Sự ảnh hưởng của chiều dài và tiết diện của đường ống nạp khí với công suất và đặc tính động cơ xăng

Cai banh xe
Bình luận: 27Lượt xem: 9,284

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Thưa các bác, phần này nó thuần túy lý thuyết, mong các bác giải đáp một cách rõ ràng giúp. Tôi đang trong quá trình học tập ạ
1/ Đường ống nạp dài ảnh hưởng thế nào: tích cực, tiêu cực đến công suất, lực kéo (đặc tính), hiệu suất (tính kinh tế nhiên liệu)
2/ Đường ống nạp ngắn ảnh hưởng thế nào: tích cực, tiêu cực đến công suất, lực kéo (đặc tính), hiệu suất (tính kinh tế nhiên liệu)
3/ Đường ống nạp to ảnh hưởng thế nào: tích cực, tiêu cực đến công suất, lực kéo (đặc tính), hiệu suất (tính kinh tế nhiên liệu)
4/ Đường ống nạp nhỏ ảnh hưởng thế nào: tích cực, tiêu cực đến công suất, lực kéo (đặc tính), hiệu suất (tính kinh tế nhiên liệu)
5/ Chiều dài được tính toán như thế nào để tăng hiệu quả nạp?
Cảm ơn các bác!
 

Bao0792

Tài xế O-H
em lại nghĩ nó khác nhau vài chỗ.
- Bộ chế hoà khí sử dụng theo nguyên lí bernulli dòng khí qua khe hẹp làm tăng vận tốc dòng khí tạo độ chân không hút nhiên liệu ra. Vì vậy tiết diện đường ống nạp được tính toán rất kỹ để có thể hút ra 1 lượng nhiên liệu cần để cung cấp cho động cơ. ( bài toán này được nêu ra trong môn "Cơ học lưu chất và ứng dụng" em học dốt nên quên cả rồi). Nên em nghỉ hai cái này nó khác nhau, mong dc bác chia sẻ
 

TranDzung

Tài xế O-H
Thưa các bác, phần này nó thuần túy lý thuyết, mong các bác giải đáp một cách rõ ràng giúp. Tôi đang trong quá trình học tập ạ
1/ Đường ống nạp dài ảnh hưởng thế nào: tích cực, tiêu cực đến công suất, lực kéo (đặc tính), hiệu suất (tính kinh tế nhiên liệu)
2/ Đường ống nạp ngắn ảnh hưởng thế nào: tích cực, tiêu cực đến công suất, lực kéo (đặc tính), hiệu suất (tính kinh tế nhiên liệu)
3/ Đường ống nạp to ảnh hưởng thế nào: tích cực, tiêu cực đến công suất, lực kéo (đặc tính), hiệu suất (tính kinh tế nhiên liệu)
4/ Đường ống nạp nhỏ ảnh hưởng thế nào: tích cực, tiêu cực đến công suất, lực kéo (đặc tính), hiệu suất (tính kinh tế nhiên liệu)
5/ Chiều dài được tính toán như thế nào để tăng hiệu quả nạp?
Cảm ơn các bác!
to hay nhỏ đều là định nghĩa là 1 kích thước , cũng như dài ngắn 4 câu hỏi của bác, có nên là 2 câu ko ạ?
những yếu tố bác nói ở trên, em nghĩ được nhà sản xuất tính toán dựa trên những thuật toán mô phỏng trong nhà thí nghiệm.
trong quá trình sản xuất đã được tính toán và thử nghiệm sao cho động cơ đạt được công suất tối đa, tính kinh tế nhiên liệu là tốt nhất
 

luongxuandoan2810

Tài xế O-H
Thưa các bác, phần này nó thuần túy lý thuyết, mong các bác giải đáp một cách rõ ràng giúp. Tôi đang trong quá trình học tập ạ
1/ Đường ống nạp dài ảnh hưởng thế nào: tích cực, tiêu cực đến công suất, lực kéo (đặc tính), hiệu suất (tính kinh tế nhiên liệu)
2/ Đường ống nạp ngắn ảnh hưởng thế nào: tích cực, tiêu cực đến công suất, lực kéo (đặc tính), hiệu suất (tính kinh tế nhiên liệu)
3/ Đường ống nạp to ảnh hưởng thế nào: tích cực, tiêu cực đến công suất, lực kéo (đặc tính), hiệu suất (tính kinh tế nhiên liệu)
4/ Đường ống nạp nhỏ ảnh hưởng thế nào: tích cực, tiêu cực đến công suất, lực kéo (đặc tính), hiệu suất (tính kinh tế nhiên liệu)
5/ Chiều dài được tính toán như thế nào để tăng hiệu quả nạp?
Cảm ơn các bác!
Bác hỏi kĩ kinh khủng như này thì khó mà trả lời cho chu toàn được. Tuy nhiên em cũng xin góp ý với bác những gì em biết thôi ạ.
Chiều dài đường ống nạp ảnh hưởng trực tiếp đến lượng không khí nạp vào động cơ xăng. Nạp được càng nhiều không khí thì sẽ tăng công suất động cơ thôi(Cái này em có giải thích bên cái chỉ đề VVT của bác)
Có 2 chế độ làm việc của hệ thống thay đổi chiều dài đường ống nạp ACIS:
- Khi tốc độ động cơ nhỏ đồng nghĩa với việc áp suất chân không họng hút yếu thì nếu đường ống nạp dài gây tổn hao lớn và nạp được ít không khí. Do đó thì ACIS điều khiển để thu ngắn chiều dài đường ống nạp.
- Khi tốc độ tải cao thì áp chân không lớn thì lực hút lớn ACIS điều khiển tăng chiều dài đường ống nạp(lúc này đường ống nạp thiết kế theo kiểu xoáy chôn ốc) thì lượng không khí nạp tận dụng quán tính do đó tăng được tốc độ dĩ nhiên nạp được nhiều hơn. Do đó tăng công suất.
Hỏi chia li từng tí 1 như của bác thì phải hỏi nhà thiết kế bác CaiBanhXe ạ. To nhỏ dài ngắn còn tùy vào cách tính toán của họ. Mình người ngoài chỉ hiểu được nguyên lí thôi nha!
 

luongxuandoan2810

Tài xế O-H
Có ý hình ảnh mong các bác tham khảo nha!

2.jpg


4.jpg


1.jpg


3.jpg


5.jpg
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Bác hỏi kĩ kinh khủng như này thì khó mà trả lời cho chu toàn được. Tuy nhiên em cũng xin góp ý với bác những gì em biết thôi ạ.
Chiều dài đường ống nạp ảnh hưởng trực tiếp đến lượng không khí nạp vào động cơ xăng. Nạp được càng nhiều không khí thì sẽ tăng công suất động cơ thôi(Cái này em có giải thích bên cái chỉ đề VVT của bác)
Có 2 chế độ làm việc của hệ thống thay đổi chiều dài đường ống nạp ACIS:
- Khi tốc độ động cơ nhỏ đồng nghĩa với việc áp suất chân không họng hút yếu thì nếu đường ống nạp dài gây tổn hao lớn và nạp được ít không khí. Do đó thì ACIS điều khiển để thu ngắn chiều dài đường ống nạp.
- Khi tốc độ tải cao thì áp chân không lớn thì lực hút lớn ACIS điều khiển tăng chiều dài đường ống nạp(lúc này đường ống nạp thiết kế theo kiểu xoáy chôn ốc) thì lượng không khí nạp tận dụng quán tính do đó tăng được tốc độ dĩ nhiên nạp được nhiều hơn. Do đó tăng công suất.
Hỏi chia li từng tí 1 như của bác thì phải hỏi nhà thiết kế bác CaiBanhXe ạ. To nhỏ dài ngắn còn tùy vào cách tính toán của họ. Mình người ngoài chỉ hiểu được nguyên lí thôi nha!
Nếu hỏi được nhà thiết kế thì giỏi quá, vì tôi không biết tiếng Anh. Chắc chắn các kỹ sư thiết kế cũng được học những môn học như ở các trường đại học như mình thôi. Vì tôi không được học món này, nên đăng đàn để hỏi, vì tôi biết trên này có rất nhiều kỹ sư về ô tô. Vấn đề này thuần túy là lý thuyết, nên ai đã học rồi thì kiểu gì cũng biết. Hoặc các bác có ai biết có trong tài liệu môn học nào, xin chỉ để tôi tìm sách đọc ạ
 

tempra

Tài xế O-H
Nếu hỏi được nhà thiết kế thì giỏi quá, vì tôi không biết tiếng Anh. Chắc chắn các kỹ sư thiết kế cũng được học những môn học như ở các trường đại học như mình thôi. Vì tôi không được học món này, nên đăng đàn để hỏi, vì tôi biết trên này có rất nhiều kỹ sư về ô tô. Vấn đề này thuần túy là lý thuyết, nên ai đã học rồi thì kiểu gì cũng biết. Hoặc các bác có ai biết có trong tài liệu môn học nào, xin chỉ để tôi tìm sách đọc ạ
Bác định độ chế ,hoán cải hệ thống nhiên liệu thì mới cần cái này?nếu không phải thì kệ nhà chế tạo bác ạ !
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Bác định độ chế ,hoán cải hệ thống nhiên liệu thì mới cần cái này?nếu không phải thì kệ nhà chế tạo bác ạ !
Dạ đúng, tôi đang cố gắng học tập, lúc nào có điều kiện thì mới tính để làm. Mong các bác giúp đỡ, rải cho ít chữ ạ
 

hoacomay

Tài xế O-H
- Khi tốc độ động cơ nhỏ đồng nghĩa với việc áp suất chân không họng hút yếu thì nếu đường ống nạp dài gây tổn hao lớn và nạp được ít không khí. Do đó thì ACIS điều khiển để thu ngắn chiều dài đường ống nạp.
- Khi tốc độ tải cao thì áp chân không lớn thì lực hút lớn ACIS điều khiển tăng chiều dài đường ống nạp(lúc này đường ống nạp thiết kế theo kiểu xoáy chôn ốc) thì lượng không khí nạp tận dụng quán tính do đó tăng được tốc độ dĩ nhiên nạp được nhiều hơn. Do đó tăng công suất.
Hình như bác đã nhầm rồi, Khi tốc độ động cơ thấp, để tối ưu nạp, hệ thống sẽ dẫn dòng khí đi theo đường xoắn dại hơn nhằm tận dụng quán tính, giúp nạp thêm ( việc này giống như tao hít sâu khi chạy chậm hay khi nâng vật nặng ứng vs chế độ tải lớn và tốc độ thấp ).
Còn khi tốc độ cao, dòng khí nạp sẽ đi đường ngắn hơn nhằm đáp ứng lượng khí cần thiết và giảm cản do tiết lưu khi tốc độ dòng khí cao . ( giống như tao thở gấp khi chạy nhanh ).
Còn việc tính toán đường ống nạp thải rất khó, thường sẽ sử dụng kinh nghiệm và thực nghiệm để thiết kế.
Bộ chế hoà khí sử dụng theo nguyên lí bernulli dòng khí qua khe hẹp làm tăng vận tốc dòng khí tạo độ chân không hút nhiên liệu ra. Vì vậy tiết diện đường ống nạp được tính toán rất kỹ để có thể hút ra 1 lượng nhiên liệu cần để cung cấp cho động cơ. ( bài toán này được nêu ra trong môn "Cơ học lưu chất và ứng dụng" em học dốt nên quên cả rồi). Nên em nghỉ hai cái này nó khác nhau, mong dc bác chia sẻ
Em thì nghĩ đường ống chỗ họng hút được thiết kế cố định, còn việc điều tiết lượng nhiên liệu là do tiết diện zig_lơ khi ta kéo ga, tức là người ta chỉ tính toán tiết diện zig_lơ thôi.
 

K.b

Tài xế O-H
Trước đây, e cùng nhóm của mình có nghiên cứu và thiết kế động cơ tĩnh tại nên có tìm hiểu sơ bộ về phần thiết kế đường ống nạp. Chia sẽ với mọi số ngu kiến của e như sau :)
1) Hệ thống đường nạp ảnh hưởng đến đặc tính của động cơ ( công suất, moment, suất tiêu hao nhiên liệu) thông qua thông số hệ số nạp(nv), mức độ phun tơi ,bay hơi của nhiên liệu và sự phân bố hòa khí vào các xy lanh.Trong số các thông số này chỉ có thông số hệ số nạp xác định được bằng phương pháp giải tích nên thông thường khi thiết kế người ta sẽ chú ý đến thông số này :). Còn công thức của nó ra sao thì mọi người tra sách giùm vì e không biết gõ công thức trên diễn đàn :p
2) Em xin trả lời câu của chủ topic như sau:
Kích thước đường ống nạp ảnh hưởng thế nào đến đặc tính động cơ?
Câu này khó trả lời, như theo tầm hiểu biết hạn hẹp của em thì nó sẽ như sau
- Ống nạp dài : Lợi ích làm tăng quán tính của dòng khí ở cuối kì nạp=> làm tăng thêm lượng không khí nạp vào ở thời điểm đóng trễ của xupap => hệ số nạp tăng. Tiêu cực: ống nạp dài sẽ làm càng làm cho khí nạp bị mất áp càng lớn=> hệ số giảm.
-Ống nạp ngắn: Ưu nhược điểm ngược vs thằng trên.
-Ống nạp to: Ưu điểm lực cản ít + tiết diện lớn=> vận tốc nhỏ => hệ số nạp tăng. Nhược điểm vận tốc nhỏ thì các hạt nhiên liệu dễ ngưng đọng trên thành ống và làm giảm tốc độ bay hơi khiến thành phần hòa khí ở các xy lanh không giống nhau => suất tiêu hao nhiên liệu tăng, đặc biệt ở tải nhỏ.
-Ống nạp nhỏ: Ngược vs thằng trên

Và như trên đã trả lời thì dài, ngắn to nhỏ đều có ảnh hưởng 2 mặt đến động cơ tùy theo từng chế độ tải trọng. Đối với động cơ cổ điển thì người ta sẽ cân bằng giữa các yếu tố này ( tương tự cho góc đánh lửa , góc phân phối khí ,....).Động cơ hiện đại thì người ta sẽ thiết kế thay đối kích thước đường ống nạp theo từng chế độ tải giống bác trên có nói . Ngoài ra có thể hỏi thêm bác google để tìm hiểu thêm. Hehe

3) Còn phương pháp thiết kế thì tính toán các thông số cơ bản dựa trên bố trí chung và lưu lượng cần cấp cho động cơ. Sau đó thiết kế trên mô hình 3D , rồi đưa vào phần mềm mô phỏng Ansys (hoặc phần mềm khác :p) để ra được các giá trị vận tốc cục bộ, hệ số xoáy lốc. Xong r tiến hành điều chỉnh thiết kế, Cuối cùng là chế thữ và chạy thữ nghiệm xong lại chỉnh sữa
:) . E chỉ có thể trả lời chung chung vậy thôi.

4) Tài liệu thì e đọc trong Nguyên lý động cơ đốt trong- Nguyễn Tất Tiến và design of automotive engines kolchin-demidov.

Vài dòng chia sẻ :)
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Trước đây, e cùng nhóm của mình có nghiên cứu và thiết kế động cơ tĩnh tại nên có tìm hiểu sơ bộ về phần thiết kế đường ống nạp. Chia sẽ với mọi số ngu kiến của e như sau :)
1) Hệ thống đường nạp ảnh hưởng đến đặc tính của động cơ ( công suất, moment, suất tiêu hao nhiên liệu) thông qua thông số hệ số nạp(nv), mức độ phun tơi ,bay hơi của nhiên liệu và sự phân bố hòa khí vào các xy lanh.Trong số các thông số này chỉ có thông số hệ số nạp xác định được bằng phương pháp giải tích nên thông thường khi thiết kế người ta sẽ chú ý đến thông số này :). Còn công thức của nó ra sao thì mọi người tra sách giùm vì e không biết gõ công thức trên diễn đàn :p
2) Em xin trả lời câu của chủ topic như sau:
Kích thước đường ống nạp ảnh hưởng thế nào đến đặc tính động cơ?
Câu này khó trả lời, như theo tầm hiểu biết hạn hẹp của em thì nó sẽ như sau
- Ống nạp dài : Lợi ích làm tăng quán tính của dòng khí ở cuối kì nạp=> làm tăng thêm lượng không khí nạp vào ở thời điểm đóng trễ của xupap => hệ số nạp tăng. Tiêu cực: ống nạp dài sẽ làm càng làm cho khí nạp bị mất áp càng lớn=> hệ số giảm.
-Ống nạp ngắn: Ưu nhược điểm ngược vs thằng trên.
-Ống nạp to: Ưu điểm lực cản ít + tiết diện lớn=> vận tốc nhỏ => hệ số nạp tăng. Nhược điểm vận tốc nhỏ thì các hạt nhiên liệu dễ ngưng đọng trên thành ống và làm giảm tốc độ bay hơi khiến thành phần hòa khí ở các xy lanh không giống nhau => suất tiêu hao nhiên liệu tăng, đặc biệt ở tải nhỏ.
-Ống nạp nhỏ: Ngược vs thằng trên

Và như trên đã trả lời thì dài, ngắn to nhỏ đều có ảnh hưởng 2 mặt đến động cơ tùy theo từng chế độ tải trọng. Đối với động cơ cổ điển thì người ta sẽ cân bằng giữa các yếu tố này ( tương tự cho góc đánh lửa , góc phân phối khí ,....).Động cơ hiện đại thì người ta sẽ thiết kế thay đối kích thước đường ống nạp theo từng chế độ tải giống bác trên có nói . Ngoài ra có thể hỏi thêm bác google để tìm hiểu thêm. Hehe

3) Còn phương pháp thiết kế thì tính toán các thông số cơ bản dựa trên bố trí chung và lưu lượng cần cấp cho động cơ. Sau đó thiết kế trên mô hình 3D , rồi đưa vào phần mềm mô phỏng Ansys (hoặc phần mềm khác :p) để ra được các giá trị vận tốc cục bộ, hệ số xoáy lốc. Xong r tiến hành điều chỉnh thiết kế, Cuối cùng là chế thữ và chạy thữ nghiệm xong lại chỉnh sữa
:) . E chỉ có thể trả lời chung chung vậy thôi.

4) Tài liệu thì e đọc trong Nguyên lý động cơ đốt trong- Nguyễn Tất Tiến và design of automotive engines kolchin-demidov.

Vài dòng chia sẻ :)
Cảm ơn bác nhiều. Tôi sẽ đi tìm cuốn sách này để đọc. Chắc cũng còn nhiều điều khó khăn trong khi đọc, mong bác trợ giúp
Xem ra con đường nghiên cứu từ thực nghiệm quả là gian nan
 

luongxuandoan2810

Tài xế O-H
Hình như bác đã nhầm rồi, Khi tốc độ động cơ thấp, để tối ưu nạp, hệ thống sẽ dẫn dòng khí đi theo đường xoắn dại hơn nhằm tận dụng quán tính, giúp nạp thêm ( việc này giống như tao hít sâu khi chạy chậm hay khi nâng vật nặng ứng vs chế độ tải lớn và tốc độ thấp ).
Còn khi tốc độ cao, dòng khí nạp sẽ đi đường ngắn hơn nhằm đáp ứng lượng khí cần thiết và giảm cản do tiết lưu khi tốc độ dòng khí cao . ( giống như tao thở gấp khi chạy nhanh ).
Còn việc tính toán đường ống nạp thải rất khó, thường sẽ sử dụng kinh nghiệm và thực nghiệm để thiết kế.

Em thì nghĩ đường ống chỗ họng hút được thiết kế cố định, còn việc điều tiết lượng nhiên liệu là do tiết diện zig_lơ khi ta kéo ga, tức là người ta chỉ tính toán tiết diện zig_lơ thôi.
Vâng. Đúng là em nhầm giữa 2 cái. Ngược lại mới đúng
 

huynguyenmbv

Tài xế O-H
Bác hỏi kĩ kinh khủng như này thì khó mà trả lời cho chu toàn được. Tuy nhiên em cũng xin góp ý với bác những gì em biết thôi ạ.
Chiều dài đường ống nạp ảnh hưởng trực tiếp đến lượng không khí nạp vào động cơ xăng. Nạp được càng nhiều không khí thì sẽ tăng công suất động cơ thôi(Cái này em có giải thích bên cái chỉ đề VVT của bác)
Có 2 chế độ làm việc của hệ thống thay đổi chiều dài đường ống nạp ACIS:
- Khi tốc độ động cơ nhỏ đồng nghĩa với việc áp suất chân không họng hút yếu thì nếu đường ống nạp dài gây tổn hao lớn và nạp được ít không khí. Do đó thì ACIS điều khiển để thu ngắn chiều dài đường ống nạp.
- Khi tốc độ tải cao thì áp chân không lớn thì lực hút lớn ACIS điều khiển tăng chiều dài đường ống nạp(lúc này đường ống nạp thiết kế theo kiểu xoáy chôn ốc) thì lượng không khí nạp tận dụng quán tính do đó tăng được tốc độ dĩ nhiên nạp được nhiều hơn. Do đó tăng công suất.
Hỏi chia li từng tí 1 như của bác thì phải hỏi nhà thiết kế bác CaiBanhXe ạ. To nhỏ dài ngắn còn tùy vào cách tính toán của họ. Mình người ngoài chỉ hiểu được nguyên lí thôi nha!
Xe cụ chạy bằng niềm tin ah. Thế sao không chơi cái máy nén hút vào cho bốc nhể, theo cụ là tăng công suất ấy nhỉ. Tôi phải nói vậy, vì trong 1 buổi bảo vệ tốt nghiệp, ông ks tương lai nói: tăng áp là tăng công suất, theo các anh thế có đúng không?
 

tempra

Tài xế O-H
Dạ đúng, tôi đang cố gắng học tập, lúc nào có điều kiện thì mới tính để làm. Mong các bác giúp đỡ, rải cho ít chữ ạ
CÁI j cũng có tính 2 mặt thôi bác ạ,muốn cải thiện ở mọi chế độ thì nhà chế tạo đã nghiên cứu tìm cách tự động biến thiên tùy theo tốc độ,công suất...nhưng rồi kéo theo là giá thành và khả năng xảy ra sự trục trặc trong quá trình vận hành sẽ cao hơn
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
CÁI j cũng có tính 2 mặt thôi bác ạ,muốn cải thiện ở mọi chế độ thì nhà chế tạo đã nghiên cứu tìm cách tự động biến thiên tùy theo tốc độ,công suất...nhưng rồi kéo theo là giá thành và khả năng xảy ra sự trục trặc trong quá trình vận hành sẽ cao hơn
Vâng, đúng, bác ạ. Vấn đề là mình nắm được kiến thức, mình sẽ có lựa chọn và chấp nhận phương án nào đó để phù hợp nhu cầu riêng.
Mong các bác cứ chém tiếp ạ
 

K.b

Tài xế O-H
Thật ra có những cái
Vâng, đúng, bác ạ. Vấn đề là mình nắm được kiến thức, mình sẽ có lựa chọn và chấp nhận phương án nào đó để phù hợp nhu cầu riêng.
Mong các bác cứ chém tiếp ạ
Bác nói chính xác quá. Hãng chỉ là cân bằng giữa các yếu tố. Còn tùy theo nhu cầu riêng mỗi người mỗi khác :) Tự mình thiết kế theo ý mình mới là hay nhất, bởi vì chỉ có mình mới hiểu được mình thích cái gì nhất :) ( đương nhiên phải hiểu rõ vấn đề r mới tự thiết kế được). Có lẽ vì vậy nên e cũng rất thích thiết kế :v
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Thật ra có những cái

Bác nói chính xác quá. Hãng chỉ là cân bằng giữa các yếu tố. Còn tùy theo nhu cầu riêng mỗi người mỗi khác :) Tự mình thiết kế theo ý mình mới là hay nhất, bởi vì chỉ có mình mới hiểu được mình thích cái gì nhất :) ( đương nhiên phải hiểu rõ vấn đề r mới tự thiết kế được). Có lẽ vì vậy nên e cũng rất thích thiết kế :v
Nhờ bác, tôi đã lục được quyển sách ấy, và đang đọc nó. Trong sách nói rất nhiều về vụ này, tuy nhiên, không thấy nói là chiều dài đường ống nạp được tính từ đâu đến đâu. Bác đã trải qua rồi, chỉ giúp tôi nhé
 

K.b

Tài xế O-H
Theo cá nhân em, nếu hiểu đúng nghĩa " đường ống nạp" thì tính từ sau lọc gió đến trước xupap nạp :) Và thường được cắt thành 2 khúc.Khúc 1 ;sau lọc gió - trước khi vào nắp quy lát ( bao gồm cả cổ nạp) và khúc 2 là bên trong nắp quy lát - trước xupap nạp. Mỗi khúc thường được thiết kế có nhiệm vụ riêng :)
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên