Những điều cần biết khi lái ô tô ở khu vực ngập nước

U
Bình luận: 5Lượt xem: 1,647

UyenPham1

Tài xế O-H
Điều quan trọng khi chọn mua xe oto bon banh là tìm hiểu về hãng, về loại xe, về động cơ, về giá, sau đó lái thử xe và học các cách xử lý khi gặp sự cố trên đường. Dưới đây là những điều cần biết khi xe đi vào vùng ngập nước.



1. Những thứ cần chuẩn bị

- Bảo hiểm thân xe (1,7% giá trị xe)

- Bảo hiểm thiên tai (30% giá trị bảo hiểm thân xe)

2. Những điều cần lưu ý khi đi qua khu vực ngập nước

- Chắc chắn rằng độ sâu ngập nước không vượt qua tâm bánh xe của bạn (trục bánh xe).
Không được xác định mực nước an toàn cho xe của bạn để đi vào đường ngập nước dựa vào các xe đang chạy phía trước hoặc ở hướng ngược chiều vì các xe này có thể có độ cao mực nước an toàn khác với xe của bạn. Thông thường, các xe sử dụng bộ chế hoà khí có độ cao lỗ hút khí nạp thường cao hơn loại phun xăng điện tử nên có thể đi vào đường ngập nước sâu hơn.

- Tắt tất cả các phụ tải không cần thiết như: hệ thống điều hòa, hệ thống giải trí trên xe… để giảm tải cho cho động cơ.

- Chắc rằng đối với hộp số tự động bạn đã biết cách chuyển sang chế độ số tay

- Nhận biết các vị trí: lọc gió và các đường ống dẫn, que thăm dầu động cơ, que thăm dầu hộp số tự động, bình ắc quy…

- Trang bị cờ-lê 8 và 10 sẵn trên xe dùng để tháo cọc âm ắc quy khi cần thiết.

3. Điều khiển xe trong vùng ngập nước

- Đi số thấp (số 1 hoặc 2) phù hợp với điều kiện vận hành. Ví dụ: với đường ngập ở mức thấp và xe đã đủ quán tính có thể đi số 2 / với đường ngập sâu nhưng không vượt qua tâm bánh xe, nên đi ở số 1 vì lúc này xe cần công suất để vượt qua. Áp dụng đi số thấp cho cả xe số sàn và số tự động (số tự động đi số ở chế độ số tay).

- Đạp đều ga, tốc độ thấp nhằm mục đích tránh hiện tượng tạo sóng đưa mực nước ngập lên mức cao hơn.

- Khi đi qua khỏi vùng ngập nước, đối với các xe sử dụng phanh tang trống (như: Laser 1.6L, Ranger, Everest, Transit từ 2007 trở về trước) bạn nên rà phanh vài lần cho nước ép ra khỏi má phanh. Khi đỗ xe lâu (qua đêm), nên dùng miếng chèn để chèn bánh xe, không nên kéo phanh tay trong trường hợp này vì có thể dẫn đến bó phanh. Với xe sử dụng loại phanh tang trống, người lái cần phải mang xe đi bảo dưỡng phanh sau khi vận hành qua vùng ngập nước.

Đây là điều cơ bản nhất thiết phải ghi nhớ khi vận hành xe mà chủ xe cần tìm hiểu sau khi chọn mua, lái thử xe và ký hợp đồng mua bán. Có những chuẩn bị cẩn thận sẽ giúp xe hoạt động hiệu quả và đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Tại sao khi đi xe dùng hộp số tự động qua chỗ ngập nước lại phải chuyển về chế độ "số tay"? Mong bác giải thích vì tôi thấy không cần thiết, và thiếu cơ sở
 

thanhco1983

Tài xế O-H
- Đa phần những kinh nghiệm bạn đưa ra là chính xác. Mình muốn bổ sung và chỉnh sửa một số điều theo như mình biết.
1) Phí 1.7 là quá cao. Thông thường phí bảo hiểm trong nước chỉ khoảng 1.5 (Đã bao gồm cả VAT, và 03 điều khoản bổ sung: Lựa chọn cơ sở sửa chữa, Thủy Kích, Đổi cũ/mới).
- Bảo hiểm thiên tai (30% giá trị xe) cũng quá cao.
2) Không nên vượt nước quá tâm bánh xe (Mục đích là giảm thiểu vấn đề về chập cháy, ăn mòn hệ thống điện ở sàn xe mà thôi)
3) Cái nghiêm trọng khi đi xe qua vùng ngập nước là thủy kích. Mà đã là thủy kích thì cụ cứ an tâm nhiều khi đi qua đường ngập nước 10cm nhiều khi vẫn dính. Không phải do mình mà do xe đi ngược chiều.
4) Còn vấn đề phải chuyển sang số tay khi đi qua vùng ngập nước thì quả thật mình cũng chưa hình dung ra
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
số tay là số gì nhỉ e thấy số tự động có sô tay à các bác
Nói về việc điều khiển hộp số của ô tô, đến bây giờ, mới chỉ có 2 loại chính thôi, loại thứ 3 (bán tự động)chỉ gặp trên xe đua: Số tay (manual tranmission) là loại hộp số mà việc chuyển số (thay đổi tỷ số truyền) được thực hiện bằng tay; số tự động ( automatic tranmission) là hộp số mà việc chuyển số (thay đổi tỷ số truyền) được thực hiện tự động từ bộ điều khiển
Còn cách gọi là "số sàn" là cách gọi không đúng, nhưng theo thói quen nên sai cứ sai. Thực ra, ngày trước, khái niệm số sàn là chỉ loại xe có cần số ở sàn xe (kể cả số tay lẫn tự động) để phân biệt với số cột chỉ loại xe có cần số trên cột lái (kể cả số tự động lẫn số tay) và số bấm (số nút) là loại chuyển bằng nút bấm. Nhà mình hay nói theo sau nên ông trước sai thì ông sau sai theo, về sau nhiều ông sai quá thành giống nhau tưởng đúng
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên