kiến thức cơ bản về hộp số tự động

C
Bình luận: 16Lượt xem: 7,524

tuvanoto

Tài xế O-H
kiến thức cơ bản về hộp số tự động trên ô tô

Hộp số tự động ra đời năm 1940 tại Mỹ. Ban đầu các kỹ sư sử dụng khớp nối thủy lực đơn thuần. Đến năm 1948, biến tốc thủy lực được đưa vào sử dụng cho hộ số tự động. Đến nay hầu hết các loại xe hiện đại đều được sử dụng hộp số tự động, mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về mức tiêu hao nhiên liệu so với số sàn. So sánh với số sàn thì thấy số tự động có những ưu điểm như tự động đổi số, mô-men được truyền liên tục, động lực không bị ngắt quãng. Thích nghi với mọi loại đường, điều khiển dễ dàng, an toàn thoải mái cho người sử dụng; tải trọng động nhỏ, tuổi thọ chi tiết cao. Nhược điểm là kết cấu phức tạp, giá thành cao, và khó sửa chữa.
Hình 1: Cấu tạo hộp số tự động AT hai cấp.
1. Biến tốc thủy lực; 2- Trục I; 3- Bơm dầu; 4- Li hợp nối thẳng; 5-Cơ cấu bánh răng hành tinh; 6- Trục II; 7- Cảm biến tốc độ; 8- Bộ phanh số lùi; 9- Cụm van điều khiển; 10-bầu lọc dầu. Hộp số tự động được phân làm hai loại chính: Hộp số có cấp (AMT và AT), hiện nay loại AT được sử dụng rộng rãi; Hộp số tự động vô cấp CVT (truyền động bằng đây đai kim loại).
Một trong thành phần quan trọng của hộp số AT là biến tốc thủy lực (hình 2) dùng thay cho ly hợp trên hộp số sàn. Thiết bị này bao gồm bánh bơm, cánh tua-bin, cánh dẫn hướng, vỏ biến tốc tạo thành, dùng để truyền mô-men từ động cơ đến hộp số. Nguyên lý truyền động giống như ta để hai quạt điện đối đầu (hình 3), cái này quay thì cái kia sẽ quay. Trục động cơ truyền chuyển động đến bánh bơm quay với vận tốc nB và mô-men MB. Thông qua vỏ biến tốc, bánh bơm quay dẫn động cánh tua-bin quay với vận tốc nT với mô men MT, truyền chuyển động đến trục thứ cấp.
Hộp số tự động có khá nhiều ký hiệu như P - Số dừng xe (khóa cầu), khi để số này động cơ vận hoạt động nhưng xe không chạy (chú ý khi dừng hẳn xe mới vào số P); R- Số lùi; N - Số không, khi để số này có thể kéo đẩy xe, nên khi để số N dừng xe trên đường chú ý kéo phanh tay; D- số tự động để xe chạy về phí trước tùy theo điều kiện tốc độ nó sẽ là 1, 2, 3, 4, 5...
Hình 2: Biến tốc thủy lực và nguyên lý hoạt động. Trường hợp có công tắc O/D (số 3) trên hình 3, nếu bật công tắc này hệ thống điện tử thủy lực sẽ khống chế van điện từ không cho lên hết số mặc dù tăng hết ga, thường thì chỉ đến số ba, bật công tắc này để đi trong thành phố khi đường nhiều xe; S- Số đi thẳng thấp, đi số này khi ta cần lực kéo lớn, hệ thống AT chỉ cho phép đi ở số một và hai; L- Số đi thẳng thấp, khi đi số này AT chỉ cho phép chạy ở số một.
Nguyên lý làm việc của hộp số tự động là khi cài số, mô-men dẫn động từ động cơ được truyền tới trục hộp số thông qua biến tốc thủy lực. Cảm biến tốc độ gắn trên trục ra của hộp số thông báo cho CPU về tốc độ hiện tại của xe, CPU sẽ điều khiển các van thủy lực để đóng mở các đĩa ma sát, để liên kết các trục bánh răng trong hộp số cho ra một số thích hợp nhất với tốc độ và tải trọng của xe.
Do phức tạp nên có những lưu ý căn bản khi sử dụng. Một số tài xế thường mắc lỗi chuyển sang số P hay số R khi xe chưa dừng hẳn, thao tác này có thể làm hư hại các bánh răng số, vì khi đó chúng vẫn đang có chuyển động quay và việc hãm hoặc đổi chiều quay đột ngột sẽ có tác động không tốt.
Hình 3: Các ký hiệu trên hộp số tự động. Chú ý nữa là không nên chuyển về số P khi tốc độ vòng tua máy cao hơn tốc độ không tải, và luôn giữ chân phanh khi chuyển từ số P sang các số khác. Khi đỗ và không ngồi trong xe, để đảm bảo an toàn, người lái nên để ở số P và kéo phanh tay. Trong trường hợp đỗ dừng đèn đỏ để an toàn, nên về số N và kéo phanh tay hoặc nhấp phanh chân.
Hiện nay việc so sánh lượng tiêu hao nhiên liệu của xe số tự động và xe số sàn ở cùng điều kiện vẫn còn nhiều tranh cãi, giá trị tiêu hao nhiên liệu phụ thuộc chủ yếu vào phong cách lái xe. Để tiết kiệm nhiên liệu khi đi xe ở số D, người cầm lái nên giữ tốc độ xe đều, tránh tăng ga và giảm ga đột ngột. Tăng tốc từ từ khi đèn xanh bật và dừng dần dần khi gặp đèn đỏ.
(nguồn vnexpress)
 

tuvanoto

Tài xế O-H
Cấu tạo hộp số tự động

Một hộp số tự động vô cấp bao gồm:

- Pulley sơ cấp (Drive)
- Pulley thứ cấp (Driven)
- Dây đai kim loại

Hộp số tự động vô cấp sử dụng thủy lực để thay đổi độ rộng của 2 má trên 2 pulley một cách liên tục. Việc này đem lại sự thay đổi về tỷ số truyền một cách liên tục và biên độ của tỷ số truyền lớn hơn. Khi tăng tốc từ trạng thái đứng yên, dây đai được đặt nằm ở vị trí sát với tâm của pulley sơ cấp cùng lúc hệ thống thủy lực tạo sức ép lên 2 má của pulley thứ cấp khiến chúng nằm sát với nhau qua đó dây đai được đặt ở vị trí xa tâm - rìa - của pulley thứ cấp. Ở vị trí số thấp này, chiếc xe tăng tốc một cách mạnh mẽ và liên tục.

Bộ pulley của hộp số tự động vô cấp (Hình từ Howstuffworks)

Ngược lại, khi di chuyển trên xa lộ, hệ thống thủy lực tạo sức ép lên 2 má của pulley sơ cấp kiến chúng nằm sát với nhau qua đó dây đai được đặt ở vị trí xa tâm của pulley sơ cấp và ở đầu bên kia, dây đai lại nằm gần tâm của pulley thứ cấp để mang lại tỷ số truyền nhỏ nhất. Tỷ số truyền thay đổi liên tục tùy vào điều kiện vận hành của chiếc xe theo mong muốn của người điều khiển.


Cấu tạo cơ bản của dây đai kim loại trong hộp số tự động vô cấp(Hình từ Howstuffworks)

Cấu thành của hộp số tự động

Một hộp số tự động bao gồm:

- Bộ biến mô – dân gian gọi là “trái bí” bởi hình dáng của nó tương tự một trái bí
- Hệ thống số và ly hợp
- Hệ thống thủy lực
- Hệ thống điều khiển hộp số (Transmission Control Unit – TCU)

Bộ biến mô trong hộp số tự động (Hình từ Howstuffworks)

Bộ biến mô vận hành như một khớp nối thủy lực (sử dụng thủy lực để kiểm soát mô men xoắn) cấu thành bởi các cánh có hình dạng như cánh chong chóng và được gắn trực tiếp lên bánh đà của động cơ. Khi động cơ hoạt động và tăng vòng quay, dung dịch hộp số (dầu hộp số) được đẩy về phía trước bởi lực ly tâm bởi bánh công tác về phía bộ tua bin gắn bên trong bộ biến mô khiến tua bin bắt đầu quay và kéo theo sự quay của trục hộp số. Bộ biến mô còn có tác dụng làm gia tăng mô men xoắn của động cơ khi cần thiết.

Bên trong hộp số là các bộ ly hợp, mỗi bộ điều khiển một số và ly hợp khóa. Hệ thống bánh răng hành tinh là cơ cấu chủ đạo để gia tăng mô men xoắn của động cơ, là khớp nối với trục láp, đảo chiều mô men xoắn khi cần dze và thực hiện chế độ Overdrive – OD khi có yêu cầu.

Bộ bánh răng hành tinh trong hộp số tự động (Hình từ Howstuffworks)

Một hệ thống van phức tạp trong hộp số tự động như van điều áp (pressure regulator valve), van tăng áp (boost valve), van điều khiển ly hợp biến mô (torque converter clutch control valve), van giới hạn đầu vào (feed limit vale), van chuyển số (shift valve), van tích lũy (accumulator valve)…được dùng để điều khiển hệ thống thủy lực và sang số. Hệ thống điều khiển hộp số - TCU là thiết bị điện tử dùng để điều khiển hệ thống van thủy lực thông qua các dữ liệu cung cấp bởi vô số các đầu cảm biến. Nó quyết định thời điểm sang số và tốc độ sang số. Hệ thống điều khiển hộp số nhận dữ liệu đầu vào từ các cảm biến vận tốc hạ nguồn của hộp số (transmission output speed sensor), cảm biến nhiệt độ dầu hộp số, cảm biến chế độ vận hành (mạnh/tiết kiệm/mùa đông), cảm biến vị trí bướm ga, cảm biến tua máy, cảm biến phanh, cảm biến nhiệt độ dung dịch làm mát, công tắc ép số (kickdown switch)…
NGUỒN XALOOTO.COM
 

tuvanoto

Tài xế O-H
Những hư hỏng và trục trặc trên hộp số tự động

1 . NGUYÊN NHÂN
vì các lá ly hợp hay dây đai kim loại (trong hộp số CVT) là các thiết bị chuyển động thông qua hệ thống thủy lực hay ma xát, chúng bị mòn đi theo thời gian như các lá côn của hộp số tay. Các van trong hệ thống van cũng có thể “lên đường” bởi việc thực hiện các thao tác đóng mở. Khi lá côn bị mài mòn, các mạt kim loại bị trộn lẫn trong dầu hộp số dẫn đến sự tắc nghẽn trong hệ thống thủy lực khiến hộp số “chết yểu” do hiện tượng mất tuần hoàn của hệ thống thủy lực. Sự tăng nhiệt của dầu hộp số cũng là kẻ thù của hộp số tự động. Hiện tượng này xuất hiện khi xe vận hành liên tục trung trạng thái dừng-đề pa-dừng hay chở quá tải hay leo dốc thường xuyên. Khi dầu hộp số quá nhiệt, độ nhớt của dầu giảm dần, nó trở nên loãng hơn và do đó bảo vệ các lá côn cũng như các thiết bị chuyển động khác kém hơn dẫn tới gia tăng sự mài mòn.

2. TRIỆU CHỨNG
- Triệu chứng thường gặp và dễ nhận thấy nhất là các âm thanh bất thường phát ra từ hộp số ngay cả khi dừng xe hay đang chuyển động ở các số khác nhau. Đó có thể là các âm thanh với âm tần cao hay các tiếng kim loại nghiến vào nhau.
- Ly hợp đôi khi đóng mở rất chậm hay thậm chí không nhúc nhích khi chuyển số sang “D” hay “R”
- Tua máy không giảm khi chuyển sang “D” hay “R”
- Có hiện tượng giật mạnh trong quá trình tăng số
- Chỉ lên số khi vòng tua lớn ngay cả khi nhấn chân ga nhẹ nhàng
- Tua máy tăng vọt mỗi khi chuyển số
- Khi leo dốc, tua máy tăng nhưng vận tốc xe không tăng
 

tuvanoto

Tài xế O-H
Cách bảo trì và bảo dưỡng hộp số tự động

1. Thay dầu hộp số mỗi 15 ngàn km trên cả các dòng xe Nhật hay Châu Âu. Với dòng CVT, thay nhớt lần đầu ở km thứ 40 ngàn và sau đó thay định kỳ ở mỗi 25 ngàn km.
2. Sử dụng dầu hộp số có nguồn gốc tổng hợp khi có thể cho dù chi phí có thể gấp đôi so với dầu gốc tự nhiên bởi dầu tổng hợp giữ được đặc tính cơ, lý của nó ngay cả ở nhiệt độ cao và việc chuyển số với dầu gốc tổng hợp được thực hiện êm ái hơn. Lưu ý, chỉ sử dụng dầu đặc chủng cho CVT đối với hộp số CVT.
3. Khi thay dầu hộp sô, lưu ý rút cạn dầu cũ trước khi châm dầu mới.
4. Luôn luôn đảm bảo xe dừng hẳn trước khi chuyển từ “D” sang “R” hay ngược lại. Trong thao tác đậu xe, nhiều bác tài có thói quen chuyển số khi xe chưa dừng hẳn, xin nói rằng đó là cách hữu hiệu để phá hỏng hộp số của xe.
5. Khi dừng đèn đỏ, hãy giữ cần số ở “D” bởi các hệ thống đóng mở thủy lực đều có tuổi thọ của nó. Mỗi lần ta chuyển từ “D” sang “N” khi dừng và từ “N” sang “D” khi cho xe chạy tiếp, ta đã làm giảm tuổi thọ của hệ thống van, bộ tua bin (trong bộ biến mô) và các lá côn. Hộp số tự động không vận hành như hộp số tay do vậy không hưởng lợi từ việc chuyển sang “N” mỗi khi dừng đèn đỏ. Tuy nhiên khi dừng lại lâu, bạn có thể chuyển sang “N”.
6. Những chuyến leo đồi liên tục sẽ làm giảm tuổi thọ của hộp số tự động. Trong những chuyến đi như vậy, lưu ý dừng xe nghỉ cho hộp số nguội bớt trước khi tiếp tục cuộc hành trình là các bảo vệ hộp số hữu hiệu.
NGUỒN XALOOTO.COM
 

quoctan123

Tài xế O-H
các
kiến thức cơ bản về hộp số tự động trên ô tô

Hộp số tự động ra đời năm 1940 tại Mỹ. Ban đầu các kỹ sư sử dụng khớp nối thủy lực đơn thuần. Đến năm 1948, biến tốc thủy lực được đưa vào sử dụng cho hộ số tự động. Đến nay hầu hết các loại xe hiện đại đều được sử dụng hộp số tự động, mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về mức tiêu hao nhiên liệu so với số sàn. So sánh với số sàn thì thấy số tự động có những ưu điểm như tự động đổi số, mô-men được truyền liên tục, động lực không bị ngắt quãng. Thích nghi với mọi loại đường, điều khiển dễ dàng, an toàn thoải mái cho người sử dụng; tải trọng động nhỏ, tuổi thọ chi tiết cao. Nhược điểm là kết cấu phức tạp, giá thành cao, và khó sửa chữa.
Hình 1: Cấu tạo hộp số tự động AT hai cấp.
1. Biến tốc thủy lực; 2- Trục I; 3- Bơm dầu; 4- Li hợp nối thẳng; 5-Cơ cấu bánh răng hành tinh; 6- Trục II; 7- Cảm biến tốc độ; 8- Bộ phanh số lùi; 9- Cụm van điều khiển; 10-bầu lọc dầu. Hộp số tự động được phân làm hai loại chính: Hộp số có cấp (AMT và AT), hiện nay loại AT được sử dụng rộng rãi; Hộp số tự động vô cấp CVT (truyền động bằng đây đai kim loại).
Một trong thành phần quan trọng của hộp số AT là biến tốc thủy lực (hình 2) dùng thay cho ly hợp trên hộp số sàn. Thiết bị này bao gồm bánh bơm, cánh tua-bin, cánh dẫn hướng, vỏ biến tốc tạo thành, dùng để truyền mô-men từ động cơ đến hộp số. Nguyên lý truyền động giống như ta để hai quạt điện đối đầu (hình 3), cái này quay thì cái kia sẽ quay. Trục động cơ truyền chuyển động đến bánh bơm quay với vận tốc nB và mô-men MB. Thông qua vỏ biến tốc, bánh bơm quay dẫn động cánh tua-bin quay với vận tốc nT với mô men MT, truyền chuyển động đến trục thứ cấp.
Hộp số tự động có khá nhiều ký hiệu như P - Số dừng xe (khóa cầu), khi để số này động cơ vận hoạt động nhưng xe không chạy (chú ý khi dừng hẳn xe mới vào số P); R- Số lùi; N - Số không, khi để số này có thể kéo đẩy xe, nên khi để số N dừng xe trên đường chú ý kéo phanh tay; D- số tự động để xe chạy về phí trước tùy theo điều kiện tốc độ nó sẽ là 1, 2, 3, 4, 5...
Hình 2: Biến tốc thủy lực và nguyên lý hoạt động. Trường hợp có công tắc O/D (số 3) trên hình 3, nếu bật công tắc này hệ thống điện tử thủy lực sẽ khống chế van điện từ không cho lên hết số mặc dù tăng hết ga, thường thì chỉ đến số ba, bật công tắc này để đi trong thành phố khi đường nhiều xe; S- Số đi thẳng thấp, đi số này khi ta cần lực kéo lớn, hệ thống AT chỉ cho phép đi ở số một và hai; L- Số đi thẳng thấp, khi đi số này AT chỉ cho phép chạy ở số một.
Nguyên lý làm việc của hộp số tự động là khi cài số, mô-men dẫn động từ động cơ được truyền tới trục hộp số thông qua biến tốc thủy lực. Cảm biến tốc độ gắn trên trục ra của hộp số thông báo cho CPU về tốc độ hiện tại của xe, CPU sẽ điều khiển các van thủy lực để đóng mở các đĩa ma sát, để liên kết các trục bánh răng trong hộp số cho ra một số thích hợp nhất với tốc độ và tải trọng của xe.
Do phức tạp nên có những lưu ý căn bản khi sử dụng. Một số tài xế thường mắc lỗi chuyển sang số P hay số R khi xe chưa dừng hẳn, thao tác này có thể làm hư hại các bánh răng số, vì khi đó chúng vẫn đang có chuyển động quay và việc hãm hoặc đổi chiều quay đột ngột sẽ có tác động không tốt.
Hình 3: Các ký hiệu trên hộp số tự động. Chú ý nữa là không nên chuyển về số P khi tốc độ vòng tua máy cao hơn tốc độ không tải, và luôn giữ chân phanh khi chuyển từ số P sang các số khác. Khi đỗ và không ngồi trong xe, để đảm bảo an toàn, người lái nên để ở số P và kéo phanh tay. Trong trường hợp đỗ dừng đèn đỏ để an toàn, nên về số N và kéo phanh tay hoặc nhấp phanh chân.
Hiện nay việc so sánh lượng tiêu hao nhiên liệu của xe số tự động và xe số sàn ở cùng điều kiện vẫn còn nhiều tranh cãi, giá trị tiêu hao nhiên liệu phụ thuộc chủ yếu vào phong cách lái xe. Để tiết kiệm nhiên liệu khi đi xe ở số D, người cầm lái nên giữ tốc độ xe đều, tránh tăng ga và giảm ga đột ngột. Tăng tốc từ từ khi đèn xanh bật và dừng dần dần khi gặp đèn đỏ.
(nguồn vnexpress)
bác cho em hỏi, "khi tỉ só truyền giửa bánh tuabin và bánh bơm đạt đến điểm li hợp và sự truyền mooment giảm xuống" em không hiểu câu nói này, mong bác giải thích giúp em với!
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
các

bác cho em hỏi, "khi tỉ só truyền giửa bánh tuabin và bánh bơm đạt đến điểm li hợp và sự truyền mooment giảm xuống" em không hiểu câu nói này, mong bác giải thích giúp em với!
Giải thích thế nào được khi mà nguồn lại là của mấy ông nhà báo. Cả đời có khi chả nhìn thấy biến mô bao giờ
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
các

bác cho em hỏi, "khi tỉ só truyền giửa bánh tuabin và bánh bơm đạt đến điểm li hợp và sự truyền mooment giảm xuống" em không hiểu câu nói này, mong bác giải thích giúp em với!

Cái này thuộc về kiến thức cơ bản của biến mô, tôi có thể tóm tắt để bạn hiểu như sau:
- Cụm biến mô lắp trên ô tô hiện nay có 3 chế độ làm việc:

1. Chế độ biến mô:
Ở chế độ này biến mô vừa truyền và vừa tăng mô men truyền từ động cơ đến trục sơ cấp hộp số. Sự tăng mô men truyền là nhờ có bánh phản ứng lắp trên khớp một chiều. Do đặc tính hiệu suất cuả biến mô là khi tỉ số truyền của biến mô vào khoảng 0,7 - 0,8 thì hiệu suất giảm xuống nhanh chóng. Để khắc phục điều này, khi hiệu suất biến mô bắt đầu giảm thì nó chuyển sang chế độ ly hợp thủy lực.

2. Chế độ ly hợp thủy lực:
Khi hiệu suất biến mô giảm là khi hướng của dòng dầu đi trong các bánh công tác đổi phương và chiều. Lúc này dòng dầu tác dụng lên bánh phản ứng có chiều ngược lại. Vì bánh phản ứng bố trí trên khớp 1 chiều nên lúc này bánh phản ứng quay tự do (quay theo). Vì vậy biến mô làm việc như một ly hợp thủy lực. Chính thời điểm này gọi là điểm ly hợp. Khi chuyển sang chế độ ly hợp thì đường đặc tính hiệu suất tiếp tục tăng.

3. Chế độ khóa biến mô:
Ngay ở chế độ ly hợp thủy lực, có đặc tính hiệu suất tăng tuyến tính, nhưng khi tỉ số truyền ly hợp thủy lực xấp xỉ đạt 0,9 thì đặc tính hiệu suất giảm mạnh về 0. Khi này ứng với trường hợp xe đi trên đường tốt, tốc độ cao (trên 60 km/h), sức cản chuyển động nhỏ, để bảo đảm hiệu suất chuyển động cao thì ly hợp thủy lực được chuyển sang chế độ ly hợp ma sát bằng cách khóa bánh bơm với bánh tua bin bằng một ly hợp ma sát (còn gọi là ly hợp khóa biến mô). Khi này hiệu suất đạt cao nhất bằng 1.
 

thecongicek51

Tài xế O-H
Cái này thuộc về kiến thức cơ bản của biến mô, tôi có thể tóm tắt để bạn hiểu như sau:
- Cụm biến mô lắp trên ô tô hiện nay có 3 chế độ làm việc:

1. Chế độ biến mô:
Ở chế độ này biến mô vừa truyền và vừa tăng mô men truyền từ động cơ đến trục sơ cấp hộp số. Sự tăng mô men truyền là nhờ có bánh phản ứng lắp trên khớp một chiều. Do đặc tính hiệu suất cuả biến mô là khi tỉ số truyền của biến mô vào khoảng 0,7 - 0,8 thì hiệu suất giảm xuống nhanh chóng. Để khắc phục điều này, khi hiệu suất biến mô bắt đầu giảm thì nó chuyển sang chế độ ly hợp thủy lực.

2. Chế độ ly hợp thủy lực:
Khi hiệu suất biến mô giảm là khi hướng của dòng dầu đi trong các bánh công tác đổi phương và chiều. Lúc này dòng dầu tác dụng lên bánh phản ứng có chiều ngược lại. Vì bánh phản ứng bố trí trên khớp 1 chiều nên lúc này bánh phản ứng quay tự do (quay theo). Vì vậy biến mô làm việc như một ly hợp thủy lực. Chính thời điểm này gọi là điểm ly hợp. Khi chuyển sang chế độ ly hợp thì đường đặc tính hiệu suất tiếp tục tăng.

3. Chế độ khóa biến mô:
Ngay ở chế độ ly hợp thủy lực, có đặc tính hiệu suất tăng tuyến tính, nhưng khi tỉ số truyền ly hợp thủy lực xấp xỉ đạt 0,9 thì đặc tính hiệu suất giảm mạnh về 0. Khi này ứng với trường hợp xe đi trên đường tốt, tốc độ cao (trên 60 km/h), sức cản chuyển động nhỏ, để bảo đảm hiệu suất chuyển động cao thì ly hợp thủy lực được chuyển sang chế độ ly hợp ma sát bằng cách khóa bánh bơm với bánh tua bin bằng một ly hợp ma sát (còn gọi là ly hợp khóa biến mô). Khi này hiệu suất đạt cao nhất bằng 1.
Thầy đúng là đại thụ để chúng em bước theo. Cám ơn thầy đã chia sẻ.
Thanks !
 

And93

Tài xế O-H
Nên làm một cái bảng chi làm ba phần :chi tiết bộ phận, nguyên nhân hư hỏng , cách khắc phục
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên