Hỏi về hệ thống phun xăng điện tử ??

kienducute
Bình luận: 12Lượt xem: 2,202

kienducute

Tài xế O-H
Mình đang làm đề tài về hệ thống phun xăng điện tử trên xe Misubishi
Trên xe này mình thấy có một bướm gió trên đường nạp (bướm ga) sử dụng dây ga để đóng mở bướm. Vậy khi người lái đạp ga bướm ga sẽ mở, cảm biến bướm ga sẽ xác nhận tín hiệu gửi về ECU điều khiển lượng phun xăng.
Mình thắc mắc là : Vậy khi cần tăng tốc, ta đạp chân ga xuống, bướm mở, độ chân không giảm xuống, như vậy thì làm hỗn hợp lâu đậm hoạc không đủ đậm. ???
Mình chưa hiểu lắm mong mọi người giải đáp cho mình.
 

suachuaxemay2607

Tài xế O-H
em không hiểu ý cụ hỏi là thế nào.đạp ga thì bướm ga mở ra nạp gió vào nhiều hơn đồng thời cảm biến áp suất cổ hút nhận biết được lượng gió nạp vào và báo về ecu để điều chỉnh lượng xăng phun.mà cụ
 

Phongtrinhxuan

Tài xế O-H
Để phun nhiên liệu cho phù hợp với các chế độ tải trọng của động cơ thì người ta cần nhiều cảm biến lắm bạn ạ. Có thể kể ra là: tốc độ động cơ, khối lượng khí nạp vào buồng đốt, cảm biến vị trí bướm ga, nhiệt độ nước làm mát.....các cảm biến này cùng giúp cho ecu điều khiển phun sao cho tối ưu. Khi bạn đạp nhẹ bàn đạp ga là máy tính đã điều khiển phun thêm nhiên liệu và lúc này tốc độ động cơ tăng, áp suất đường ống nạp giảm thì ecu lại tiếp tục hiệu chỉnh để cho động cơ chạy ổn định. Tốt nhất bạn nên tìm đọc mấy tài liệu training của Toyota về phun xăng điện tử
Chúc bạn thành công
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Mình đang làm đề tài về hệ thống phun xăng điện tử trên xe Misubishi
Trên xe này mình thấy có một bướm gió trên đường nạp (bướm ga) sử dụng dây ga để đóng mở bướm. Vậy khi người lái đạp ga bướm ga sẽ mở, cảm biến bướm ga sẽ xác nhận tín hiệu gửi về ECU điều khiển lượng phun xăng.
Mình thắc mắc là : Vậy khi cần tăng tốc, ta đạp chân ga xuống, bướm mở, độ chân không giảm xuống, như vậy thì làm hỗn hợp lâu đậm hoạc không đủ đậm. ???
Mình chưa hiểu lắm mong mọi người giải đáp cho mình.
- Sao độ chân không lại giảm khi tăng ga? Độ chân không ở đâu?
- Sao độ chân không giảm lại làm hỗn hợp lâu đậm?
 

Wangdu

Tài xế O-H
mình hiểu ý của bạn .... nhưng theo mình thì độ chân ko ko có giảm đâu.... bạn suy nghĩ kỹ xem....CB bướm ga mở hết cỡ--> ECu--> vẫn phun hòa khí---> d/c sinh công ---> vẫn đạp ga--> vẫn có sự chênh áp
 

24.july

Tài xế O-H
Kiều mà bướm ga được kéo bằng dây như thế này thì không phải là bướm ga điện tử nhé.
Nó vẫn là 1 dạng bướm ga ''cũ'' rồi.
Và khi đạp chân ga để thốc ga tăng tốc đột ngột thi tất cả các giá trị hiệu chỉnh từ cảm biến được loại bỏ để ưu tiên việc tăng tốc (tăng ga). Lúc này không có việc lấy thông tin input để hiệu chỉnh tỉ lệ hòa khí nữa.
Còn khi đạp ga, bướm ga mở thì làm gió vào nhiều bên trong cổ hút. Áp suất tăng lên chứ không phải giảm đi. Áp suất cực đại thì bằng áp suất khí quyển (khi bướm ga mở gần như 100%) = 1atm.
Và với hệ thông phun xăng thì xăng thụ động theo gió. Gió nhiều thì xăng nhiều và ngược lại.
 

TranDzung

Tài xế O-H
bác làm phun xăng điện tử MPI của MITSU. em có tài liệu phần phun xăng đa điểm, có gì bác mail em. em gửi lại file. nếu bác ở HN. alo ae gặp , em đưa bác tài liệu giáo trình thì đẹp
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Kiều mà bướm ga được kéo bằng dây như thế này thì không phải là bướm ga điện tử nhé.
Nó vẫn là 1 dạng bướm ga ''cũ'' rồi.
Và khi đạp chân ga để thốc ga tăng tốc đột ngột thi tất cả các giá trị hiệu chỉnh từ cảm biến được loại bỏ để ưu tiên việc tăng tốc (tăng ga). Lúc này không có việc lấy thông tin input để hiệu chỉnh tỉ lệ hòa khí nữa.
Còn khi đạp ga, bướm ga mở thì làm gió vào nhiều bên trong cổ hút. Áp suất tăng lên chứ không phải giảm đi. Áp suất cực đại thì bằng áp suất khí quyển (khi bướm ga mở gần như 100%) = 1atm.
Và với hệ thông phun xăng thì xăng thụ động theo gió. Gió nhiều thì xăng nhiều và ngược lại.
Về cơ bản thì có vẻ đúng nguyên lý. Tuy nhiên, việc bướm ga mở làm áp suất tăng lên thì không hoàn toàn đúng. Nó phụ thuộc vào từng điểm, nếu là điểm sau bướm ga thì bác nói đúng, còn trước bướm ga thì chưa đúng
 

24.july

Tài xế O-H
À thì dĩ nhiên, bác nói thế này vặn em ghê quá :D
Sau bướm ga thì mới có sự thay đổi áp suất. Còn trước bướm ga thì nó là áp suất của khí quyển rồi. Chỉ là khi bướm ga mở hoàn toàn thì sự chênh áp giữa phần trước hay sau bướm ga gần như như nhau = áp suất khí quyển.
Và việc xác định áp suất thì là cảm biến MAP = Manifold Absolute Pressure lắp ở phần cổ họng hút phía sau bướm ga rồi. Cũng chỉ có nó dùng để xác định áp suất khí nạp.
Còn cảm biến MAF = Mass Air Flow thì mới lắp ''trước'' bướm ga. Nó dùng để xác định ''lưu lượng'' khí.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
À thì dĩ nhiên, bác nói thế này vặn em ghê quá :D
Sau bướm ga thì mới có sự thay đổi áp suất. Còn trước bướm ga thì nó là áp suất của khí quyển rồi. Chỉ là khi bướm ga mở hoàn toàn thì sự chênh áp giữa phần trước hay sau bướm ga gần như như nhau = áp suất khí quyển.
Và việc xác định áp suất thì là cảm biến MAP = Manifold Absolute Pressure lắp ở phần cổ họng hút phía sau bướm ga rồi. Cũng chỉ có nó dùng để xác định áp suất khí nạp.
Còn cảm biến MAF = Mass Air Flow thì mới lắp ''trước'' bướm ga. Nó dùng để xác định ''lưu lượng'' khí.
Chuyện, thợ mà lị. Thợ thì đương nhiên là phải vặn rồi. Hế!
 

kienducute

Tài xế O-H
bác làm phun xăng điện tử MPI của MITSU. em có tài liệu phần phun xăng đa điểm, có gì bác mail em. em gửi lại file. nếu bác ở HN. alo ae gặp , em đưa bác tài liệu giáo trình thì đẹp
Cảm ơn bạn nhiều, phiền bạn check mail gởi cho mình.
Cảm ơn mọi người đã giúp. mình đã hiểu rồi.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên