Vì sao bề mặt bánh đà lại có vết nứt

tanluong_565
Bình luận: 31Lượt xem: 4,073

tanluong_565

Tài xế O-H
Kính các cụ ạ!
Chả là hôm nay em bị ông anh đưa vào tầm ngắm, ổng hỏi em mấy vấn đề sau, mà em còn do dự chưa dám trả lời. MOng các bác góp ý giúp em :D
  1. Vì sao bánh đà động cơ sau 1 thời gian làm việc thì bị nứt??? (em làm xe tải và xe bus, thấy bánh đà nứt rạng có, chân chim có, nứt lớn có )
  2. Ở nước ngoài, các hãng xe thể thao như BMW... thì người ta nghiêm cấm việc "láng" lại đĩa phanh (trong phanh đĩa) hành động này có thể bị phạt, vì sao??? (chỉ có việt nam mình mới láng tăng bua, láng lại đĩa :D (ở đây chỉ nói về lý do kỹ thuật không bàn về kinh tế nhé các cụ )
  3. KHi xe hết côn, lên dốc về số 1 vẫn không đi được nhưng chỉ cần quay đầu, về số lùi là có thể lên được dốc. Tại sao??? (Câu này là em thấy vô lý nhất, nhưng chưa dám chắc)
Các cụ góp ý thêm giúp em ạ! NT002
 

candyvu

Tài xế O-H
e có cùng câu hỏi 1 của bác :) cho e hóng chung nhé,cụ nào biết chỉ giúp bọn e đi :) e làm máy nông nghiệp(máy cày) muốn học hỏi các cụ,mong các cụ chỉ giáo
 

truyenminh705

Tài xế O-H
Kính các cụ ạ!
Chả là hôm nay em bị ông anh đưa vào tầm ngắm, ổng hỏi em mấy vấn đề sau, mà em còn do dự chưa dám trả lời. MOng các bác góp ý giúp em :D
  1. Vì sao bánh đà động cơ sau 1 thời gian làm việc thì bị nứt??? (em làm xe tải và xe bus, thấy bánh đà nứt rạng có, chân chim có, nứt lớn có )
  2. Ở nước ngoài, các hãng xe thể thao như BMW... thì người ta nghiêm cấm việc "láng" lại đĩa phanh (trong phanh đĩa) hành động này có thể bị phạt, vì sao??? (chỉ có việt nam mình mới láng tăng bua, láng lại đĩa :D (ở đây chỉ nói về lý do kỹ thuật không bàn về kinh tế nhé các cụ )
  3. KHi xe hết côn, lên dốc về số 1 vẫn không đi được nhưng chỉ cần quay đầu, về số lùi là có thể lên được dốc. Tại sao??? (Câu này là em thấy vô lý nhất, nhưng chưa dám chắc)
Các cụ góp ý thêm giúp em ạ! NT002
1. Bánh đà nứt sau một thời gian làm việc (em chưa thấy) có thể do bị nóng, bị va đập do đóng ngắt ly hợp không đúng kỹ thuật (ngắt nhanh, đóng từ từ kết hợp với canh tốc độ động cơ cho phù hợp với tốc độ xe và vị trí tay số).
2. Làm như vậy đĩa phanh hoặc tăng bua sẽ bị mỏng đi, khả năng chịu lực kém so với thiết kế, không đảm bảo an toàn. Không phải nước ngoài mà các nước phát triển không chấp nhận điều này, những nước anh em với VN thì có thể OK, tiện vớt tới hết thì ngưng (hì).
3. Có thể số lùi tỉ số truyền lớn hơn số 1 nên momen sinh ra lớn hơn cụ ạ. (ly hợp sẽ được giảm tải khi ở số có tỉ số truyền lớn).
 

traicongtruong91

Tài xế O-H
xin góp ý cho bài viết
1: bánh đà bị các vết nứt, chân chim, rạn nhỏ có thể do
- vật liệu làm ra có thể chưa được tốt
- bánh đà mỏng, điều kiện làm việc chịu momen lớn, ma sát sinh nhiệt
- kĩ thuật đi chân côn k dc tốt, nhả nhanh>> va đập lớn hoặc hay để lửng chân côn làm xoa dĩa ép với bánh đà>> sinh nhiệt
2: đĩa phanh khi chế tạo dc tôi cứng, chịu mòn, chịu nhiệt>> khi có độ đảo thì thợ mình hay láng lại
- khi phanh thì ma sát giữa đĩa và má phanh.
+ đĩa phanh mà tốt k bị láng thì độ cứng và chịu mòn chịu nhiệt đều> má mòn đều, đĩa mòn đều, đảm bảo an toàn
+ khi mà láng đĩa phanh thì lớp tôi cứng đó bị mỏng mất đi, chỗ có chỗ k, độ mòn k đều, cào sước. và va đập khi phanh k đảm bảo. dễ mất tính năng hệ thống phanh
3: ở đây phụ thuộc vào tốc độ và lực kéo
- số 1 bánh răng trung gian(nhỏ nhất) ăn với bánh răng thứ cấp(lớn nhất) đảm bảo tốc độ chậm, kéo khỏe.
- số lùi. bánh răng ăn khớp ở trục trung gian lớn hơn bánh răng số 1>> lực kéo khỏe hơn cả số 1, còn nó vẫn đảm bảo tốc độ chậm do có bánh răng ở trục số lùi với bánh răng thứ cấp.
 

tanluong_565

Tài xế O-H
Cảm ơn các bác đã góp ý. Nói chung ý của em cũng gần giống với các bác, cơ mà Ông anh quản đốc không chịu.
- Bánh đà nứt: ổng nói là xe bus thì xe nào cũng nứt, nhưng xe con, xe tải Foton thì chạy cả đời k nứt (1 số nứt do tay lái kém không bàn), Không phải do nhiệt (cái này e thấy k đúng lắm :D ), ổng gợi ý là do vật liệu gang xám và gang trắng. chỉ vậy thôi ạ
- Các hãng xe lớn họ không cho láng đĩa phanh không phải vì các nguyên nhân trên mà do thiết kế đối với đĩa phanh xe có tốc độ lớn thì thường bề mặt nta không làm phẳng mà có dạng hình Sin nên khi láng lại mất đi dạng sin đó, xe chạy dưới 150 km/h thì không sao, chứ trên là k an toàn nên họ cấm. He he, đây là câu trả lời của ổng. EM có đọc 1 tài liệu tiếng anh thì họ vẫn nói là láng đĩa và láng lại tam bua, họ còn chỉ các bước láng nữa nên em nghĩ trường hợp này chỉ áp dụng cho xe sang, tốc độ cao thôi ạ
- Về số lùi thì em đã tìm hiểu. hầu hết các số lùi không có tỉ số truyền lớn hơn số 1 như các bác nghĩ, mà nó nhỏ hơn số 1 (em đã xem tỉ số truyền của xe bus, xe tải nhỏ đều như vậy ạ) nên cái này loại ra đầu tiên. ổng gợi ý là do profin của bánh răng, số trục truyền (ở đây là 3 trục với số lùi còn các số khác thì chỉ qua 2 trục) còn 1 ý nữa em tự tìm mà hoài chưa ra ạ.
Các bác xem có hướng nào không ạ!
 

tranbi

Tài xế O-H
Kính các cụ ạ!
Chả là hôm nay em bị ông anh đưa vào tầm ngắm, ổng hỏi em mấy vấn đề sau, mà em còn do dự chưa dám trả lời. MOng các bác góp ý giúp em :D
  1. Vì sao bánh đà động cơ sau 1 thời gian làm việc thì bị nứt??? (em làm xe tải và xe bus, thấy bánh đà nứt rạng có, chân chim có, nứt lớn có )
  2. Ở nước ngoài, các hãng xe thể thao như BMW... thì người ta nghiêm cấm việc "láng" lại đĩa phanh (trong phanh đĩa) hành động này có thể bị phạt, vì sao??? (chỉ có việt nam mình mới láng tăng bua, láng lại đĩa :D (ở đây chỉ nói về lý do kỹ thuật không bàn về kinh tế nhé các cụ )
  3. KHi xe hết côn, lên dốc về số 1 vẫn không đi được nhưng chỉ cần quay đầu, về số lùi là có thể lên được dốc. Tại sao??? (Câu này là em thấy vô lý nhất, nhưng chưa dám chắc)
Các cụ góp ý thêm giúp em ạ! NT002
em xin góp ý câu số 3: tỉ số truyền số lùi lớn hơn số 1.
Nhưng cũng tùy trường hợp nhé: xe hết côn trong trường hợp này còn đi được trên đường bằng. Chứ thử bị nặng hơn thì cũng thua nhé!
 

tuong88

Tài xế O-H
e cũng góp ý bánh đà nứt là gio nhiệt khi hoạt động còn nứt nhiều hay ít là phụ thuôc vào trong tải và quãng đường và thời gian hoat động liên tuc hay ngắn thời gian.nứt chỉ ở các xe trong tải lớn và hoat đông nhiều thui cụ cứ. So sánh xe bít với du lịch bác thấy kết quả.còn số de thì tỉ số truyền luon nhỏ hơn sô 1 nên nhanh hơn số 1 chiều quay của ly hơp cung kg đổi mặc dầu nó vẫn 3 truc kgg có j khác e chỉ nghĩ cầu dẫn động thui.nhung chưa thưc tế.khi đổi chiều thì cầu mới thay đổi thui.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Kính các cụ ạ!
Chả là hôm nay em bị ông anh đưa vào tầm ngắm, ổng hỏi em mấy vấn đề sau, mà em còn do dự chưa dám trả lời. MOng các bác góp ý giúp em :D
  1. Vì sao bánh đà động cơ sau 1 thời gian làm việc thì bị nứt??? (em làm xe tải và xe bus, thấy bánh đà nứt rạng có, chân chim có, nứt lớn có )
  2. Ở nước ngoài, các hãng xe thể thao như BMW... thì người ta nghiêm cấm việc "láng" lại đĩa phanh (trong phanh đĩa) hành động này có thể bị phạt, vì sao??? (chỉ có việt nam mình mới láng tăng bua, láng lại đĩa :D (ở đây chỉ nói về lý do kỹ thuật không bàn về kinh tế nhé các cụ )
  3. KHi xe hết côn, lên dốc về số 1 vẫn không đi được nhưng chỉ cần quay đầu, về số lùi là có thể lên được dốc. Tại sao??? (Câu này là em thấy vô lý nhất, nhưng chưa dám chắc)
Các cụ góp ý thêm giúp em ạ! NT002
- Sau 1 thời gian làm việc, bánh đà nứt vì 2 lý do: về cơ khí thì do va đập khi đóng cắt, trượt; về nhiệt: nóng quá và nguội nhanh nên nứt
- Họ cấm, vì ở nước ngoài, bon Tây nó dốt lắm, lại máy móc nữa, nếu không cấm là nó mài ngay, còn mài đến đâu thì không biết được, nhỡ mỏng quá thì toi. Vì thế, bon nó sang Việt nam học, cái gì khó quản là cấm luôn cho chắc
- Khi xe hết côn, không lên dốc được kể cả số 1, nhưng quay đầu, lùi xe mà lên được dốc thì là phim hoạt hình. Bác bị lừa rồi, hết côn mà còn lên được dốc chắc lên bằng xe khác
 

tvgiau

Tài xế O-H
bánh đà bị nứt là do quá trình làm việc bị quá nhiệt, sử dụng côn không đúng và do vật liệu chế tạo bánh đà, không phải động cơ nào cũng có bánh đà giống nhau,
bề mặt của đĩa phanh thì nó không láng như bạn nghĩ mà bề mặt của nó có phần nhấp nhô (hình sin), nếu là thợ thì họ không biết vấn đề này. Việt nam thì toàn là thợ chứ kỹ sư thì được mấy người.
còn về vấn đề số lùi thì xem pó tay nếu bác nói tỷ số truyền số lùi nhỏ hơn số 1, e cũng không biết pải hiểu sao với nó nữa,/
 

tanluong_565

Tài xế O-H
bánh đà bị nứt là do quá trình làm việc bị quá nhiệt, sử dụng côn không đúng và do vật liệu chế tạo bánh đà, không phải động cơ nào cũng có bánh đà giống nhau,
bề mặt của đĩa phanh thì nó không láng như bạn nghĩ mà bề mặt của nó có phần nhấp nhô (hình sin), nếu là thợ thì họ không biết vấn đề này. Việt nam thì toàn là thợ chứ kỹ sư thì được mấy người.
còn về vấn đề số lùi thì xem pó tay nếu bác nói tỷ số truyền số lùi nhỏ hơn số 1, e cũng không biết pải hiểu sao với nó nữa,/
em cũng là kỹ sư, cơ mà cái đĩa phanh thì thật ra bjo em mới biết :D
Số lùi thì em được gợi ý là do qua 3 trục (giải thích theo kiểu nguyên lý ròng rọc đó ạ), do biên dạng bánh răng ăn khớp và do 1 yếu tố nữa mà em chưa biết :D
 

luyen_hybrid

Tài xế O-H
em cũng là kỹ sư, cơ mà cái đĩa phanh thì thật ra bjo em mới biết :D
Số lùi thì em được gợi ý là do qua 3 trục (giải thích theo kiểu nguyên lý ròng rọc đó ạ), do biên dạng bánh răng ăn khớp và do 1 yếu tố nữa mà em chưa biết :D
cái câu trả lời số 3 em thấy không hợp lí, chẳng có lí do gì truyền qua 3 trục mà lại kéo lên dốc được còn qua 2 trục thì không, truyền qua bao nhiêu trục không quan trọng, quan trọng là tỉ số truyền thế nào thôi, nếu xe của cụ có tỉ số truyền số lùi nhỏ hơn số 1 thì khi để số lùi nó kéo khỏe hơn số 1 là điều đương nhiên rồi,
 

hanhthuy1990

Tài xế O-H
cái câu trả lời số 3 em thấy không hợp lí, chẳng có lí do gì truyền qua 3 trục mà lại kéo lên dốc được còn qua 2 trục thì không, truyền qua bao nhiêu trục không quan trọng, quan trọng là tỉ số truyền thế nào thôi, nếu xe của cụ có tỉ số truyền số lùi nhỏ hơn số 1 thì khi để số lùi nó kéo khỏe hơn số 1 là điều đương nhiên rồi,
đúng vậy. vì đa số xe họ thiết kế số lùi lớn hơn số 1 sẽ mạnh hơn thôi. em thấy từ đầu đến cuối ai cũng cứ bảo tỉ số truyền số lùi nhỏ hơn số 1 thì nó mạnh hơn. phải là lớn hơn số 1 chứ ạ. nếu nhỏ hơn thì số truyền tăng lại mạnh hơn à.?
 

tanluong_565

Tài xế O-H
cái câu trả lời số 3 em thấy không hợp lí, chẳng có lí do gì truyền qua 3 trục mà lại kéo lên dốc được còn qua 2 trục thì không, truyền qua bao nhiêu trục không quan trọng, quan trọng là tỉ số truyền thế nào thôi, nếu xe của cụ có tỉ số truyền số lùi nhỏ hơn số 1 thì khi để số lùi nó kéo khỏe hơn số 1 là điều đương nhiên rồi,
em cũng biết điều đó, dù có mấy trục thì quan trọng vẫn là tỉ số truyền, cơ mà ông nói như ròng rọc thì em chả cãi được. Còn tỉ số truyền càng lớn thì momen kéo càng lớn tốc độ càng nhỏ chứ cụ nhỉ :D
 

luyen_hybrid

Tài xế O-H
em cũng biết điều đó, dù có mấy trục thì quan trọng vẫn là tỉ số truyền, cơ mà ông nói như ròng rọc thì em chả cãi được. Còn tỉ số truyền càng lớn thì momen kéo càng lớn tốc độ càng nhỏ chứ cụ nhỉ :D
đúng vậy. vì đa số xe họ thiết kế số lùi lớn hơn số 1 sẽ mạnh hơn thôi. em thấy từ đầu đến cuối ai cũng cứ bảo tỉ số truyền số lùi nhỏ hơn số 1 thì nó mạnh hơn. phải là lớn hơn số 1 chứ ạ. nếu nhỏ hơn thì số truyền tăng lại mạnh hơn à.?
:D sorry các cụ em nhớ lộn :D :emo11::emo11:
 

truyenminh705

Tài xế O-H
Cảm ơn các bác đã góp ý. Nói chung ý của em cũng gần giống với các bác, cơ mà Ông anh quản đốc không chịu.
- Bánh đà nứt: ổng nói là xe bus thì xe nào cũng nứt, nhưng xe con, xe tải Foton thì chạy cả đời k nứt (1 số nứt do tay lái kém không bàn), Không phải do nhiệt (cái này e thấy k đúng lắm :D ), ổng gợi ý là do vật liệu gang xám và gang trắng. chỉ vậy thôi ạ
- Các hãng xe lớn họ không cho láng đĩa phanh không phải vì các nguyên nhân trên mà do thiết kế đối với đĩa phanh xe có tốc độ lớn thì thường bề mặt nta không làm phẳng mà có dạng hình Sin nên khi láng lại mất đi dạng sin đó, xe chạy dưới 150 km/h thì không sao, chứ trên là k an toàn nên họ cấm. He he, đây là câu trả lời của ổng. EM có đọc 1 tài liệu tiếng anh thì họ vẫn nói là láng đĩa và láng lại tam bua, họ còn chỉ các bước láng nữa nên em nghĩ trường hợp này chỉ áp dụng cho xe sang, tốc độ cao thôi ạ
- Về số lùi thì em đã tìm hiểu. hầu hết các số lùi không có tỉ số truyền lớn hơn số 1 như các bác nghĩ, mà nó nhỏ hơn số 1 (em đã xem tỉ số truyền của xe bus, xe tải nhỏ đều như vậy ạ) nên cái này loại ra đầu tiên. ổng gợi ý là do profin của bánh răng, số trục truyền (ở đây là 3 trục với số lùi còn các số khác thì chỉ qua 2 trục) còn 1 ý nữa em tự tìm mà hoài chưa ra ạ.
Các bác xem có hướng nào không ạ!
Cụ thật may mắn khi có ông quản đốc có kiến thức thâm sâu như vậy. Quản đốc không chịu thì cứ mặc kệ, đừng cãi làm gì. Chủ yếu là mình tự học hỏi và rút kinh nghiệm cho bản thân thôi cụ à.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên