Hỗ trợ tuyển sinh 2010-Xem Điểm thi đại học 2010

H
hui
Bình luận: 31Lượt xem: 5,847

hui

Tài xế O-H
Mùa thi đã cận kề chúng ta cùng lập ra topic này để hỗ trợ cho các bạn sinh viên chuẩn bị bước vào kỳ thi đại học có thêm thông tin về ngành học cũng như những thông tin về mùa tuyển sinh .Các bạn quan tâm cũng có thể đặt câu hỏi tại đây và cũng trong topic này sẽ cập nhật điểm chuẩn liên tục cho các bạn! chúc các sỹ tử gặp nhiều may mắn
 

thethaoso112

Tài xế O-H
Một số bài viết bổ ích

Đề thi năm 2010 thí sinh không phải làm phần riêng theo ban
Bộ GD&ĐT vừa công bố cấu trúc đề thi và hình thức thi đề thi năm 2010. Theo đó, đề thi THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ chủ yếu là chương trình lớp 12, thí sinh có thể lựa chọn phần đề riêng thích hợp để làm bài. Kết quả điểm thi 2010 của đại học, cao đẳng và kết quả trúng tuyển 2010 sẽ sớm được cập lên website

Đề dành cho thí sinh học THPT (Ban Cơ bản, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường THPT Kỹ thuật và thí sinh tự do) ra theo chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12.

Đề thi các môn Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý gồm phần chung cho tất cả thí sinh (nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và nâng cao) và phần riêng (ra theo chương trình chuẩn và nâng cao). Trong phần đề riêng, thí sinh chỉ được chọn một phần thích hợp để làm bài; nếu làm cả hai phần riêng thì không được chấm điểm.

Đối với các môn Ngoại ngữ, đề chỉ có phần chung dành cho tất cả thí sinh, nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và nâng cao, không có phần riêng.

Đề dành cho thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT được ra theo chương trình GDTX cấp THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12. Đề thi mỗi môn chỉ có phần chung dành cho tất cả thí sinh, không có phần riêng.

Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ cũng nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là lớp 12. Đối với các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Sinh học, đề thi gồm hai phần chung và riêng tương tự cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT. Môn thi ngoại ngữ chỉ có một phần chung, không có phần riêng.

Cũng theo Bộ GD&ĐT, các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý vẫn thi theo hình thức tự luận và các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm.

Tháng 3/2010, Bộ GD&ĐT sẽ công bố các môn thi tốt nghiệp THPT.
Tiến Dũng

Cấu trúc đề thi 2010: Không bắt buộc làm phần riêng theo ban
TT – Hôm 30-11, Bộ GD-ĐT đã công bố cấu trúc đề thi và hình thức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2010.

Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT dành cho đối tượng thí sinh học ban khoa học tự nhiên, ban khoa học xã hội và nhân văn, ban khoa học cơ bản, thí sinh học trường trung học kỹ thuật và thí sinh tự do sẽ được ra theo nội dung chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12.

Đối với các môn toán, vật lý, hóa học, sinh học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, đề thi mỗi môn sẽ bao gồm hai phần. Phần chung cho tất cả thí sinh sẽ được ra theo nội dung giao thoa giữa hai chương trình chuẩn và nâng cao. Phần riêng sẽ được ra theo từng chương trình: chuẩn và nâng cao.

Tuy nhiên, thí sinh không bắt buộc phải làm phần riêng phù hợp với chương trình được học mà chọn một trong hai phần riêng để làm. Nếu thí sinh làm cả hai phần riêng sẽ không được chấm phần riêng.

Đối với môn ngoại ngữ, đề thi mỗi môn chỉ có phần chung dành cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao.

Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12. Đối với các môn toán, vật lý, hóa học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, sinh học, đề thi cũng bao gồm hai phần chung và riêng tương tự cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT dành cho đối tượng học sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông. Môn thi ngoại ngữ chỉ có một phần chung, không có phần riêng.

Theo Bộ GD-ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2010 vẫn thi theo hình thức tự luận các môn toán, ngữ văn, lịch sử, địa lý và thi theo hình thức trắc nghiệm với các môn vật lý, hóa học, sinh học, ngoại ngữ.

Điểm thi 2010 sẽ được cập nhật sớm lên các website


Thi tốt nghiệp 2010, thí sinh không phải ngồi theo ban
Theo dự thảo của Bộ Giáo dục Đào tạo, thí sinh học chương trình chuẩn hoặc nâng cao không bắt buộc phải làm bài thi tốt nghiệp THPT ứng với chương trình đó.

Trong dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT công bố ngày 10/11, có 5 nội dung dự kiến sửa đổi so với Quy chế thi tốt nghiệp hiện hành. Đáng lưu ý nhất là việc bãi bỏ quy định thí sinh học theo chương trình nào (chuẩn hay nâng cao) phải làm phần riêng của đề thi, ứng với chương trình đó.

Thay vào đó, dự thảo sửa đổi như sau: "Đối với các môn thi mà đề thi có phần chung và phần riêng, thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài; nếu làm cả hai phần riêng thì bài làm cả hai phần riêng đều không được chấm".

Như vậy, cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010 sẽ chỉ gồm hai phần: bắt buộc và tự chọn (không có phần riêng theo chương trình chuẩn và nâng cao).



Do có sự thay đổi trong quy định về làm phần riêng của đề thi nên quy định về việc xếp thí sinh theo thứ tự ban (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, ban cơ bản, thí sinh giáo dục thường xuyên) cũng bãi bỏ.

Ngoài ra, dự thảo còn quy định, đơn xin phúc khảo của thí sinh sẽ chỉ xử lý tại sở GD&ĐT chứ không phải chuyển đến hội đồng phúc khảo đã chấm bài thi tự luận như quy định hiện hành. Về nguyên tắc làm việc của hội đồng coi thi, tất cả mọi người tham gia tổ chức thi đều phải được học, nắm vững quy chế; tuyệt đối không được mang theo và sử dụng các phương tiện thu, phát thông tin cá nhân trong khu vực thi khi các buổi thi đang diễn ra.
Nguyễn Hưng


 

thethaoso112

Tài xế O-H
Tuyển sinh ĐH-CĐ 2010: Giăng bẫy thí sinh

Thật bất ngờ, năm nay nhiều trường đại học tiếp tục thông báo tuyển sinh những ngành mà họ đã chính thức hoặc âm thầm đóng cửa vì không đủ sinh viên theo học vào cuối kỳ tuyển sinh năm ngoái. Vì sao các trường vẫn cố duy trì những ngành khó tuyển này?

Đóng rồi lại mở

Mùa tuyển sinh 2009 vừa hạ màn cũng là lúc Trường Đại học Dân lập (ĐHDL) Văn Hiến TPHCM ngậm ngùi thông báo: “Năm học 2009-2010 nhà trường đóng cửa 5 ngành là xã hội học, văn hóa học, Việt Nam học, tiếng Anh kinh thương và ngành điện tử - viễn thông, vì không đủ số lượng tối thiểu để mở lớp, mỗi ngành nhiều nhất cũng chưa tới chục thí sinh.

Cùng lúc đó, các ngành Trung Quốc học và Trung văn, Hàn Quốc của Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học (Huflit) TPHCM lèo tèo vài thí sinh. Ngành tiếng Nhật của Trường ĐHDL Hùng Vương cũng kiếm không đủ chục thí sinh… Các ngành song ngữ Nga – Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung của Trường ĐH Sư phạm TPHCM thì èo uột khi có chưa tới 20 thí sinh mỗi ngành.

Thật bất ngờ, mùa tuyển sinh năm 2010 các trường nói trên vẫn tiếp tục đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh cho những ngành này, với hy vọng năm nay may hơn năm trước. Nhưng, nhìn vào cách thông báo tuyển sinh của các trường cũng thấy sự mơ hồ, không rõ chỉ tiêu cho từng ngành. Cụ thể, một số trường như Trường ĐH Huflit, Hùng Vương… thông báo tuyển sinh những ngành nói trên nhưng vẫn bỏ trống chỉ tiêu để mặc thí sinh mò mẫm. Trong khi đó, Trường ĐH Văn Hiến dù trước đó đã tuyên bố đóng cửa 5 ngành (không mở lớp) nhưng cũng vẫn đưa ra từ 60 đến 100 chỉ tiêu cho mỗi ngành. Điển hình như ngành Văn hóa học, Xã hội học, Việt Nam học đã hai năm liên tiếp vừa qua không thể mở lớp, nhưng năm nay Trường ĐH Văn Hiến vẫn cố gắng tuyển sinh với mong muốn sẽ gặp may mắn hơn.

Như vậy, khi đã không đủ số lượng để mở lớp thì những thí sinh đã đậu vào các ngành học này đành lòng chấp nhận sự “động viên” của nhà trường để cay đắng học một ngành khác mà mình chẳng yêu thích gì.

Coi chừng lỡ bước

Vì nguồn thu, hay nói cách khác là lo thiếu người học, là nỗi lo thường trực của các trường vào mỗi mùa tuyển sinh, nên dẫn đến nhiều trường vẫn cố gắng giữ ngành để đăng ký chỉ tiêu. Tuy nhiên, vấn đề tại sao các ngành nói trên liên tục trong vài năm trở lại đây không tuyển được sinh viên thì không được các trường nghiên cứu kỹ là do chất lượng đào tạo kém hay đầu ra không có. Lý giải việc tại sao thông báo đóng cửa một số ngành học nhưng rồi lại mở, ông Nguyễn Quốc Hợp, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Hiến, cho biết: Thật sự xã hội có nhu cầu, đào tạo ra bao nhiêu là hết bấy nhiêu, nhưng không hiểu sao thí sinh lại không muốn thi vào! Thật ra trường cố duy trì những ngành này với tâm trạng còn tùy vào việc hên xui, biết đâu năm nay lại có nhiều thí sinh đăng ký vào.

Thực tế cho thấy, phần lớn các ngành học ở các trường ĐH ngoài công lập chủ yếu là chạy theo phong trào, thiếu định hướng đào tạo, dù giáo trình, giảng viên chưa hoàn chỉnh. Thậm chí, mỗi năm nhiều trường vẫn cứ “đẻ” thêm ngành để tuyển sinh. Trong khi đó, việc xử phạt các trường vượt chỉ tiêu theo dư luận vẫn còn quá nhẹ, dẫn đến nhiều trường sẵn sàng nộp phạt mỗi khi bị “thổi còi” để năm sau lại tiếp tục vượt chỉ tiêu... vì lợi nhuận. Hậu quả là tình trạng các trường phải bố trí học ghép lớp, tăng ca, thuê mướn phòng học rải rác nhiều nơi, đội ngũ giảng viên thiếu, dạy “chay”, học “chay”, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo.

Và một khi việc quản lý của các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo, thì các trường chỉ lo tìm mọi cách tăng nguồn thu, chẳng quan tâm phải khảo sát, dự báo nhu cầu thực tế của xã hội về ngành nghề mình đang đào tạo để có hướng điều chỉnh thích hợp.

08/03/2010
Thanh Hùng- (SGGP)
 

thethaoso112

Tài xế O-H
Tuyển sinh ĐH-CĐ 2010: Đừng mơ hồ ngành học mới

Kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2010 đang được làm nóng bởi nhiều trường đại học công bố mở hơn 30 chuyên ngành, ngành học mới để thu hút thí sinh. Tuy nhiên, mới đến đâu, mới như thế nào và phải chăng chỉ là “bình mới, rượu cũ”… vẫn là câu hỏi lơ lửng.

Ồ ạt thêm ngành – chuyên ngành mới

Khởi phát những ngành nghề mới là các trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia TPHCM khi dự kiến tuyển mới các ngành y (Khoa y), ĐH Bách khoa mở thêm ngành Kiến trúc dân dụng – Công nghiệp và ĐH Quốc tế cũng dự kiến mở thêm 5 ngành mới thuộc khối kỹ thuật.

Cùng với “người anh em” ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng “nở” thêm một số ngành mới như Hóa dược (ĐH Khoa học Tự nhiên), Việt Nam học (ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn).
Trong số các ĐH vùng, ĐH Đà Nẵng cũng dự kiến tuyển thêm 2 ngành mới là Quản lý công nghiệp và Luật kinh doanh.

Trong khi đó, đối với các trường thuộc khối nông lâm – ngư nghiệp như ĐH Lâm nghiệp Hà Nội, ĐH Nông Lâm TPHCM vốn dĩ ít được sự quan tâm của thí sinh, năm nay cũng lên tiếng với gần chục ngành, chuyên ngành mới như: Công nghệ sinh học môi trường, Hệ thống thông tin môi trường, Kỹ thuật thông tin lâm nghiệp, Kinh tế - quản lý nuôi trồng thủy sản…

Trong số hơn 30 trường công bố chỉ tiêu và thông báo có thêm nhiều ngành mới, nếu nhìn kỹ hơn sẽ thấy chỉ có ĐH Quốc gia TPHCM tuyển thêm ngành mới là ngành Y thuộc Khoa Y mới thành lập. Theo đó, dự kiến chương trình đào tạo ngành y sẽ được xây dựng theo chương trình mới so với chương trình đào tạo ngành y hiện nay tại nước ta.


Điểm nhấn của chương trình mới là áp dụng một số nội dung, phương pháp giảng dạy mới của các quốc gia tiên tiến. Trong đó, những điểm khác biệt nhất của chương trình mới gồm: Tập trung đổi mới ở giai đoạn tiền lâm sàng, tích hợp hệ thống (không dựa vào bộ môn như hiện nay), giảm giờ học, tăng kiến thức mới (khoảng 20 học phần tự chọn), tiếp xúc sớm với bệnh và bệnh nhân.

Cũ người mới ta

Thực tế cho thấy, những ngành mới mà nhiều trường đại học công bố thực chất có những ngành đã rất cũ. Chẳng hạn như Kế toán, Quản trị kinh doanh tổng hợp, Quản trị khách sạn, Hàn Quốc, Nhật Bản… đã được các trường đại học khác đào tạo từ lâu.


Thực chất của việc nhiều trường thông báo mở thêm nhiều chuyên ngành và ngành mới là để tự làm mới mình và thu hút sự chú ý của thí sinh. Nếu không thận trọng, thí sinh sẽ rơi vào vết xe đổ của nhiều sinh viên thi đỗ nhưng khi theo học thì nản, thậm chí bỏ ngang giữa chừng…

Bài học trong kỳ thi tuyển sinh 2009 vẫn còn nguyên tính thời sự khi nhiều ngành mới không tuyển đủ chỉ tiêu, thậm chí có ngành chỉ có 1 thí sinh trúng tuyển… rồi phải chịu cảnh học ghép, học trái ngành.

TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM cho biết, những chuyên ngành hay ngành mới mà các trường ĐH – CĐ công bố trong kỳ thi tuyển sinh năm 2010 thực chất không mới. Riêng chỉ có ĐH Quốc gia TPHCM và Hà Nội được hưởng cơ chế riêng là được phép đào tạo thí điểm những ngành mới nằm ngoài danh mục những ngành nghề đã được phê duyệt.

Điều quan trọng là thí sinh đừng quá bận tâm hay bị cuốn vào “ảo giác” ngành mới mà cần cân nhắc kỹ, hiểu rõ đặc thù, nhu cầu xã hội từng ngành và trên hết phải yêu thích những ngành nghề đó mới theo.

Mặt khác, thí sinh cũng cần cân nhắc với những tên ngành có gắn mác “công nghệ”, những ngành có tên gọi hấp dẫn vì không phải ngành nào cũng hợp với khả năng của mình và nhu cầu xã hội đang cần.

07/03/2010 - SGGP
 

thethaoso112

Tài xế O-H
Tuyển sinh ĐH, CĐ 2010: Nhiều ngành học mới

Năm 2010, thí sinh có nhiều cơ hội lựa chọn những ngành học mới có nhu cầu cao về nhân lực trong lương lai.

Truyền thông quốc tế: Ngành học “hot”

Đây là ngành đào tạo mới của Học viện Ngoại giao năm 2010. Chương trình học được thiết kế theo mô hình ngành chính - phụ, trong đó ngành chính là truyền thông quốc tế và ngành phụ là quan hệ quốc tế.


Ông Ngô Huy Ngọ, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao, cho biết sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành học này có thể làm việc ở Vụ Văn hóa Đối ngoại và UNESCO, Vụ Báo chí, Trung tâm Báo chí nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao; Bộ Thông tin và Truyền thông, cán bộ văn hóa, báo chí tại các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài. Ngoài ra, có thể làm cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách hoặc tác nghiệp thực tế tại các bộ phận phụ trách thông tin đối ngoại; cán bộ giảng dạy về truyền thông quốc tế, PR, văn hóa đối ngoại; làm việc tại các tòa soạn báo, đài phát thanh, truyền hình...


Điện hạt nhân: Nhu cầu nhân lực lớn


Năm 2010, ĐH Điện lực sẽ tuyển sinh ngành học mới là điện hạt nhân. Đây là ngành học có nhiều tiềm lực khi trong tương lai gần, Việt Nam cần khoảng 2.500 nhân lực phục vụ cho 2 nhà máy điện nguyên tử đầu tiên đang được xây dựng tại Ninh Thuận. Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, nguồn nhân lực hạt nhân hiện nay của Việt Nam chỉ khoảng 700 người, chủ yếu đang làm việc tại Viện Năng lượng nguyên tử và Cục An toàn bức xạ và hạt nhân. Nếu Việt Nam đào tạo 70 người mỗi năm, phải sau 12-15 năm nữa mới có đủ số cán bộ chuyên môn cho ngành này.


Cuối năm 2009, ĐH Điện lực (EPU) và ĐH Kỹ thuật Praha (CTU) đã thỏa thuận hợp tác trong đào tạo nhân lực cho chương trình điện hạt nhân ở cả 3 trình độ ĐH, thạc sĩ và tiến sĩ. Hai bên đã xây dựng chương trình liên kết đào tạo, đề cương chi tiết các môn học.


Bác sĩ gia đình: Xu hướng mới trong xã hội hiện đại


ĐH Y Hà Nội vừa mở thêm ngành học mới là bác sĩ gia đình. Theo PGS-TS Phạm Nhật An, Chủ nhiệm bộ môn y học gia đình, Đại học Y Hà Nội, đây là lần đầu tiên chương trình đào tạo bác sĩ y học gia đình được đưa vào trường ĐH. Trong tình trạng ngành y đang thiếu trầm trọng bác sĩ tuyến cơ sở thì bác sĩ y học gia đình là một trong nhiều nguồn tháo gỡ sự quá tải. Bác sĩ y học gia đình là bác sĩ đa khoa thực hành, công tác ở tuyến cơ sở, chịu trách nhiệm quản lý và chăm sóc sức khỏe của cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng, các bác sĩ này phải có kiến thức cơ bản cần thiết cả về y học cơ sở, y học lâm sàng, y tế dự phòng và tâm lý y học...


PGS-TS Phạm Nhật An cũng cho biết năm nay mã ngành đào tạo mới này sẽ thấp hơn điểm đào tạo chuyên ngành bác sĩ đa khoa. Dự kiến trung bình mỗi năm sẽ đào tạo khoảng hơn 200 bác sĩ.


Thiết kế cảnh quan: Nhiều cơ hội nghề nghiệp


ĐH Lâm nghiệp Hà Nội mở ngành học mới là thiết kế cảnh quan từ năm 2010. Sinh viên theo học ngành này được trang bị những kiến thức về quy hoạch, thiết kế, thực vật, sinh thái, kỹ thuật và nghệ thuật cũng như thiết kế, thi công các công trình phát triển mảng xanh ở các đô thị, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch; chăm sóc, bảo dưỡng các loài cây trong các công trình cảnh quan hoa viên... Kỹ sư tốt nghiệp ngành học này có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp tại các cơ quan tư vấn, nghiên cứu hoặc thiết kế như: Văn phòng kiến trúc sư trưởng, sở quy hoạch - kiến trúc, sở GTVT, sở xây dựng, các công ty công viên và cây xanh, công ty quản lý công trình công cộng ở các đô thị, các khu du lịch, khu chế xuất, khu công nghiệp, sân golf, các vườn quốc gia...


Yến Anh – nld.com.vn
 

thethaoso112

Tài xế O-H
Chọn ngành nhiều cơ hội trúng tuyển

Nhiều trường ĐH tuyển không đủ chỉ tiêu, nhưng cũng còn nhiều thí sinh có kết quả thi từ điểm sàn trở lên nhưng vẫn không trúng tuyển vào ĐH, không phải vì các bạn không đủ năng lực để vào ĐH mà chính là các bạn chưa biết tự tạo cơ hội và chưa lập kế hoạch để quyết tâm giành lấy cơ hội đó cho mình.

Để chọn con đường đi sau khi tốt nghiệp THPT, rất nhiều bạn trẻ quan tâm đến bằng cấp của trường công lập, quan tâm đến những ngành học "hot", quan tâm đến cơ hội việc làm... Và mặc dù công tác hướng nghiệp đã dần định hướng học sinh chọn ngành phù hợp với sở thích nghề nghiệp nhưng chỉ những điều đó thôi dường như chưa đủ để bạn giành được "tấm vé" ĐH. Bởi ngoài chọn ngành phù hợp với sở thích nghề nghiệp thì yếu tố quyết định để giành được "tấm vé" ĐH chính là năng lực học tập của chính mình.

Năng lực học tập của bản thân được đo lường qua quá trình học THPT, cụ thể qua các môn học có liên quan đến các khối thi ĐH như: Toán, Lý, Hóa; Toán, Hóa, Sinh; Văn, Sử, Địa; Toán, Văn, Ngoại ngữ.

Ngoài ra, theo quy định của Bộ GD-ĐT, đề thi được ra theo chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12, vì vậy có thể nhân thêm trọng số cho kết quả học tập ở lớp 12. Từ đó, tự bản thân mỗi học sinh đều có thể xác định được khối thi nổi trội nhất, ghi lại điểm trung bình THPT của 2 khối thi nổi trội nhất. Từ mức điểm trung bình trên, các bạn đã có thể đối chiếu với điểm chuẩn của các trường qua nhiều năm để chọn ngành phù hợp với sức học của mình.

Tuy nhiên, các bạn lưu ý: Cần tham khảo điểm chuẩn của nhiều năm vì hiện nay vẫn còn rất nhiều bạn trẻ chọn ngành dự thi dựa vào tỷ lệ đăng ký dự thi/chỉ tiêu (K) của năm trước, cho nên thường dẫn đến nghịch lý nếu ngành A có K năm trước thấp thì thường K của năm nay sẽ tăng hoặc ngược lại.

Điểm trung bình (ĐTB) của 2 khối thi mà bạn đã ghi nhận chính là quá trình học ở bậc THPT. Khi dự thi, bạn có thể bị nhiều yếu tố chi phối, đặc biệt là tâm lý của người đi thi, vì vậy bạn cần ước tính tỷ lệ phần trăm làm bài thi tuyển sinh ĐH (T). T thường nhỏ hơn 100% và phụ thuộc vào trình độ của mỗi thí sinh. Bạn cũng có thể ước tính T bằng cách thử giải đề thi tuyển sinh của các năm trước (trong điều kiện như trong phòng thi thật), rồi nhân với ĐTB THPT của khối thi tương ứng để có được mức điểm ước đạt. Căn cứ mức điểm này, bạn sẽ có sự lựa chọn chính xác hơn. Ví dụ, bạn có ĐTB THPT khối A là 20 điểm, T 80%, như vậy mức điểm ước đạt của khối A sẽ là 20 X 80% = 16 điểm. Từ mức điểm ước đạt này, đối chiếu với mức điểm chuẩn của các trường qua nhiều năm, bạn sẽ có sự lựa chọn tốt hơn.

Không nên quá lo lắng về nội dung, chương trình đào tạo và bằng cấp vì căn cứ chương trình khung do Bộ GD-ĐT ban hành, các trường xây dựng chương trình đào tạo cho trường mình. Như vậy, cùng một ngành học, giữa các trường sẽ có ít nhất 60% số môn học là giống nhau. Phần kiến thức chuyên ngành sẽ do các trường quy định tùy thế mạnh, định hướng phát triển của từng đơn vị.

Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo. Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.

Như vậy, có thể nói giáo dục đại học giúp bạn chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai nhưng không giới hạn ở một nghề nghiệp cụ thể nào. Bất cứ ngành học nào cũng có thể giúp bạn chuẩn bị cho một số nghề nghiệp khác nhau. Ví dụ: tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, có thể làm chuyên viên chế tạo, lắp ráp và sửa chữa phần cứng; lập trình viên; chuyên viên quản trị hệ thống và an ninh mạng; chuyên viên thiết kế đồ họa web; nhân viên phòng kinh doanh dịch vụ phát triển sản phẩm phần mềm; chuyên viên tư vấn và triển khai phần mềm chuyên viên phòng đào tạo, phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch tài chính; giảng viên...

Bằng cấp không là yếu tố quyết định việc tuyển dụng mà chính là năng lực thực sự của người xin việc. Bạn không nên quá bị bó buộc vào một nghề nào đó để tìm ra một ngành phù hợp và cần nhìn xa trông rộng, tự lượng sức mình khi chọn một ngành học sau trung học phổ thông.

TS Lê Thị Thanh Mai
(Phó trưởng ban ĐH và sau ĐH - ĐH Quốc gia TP.HCM)
Nguồn: Thanh Nien Online
 

thethaoso112

Tài xế O-H
Những điều thí sinh cần lưu ý trong tuyển sinh 2010

Sau Tết, không khí tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ nóng dần lên do từ tháng 3, thí sinh sẽ có một tháng để tìm hiểu thông tin và làm hồ sơ đăng ký. Tuyển sinh 2010 có một số sửa đổi có lợi cho thí sinh như: được nộp hồ sơ và lệ phí xét tuyển nguyện vọng (NV2,3) tại trường. Ngoài ra, do có nhiều tỷ mỷ trong khâu khai, nộp hồ sơ, nên thí sinh cần lưu ý các quy định sau.

Ba đợt thi

Các đợt thi ấn định như sau: đợt 1 thi ĐH khối A và V trong hai ngày (4 và 5/7). Thí sinh thi khối V sau khi dự thi môn Toán, Lý sẽ thi tiếp môn năng khiếu vẽ đến 8/7.

Đợt 2 thi ĐH khối B,C,D và các môn năng khiếu trong hai ngày (9 và 10/7). Riêng khối năng khiếu, sau khi thí sinh dự thi các môn văn hóa sẽ thi tiếp các môn năng khiếu đến hết ngày 14/7.

Đợt 3 thi CĐ trong hai ngày (15 và 16/7). Các trường CĐ có thi các môn năng khiếu đến hết ngày 20/7.
Thời gian làm bài các môn thi tự luận là 180 phút, các môn thi trắc nghiệm là 90 phút.

Thời hạn thu nhận hồ sơ và lệ phí đăng ký dự thi được quy định thống nhất trên phạm vi toàn quốc qua 2 kênh như sau: Theo hệ thống của sở GD-ĐT các địa phương từ ngày 10/3 đến hết 10/4/2010. Nộp trực tiếp tại các trường có tổ chức thi từ ngày 11/4 đến hết ngày 17/4/2010.

Được nộp hồ sơ xét tuyển tại trường

Năm 2010, thí sinh được nộp hồ sơ và lệ phí đăng ký xét tuyển NV2, NV3 qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc dịch vụ chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại trường. Cả ba hình thức nộp hồ sơ đều có giá trị xét tuyển như nhau.

Những thí sinh dự thi ĐH theo đề chung của Bộ GD-ĐT, nếu không trúng tuyển NV1, có kết quả thi ĐH bằng hoặc lớn hơn điểm sàn CĐ (đối với từng đối tượng và khu vực), trong đó không có môn nào bị điểm 0, sẽ được cấp hai giấy chứng nhận kết quả thi có đóng dấu đỏ của trường tổ chức thi để tiếp tục đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH (nếu đạt từ điểm sàn ĐH trở lên) hoặc các trường CĐ và hệ CĐ trong các trường ĐH (nếu đạt từ điểm sàn CĐ trở lên).

Thí sinh dùng giấy số 1 để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2. Nếu vẫn không trúng tuyển đợt 2 thì dùng giấy số 2 để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển NV3. Thí sinh có kết quả thi ĐH thấp hơn điểm sàn CĐ được cấp phiếu báo điểm, nhưng không được tham gia xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Những thí sinh diện này có thể đăng ký xét tuyển vào các trường TCCN hoặc hệ TCCN trong các trường ĐH, CĐ.

Thời hạn nhận hồ sơ và lệ phí đăng ký xét tuyển như sau:
- Các trường công bố điểm trúng tuyển NV1 chậm nhất là ngày 20/8/2010.
- Các trường nhận hồ sơ, lệ phí đăng ký xét tuyển NV2 từ ngày 25/8 đến 17 giờ ngày 10/9/2010.
- Các trường nhận hồ sơ, lệ phí đăng ký xét tuyển NV3 từ ngày 15/9 đến 17 giờ ngày 30/9/ 2010.

Thi cao đẳng cũng có 3 nguyện vọng

Những thí sinh dự thi CĐ theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT, nếu không trúng tuyển vào trường CĐ đã dự thi nhưng có kết quả thi bằng hoặc cao hơn mức điểm tối thiểu theo quy định đối với từng đối tượng và khu vực (không có môn nào bị điểm 0) thì được trường CĐ tổ chức thi cấp hai giấy chứng nhận kết quả thi CĐ có đóng dấu đỏ của trường tổ chức thi.

Thí sinh dùng giấy chứng nhận kết quả thi này để tham gia đăng ký xét tuyển NV2 hoặc NV3 vào các trường CĐ khác còn chỉ tiêu, cùng khối thi và trong vùng tuyển quy định của trường. Những thí sinh dự thi đề CĐ đạt điểm dưới mức điểm tối thiểu cũng được cấp giấy chứng nhận để tham gia.

Vẫn lưu ý mục 2

Quy trình khai và nộp hồ sơ đăng ký dự thi năm 2010 sẽ được thực hiện như sau: Những thí sinh có NV1 học tại các trường ĐH, CĐ có tổ chức thi thì nộp hồ sơ đăng ký dự thi cho trường đó qua hệ thống thu nhận hồ sơ của các sở GD-ĐT. Khi hết thời hạn nộp hồ sơ theo hệ thống của Sở GD-ĐT, thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp cho các trường theo đúng thời hạn quy định nêu trên.

Học sinh đang học lớp 12 THPT tại trường nào thì nộp hồ sơ đăng ký dự thi và lệ phí đăng ký dự thi tại trường đang học. Các đối tượng khác nộp hồ sơ đăng ký dự thi và lệ phí đăng ký dự thi tại các địa điểm do sở GD-ĐT quy định.

Khi khai hồ sơ đăng ký dự thi, thí sinh cần đặc biệt lưu ý: tại mục 2 của phiếu đăng ký dự thi, tất cả thí sinh có NV1 đăng ký vào học tại các trường có tổ chức thi tuyển sinh đều phải ghi đầy đủ tên trường, ký hiệu trường, khối thi, mã ngành của trường mà thí sinh sẽ dự thi và có NV1 vào học.

Riêng thí sinh có NV1 học tại các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH, trường CĐ thuộc các trường ĐH phải khai hồ sơ như sau: mục 2: chỉ ghi tên trường, ký hiệu trường và khối thi của trường mà thí sinh dự thi (không ghi mã ngành). Mục 3: ghi đầy đủ tên trường, ký hiệu trường, khối thi và mã ngành của trường không tổ chức thi hoặc của hệ CĐ của trường ĐH, trường CĐ thuộc các trường ĐH mà thí sinh có NV1.

Ba cụm thi

Năm 2010, Bộ GD-ĐT tiếp tục tổ chức ba cụm thi quốc gia cho các đối tượng dự thi như sau:

- Cụm thi tại TP Vinh: dành cho thí sinh thi vào Trường ĐH Vinh và các thí sinh có hộ khẩu thường trú tại bốn tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị có nguyện vọng thi vào các trường ĐH đóng tại khu vực Hà Nội.

- Cụm thi tại TP Quy Nhơn: dành cho thí sinh thi vào Trường ĐH Quy Nhơn và các thí sinh có hộ khẩu thường trú tại sáu tỉnh Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam có nguyện vọng thi vào các trường ĐH đóng tại khu vực Hà Nội và TP.HCM

- Cụm thi tại TP Cần Thơ: Dành cho thí sinh thi vào Trường ĐH Cần Thơ và các thí sinh có hộ khẩu thường trú tại chín tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, TP Cần Thơ có nguyện vọng thi vào các trường ĐH đóng tại khu vực TP.HCM.

Riêng thí sinh của các tỉnh thuộc địa bàn dự thi tại các cụm thi nhưng đăng ký dự thi vào các trường ĐH khối quốc phòng và công an hoặc các trường và các ngành năng khiếu vẫn phải đến trường ĐH, CĐ để dự thi (không dự thi ở cụm). Cụ thể là các trường/ngành đào tạo thể dục thể thao, nghệ thuật, mỹ thuật, nhạc, họa, sân khấu điện ảnh, kiến trúc, mỹ thuật công nghiệp, văn hóa quần chúng và các ngành năng khiếu của các trường sư phạm.

Bộ GD-ĐT cho phép thí sinh có hộ khẩu thường trú tại tỉnh (TP) được chỉ định dự thi tại cụm thi TP Vinh, Quy Nhơn hoặc Cần Thơ nhưng tốt nghiệp THPT tại các tỉnh (TP) khác, thí sinh tự do không bắt buộc phải dự thi tại cụm thi được chỉ định theo hộ khẩu thường trú.

Đỗ Thanh Duy (chuyên viên Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT)

 

thethaoso112

Tài xế O-H
Công bố phương án tuyển sinh 2010

Khai và nộp HS đăng ký dự thi (ĐKDT)

Bộ GD-ĐT quy định: thí sinh (TS) dự thi tại trường nào thì nộp hồ sơ (HS) ĐKDT cho trường đó qua hệ thống thu nhận HS của các sở GD-ĐT. Khi hết thời hạn nộp HS theo hệ thống của Sở GD-ĐT, TS nộp HS trực tiếp cho các trường theo đúng thời hạn quy định. Riêng TS có nguyện vọng 1 (NV1) học tại trường ĐH-CĐ không tổ chức thi hoặc hệ CĐ của trường ĐH thì đồng thời nộp thêm một bản sao mặt trước của tờ phiếu ĐKDT số 1.

Năm nay, đối tượng dự thi ĐH còn có thêm cả người tốt nghiệp trung cấp nghề nên đối với những TS là học sinh tốt nghiệp trung cấp nghề (hệ tốt nghiệp THCS), HS ĐKDT phải nộp thêm giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình các môn văn hóa THPT.

Tại mục 2 của phiếu ĐKDT, tất cả TS có NV1 đăng ký vào học tại các trường có tổ chức thi tuyển sinh đều phải ghi đầy đủ tên trường, ký hiệu trường, khối thi, mã ngành của trường mà TS sẽ dự thi và có NV1 vào học.

Bộ GD-ĐT cũng quy định: riêng TS có NV1 học tại các trường ĐH-CĐ không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH, trường CĐ thuộc các ĐH, phải khai HS như sau: Mục 2: Chỉ ghi tên trường, ký hiệu trường và khối thi của trường mà TS dự thi (không ghi mã ngành). Mục 3: Ghi đầy đủ tên trường, ký hiệu trường, khối thi và mã ngành của trường không tổ chức thi hoặc của hệ CĐ của trường ĐH, trường CĐ thuộc các ĐH mà TS có NV học (NV1).

Mỗi TS có ít nhất 3 cơ hội xét tuyển

Về việc đăng ký xét tuyển (ĐKXT), năm nay Bộ GD-ĐT vẫn quy định: Việc xét tuyển được thực hiện trong 3 đợt theo đúng quy trình và thời hạn quy định. TS nếu không trúng tuyển đợt 1 có kết quả thi ĐH bằng hoặc lớn hơn điểm sàn CĐ (đối với từng đối tượng và khu vực) sẽ được cấp hai giấy chứng nhận kết quả thi ĐH (số 1 và số 2). TS dùng Giấy số 1 để nộp HS ĐKXT đợt 2. Nếu vẫn không trúng tuyển đợt 2 thì dùng Giấy số 2 để nộp HS ĐKXT đợt 3. TS có kết quả thi ĐH thấp hơn điểm sàn CĐ được cấp Phiếu báo điểm, nhưng không được tham gia xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả thi ĐH theo đề thi chung để xét tuyển.

Những TS dự thi CĐ theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT, nếu không trúng tuyển vào trường CĐ đã dự thi, nhưng có kết quả thi bằng hoặc cao hơn mức điểm tối thiểu theo quy định đối với từng đối tượng và khu vực (không có môn nào bị điểm 0) được trường CĐ tổ chức thi cấp hai giấy chứng nhận kết quả thi (số 1 và số 2), có đóng dấu đỏ của trường CĐ tổ chức thi. TS dùng giấy chứng nhận kết quả thi này để tham gia ĐKXT (đợt 2 hoặc đợt 3) vào các trường CĐ khác còn chỉ tiêu, cùng khối thi và trong vùng tuyển quy định của trường.

Được nộp HS đăng ký xét tuyển tại trường

Điểm mới của kỳ thi năm nay là Bộ GD-ĐT cho phép TS có thể nộp HS và lệ phí ĐKXT qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc dịch vụ chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại các trường. Các trường tổ chức thu nhận HS và lệ phí ĐKXT của TS.

HS và lệ phí ĐKXT của TS dù nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại các trường trong thời hạn quy định của lịch công tác tuyển sinh, đều hợp lệ và có giá trị xét tuyển như nhau.
Trong bản dự thảo được công bố mới nhất của Bộ GD- ĐT không có quy định nào về việc mỗi khối thi chỉ được nộp một HS.

Thời hạn thu nhận hồ sơ

Thời hạn thu nhận HS ĐKDT, lệ phí ĐKDT quy định thống nhất trên phạm vi toàn quốc như sau: Từ ngày 10.3 đến hết 10.4.2010 (theo hệ thống của Sở GD-ĐT); từ ngày 11.4 đến hết ngày 17.4.2010 (tại các trường tổ chức thi).

Thời hạn nhận HS ĐKXT và lệ phí ĐKXT được quy định như sau:

Các trường công bố điểm trúng tuyển NV1 (đợt 1) chậm nhất là ngày 20.8.2010.

Các trường nhận HS ĐKXT và lệ phí ĐKXT đợt 2 (NV2) và đợt 3 (NV3) của TS nộp theo đúng thời hạn sau đây:

- Đợt 2 từ ngày 25.8.2010 đến 17 giờ ngày 10.9.2010.

- Đợt 3 từ ngày 15.9.2010 đến 17 giờ ngày 30.9.2010.

Các trường không được kết thúc việc nhận HS ĐKXT và lệ phí ĐKXT của thí sinh nộp trong thời hạn quy định trên.



Các đợt thi ĐH-CĐ năm 2010

Đợt I: Ngày 4.7 và 5.7.2010 thi ĐH khối A và V. TS thi khối V, sau khi dự thi môn Toán, Lý, thi tiếp năng khiếu Vẽ đến 8.7.2010.

Đợt II: Ngày 9.7 và 10.7.2010 thi ĐH khối B, C, D và các khối năng khiếu. TS thi khối năng khiếu, sau khi dự thi các môn văn hóa (Khối H, N thi Văn theo đề thi khối C; Khối M thi Văn, Toán theo đề thi khối D; Khối T thi Sinh, Toán theo đề thi khối B; Khối R thi Văn, Sử theo đề thi khối C), thi tiếp các môn năng khiếu đến 14.7.2010.

Đợt III: Ngày 15.7 và 16.7.2010 thi CĐ. Các trường CĐ có thi các môn năng khiếu đến 20.7.2010.

Bộ GD-ĐT ra đề thi chung cho các trường ĐH-CĐ có tổ chức thi. Các môn Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học và Sinh học đề thi theo phương pháp trắc nghiệm, các môn còn lại đề thi theo phương pháp tự luận. Các trường ĐH, CĐ có thi các môn năng khiếu, nghệ thuật, chịu trách nhiệm ra đề thi các môn này. Đề thi được ra theo chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12.


Những điều cần lưu ý

* Trong những quy định về việc ĐKDT và ĐKXT, Bộ GD-ĐT có một số quy định cụ thể như sau: TS đã trúng tuyển ĐH, nếu có NV học tại trường CĐ địa phương cùng khối thi và trong vùng tuyển, phải làm đơn kèm giấy báo trúng tuyển gửi trường CĐ có NV học để trường xét tuyển; TS dự thi ĐH theo đề thi chung chỉ được tham gia xét tuyển khi có tổng điểm 3 môn thi từ điểm sàn trở lên (không có môn nào bị điểm 0). Các trường quy định mức điểm nhận HS xét tuyển không thấp hơn điểm sàn; TS dự thi CĐ theo đề thi chung, chỉ được tham gia xét tuyển khi có tổng điểm 3 môn thi từ mức điểm tối thiểu theo quy định trở lên (không có môn nào bị điểm 0). Các trường CĐ quy định mức điểm nhận HS xét tuyển không thấp hơn mức điểm tối thiểu quy định.

Đặc biệt năm nay, Bộ GD-ĐT có quy định: ngoài phiếu điểm các trường ĐH đã cấp cho TS có kết quả thi dưới điểm sàn CĐ trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ hệ chính quy năm 2010 theo đề thi chung, TS có thể dùng bản sao hợp lệ giấy chứng nhận kết quả thi số 1 hoặc số 2 (nếu chưa trúng tuyển vào ĐH hoặc CĐ) để ĐKXT vào các trường TCCN.

* Một điểm mới trong kỳ thi năm nay, Bộ GD-ĐT đã quy định: để bảo đảm quyền lợi cho những TS có NV1 học tại các trường ĐH-CĐ không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường thực hiện đúng những quy định sau: TS có NV1 học tại trường ĐH-CĐ không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH, phải nộp HS ĐKDT, lệ phí ĐKDT, lệ phí dự thi và dự thi tại trường ĐH tổ chức thi có cùng khối thi. Các trường ĐH- CĐ có tổ chức thi, sau khi tổ chức chấm thi xong, không xét tuyển TS diện này trong đợt 1, mà gửi giấy chứng nhận kết quả thi số 1 và số 2 (nếu kết quả thi từ điểm sàn CĐ trở lên), Phiếu báo điểm cùng dữ liệu kết quả thi cho trường không tổ chức thi hoặc hệ CĐ của trường ĐH trước ngày 10.8.2010 để các trường này trực tiếp lên thống kê điểm trên máy tính, xét tuyển TS trong đợt 1, gửi giấy triệu tập trúng tuyển, giấy chứng nhận kết quả thi (số 1 và số 2), phiếu báo điểm cho các sở GD-ĐT để các sở chuyển cho TS (các trường căn cứ mã tỉnh để gửi các sở, sở căn cứ mã đơn vị ĐKDT để gửi cho TS).



(Thanhnien Online)
 

autovn

Tài xế O-H
Tuyển sinh ĐH, CĐ 2010: Giữa tháng 3 mới biết “Những điều cần biết...”

Ngày 10.3, TS đã bắt đầu nộp hồ sơ ĐKDT. Tuy nhiên, tài liệu chính phục vụ cho TS khai thác thông tin dự thi là cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ, TCCN năm 2010" chắc chắn sẽ không có mặt kịp thời điểm này.

Đến hạn nộp hồ sơ, vẫn chưa có "Những điều cần biết..."

Theo Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT thì nội dung của cuốn sách đã được chuẩn bị xong. Phó Chánh văn phòng Bô GDĐT Nguyễn Hải Long khẳng định, sẽ phát hành tài liệu này trong thời gian sớm nhất có thể, khoảng ngày 14 và 15.3.

Ông Long cho rằng theo quy định, TS nộp hồ sơ ĐKDT từ ngày 10.3 nhưng trên thực tế, TS thường nộp hồ sơ vào những ngày cuối cùng của thời hạn nộp nên việc phát hành tài liệu "Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ, TCCN năm 2010" không ảnh hưởng gì nhiều đến TS.

Học sinh đang học lớp 12 THPT tại trường nào thì nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT tại trường đó. Các đối tượng khác nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT tại các địa điểm do sở GDĐT quy định. Các địa điểm này không thu hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT của học sinh đang học lớp 12.

Hồ sơ ĐKDT bao gồm: Một túi đựng hồ sơ, phiếu số 1, phiếu số 2 (phiếu số 1 do sở GDĐT lưu giữ. Phiếu số 2 do thí sinh giữ và được sử dụng trong các trường hợp cần thiết). Túi đựng hồ sơ (thực chất là một phiếu ĐKDT). 3 ảnh chân dung cỡ 4x6 chụp trong thời gian 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ ĐKDT; 3 phong bì đã dán sẵn tem ghi rõ họ, tên và địa chỉ của thí sinh. Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).

Riêng thí sinh có nguyện vọng 1 (NV1) học tại các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH, trường CĐ thuộc các ĐH thì cần nộp thêm bản photocopy mặt trước của tờ phiếu ĐKDT số 1.

TS sẽ phải cân nhắc hơn
Một điểm mới trong việc đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm nay là thí sinh (TS) tự do không cần có giấy xác nhận khu vực tuyển sinh. Theo các chuyên gia, đây là sự cải cách về thủ tục hành chính, tạo thuận lợi hơn cho TS khi làm hồ sơ dự thi ĐH. Theo quy chế, ưu tiên khu vực được căn cứ vào nơi TS học THPT và điểm này thể hiện rõ trong học bạ nên việc yêu cầu TS có giấy xác nhận khu vực tuyển sinh là không cần thiết. Khi TS khai nơi tốt nghiệp vào hồ sơ đăng ký dự thi, phần mềm máy tính sẽ tự động xếp TS vào khu vực tuyển sinh tương ứng.

Năm nay, cùng với việc nộp hồ sơ ĐKDT, thí sinh cần lưu ý quy định mới của liên Bộ Tài chính - Bộ GDĐT. Theo đó, lệ phí dự thi sẽ phải nộp cùng với lệ phí đăng ký dự thi để chuyển cho cơ sở giáo dục đào tạo nơi TS đăng ký dự thi. Với mức tăng 10.000 đồng/ hồ sơ, TS thi vào các trường ĐH, CĐ không tổ chức sơ tuyển, thi năng khiếu sẽ phải nộp tất cả là 80.000 đồng/hồ sơ.

Cùng với quy định này, TS cũng sẽ phải nộp phí xét tuyển nộp cùng với hồ sơ đăng ký xét tuyển để chuyển cho cơ sở giáo dục đào tạo nơi TS đăng ký xét tuyển. Riêng đối với những cơ sở giáo dục đào tạo có tổ chức sơ tuyển trước khi thi chính thức thì TS chỉ phải nộp phí dự thi sau khi trúng vòng sơ tuyển.

Bà Tạ Thị Song Hà, Phó trưởng Phòng Giáo dục chuyên nghiệp, Sở GDĐT Hà Nội nhận định, với quy định mới nộp gộp hai lệ phí ĐKDT và dự thi một lúc, năm nay TS sẽ cân nhắc kỹ việc mua và nộp nhiều hồ sơ ĐKDT cùng lúc.


laodong.com.vn
 

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
Nhiều trường ĐH lớn đã xác nhận tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh tại hà nội

TT - Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Thủy lợi, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội và nhiều trường ĐH lớn khác đã chính thức đăng ký tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp do Bộ GD-ĐT, báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 14-3.
Thông tin từ ban tổ chức cho biết tính đến chiều 9-3, đã có gần 40 cơ sở đào tạo trong cả nước đăng ký tham dự ngày hội với 50 gian tư vấn.
Về phía ĐH Quốc gia Hà Nội, công tác chuẩn bị mọi mặt đang được khẩn trương thực hiện.
Đặc biệt, để mang đến những thông tin và những ý kiến tư vấn thiết thực nhất cho học sinh, danh sách ban tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp của ngày hội đã được hoàn tất.
Trong đó, sẽ có sự tham dự của đại diện Bộ GD-ĐT, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng), phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo, trưởng, phó phòng đào tạo của nhiều trường ĐH lớn trong cả nước.
TS Lê Bạch Mai - phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội - sẽ có mặt tại ngày hội để trực tiếp tư vấn cho thí sinh.
Sau Hà Nội, Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2010 sẽ đến với học sinh các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long tại khuôn viên Trường ĐH Cần Thơ vào ngày chủ nhật 21-3. Chương trình do Bộ GD-ĐT, Trường ĐH Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ tổ chức.
Và một chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp quy mô lớn cũng sẽ được báo Tuổi Trẻ, Sở GD-ĐT Trà Vinh và Trường ĐH Trà Vinh phối hợp tổ chức tại Trường ĐH Trà Vinh từ 13g30 ngày 20-3.
Ban tổ chức sẽ tiếp nhận đăng ký tham dự đến trưa thứ sáu, ngày 12-3. Để đến với sự kiện lớn nhất trong mùa tuyển sinh 2010 tại Hà Nội và đưa được hình ảnh trung thực, chính xác nhất về trường mình cũng như chứng tỏ được uy tín của các chương trình đào tạo, các ngành học... các trường ĐH, CĐ, TCCN, các cơ sở giáo dục... liên hệ với văn phòng báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội (72A Thụy Khuê, Q.Tây Hồ, điện thoại: 04-38473663) hoặc tổ tiếp nhận (Công ty Today, điện thoại: 08-38623361 (cô Vân Vy) hoặc 08-35058510 (cô Ngọc Hiếu), email: ngayhoi@today-adv.com).
Đối với ngày hội tại Cần Thơ, các trường, các đơn vị có thể liên lạc với văn phòng báo Tuổi Trẻ tại đồng bằng sông Cửu Long, 95 Ngô Quyền, Cần Thơ từ nay đến ngày 20-3.
thoe tuổi trẻ
 

hui

Tài xế O-H
Ngày 31/3: Hạn chót sơ tuyển khối trường công an

Chỉ còn 20 ngày nữa, khối các trường công an sẽ kết thúc khâu sơ tuyển. Chỉ những thí sinh đạt yêu cầu sơ tuyển tại Công an tỉnh, thành phố nơi đăng ký hộ khẩu thường trú mới được cấp hồ sơ. Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi trực tiếp cho công an quận, huyện, thị xã.

Theo quy định của Bộ Công an, đối tượng dự thi vào các trường trong ngành là học sinh tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc THPT không quá 20 tuổi; học sinh có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số không quá 22 tuổi. Đối tượng sơ tuyển phải là học sinh đạt kết quả học tập từ trung bình trở lên, trong đó ba môn dự thi ĐH phải có kết quả lớp 12 đạt từ 6,0 điểm trở lên. Các trường đại học, học viện thuộc khối công an tuyển sinh ở các khối A, C và D1.

Riêng đối với thí sinh nữ cần lưu ý, chỉ khi địa phương có chỉ tiêu nữ thì lúc đó các thí sinh nữ mới có thể đăng ký sơ tuyển.

Một trong những điều cần đặc biệt lưu ý đối với các thí sinh là các trường khối công an chỉ xét tuyển nguyện vọng 1, không xét nguyện vọng 2. Tuy nhiên, những thí sinh không trúng tuyển vào các trường công an sẽ được tham gia xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ khối dân sự theo quy định chung. Thí sinh nếu không không trúng tuyển hệ đại học ở các trường thuộc khối công an, cũng sẽ được xét tuyển vào Trung cấp nêu có nguyện vọng.


11/03/2010 theo tuoitre
 

vancong

Hết mình vì Ô hát!
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TUYỂN SINH 2010
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
Nếu bạn cần biết thông tin về cơ hội học tập và đời sống sinh viên ở Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, mời bạn đến thăm hoặc viết thư cho chúng tôi.
Cơ sở chính (Tp.HCM): 12 - Nguyễn Văn Bảo - Phường 4 - Quận Gò Vấp – Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-08) 39851.932 – (84-08) 38955.858 - Fax: (84-08) 35888.348

Cơ sở Biên Hòa: 39 - Cách Mạng Tháng Tám - P.Quyết Thắng - Tp. Biên Hoà - Đồng Nai.
Điện Thoại: (84 - 061) 3842317 - Fax: (84 - 061) 3842233

Cơ sở Quảng Ngãi: 38 Nguyễn Du P. Lê Hồng Phong, TP. Quảng Ngãi.
Điện Thoại: (84 - 055) 6250.075 - Fax: (84 - 055) 3713.858.

Cơ sở Thái Bình: Xã Tân Bình - Tp. Thái Bình - Tỉnh Thái Bình.
Điện thoại:(84 - 036) 3633.133 - Fax: (84 - 036) 3633.723.

Cơ sở Thanh Hóa: Xã Quảng Tâm, Huyện Quảng Xương, Tỉnh Thanh Hóa
Điện thoại: (84 - 037) 3675.092 - Fax: (84 - 037) 3675.350



Bậc đào tạo - Ngành nghề đào tạo:
1. Hệ Đại học 4 năm 2. Hệ Cao đẳng 3 năm • Công nghệ Điện
+ Công nghệ kỹ thuật Điện (Cung cấp điện; Hệ thống điện, Thiết bị điện)
+ Công nghệ điều khiển tự động

• Công nghệ Cơ khí (chế tạo máy)
• Cơ điện tử
• Công nghệ Nhiệt - Lạnh
• Công nghệ Điện tử:
+ Công nghệ Điện tử tự động
+ Công nghệ Đ.tử -Viễn thông
• Công nghệ Hóa học
• Hóa phân tích
• Công nghệ Hóa dầu
• Máy & thiết bị hóa chất trong công nghệ hóa chất, thực phẩm & Môi trường
• Công nghệ Thông tin (Khoa học máy tính, IT, Công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin)
• Công nghệ Ô tô
• Công nghệ Thực phẩm
• Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm
• Công nghệ Sinh học
• Công nghệ Môi trường
• Quản lý Môi trường
• Quản lý tài nguyên môi trường
• Công nghệ May
• Thiết kế Thời trang.
• Tiếng Anh. (Tiếng anh biên dịch ; Tiếng anh sư phạm)
• Kế toán - Kiểm toán
• Quản trị Kinh doanh
+ Quản trị Kinh doanh tổng hợp
+ Kinh doanh quốc tế
+ Kinh doanh du lịch.
• Quản trị Marketing
• Tài chính - Ngân hàng
• Tài chính doanh nghiệp


• Công nghệ Phần mềm.
• Công nghệ mạng
• Công nghệ Điện tử tự động
• Công nghệ Đ.tử -Viễn thông.
• Công nghệ Đ.tử Máy tính
• Công nghệ Điện tử Công nghiệp.
• Công nghệ Điện
(Cung cấp điện; Hệ thống điện, Thiết bị điện)
• Công nghệ điều khiển tự động
• Công nghệ Nhiệt - Lạnh
• Công nghệ Chế tạo máy
• Công nghệ Cơ điện
• Công nghệ Chế tạo khuôn mẫu.
• Công nghệ Cơ Điện tử
• Công nghệ Hàn
• Công nghệ Ô tô
• Công nghệ Hóa
• Công nghệ Hóa phân tích
• Công nghệ hóa dầu
• Máy & thiết bị hóa chất trong công nghệ hóa chất, thực phẩm & Môi trường
• Công nghệ Thực phẩm
• Công nghệ Sinh học
• Công nghệ Môi trường
• Công nghệ May
• Thiết kế Thời trang.
• Kế toán - Kiểm toán
• Tài chính - Ngân hàng
• Tài chính doanh nghiệp
• Quản trị Marketing
• Quản trị Kinh doanh
• Kinh doanh quốc tế
• Kinh doanh du lịch
• Tiếng Anh (Tiếng anh biên dịch)


3. Hệ Cao đẳng Nghề 3 năm 4. Hệ Trung cấp 2 năm • Công nghệ phần mềm
• Công nghệ mạng
• Công nghệ Điện tử công nghiệp
• Công nghệ Đ.tử -Viễn thông
• Công nghệ Đ.tử máy tính
• Công nghệ Đ. tử tự động
• Công nghệ Điện (Cung cấp điện; Hệ thống điện, Thiết bị điện)
• Công nghệ đ.khiển tự động
• Công nghệ Nhiệt - Lạnh
• Công nghệ Chế tạo máy
• Công nghệ Cơ điện
• Công nghệ Chế tạo khuôn mẫu
• Công nghệ Cơ Điện tử
• Công nghệ Hàn
• Công nghệ Ô tô
• Công nghệ Hóa học
• Công nghệ Hóa phân tích
• Công nghệ Hóa dầu
• Máy & thiết bị hóa chất trong công nghệ hóa chất, thực phẩm & Môi trường
• Công nghệ Thực phẩm
• Công nghệ sau thu hoạch
• Dinh dưỡng và kỹ thuật chế biến
• Công nghệ Sinh học
• Kỹ thuật Môi trường
• Công nghệ May
• Thiết kế Thời trang
• Kế toán - Kiểm toán
• Tài chính - Ngân hàng
• Tài chính doanh nghiệp
• Quản trị Marketing
• Quản trị Kinh doanh
• Kinh doanh du lịch.
• Tiếng Anh (tiếng Anh biên dịch)
• Thư viện thông tin thiết bị giáo dục
• Thiết bị t.nghiệm trường học


• Công nghệ Phần mềm
• Công nghệ mạng
• Công nghệ Điện tử công nghiệp
• Công nghệ Đ.tử -Viễn thông
• Công nghệ Đ.tử Máy tính
• Công nghệ Đ.tử Tự động
• Công nghệ Điện (Cung cấp điện, Hệ thống điện, Thiết bị điện)
• Công nghệ điều khiển tự động
• Công nghệ Nhiệt - Lạnh
• Công nghệ Chế tạo máy
• Công nghệ Cơ điện
• Công nghệ Chế tạo khuôn mẫu
• Công nghệ Cơ Điện tử
• Công nghệ Hàn
• Công nghệ Ô tô
• Công nghệ Hóa học
• Công nghệ hóa dược
• Công nghệ Hóa phân tích
• Công nghệ Hóa dầu
• Máy & thiết bị hóa chất trong công nghệ hóa chất, thực phẩm & Môi trường
• Công nghệ Thực phẩm
• D.dưỡng và k.thuật chế biến
• Kỹ thuật Môi trường
• Công nghệ May
• Công nghệ Thiết kế Thời trang
• Kế toán - Kiểm toán
• Tài chính - Ngân hàng
• Tài chính doanh nghiệp
• Quản trị Marketing
• Quản trị lữ hành
• Quản trị Khách sạn - Nhà hàng
• Thư viện thông tin thiết bị giáo dục
• Thiết bị t.nghiệm trường học
• Điều dưỡng
• Sư phạm mầm non
• Sư phạm tiểu học
5. Hệ Trung cấp 4 năm 6. Hệ Trung cấp nghề 2 năm - bậc 4/7 • Công nghệ Thông tin
• Công nghệ Điện tử công nghiệp
• Điện Công nghiệp
• Công nghệ Nhiệt -Lạnh
• Công nghệ Chế tạo máy
• Công nghệ Ô tô
• Công nghệ Hóa học
• Công nghệ Thực phẩm
• Dinh dưỡng và kỹ thuật chế biến
• Thiết kế Thời trang
• Kế toán - kiểm toán
• Tài chính - Ngân hàng
• Tài chính doanh nghiệp
• Quản trị Marketing
• Quản trị lữ hành.
• Quản trị Khách sạn - Nhà hàng

• Công nghệ phần mềm
• Công nghệ mạng
• Công nghệ Điện tử công nghiệp
• Điện công nghiệp
• Công nghệ Nhiệt -Lạnh
• Công nghệ Chế tạo máy
• Công nghệ Cơ điện.
• Công nghệ Chế tạo khuôn mẫu
• Công nghệ Cơ Điện tử
• Công nghệ hàn
• Công nghệ Ô tô
• Công nghệ Hóa học
• Hóa phân tích
• Công nghệ Hóa dầu
• Máy & thiết bị hóa chất trong công nghệ hóa chất, thực phẩm & Môi trường
• Công nghệ Thực phẩm
• Dinh dưỡng và kỹ thuật chế biến
• Kỹ thuật Môi trường
• Công nghệ May
• Thiết kế Thời trang
• Kế toán - Kiểm toán
• Tài chính - Ngân hàng
• Quản trị Marketing
• Quản trị Lữ hành
• Quản trị Khách sạn - Nhà hàng

7. Hệ Đại học tiên tiến đào tạo theo chương trình nước ngoài, học bằng Tiếng Anh.đào tạo các ngành: Công nghệ Thông tin, Quản trị Kinh doanh, Kế toán – Kiểm toán, Kinh doanh Du lịch, Kinh doanh Quốc tế, Tài chính – Ngân hàng.Tốt nghiệp cấp bằng ĐH chính quy do Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cấp.
8. Hệ Đại học tại chức đào tạo 4 năm với các chuyên ngành: Công nghệ Điện, Công nghệ Điện tử, Khoa học máy tính, Kế toán Kiểm toán, Tài chính Ngân hàng, Quản lý Môi trường, Công nghệ Thực phẩm, Quản trị Kinh doanh, Công nghệ may, Công nghệ Hóa học, Công nghệ Cơ khí, Kinh doanh du lịch, Kinh doanh Quốc tế.
9. Liên thông Cao đẳng lên Đại học:đào tạo 18 tháng, cấp bằng chính qui. Đào tạo các chuyên ngành: Điện, Nhiệt lạnh, Điện tử, Ô tô, Khoa học máy tính, Kế toán Kiểm toán, Tài chính Ngân hàng, Công nghệ Môi trường, Thực phẩm, Sinh học, Quản trị Kinh doanh, Marketing, Công nghệ may, Hóa dầu, Hóa phân tích, Công nghệ hóa, Cơ điện tử, Cơ khí, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh du lịch, Ngoại ngữ.
10. Liên thông Trung cấp lên Đại học:đào tạo 36 tháng, cấp bằng chính qui. Đào tạo các chuyên ngành: Điện, Nhiệt lạnh, Điện tử, Khoa học máy tính, Ô tô, Tài chính – Ngân hàng, Kế toán Kiểm toán, Thực phẩm, Marketing, Công nghệ may, Công nghệ hóa, Cơ khí, Kinh doanh du lịch.
11. Liên thông Trung cấp lên Cao đẳng:Đào tạo 18 tháng cấp bằng chính quy. Đào tạo các chuyên ngành:Công nghệ Điện, Công nghệ Nhiệt lạnh, Công nghệ Điện tử, Công nghệ hóa học, Hóa phân tích, Hóa dầu, Cơ khí, Cơ điện, Cơ điện tử, Ô tô, Công nghệ Thông tin, Kế toán Kiểm toán, Tài chính Ngân hàng, Công nghệ Môi trường, Công nghệ Thực phẩm, Dinh dưỡng và kỹ thuật chế biến, Marketing, Công nghệ may, Kinh doanh du lịch, Quản trị Khách sạn-Nhà hàng, Quản trị Lữ hành.
12. Hệ hợp tác đào tạo quốc tế bậc Đại học (du học tại chỗ) ngành:Quản trị Kinh doanh liên kết với trường ĐH Northcentral – Hoa Kỳ, tốt nghiệp cấp bằng Đại học do Đại học Northcentral – Hoa Kỳ cấp; Hợp tác với Đại học Mỹ Hòa, Đại học Shu-Te – Đài Loan đào tạo các ngành: Quản trị Kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Kinh doanh du lịch, Công nghệ Thông tin, Quản lý Nhà hàng – Khách sạn, tốt nghiệp do ĐH Mỹ Hòa và Đại học Shu-Te – Đài Loan cấp bằng.
13. Hệ hợp tác đào tạo quốc tế bậc Cao đẳng (du học tại chỗ) với học viện Nam Úc đào tạo các ngành:Công nghệ Thông tin, Quản trị Kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng; hợp tác với Học viện Siast – Canada, đào tạo các ngành: Quản trị Kinh doanh, Thương mại Điện tử. Tốt nghiệp cấp bằng Diploma do các trường Úc và Canada cấp. Được liên thông lên Đại học đúng chuyên ngành với trường Đại học Nam Úc, Học viện Siast - Canada và trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
14. Môn thi:
· Đại học chính qui: Khối A: thi Toán, Lý, Hóa (Khối D1: thi Văn, Toán, Tiếng Anh cho các ngành Kế toán, Quản trị Kinh doanh, Tiếng Anh, Kinh doanh Quốc tế, Tài chính - Ngân hàng, Kinh doanh du lịch. Khối B: thi Sinh – Toán – Hóa cho các ngành Công nghệ Hóa, Công nghệ Thực phẩm, Công nghệ Môi trường).
· Cao đẳng chính qui: Không thi tuyển mà lấy kết quả thi Đại học năm 2010 của những thí sinh đã thi các khối A, B, D1 vào các trường Đại học trong cả nước theo đề thi chung của Bộ để xét tuyển trên cơ sở hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh.
· Cao đẳng nghề: Không thi tuyển mà lấy kết quả thi Đại học năm 2010 của những thí sinh đã thi các khối A, B, D1 vào các trường Đại học trong cả nước theo đề thi chung của Bộ để xét tuyển trên cơ sở hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh.
· Đại học tại chức: Thi Toán, Lý, Hóa, tốt nghiệp THPT và tương đương.
· Trung cấp 2 năm: Trình độ văn hóa tốt nghiệp THPT; Xét tuyển học bạ hoặc điểm thi đại học, cao đẳng.
· Trung cấp 4 năm: Trình độ văn hoá tốt nghiệp THCS; Xét tuyển từ ngày 29/08/2010 đến hết ngày 26/09/2010. (Hồ sơ xét tuyển dựa vào học bạ của thí sinh).
· Trung cấp nghề: Trình độ văn hóa tốt nghiệp THPT; Xét tuyển từ ngày 29/08/2010 đến hết ngày 26/09/2010. (Hồ sơ xét tuyển dựa vào học bạ của thí sinh).
· Liên thông Trung cấp lên Cao đẳng chuyên nghiệp hoặc cao đẳng nghề: Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề; thi môn kỹ thuật cơ sở + môn chuyên ngành đối với thí sinh có bằng tốt nghiệp Trung học chuyên nghiệp hệ chính qui do trường Đại học Công nghiệp TP.HCM cấp, phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
· Liên thông Trung cấp lên Đại học: Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề; thi môn kỹ thuật cơ sở + môn chuyên ngành đối với thí sinh có bằng tốt nghiệp Trung cấp hệ chính qui do trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cấp, phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
· Liên thông Cao đẳng lên Đại học: Tốt nghiệp cao đẳng chuyên nghiệp hoặc cao đẳng nghề; thi môn kỹ thuật cơ sở + môn chuyên ngành đối với thí sinh có bằng tốt nghiệp Cao đẳng hệ chính qui do trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cấp, phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
· Hợp tác quốc tế hệ Đại học và Cao đẳng: Thi môn tiếng Anh, văn hóa xét tuyển dựa trên kết quả học tập của các môn học trong học bạ.
15. Ngày thi, xét tuyển:
· Đại học: đợt 1 khối A và đợt 2 khối B, D1, ngày thi theo quy định tại cuốn Những điều cần biết do Bộ GD&ĐT ban hành l Cao đẳng chuyên nghiệp + Cao đẳng nghề: xét tuyển từ điểm thi Đại học xuống, nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2 từ 25/08/2010 đến 10/09/2010, NV3 từ 15/09/2010 đến 30/09/2010 l Đại học tại chức: dự kiến thi ngày 25 + 26/10/2010 l Trung cấp chuyên nghiệp + Trung cấp nghề: Xét tuyển từ điểm thi đại học, cao đẳng, điểm học bạ từ ngày 18/08/2010 đến 20/09/2010 l Hợp tác Quốc tế thi môn Tiếng Anh ngày 22/9/2010 cho cả khối Cao đẳng và Đại học.
16. Điều kiện dự thi và xét tuyển:
· Đại học: Tốt nghiệp THPT (lớp 12) và tương đương l Trung cấp 2 năm + Trung cấp nghề: tốt nghiệp THPT (lớp 12) và tương đương.l Trung cấp 4 năm: Xét tuyển, tốt nghiệp THCS (tốt nghiệp lớp 9).
17. Tổng Khai giảng: Ngày 10 tháng 10 năm 2010.
18. Học bổng: Mỗi học kỳ xét học bổng 1 lần lấy điểm xét trung bình chung từ điểm cao trở xuống cho đủ số lượng quy định. Chỉ tiêu:
· 100 học bổng đối với Đại học.
· 200 học bổng đối với Cao đẳng
· 440 học bổng đối với Trung cấp
· 100 học bổng đối với Trung cấp nghề


19. Ăn ở: Có ký túc xá cho sinh viên ở xa.
· Phòng ở 1.500.000đ/năm học, phòng đủ tiện nghi, công trình phụ khép kín, thoáng mát, phục vụ tận tình, thân thiện, vệ sinh an toàn, bao điện nước sinh hoạt l Sinh viên ăn tại nhà ăn sinh viên của trường.
20. Phương tiện di chuyển: Tại cơ sở chính có 2 tuyến xe buýt đi Sài Gòn và Chợ Lớn giá cả hợp lý. Với những sinh viên có phương tiện di chuyển nhà trường có sẵn bãi đậu xe: xe đạp 1.000đ/lượt gửi, xe máy 1.500đ/lượt gửi.
21. Điều kiện làm thêm: Sinh viên có thể liên hệ với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và Trung tâm Giới thiệu Việc làm của Trường để đăng ký làm thêm ngoài giờ, những sinh viên khó khăn có thể đăng ký làm thêm ở các cơ sở sản xuất dịch vụ của nhà trường.
22. Các cơ hội cho thí sinh muốn học tại Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM:
· Những thí sinh không đậu hệ Đại học có thể đăng ký xin xét tuyển vào học hệ Cao đẳng chuyên nghiệp, Cao đẳng nghề, Trung cấp chuyên nghiệp hoặc Trung cấp nghề trong trường. Đặc biệt những thí sinh có đủ điều kiện có thể đăng ký học chương trình Cao đẳng du học tại chỗ liên kết với Học viện Nam Úc và Học viện Siast - Canada học bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt; Đại học liên kết với ĐH Northcentral – Hoa Kỳ; Đại học Mỹ Hòa, Đại học Shu-Te – Đài Loan; Đại học Hồ Nam, Đại học Vân Nam – Trung Quốc.
23. Thí sinh trúng tuyển hoặc được xét tuyển vào trường cần biết thêm những chi tiết sau:
· Hồ sơ nhập học: nộp về Trường theo đúng mẫu mà Bộ Giáo dục & Đào tạo hướng dẫn.
· Học phí: Đóng vào ba học kỳ, học kỳ I vào đầu tháng 9/2010, học kỳ II vào đầu tháng 12/2010 và học kỳ 3 vào đầu tháng 3/2010 cho khối học theo học chế niên chế, các chương trình đào tạo theo tín chỉ học phí đóng theo số tín chỉ đã đăng ký học trước khi được máy tính công nhận xếp vào các lớp học phần.
· Bảo hiểm Y tế: HSSV có thể đăng ký với Trung t âm y tế đăng ký tự nguyện.
· Bảo hiểm tai nạn: Sinh viên đăng ký tự nguyện.
· Ăn mặc: Đồng phục + Thẻ sinh viên - đăng ký tại Phòng Thanh tra Giáo dục và Quản lý HSSV.
· Xét giảm Học phí: con em thương binh liệt sĩ, hệ chính quy có kinh phí nhà nước cấp được giảm học phí theo quy định của Chính phủ, các trường hợp HSSV cư trú ở 1000 xã khó khăn nhất trong cả nước có giấy tờ đầy đủ sẽ được xét giảm học phí l Các khóa ngoài chỉ tiêu kinh phí nhà nước không thuộc diện xét giảm.
· Sách học: Tùy theo từng môn, tài liệu sẽ được in sẵn, sinh viên phải mua để làm tài liệu học tập.
· Yêu cầu về tiếng Anh: Học viên hệ Trung cấp chuyên nghiệp và Trung cấp nghề khi tốt nghiệp phải đạt trình độ A, sinh viên Cao đẳng trình độ B, sinh viên đại học trình độ C, sinh viên chưa đủ trình độ ngoại ngữ có thể đăng ký học thêm tại Trung tâm Ngoại ngữ của Trường.
· Yêu cầu về tin học: HSSV các hệ đào tạo của trường khi tốt nghiệp phải đạt trình độ chứng chỉ A đối với Trung cấp chuyên nghiệp và Trung cấp nghề, trình độ B đối với Đại học, Cao đẳng và Cao đẳng nghề. Sinh viên chưa đủ trình độ tin học có thể đăng ký học thêm tại Trung tâm Tin học của nhà trường.
· Các hoạt động văn hóa: Hàng năm sinh viên được tham gia vào các lễ hội văn hóa của trường nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn như: hội thao, hội diễn văn nghệ, festival HSSV nhà trường, thi các trò chơi dân gian, tham quan, picnic, báo tường và các hoạt động khác.
· Trong việc học: sinh viên phải hoàn thành các môn học trong chương trình đã qui định. Nếu bị rớt thì phải dự trù kinh phí để thi lại hoặc học lại.
· Thay đổi chương trình học: Học sinh hệ Trung cấp 2 năm, Trung cấp 4 năm và Trung cấp nghề có thể thay đổi ngành học ngay từ đầu khóa học, sự thay đổi trong giữa kỳ không cho phép. Đối với sinh viên hệ Đại học, Cao đẳng không được thay đổi ngành học.
· Yêu cầu về sự có mặt trong lớp: Các sinh viên học theo học chế niên chế và tín chỉ buộc phải tham gia 80% các buổi học trong khóa, nếu không bạn không được tham gia dự kỳ thi kết thúc môn học.
· Các kỳ nghỉ: mỗi năm được nghỉ hè vào tháng 7 (4 tuần) và tết âm lịch (3 tuần).
· Cơ hội việc làm: Sau khi hoàn tất các chương trình đào tạo bạn hoàn toàn có khả năng xin việc vì những kiến thức rất gần với thực tế và bạn có thể học tiếp lên những bậc học cao hơn tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

Chúc các bạn thành công
 
C

congnghiep4

Khách
Danh sách các trường Đại học không tổ chức thi



 

auto_vnn

Tài xế O-H
Hỏi - Đáp

Sinh viên đã bảo lưu kết quả học tập nhưng muốn thi lại đại học * Năm 2009 em thi đậu vào một trường ĐH. Sau khi học được 2 tháng, em nhận thấy ngành mình học không phù hợp nên đã xin gia đình cho nghỉ học. Và em đã nghỉ học nhưng không thông báo cho nhà trường. Vì nghĩ hồ sơ nhập học là bản copy nên em không rút. Năm nay, em thi lại nhưng lại sợ vi phạm vì lý do đã tự ý bỏ học. Vậy em phải làm gì để được thi ĐH? - (t_20041991@yahoo.com.vn)

- Việc em tự ý nghỉ học, không xin phép nhà trường là em đã vi phạm qui chế quản lí học sinh, sinh viên.
Để có thể tiếp tục dự thi ĐH năm nay, em làm đơn xin thôi học, nêu rõ lí do, có ý kiến xác nhận của gia đình, địa phương nơi em cư trú, nộp cho nhà trường mà em đã học để làm thủ tục thôi học.
********************

* Em là sinh viên năm nhất Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Hiện em đã bảo lưu kết quả học tập tới tháng 8/2010. Năm nay em muốn thi lại ĐH vào trường Y. Vậy có nhất thiết phải được trường ĐH đang học xác nhận không? Em phải mua hồ sơ đăng ký dự thi ở đâu? Địa điểm nộp hồ sơ? Muốn mua quyển "Những điều cần biết..." thì ở địa chỉ nào?
- (momiji_kl@yahoo.com.vn)
- Thực tế em đang là sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Vì vậy em muốn thi lại sang học ngành Y là không đúng với qui định của Qui chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính qui.
Việc mua hồ sơ đăng kí dự thi, địa điểm nộp hồ sơ đăng kí dự thi của những thí sinh tự do theo qui định của Sở GD-ĐT. Cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010” em có thể đăng kí mua tại Sở GD-ĐT. Nếu em không mua được, em có thể truy cập trên mạng giáo dục: www.edu.net.vn để có thông tin cần.
********************


* Đang là sinh viên và muốn thi lại ĐH. Cho em hỏi, nếu xin được xác nhận của hiệu trưởng trường đang học thì có được nghỉ chương trình đang học để chú tâm vào việc ôn luyện hay vẫn phải học tiếp? Còn nếu hiệu trưởng không đồng ý thì em xin bảo lưu kết quả 1 học kỳ được không? (tranhatduy@gmail.com)
- Qui chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính qui hiện hành đã qui định: Những người thuộc diện sau đây không được dự thi ĐH, CĐ “Học sinh, sinh viên chưa được Hiệu trưởng cho phép dự thi; cán bộ công chức, người lao động thuộc các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị, lực lượng vũ trang chưa được thủ trưởng cơ quan cho phép đi học”. Vì vậy muốn được thi ĐH đương nhiên phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng nhà trường mà em đang học.
Nguyện vọng tiếp theo, em trực tiếp liên hệ với nhà trường nơi em đang theo học để giải quyết.
********************

* Em đang là sinh viên của Trường ĐH Xây dựng. Tuy nhiên trong quá trình học tại trường em cảm thấy mình không phù hợp với chương trình đạo tạo kĩ sư P.F.I.E.V mà em đang theo học. Em đang có ý định thi lại ĐH vào năm 2010 này. Bây giờ đã đến lúc làm hồ sơ ĐKDT rồi. Em không biết có phải xin phép nhà trường hay không và khi thi lại thì em sẽ nộp hồ sơ tại đâu? Em rất yêu ngành công nghệ thông tin nhưng em vẫn chưa biết nên chọn trường ĐH nào để theo học chuyên ngành đó? - (25xuanquang@gmail.com)
- Đương nhiên em phải xin phép nhà trường, nếu có nguyện vọng thi lại ĐH. Nếu được hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng đồng ý, em làm hồ sơ đăng ký dự thi như những thí sinh tự do khác.
Việc nộp hồ sơ đăng kí dự thi em có thể nộp ở những địa điểm theo qui định của Sở GD-ĐT (từ 10/3 đến 10/4) hoặc nộp trực tiếp tại trường em có nguyện vọng dự thi theo thời gian đã qui định (từ 10/4 đến 17/4).
Hiện nay có rất nhiều cơ sở đào tạo ngành công nghệ thông tin. Chi tiết em có thể tham khảo tại cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010” dự kiến ban hành ngày 12/3. Những trường có truyền thống đào tạo lâu năm, như: Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, ĐH Bách khoa Hà Nội; hoặc các trường: ĐH Công nghiệp Hà Nội; ĐH FPT,...
*********************

* Đang là sinh viên năm thứ nhất Trường ĐH Khoa hoc tự nhiên. Năm nay em muốn thi lại ĐH được không. Em ở Quảng Ninh nhưng em muốn nộp hồ sơ tại Hà Nội thì chố mã tỉnh, mã huyện em ghi như thế nào?- (haduccikhtn@gmail.com)
- Qui chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính qui hiện hành đã qui định: Những người thuộc diện sau đây không được dự thi ĐH, CĐ “Học sinh, sinh viên chưa được Hiệu trưởng cho phép dự thi; cán bộ công chức, người lao động thuộc các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị, lực lượng vũ trang chưa được thủ trưởng cơ quan cho phép đi học”.
Như vậy em đang học năm thứ nhất tại một trường ĐH, sẽ không được dự thi ĐH, CĐ nếu chưa có ý kiến của Hiệu trưởng nhà trường. Tuy nhiên, nếu được trường đồng ý cho dự thi, việc nộp hồ sơ đăng kí dự thi như những thí sinh tự do khác. Em có thể nộp tại các địa điểm do Sở GD-ĐT Hà Nội qui định (từ 10/3 đến 10/4) hoặc nộp trực tiếp tại trường em có nguyện vọng dự thi theo thời gian đã qui định (từ 10/4 đến 17/4).

12/03/2010 - VietnamNet
 

hui

Tài xế O-H
Có được 'thi nhờ' ở phía Bắc để vào trường ở phía Nam?

* Em muốn đăng ký nguyện vọng 1 vào 1 trường ĐH phía Nam, nhưng em không biết có được thi tại địa điểm ở phía Bắc không? Thủ tục như thế nào? (phungvutuananh@yahoo.com)

- Năm 2010, Bộ GD-ĐT tiếp tục tổ chức ba cụm thi quốc gia cho các đối tượng dự thi như sau:
- Cụm thi tại TP Vinh: dành cho thí sinh thi vào Trường ĐH Vinh và các thí sinh có hộ khẩu thường trú tại bốn tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị có nguyện vọng thi vào các trường ĐH đóng tại khu vực Hà Nội.
- Cụm thi tại TP Quy Nhơn: dành cho thí sinh thi vào Trường ĐH Quy Nhơn và các thí sinh có hộ khẩu thường trú tại sáu tỉnh Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam có nguyện vọng thi vào các trường ĐH đóng tại khu vực Hà Nội và TP.HCM
- Cụm thi tại TP Cần Thơ: Dành cho thí sinh thi vào Trường ĐH Cần Thơ và các thí sinh có hộ khẩu thường trú tại chín tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, TP Cần Thơ có nguyện vọng thi vào các trường ĐH đóng tại khu vực TP.HCM.
Riêng thí sinh của các tỉnh thuộc địa bàn dự thi tại các cụm thi nhưng đăng ký dự thi vào các trường ĐH khối quốc phòng và công an hoặc các trường và các ngành năng khiếu vẫn phải đến trường ĐH, CĐ để dự thi (không dự thi ở cụm). Cụ thể là các trường/ngành đào tạo thể dục thể thao, nghệ thuật, mỹ thuật, nhạc, họa, sân khấu điện ảnh, kiến trúc, mỹ thuật công nghiệp, văn hóa quần chúng và các ngành năng khiếu của các trường sư phạm.
Bộ GD-ĐT cho phép thí sinh có hộ khẩu thường trú tại tỉnh (TP) được chỉ định dự thi tại cụm thi TP Vinh, Quy Nhơn hoặc Cần Thơ nhưng tốt nghiệp THPT tại các tỉnh (TP) khác, thí sinh tự do không bắt buộc phải dự thi tại cụm thi được chỉ định theo hộ khẩu thường trú.
Do vậy, nếu em ở ngoài Bắc muốn thi trường trong TP.HCM (trường đó có tổ chức thi) chỉ còn cách em phải vào đó dự thi. Còn không em chọn trường không tổ chức thi trong Nam rồi đăng ký thi "nhờ" một trường ĐH phía Bắc cùng khối thi, trong vùng tuyển để lấy kết quả xét tuyển.

Đỗ Thanh Duy (Chuyên viên Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT)
 

otohui

Tài xế O-H
Những ngành cho học sinh trung bình

Có những ngành học ở nhiều trường ĐH điểm chuẩn chỉ bằng hoặc hơn điểm sàn 1-2 điểm. Nếu học lực ở mức trung bình và biết chọn lựa ngành phù hợp, thí sinh sẽ có nhiều cơ hội trúng tuyển

Theo ông Nguyễn Văn Thư, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM, hiện có một số ngành nếu biết lựa chọn thí sinh học lực trung bình có nhiều cơ hội trúng tuyển.

Công nghệ thông tin: Nhiều cơ hội


Được coi là ngành hút nhân lực, công nghệ thông tin những năm gần đây được nhiều trường mở ngành đào tạo. Do có nhiều trường đào tạo nên phổ điểm chuẩn cũng rộng.


Tại Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, ngành công nghệ thông tin điểm chuẩn tương đối dễ chịu, năm 2008: 15; năm 2009: 14 và phải xét tuyển nguyện vọng (NV) 2.

Điểm chuẩn ngành tin học tại Trường ĐH Mở TPHCM năm 2008: 13; năm 2009: 14. Ngành cử nhân công nghệ thông tin tại Trường ĐH Sư phạm (SP) TPHCM, tỉ lệ “chọi” chỉ ở mức 0,61; điểm chuẩn năm 2009 là 15,5, trường phải tuyển NV2 mới đủ chỉ tiêu.


Ngành công nghệ thông tin tại các ĐH vùng, cơ hội lại càng rộng mở khi điểm chuẩn chỉ bằng điểm sàn. Tại Trường ĐH SP - ĐH Đà Nẵng, 2 năm gần đây, 2 ngành cử nhân công nghệ thông tin và SP tin điểm chuẩn là 13.


Điểm trúng tuyển vào 2 ngành SP tin và tin học Trường ĐH Quy Nhơn cũng chỉ 13. Ngành SP tin học tại Trường ĐH An Giang, Trường ĐH SP Huế điểm trúng tuyển 2 năm nay cũng bằng điểm sàn.

Ngành công nghệ thông tin rất rộng với nhiều chuyên ngành. Ví dụ, lĩnh vực phần mềm sau này sẽ làm công tác thiết kế, lập trình phần mềm, ứng dụng phần mềm vào các đơn vị sản xuất kinh doanh.

Học ngành mạng máy tính có thể làm công tác quản trị mạng; học ngành hệ thống thông tin có thể làm công tác xử lý số liệu, thống kê, học SP tin học có thể giảng dạy...


Sư phạm kỹ thuật rộng cửa


Tại Trường ĐH SP Kỹ thuật TPHCM, các ngành SP kỹ thuật điện – điện tử, SP kỹ thuật điện công nghiệp, SP kỹ thuật cơ khí chế tạo máy, SP kỹ thuật công nghiệp, SP kỹ thuật cơ điện tử, SP kỹ thuật cơ khí động lực điểm chuẩn năm vừa qua đều chỉ ở mức 14.

Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, trưởng phòng đào tạo của trường, đây là những ngành nằm trong chương trình đào tạo mới, tuyển sinh năm 2009 nên nhiều thí sinh chưa biết, tuy nhiên đây là những ngành học có nhiều thuận lợi. Khi ra trường, sinh viên các ngành SP kỹ thuật vừa được cấp bằng kỹ sư công nghệ, vừa được cấp chứng chỉ SP bậc 2, do vậy cơ hội việc làm rất rộng mở. Bên cạnh đó, nếu đậu, sinh viên hoàn toàn không phải đóng học phí.


Tại Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM, hiện có một số ngành nếu biết lựa chọn thí sinh học lực trung bình có nhiều cơ hội trúng tuyển. Ví dụ ngành xếp dỡ cảng hoặc máy xây dựng là những ngành rất hay, quản lý các thiết bị nâng hạ kho bãi, nâng hạ hàng hóa hoặc quản lý các thiết bị ở các tổng công ty, tập đoàn...

Theo ông Nguyễn Văn Thư, hai ngành này hiện cơ hội việc làm rất cao nhưng những năm vừa qua ít thí sinh dự thi nên điểm chuẩn chỉ bằng điểm sàn. Ngoài ra, nếu đủ sức khỏe, thí sinh cũng có thể đăng ký dự thi vào ngành điểu khiển tàu biển, kinh tế máy tàu thủy, điểm chuẩn cũng chỉ 13 điểm.


Vẫn có ngành kinh tế vừa sức


Những năm gầy đây, các ngành kinh tế thường có sự cạnh tranh cao. Tuy nhiên, tại một số trường, điểm chuẩn ngành học này tương đối thuận lợi cho thí sinh có học lực trung bình. Ba năm liên tiếp gần đây, các ngành kinh tế nông lâm, kinh tế tài nguyên môi trường, kinh doanh nông nghiệp của Trường ĐH Nông Lâm TPHCM điểm chuẩn chỉ 14 điểm.

Với khả năng đạt 15 điểm, thí sinh có thể chọn các ngành kinh tế của Trường ĐH Tài chính – Marketing như kinh doanh quốc tế, kinh doanh bất động sản, thẩm định giá... điểm chuẩn năm 2008: 14,5; 2009: 15. Tại Trường ĐH Cần Thơ, các ngành kinh tế nông nghiệp, kinh tế tài nguyên môi trường, kinh tế thủy sản cũng rộng cửa với thí sinh khi điểm chuẩn các năm gần đây chỉ 13 – 13,5 điểm.

Tại Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế, điểm chuẩn vào các ngành kinh tế tương đối vừa sức. Cụ thể ngành kinh tế (khối A, D): 14; quản trị kinh doanh (A, D1, 2, 3, 4): 15,5; kinh tế chính trị (A, D): 13; hệ thống thông tin kinh tế (A, D): 13.


Thạc sĩ Lâm Tường Thoại, Trưởng Phòng Đào tạo Khoa Kinh tế - Luật ĐH Quốc gia TPHCM, lưu ý thí sinh nên cân nhắc khi chọn ngành kinh tế. Thí sinh nếu muốn học ngành kinh tế thì cần phải có các tố chất như chí hướng làm giàu, xông xáo, chịu thử thách, chấp nhận rủi ro.

Bên cạnh đó, phải có khả năng giao tiếp, tự tin tạo dựng quan hệ... Thạc sĩ Lâm Tường Thoại khuyên: “Những thí sinh học lực trung bình, nếu yêu thích ngành kinh tế có thể chọn học ngành này ở các trường dân lập hoặc có thể chọn con đường thi CĐ rồi liên thông lên ĐH thì cơ hội sẽ rộng mở hơn”.


19/03/2010 – nld.com.vn
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên