Cách phân biệt bơm cao áp:VE,PE,PF..mong các cụ hỗ trợ

nguyen1712anh
Bình luận: 17Lượt xem: 26,790

elitehieu

Tài xế O-H
Bơm VE là bơm phân phối có 1 piston bơm nhưng phân ra cho các máy, loại này thông thường ở những động cơ nhỏ. bơm PE là bơm dãy có các piston bơm cho các máy loại này thường ở những động cơ lớn hơn. bơm PF gọi là bơm cá nhân, loại này giống bơm PE nhưng chỉ có một máy, thường dùng trên các động cơ tỉnh tại.
 

poypoy

Tài xế O-H
PF 1 máy thì dùng cho mấy cái máy sử dụng trong nông nghiệp á . còn PE thì các đầu nối cao áp được chế tạo theo 1 dãy và thường là to hơn VE vì PE là bơm cao áp cho các xe tải nặng 5 tấn trở lên . còn bơm cao áp VE thì đầu cao áp nằm theo cụm để phân phối . 1 điểm khác nữa là bơm PE có bơm tiếp vận gắn trực tiếp trên thân bơm . còn VE thì bom tiếp vận nằm bên trong bơm luôn
 

vanthang7b

Tài xế O-H
Cái này là nhanh nhất nè . PF chỉ vcó 1 đầu ra .PE 4 hoặc nhiều hơn xếp thành 1 đường thẳng. VE thường là 4 đầu ra xếp thành hình vuông .thé là nhanh nhất
 

tuananh0589

Tài xế O-H
các cụ là sinh viên thì nên xin vào gara mình không cần lương gì chỉ cần học hỏi xem như thế nào ? biết tháo lắp là vui rồi . chẳng cần thợ ở đấy truyền cho bài gì ?xem họ làm cũng biết đôi chút. hình 1.3.5 là bơm dãy pe to hơn bơm ve

images (1).jpg


images (2).jpg


images.jpg


product_s306.jpg


tải xuống.jpg
 

poypoy

Tài xế O-H
các cụ là sinh viên thì nên xin vào gara mình không cần lương gì chỉ cần học hỏi xem như thế nào ? biết tháo lắp là vui rồi . chẳng cần thợ ở đấy truyền cho bài gì ?xem họ làm cũng biết đôi chút. hình 1.3.5 là bơm dãy pe to hơn bơm ve

View attachment 28484

View attachment 28485

View attachment 28486

View attachment 28487

View attachment 28488
gara cua a ở đâu vậy . em đang tìm 1 nơi như vậy mà không ra hức
 

tungnguyen_tny9x

Tài xế O-H
e là sv, bữa nay hoc qua động cơ diesel,mà có nhiều loại bơm cao áp quá,mong các cụ chỉ cho e cách phân biệt các loai bơm :VE,PE,PF...
Theo e, bơm VE hay còn gọi là bơm chia.loại này chỉ có duy nhất một bộ piston xilanh chia đều nhiên liệu cho các máy và dc điều khiển bởi cam đĩa.Bơm loại này thì thường dc dùng cho các động cơ có công suất nhỏ. Còn bơm PE hay còn gọi là bơm dãy.loại này thì số bộ piston xilanh tương ứng với số máy trên động cơ và dc đặt theo 1 dãy. bơm dc điều khiển bởi cam trục. Dựa Dựa giống trục cam của động cơ đó bác. loại bơm này thì thường dc dùng cho các ĐC có c.suất tương đối lớn. Còn bơm PF thì giống như trên máy nổ trung quốc đó bác. MỘt bơm một máy.
 

nguyen1712anh

Tài xế O-H
các cụ là sinh viên thì nên xin vào gara mình không cần lương gì chỉ cần học hỏi xem như thế nào ? biết tháo lắp là vui rồi . chẳng cần thợ ở đấy truyền cho bài gì ?xem họ làm cũng biết đôi chút. hình 1.3.5 là bơm dãy pe to hơn bơm ve

View attachment 28484

View attachment 28485

View attachment 28486

View attachment 28487

View attachment 28488
cảm ơn cụ ak, giờ em đang hc ở tphcm,cụ có gara nào giới thiệu hộ em,chân thành cảm ơn cụ
 

truyenminh705

Tài xế O-H
e là sv, bữa nay hoc qua động cơ diesel,mà có nhiều loại bơm cao áp quá,mong các cụ chỉ cho e cách phân biệt các loai bơm :VE,PE,PF...

Bơm VE: Loại bơm có 1 cụm piston-xylanh bơm. Pisto vừa chuyển động tịnh tiến vừa xoay để nén và phân phối nhiên liệu lần lượt đến các kim phun.

Bơm PE: Là loại bơm kết hợp nhiều bơm PF lại trong một vỏ bơm.

Bơm PF: Là loại bơm có 1 cụm piston-xylanh, piston chuyển động tịnh tiến trong xylanh nén nhiên liệu để đưa đến kim phun. Thân piston có lỗ dọc theo tâm piston và rãnh vát xéo để khi xoay piiston sễ thay đổi được lượng nhiên liệu cung cấp cho kim phun. 1 bơm cung cấp cho 1 kim phun.

Ngoài ra còn có:

Bơm PM: giống bơm PF nhưng piston không có lỗ và rãnh vát xéo. Lưu lượng bơm được thay đổi bằng cách xả một phần hoặc toàn bộ dầu trên nhánh cao áp về thân bơm khi kéo cần ga.

Kim bơm liên hợp GM: Giống như bơm PF nhưng Bơm và Kim được thiết kế thành 1 khối (bỏ đi ống cao áp)

Bơm CAV: Giống như bơm VE, nhưng piston chính chỉ xoay để phân phối nhiên liệu cao áp cho các kim phun thôi chứ không chuyển động tịnh tiến. Nhiệm vụ tạo áp suất cao áp được các piston khác thực hiện.

Hệ thống EDC: là dạng kết hợp điện tử với cơ khí để thực hiện việc cung cấp nhiên liệu cho động cơ, gồm có: commondral, UI, UP, VE-EDC, PF-EDC...

Cụ có thể tham khảo thêm:
http://www.oto-hui.com/threads/de-c...g-nhien-lieu-dong-co-diesel-he-tcn.74259.html

Chúc học tốt..........
[MERGETIME="1417422479"][/MERGETIME]
Bơm VE: Loại bơm có 1 cụm piston-xylanh bơm. Pisto vừa chuyển động tịnh tiến vừa xoay để nén và phân phối nhiên liệu lần lượt đến các kim phun.

Bơm PE: Là loại bơm kết hợp nhiều bơm PF lại trong một vỏ bơm.

Bơm PF: Là loại bơm có 1 cụm piston-xylanh, piston chuyển động tịnh tiến trong xylanh nén nhiên liệu để đưa đến kim phun. Thân piston có lỗ dọc theo tâm piston và rãnh vát xéo để khi xoay piiston sễ thay đổi được lượng nhiên liệu cung cấp cho kim phun. 1 bơm cung cấp cho 1 kim phun.

Ngoài ra còn có:

Bơm PM: giống bơm PF nhưng piston không có lỗ và rãnh vát xéo. Lưu lượng bơm được thay đổi bằng cách xả một phần hoặc toàn bộ dầu trên nhánh cao áp về thân bơm khi kéo cần ga.

Kim bơm liên hợp GM: Giống như bơm PF nhưng Bơm và Kim được thiết kế thành 1 khối (bỏ đi ống cao áp)

Bơm CAV: Giống như bơm VE, nhưng piston chính chỉ xoay để phân phối nhiên liệu cao áp cho các kim phun thôi chứ không chuyển động tịnh tiến. Nhiệm vụ tạo áp suất cao áp được các piston khác thực hiện.

Hệ thống EDC: là dạng kết hợp điện tử với cơ khí để thực hiện việc cung cấp nhiên liệu cho động cơ, gồm có: commondral, UI, UP, VE-EDC, PF-EDC...

Cụ có thể tham khảo thêm:
http://www.oto-hui.com/threads/de-c...g-nhien-lieu-dong-co-diesel-he-tcn.74259.html

Chúc học tốt..........

Muốn vào gara để học thì trước nhất phải tự trang bị cho mình một ít vốn lý thuyết mới được. Không biết gì vào gara chỉ mất thời gian thôi, vì thấy người ta làm nhưng mình không hiểu thì làm sao học được.
[MERGETIME="1417422524"][/MERGETIME]
Muốn vào gara để học thì trước nhất phải tự trang bị cho mình một ít vốn lý thuyết mới được. Không biết gì vào gara chỉ mất thời gian thôi, vì thấy người ta làm nhưng mình không hiểu thì làm sao học được.
 

chingnguyen

Tài xế O-H
e là sv, bữa nay hoc qua động cơ diesel,mà có nhiều loại bơm cao áp quá,mong các cụ chỉ cho e cách phân biệt các loai bơm :VE,PE,PF...
chắc là bạn đang nói đến cách phân loại bơm theo quy cách của Bosch và các nhà sản xuất có licence của nó. tuy nhiên nó vẫn có vẻ hơi mơ hồ.
cách nhận biết mỗi loại có thể theo hình dạng(như các cụ đã nói), theo kết cấu(tháo ra mới biết) hoặc đơn giản là đọc name plate của nó là xong.
theo kí hiệu của bosch thì chữ V dành cho bơm phân phối còn E là kích cỡ của bơm phân phối đó. bơm phân phối của bosch có thể là VA;VE;VP(VP29;VP37;VP44..). loại này là bơm phân phối một piston hướng trục làm luôn trục phân phối. bơm có từ 3-6 đầu ra cao áp xắp xếp theo vòng tròn đồng tâm với trục bơm.
bơm PE là bơm hợp thức hoàn chỉnh nhiều piston thẳng hàng. bơm PE có nhiều kích cỡ như K;A;B;CZ;P;PM;P2000;P3000;P7100;P8500.. một phiên bản khác của nó là PES trong đó chữ S có nghĩa là lắp vào động cơ bằng mặt bich thay vì như PE truyền động qua nối trục ra ngoài.
bơm PF theo như mọi người thì là bơm một piston đọc lập nhưng thực tế không phải như thế. nó chỉ có nghĩa là bơm không hoàn chỉnh(không bao gồm trục cam;điều tốc; bơm tiếp vận; bộ định thời..). bơm PFR có thể là loại cực nhỏ,có từ 1-4 piston( hay thấy trên máy nông nghiep) hoặc cực lớn, đơn thể, lắp trên tầu thủy.
Kim bơm liên hợp GM: Giống như bơm PF nhưng Bơm và Kim được thiết kế thành 1 khối (bỏ đi ống cao áp)

Bơm CAV: Giống như bơm VE, nhưng piston chính chỉ xoay để phân phối nhiên liệu cao áp cho các kim phun thôi chứ không chuyển động tịnh tiến. Nhiệm vụ tạo áp suất cao áp được các piston khác thực hiện.

Hệ thống EDC: là dạng kết hợp điện tử với cơ khí để thực hiện việc cung cấp nhiên liệu cho động cơ, gồm có: commondral, UI, UP, VE-EDC, PF-EDC...



.
GM hay CAV là các nhà sản suất khác nhau. tôi không biết GM có sản xuất ra bơm cao áp không nhưng chắc chắn là CAV sản xuất rất nhiều loại bơm cao áp, kể cả bơm phân phối hay bơm thẳng hàng hoặc bơm đơn thể.rất có thể một vài loại trong số đó được gắn lên động cơ của GM.
 

linhtran622

Tài xế O-H
đơn giản thôi. PF chi có một đường ra vầ ko có cam nằm trong. còn PE thì thường từ 3 piston bơm đặt thẳng đứng, còn VE thì thường nhất là nhìn vào thấy đường dầu cao áp đặt theo phương nằm ngang
 

ripo.xuanmanh123

Tài xế O-H
Bơm VE: Loại bơm có 1 cụm piston-xylanh bơm. Pisto vừa chuyển động tịnh tiến vừa xoay để nén và phân phối nhiên liệu lần lượt đến các kim phun.

Bơm PE: Là loại bơm kết hợp nhiều bơm PF lại trong một vỏ bơm.

Bơm PF: Là loại bơm có 1 cụm piston-xylanh, piston chuyển động tịnh tiến trong xylanh nén nhiên liệu để đưa đến kim phun. Thân piston có lỗ dọc theo tâm piston và rãnh vát xéo để khi xoay piiston sễ thay đổi được lượng nhiên liệu cung cấp cho kim phun. 1 bơm cung cấp cho 1 kim phun.

Ngoài ra còn có:

Bơm PM: giống bơm PF nhưng piston không có lỗ và rãnh vát xéo. Lưu lượng bơm được thay đổi bằng cách xả một phần hoặc toàn bộ dầu trên nhánh cao áp về thân bơm khi kéo cần ga.

Kim bơm liên hợp GM: Giống như bơm PF nhưng Bơm và Kim được thiết kế thành 1 khối (bỏ đi ống cao áp)

Bơm CAV: Giống như bơm VE, nhưng piston chính chỉ xoay để phân phối nhiên liệu cao áp cho các kim phun thôi chứ không chuyển động tịnh tiến. Nhiệm vụ tạo áp suất cao áp được các piston khác thực hiện.

Hệ thống EDC: là dạng kết hợp điện tử với cơ khí để thực hiện việc cung cấp nhiên liệu cho động cơ, gồm có: commondral, UI, UP, VE-EDC, PF-EDC...

Cụ có thể tham khảo thêm:
http://www.oto-hui.com/threads/de-c...g-nhien-lieu-dong-co-diesel-he-tcn.74259.html

Chúc học tốt..........
[MERGETIME="1417422479"][/MERGETIME]


Muốn vào gara để học thì trước nhất phải tự trang bị cho mình một ít vốn lý thuyết mới được. Không biết gì vào gara chỉ mất thời gian thôi, vì thấy người ta làm nhưng mình không hiểu thì làm sao học được.
[MERGETIME="1417422524"][/MERGETIME]
Muốn vào gara để học thì trước nhất phải tự trang bị cho mình một ít vốn lý thuyết mới được. Không biết gì vào gara chỉ mất thời gian thôi, vì thấy người ta làm nhưng mình không hiểu thì làm sao học được.
Cám ơn bác, sao bài này mình nhấp vào link k được nhỉ?
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên