Tỷ số nén động cơ

tomo
Bình luận: 27Lượt xem: 14,122

tomo

Tài xế O-H
Tôi có một thắc mắc như thế này, các bác rõ giải thích giùm.
Tôi có một động cơ ddiessel, trên động cơ ghi thông số tỷ số nén là 17.5
Khi tôi tháo một vòi động cơ, lắp đồng hồ đo áp suất buồng đốt báo 30 kg/cm2
Vậy hai chỉ số này khác nhau thế nào ?
 

dangduyhao

Tài xế O-H
Tôi có một thắc mắc như thế này, các bác rõ giải thích giùm.
Tôi có một động cơ ddiessel, trên động cơ ghi thông số tỷ số nén là 17.5
Khi tôi tháo một vòi động cơ, lắp đồng hồ đo áp suất buồng đốt báo 30 kg/cm2
Vậy hai chỉ số này khác nhau thế nào ?

Tỷ số nén là tỷ số thể tích buồng đốt khi piston ở điểm chết dưới và điểm chết trên. Giả sử như khi pistol ở điểm chết trên, thể tích buồng cháy V1 = 2 cm3, thể tích buống cháy khi piston ở điểm chết dưới là V2 = 35 cm3 thì tỷ số nén là V2/V1 = 17.5
Áp suất buồng đốt là áp suất khi nén pistol đến điểm chết trên
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Tôi có một thắc mắc như thế này, các bác rõ giải thích giùm.
Tôi có một động cơ ddiessel, trên động cơ ghi thông số tỷ số nén là 17.5
Khi tôi tháo một vòi động cơ, lắp đồng hồ đo áp suất buồng đốt báo 30 kg/cm2
Vậy hai chỉ số này khác nhau thế nào ?
Vì nó là 2 khái niệm,2 thông số khác nhau:
- Tỷ số nén là 1 tỷ số (khái niệm toán học) nên không có đơn vị đo
- Áp suất buồng đốt là 1 đại lượng vật lý, có đơn vị đo: atm, bar, mmHg, psi...
 

y2kvybg

Tài xế O-H
Tỷ số nén là tỷ số thể tích buồng đốt khi piston ở điểm chết dưới và điểm chết trên. Giả sử như khi pistol ở điểm chết trên, thể tích buồng cháy V1 = 2 cm3, thể tích buống cháy khi piston ở điểm chết dưới là V2 = 35 cm3 thì tỷ số nén là V2/V1 = 17.5
Áp suất buồng đốt là áp suất khi nén pistol đến điểm chết trên
Bác nói đúng đấy
 

kimtuyen

Tài xế O-H
Vì nó là 2 khái niệm,2 thông số khác nhau:
- Tỷ số nén là 1 tỷ số (khái niệm toán học) nên không có đơn vị đo
- Áp suất buồng đốt là 1 đại lượng vật lý, có đơn vị đo: atm, bar, mmHg, psi...

Anh ơi, anh xem lại thế nào chứ, theo em gái được biết rằng: trong vật lý thì tất cả mọi tỷ số đều có đơn vị đo. Nhưng tại sao nhiều tỷ số nó lại không để đơn vị ??? cái này không phải là không có đơn vị và đơn giản chúng ta quay lại bài học về "THỨ NGUYÊN". Thế nào là "thứ nguyên"? Ví dụ dễ hiểu: thứ nguyên của đại lượng thể tích là THỂ TÍCH ký hiệu là V (Volume). Và tất cả các đơn vị (đơn vị thông thường hay dùng là hệ SI ) đểu được phát triển từ cái gọi là "THỨ NGUYÊN" . Quay lại vấn đề: thì ép-si-lon =Va/Vc, cả Va và Vc đều là thể tích nên có thứ nguyên là V => Đơn vị thứ nguyên là: V/V. Trong tính toán thì người ta "mặc định" là triệt tiêu cho nhau để khỏi "rườm ra".....em gái hơi lang mang, chỉ là nhớ mông lung nên cũng tỏ ra oai oai tí chứ chẳng biết gì, mấy anh đằng la em nhé hì hì
 

y2kvybg

Tài xế O-H
Anh ơi, anh xem lại thế nào chứ, theo em gái được biết rằng: trong vật lý thì tất cả mọi tỷ số đều có đơn vị đo. Nhưng tại sao nhiều tỷ số nó lại không để đơn vị ??? cái này không phải là không có đơn vị và đơn giản chúng ta quay lại bài học về "THỨ NGUYÊN". Thế nào là "thứ nguyên"? Ví dụ dễ hiểu: thứ nguyên của đại lượng thể tích là THỂ TÍCH ký hiệu là V (Volume). Và tất cả các đơn vị (đơn vị thông thường hay dùng là hệ SI ) đểu được phát triển từ cái gọi là "THỨ NGUYÊN" . Quay lại vấn đề: thì ép-si-lon =Va/Vc, cả Va và Vc đều là thể tích nên có thứ nguyên là V => Đơn vị thứ nguyên là: V/V. Trong tính toán thì người ta "mặc định" là triệt tiêu cho nhau để khỏi "rườm ra".....em gái hơi lang mang, chỉ là nhớ mông lung nên cũng tỏ ra oai oai tí chứ chẳng biết gì, mấy anh đằng la em nhé hì hì
Hình như bạn gái cũng là dân ô tô?
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Anh ơi, anh xem lại thế nào chứ, theo em gái được biết rằng: trong vật lý thì tất cả mọi tỷ số đều có đơn vị đo. Nhưng tại sao nhiều tỷ số nó lại không để đơn vị ??? cái này không phải là không có đơn vị và đơn giản chúng ta quay lại bài học về "THỨ NGUYÊN". Thế nào là "thứ nguyên"? Ví dụ dễ hiểu: thứ nguyên của đại lượng thể tích là THỂ TÍCH ký hiệu là V (Volume). Và tất cả các đơn vị (đơn vị thông thường hay dùng là hệ SI ) đểu được phát triển từ cái gọi là "THỨ NGUYÊN" . Quay lại vấn đề: thì ép-si-lon =Va/Vc, cả Va và Vc đều là thể tích nên có thứ nguyên là V => Đơn vị thứ nguyên là: V/V. Trong tính toán thì người ta "mặc định" là triệt tiêu cho nhau để khỏi "rườm ra".....em gái hơi lang mang, chỉ là nhớ mông lung nên cũng tỏ ra oai oai tí chứ chẳng biết gì, mấy anh đằng la em nhé hì hì
- Hệ số cos phi có đơn vị không người đẹp?
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Cos"phi" là hiệu suất, kiểu như eta_v, eta_Q... chứ đâu phải tỷ số bác. Khác nhau chứ
Bác xem lại biểu thức toán học của mấy cái đó xem nó có phải là tỷ số không. Hệ số nào mà chẳng là tỷ số: hiệu suất bằng cái gì chia cái gì; cos phi bằng cái gì chia cái gì...
 

khatvongtuoitre

Tài xế O-H
- Tỷ số nén là tỷ số thể tích khi piston ở điểm chết dưới với khi piston ở điểm chết trên. Thể tích điểm chết trên chính là thể tích của buồng cháy. Nói thêm là thể tích làm trong khoảng từ ĐCT và ĐCD là thể tích làm việc (hay thể tích công tác)
Tỷ số nén động cơ xăng 6-12, còn động cơ diesel từ 12-24, sở dĩ có sự chênh lệch đó là do đặc tính của nhiên liệu, xăng thì khả năng tự cháy kém nên cần bugi đánh lửa. Còn diesel thì đến một giá trị áp suất, nhiệt độ nó sẽ tự cháy.
Đối với đc diesel, có thể chế tạo tỷ số nén ngoài vùng 12-24 ko? Nếu tỷ số nén quá nhỏ thì diesel sẽ không tự cháy được, còn nếu cao quá, ví dụ 25 thì kết cấu các chi tiết sẽ không thể chịu được, động cơ rung giật mạnh.
- Áp suất mà bác nói đó là áp suất trong buồng cháy.
- Chúng khác nhau, nhưng có liên hệ với nhau. Tỷ số nén lớn thì áp suất sẽ lớn.
Tỷ số nén là 1 hằng số, còn áp suất có thể thay đổi, ví dụ do lượng không khí nạp, do chế độ chạy tốc độ cao, thấp, vân vân..
 

dinhhoi

Tài xế O-H
Anh ơi, anh xem lại thế nào chứ, theo em gái được biết rằng: trong vật lý thì tất cả mọi tỷ số đều có đơn vị đo. Nhưng tại sao nhiều tỷ số nó lại không để đơn vị ??? cái này không phải là không có đơn vị và đơn giản chúng ta quay lại bài học về "THỨ NGUYÊN". Thế nào là "thứ nguyên"? Ví dụ dễ hiểu: thứ nguyên của đại lượng thể tích là THỂ TÍCH ký hiệu là V (Volume). Và tất cả các đơn vị (đơn vị thông thường hay dùng là hệ SI ) đểu được phát triển từ cái gọi là "THỨ NGUYÊN" . Quay lại vấn đề: thì ép-si-lon =Va/Vc, cả Va và Vc đều là thể tích nên có thứ nguyên là V => Đơn vị thứ nguyên là: V/V. Trong tính toán thì người ta "mặc định" là triệt tiêu cho nhau để khỏi "rườm ra".....em gái hơi lang mang, chỉ là nhớ mông lung nên cũng tỏ ra oai oai tí chứ chẳng biết gì, mấy anh đằng la em nhé hì hì
bạn nói đúng rồi. chính vì thế nên tỉ số nén không còn đơn vị nữa. còn cái mà bác ấy đo là áp suất nén, khác đơn vị không so sánh được
[MERGETIME="1426419564"][/MERGETIME]
Cos"phi" là hiệu suất, kiểu như eta_v, eta_Q... chứ đâu phải tỷ số bác. Khác nhau chứ
là tỷ số mới ra hiệu suất chứ
 

huynguyenmbv

Tài xế O-H
- Tỷ số nén là tỷ số thể tích khi piston ở điểm chết dưới với khi piston ở điểm chết trên. Thể tích điểm chết trên chính là thể tích của buồng cháy. Nói thêm là thể tích làm trong khoảng từ ĐCT và ĐCD là thể tích làm việc (hay thể tích công tác)
Tỷ số nén động cơ xăng 6-12, còn động cơ diesel từ 12-24, sở dĩ có sự chênh lệch đó là do đặc tính của nhiên liệu, xăng thì khả năng tự cháy kém nên cần bugi đánh lửa. Còn diesel thì đến một giá trị áp suất, nhiệt độ nó sẽ tự cháy.
Đối với đc diesel, có thể chế tạo tỷ số nén ngoài vùng 12-24 ko? Nếu tỷ số nén quá nhỏ thì diesel sẽ không tự cháy được, còn nếu cao quá, ví dụ 25 thì kết cấu các chi tiết sẽ không thể chịu được, động cơ rung giật mạnh.
- Áp suất mà bác nói đó là áp suất trong buồng cháy.
- Chúng khác nhau, nhưng có liên hệ với nhau. Tỷ số nén lớn thì áp suất sẽ lớn.
Tỷ số nén là 1 hằng số, còn áp suất có thể thay đổi, ví dụ do lượng không khí nạp, do chế độ chạy tốc độ cao, thấp, vân vân..
Cụ phán nữa, Cụ gặp cái tỉ số nén động cơ xăng là 14 chưa!. Ý thứ 2 là do đặc tính nhiên liệu cụ thể là gì? Tính chông kích nổ... Nếu nói khó tự cháy xăng cần bugi thì sao ko làm xăng có tỉ số nén cao lên cho dễ cháy?. Nhớ cái buồn cháy phụ của động cơ dầu nữa đó. Lúc tính tỉ số nén nhé mấy thánh. Thôi, các bác chém tiếp đi. Tôi kiếm mấy chữ Hàn đã
 

khatvongtuoitre

Tài xế O-H
Cụ phán nữa, Cụ gặp cái tỉ số nén động cơ xăng là 14 chưa!. Ý thứ 2 là do đặc tính nhiên liệu cụ thể là gì? Tính chông kích nổ... Nếu nói khó tự cháy xăng cần bugi thì sao ko làm xăng có tỉ số nén cao lên cho dễ cháy?. Nhớ cái buồn cháy phụ của động cơ dầu nữa đó. Lúc tính tỉ số nén nhé mấy thánh. Thôi, các bác chém tiếp đi. Tôi kiếm mấy chữ Hàn đã
Nghe cái giọng của thánh cũng ngon đấy, nói như đấm vào tai người khác.
Buồng cháy phụ cũng đã được tính vào thể tích buồng cháy, và cả thể tích chung khi piston ở điểm chết dưới.
Còn tỷ số nén động cơ xăng mà quá cao thì sẽ tăng khả năng kích nổ của động cơ, dĩ nhiên ở đây ko nói đến những động cơ đặc biệt như HCCI,...
Đặc tính nhiên liệu mà tôi nói đến là cấu trúc hóa học của nó, nhiên liệu diesel thường có mạch nhánh nên dễ bẻ gãy mạch, còn xăng có mạch nhánh.
Tôi nói sai chỗ nào thì thánh có thể bình luận thêm để tôi được rõ hơn nhé.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Cụ phán nữa, Cụ gặp cái tỉ số nén động cơ xăng là 14 chưa!. Ý thứ 2 là do đặc tính nhiên liệu cụ thể là gì? Tính chông kích nổ... Nếu nói khó tự cháy xăng cần bugi thì sao ko làm xăng có tỉ số nén cao lên cho dễ cháy?. Nhớ cái buồn cháy phụ của động cơ dầu nữa đó. Lúc tính tỉ số nén nhé mấy thánh. Thôi, các bác chém tiếp đi. Tôi kiếm mấy chữ Hàn đã
Hình như bác đang có sự hiểu nhầm giữa bắt cháy và bốc cháy
 

qvqlna

Tài xế O-H
Tôi có một thắc mắc như thế này, các bác rõ giải thích giùm.
Tôi có một động cơ ddiessel, trên động cơ ghi thông số tỷ số nén là 17.5
Khi tôi tháo một vòi động cơ, lắp đồng hồ đo áp suất buồng đốt báo 30 kg/cm2
Vậy hai chỉ số này khác nhau thế nào ?
- Tỷ số nén được định nghĩa là: tý số giữa thể tích toàn bộ của xi lanh và thể tích buồng cháy: € = Va/Vc. 2 tỷ số này là cố định, nó có thể thay đổi chút ít khi làm lại hơi.
- Áp suất được định nghĩa là: lực trên một đơn vị diện tích tác dụng theo chiều vuông góc với bề mặt của vật thể: P = F/A. Tỷ số này phụ thuộc vào lực đẩy F mà F lại phụ thuộc vào tình trạng làm việc của động cơ. Có nghĩa là áp suất luôn thay đổi.
 

tomo

Tài xế O-H
Tỷ số nén là tỷ số thể tích buồng đốt khi piston ở điểm chết dưới và điểm chết trên. Giả sử như khi pistol ở điểm chết trên, thể tích buồng cháy V1 = 2 cm3, thể tích buống cháy khi piston ở điểm chết dưới là V2 = 35 cm3 thì tỷ số nén là V2/V1 = 17.5
Áp suất buồng đốt là áp suất khi nén pistol đến điểm chết trên
Vậy các động cơ có tỷ số nén giống nhau thì áp suất nén buồng đốt có giống nhau không bạn ?
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Vậy các động cơ có tỷ số nén giống nhau thì áp suất nén buồng đốt có giống nhau không bạn ?
Câu bác hỏi quá là khó trả lời, theo tôi nó phụ thuộc vào mối quan hệ PVT như mình học ở phổ thông, còn lên đại học thì tôi không biết vì chưa được đi học. Vụ này, chắc mấy kỹ sư phải trả lời ngon
 

huynguyenmbv

Tài xế O-H
Nghe cái giọng của thánh cũng ngon đấy, nói như đấm vào tai người khác.
Buồng cháy phụ cũng đã được tính vào thể tích buồng cháy, và cả thể tích chung khi piston ở điểm chết dưới.
Còn tỷ số nén động cơ xăng mà quá cao thì sẽ tăng khả năng kích nổ của động cơ, dĩ nhiên ở đây ko nói đến những động cơ đặc biệt như HCCI,...
Đặc tính nhiên liệu mà tôi nói đến là cấu trúc hóa học của nó, nhiên liệu diesel thường có mạch nhánh nên dễ bẻ gãy mạch, còn xăng có mạch nhánh.
Tôi nói sai chỗ nào thì thánh có thể bình luận thêm để tôi được rõ hơn nhé.
Cụ nói những điều chung chung và không có cơ sở:
Hãy trả lời một câu này thử: Tại sao nhưng động cơ Diesel tàu thủy thì người ta khuyến cáo ko làm đọng cơ có epsilon lớn hơn 14. Phản biện cho câu hỏi trên.

P/s: Lời của tôi hơi cay, nhưng cũng mất gì của mấy bác. Thay vì ? lung tung không chịu lật sách lật vở ra mà đọc. Tôi đố ai mà nhớ sâu đc. Muốn chắc phải giở sách ra. Phải kiểm tra ttin nhiều nguồn, vì thực tế khó kiểm chứng, thực nghiệm ko được.[DOUBLEPOST=1426685624,1426684427][/DOUBLEPOST]
Hình như bác đang có sự hiểu nhầm giữa bắt cháy và bốc cháy
Bác dịch ra từ kỹ thuật em cái? Nếu hiểu kiểu bác nó giống nhau ấy nhỉ
Bốc cháy: cháy bốc ấy hả
bắt cháy: điểm chớp cháy?
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Cụ nói những điều chung chung và không có cơ sở:
Hãy trả lời một câu này thử: Tại sao nhưng động cơ Diesel tàu thủy thì người ta khuyến cáo ko làm đọng cơ có epsilon lớn hơn 14. Phản biện cho câu hỏi trên.

P/s: Lời của tôi hơi cay, nhưng cũng mất gì của mấy bác. Thay vì ? lung tung không chịu lật sách lật vở ra mà đọc. Tôi đố ai mà nhớ sâu đc. Muốn chắc phải giở sách ra. Phải kiểm tra ttin nhiều nguồn, vì thực tế khó kiểm chứng, thực nghiệm ko được.[DOUBLEPOST=1426685624,1426684427][/DOUBLEPOST]
Bác dịch ra từ kỹ thuật em cái? Nếu hiểu kiểu bác nó giống nhau ấy nhỉ
Bốc cháy: cháy bốc ấy hả
bắt cháy: điểm chớp cháy?
Tôi thực ra là ngoại đạo nên chém nôm na thế này:
- Nếu đem đun lên, thì dầu sẽ cháy ở nhiệt độ thấp hơn xăng. Tức là đun lên (không có tia lửa hoặc ngọn lửa) thì dầu cháy trước
- Nhưng dùng tia lửa thì xăng cháy trước
 

truyenminh705

Tài xế O-H
Tôi có một thắc mắc như thế này, các bác rõ giải thích giùm.
Tôi có một động cơ ddiessel, trên động cơ ghi thông số tỷ số nén là 17.5
Khi tôi tháo một vòi động cơ, lắp đồng hồ đo áp suất buồng đốt báo 30 kg/cm2
Vậy hai chỉ số này khác nhau thế nào ?
Hai thông số trên là khác nhau, nhưng có liên quan với nhau. Tỉ số nén càng lớn thì áp suất nén sẽ lớn (cùng tốc độ quay của động cơ và đường nạp xả không chênh lệch quá nhiều).
Em nghĩ thắc mắc của bác chủ là: với tỉ số nén như vậy thì ở tốc độ nào đó áp suất nén sẽ ở khoảng giá trị nào? Cụ nào có bảng thông số thì chia sẻ cho anh em tham khảo.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên