, nên không xảy ra hiện tượng như vậy.
==> Có thể kết luận: Cháy kích nổ đối với ĐC xăng là bất bình thường, còn đối với ĐC diesel là bình thường, đã là bình thường thì không cần quan tâm lắm!
Theo ý 1 của bác, vậy sao người ta không dùng động cơ 2+ bugi>???
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên