Các hư hỏng thường gặp của bơm mạch kín

H
Bình luận: 4Lượt xem: 2,726

hochoi

Tài xế O-H
1- Hư hỏng do quá áp:
Do bơm phải hoạt động liên tục với áp suất cao (thường do mất tín hiệu điều khiển lưu lượng bơm) nên gây ra quá tải động cơ kéo bơm và hư hỏng valve an toàn, hỏng vỡ bi và ca bi đĩa nghiêng, nhiều trường hợp vỡ đĩa tổ ong gây phá hỏng hoàn toàn bộ tạo áp bơm và đĩa nghiêng.

2- Hư hỏng bơm nhồi:
Hiện tượng hay gặp là do lắp ngược bơm nhồi dẫn đến phá hỏng cặp bánh răng ăn khớp trong nên bơm mất điều khiển bơm chính (piston).

3- Hư hỏng cả bơm chính & bơm nhồi do dầu bẩn:
Vì là bơm mạch kín nên thường trong mạch chính (bơm piston) sẽ không có lọc dầu. Nếu dầu bị nhiễm bẩn, sẽ nhanh chóng mài mòn các chi tiết của bộ tạo áp lẫn valve điều khiển hướng cũng như bơm nhồi.
Cũng lưu ý là trong bơm mạch kín thường bố trí ba loại lọc dầu:
- Lọc dầu đường hút: Lắp ở cửa vào của bơm nhồi. Đây là loại lọc ĐƯỜNG HÚT nên lõi lọc phải đúng là loại LỌC HÚT. Chúng tôi ghi nhận rất nhiều hư hỏng do người sử dụng không biết nên mua lõi lọc giấy bên ngoài lắp vào vị trí này. Kết quả là lõi lọc nhanh chóng bị tắc dẫn đến bơm bị thiếu dầu và phá hỏng hoàn toàn bơm chính và bơm nhồi.
- Lọc đường áp: Thường được lắp ở cửa ra của bơm nhồi và vòng về van điều khiển.
- Lọc dầu đường hồi: Lắp ở đường rò rỉ từ thân bơm + motor về thùng. Lọc này sẽ giữ lại các mạt bẩn đưa ra từ bên trong bơm/motor không đưa về thùng dầu.

4- Hư hỏng bơm do điều chỉnh - lắp ráp sai:
Chế độ vận hành của bơm mạch kín là rất phức tạp phụ thuộc vào yêu cầu vận hành của nhà sản xuất THIẾT BỊ (chứ không phải là nhà CHẾ TẠO BƠM). Việc điều chỉnh các thông số làm việc của bơm yêu cầu phải có sự hiểu biết kỹ lưỡng và chính xác. Các chi tiết bên trong bơm phức tạp và đòi hỏi sự lắp ráp chính xác.
Thực tế sử dụng cho thấy hầu hết các bơm chủ yếu bị hư hỏng do:
- Đầu tiên là điều chỉnh sai chế độ làm việc trong một thời gian dẫn đến phá hỏng bơm/motor.
- Sau khi tháo/lắp bơm để thay thế thì lại lắp sai hoặc tiếp tục điều chỉnh sai bơm làm bơm ngày càng hỏng nặng thêm và phá hỏng cả các chi tiết khác.

Do các nguyên nhân ở trên, chúng tôi khuyên bạn hãy để các bơm/motor thủy lực đắt tiền của bạn cho các chuyên gia am hiểu về nó kiểm tra và điều chỉnh. Chắc chắn hiệu quả sử dụng và tuổi thọ của thiết bị sẽ tốt hơn rất nhiều.

Theo hydraulics.vn
 

SonNgok

Tài xế O-H
e có cái bơm của máy pc 220-7 lc bị nóng bơm.vừa sửa chữa tổng thể luôn cả điện,hộp đen,ngăn kéo,bây giờ làm tầm 5-10p là nóng bơm ,rất nóng,mà làm chậm ,các bác chém hộ e với:(:(:(
 

Hicatko

Tài xế O-H
e có cái bơm của máy pc 220-7 lc bị nóng bơm.vừa sửa chữa tổng thể luôn cả điện,hộp đen,ngăn kéo,bây giờ làm tầm 5-10p là nóng bơm ,rất nóng,mà làm chậm ,các bác chém hộ e
Nóng dầu thường
e có cái bơm của máy pc 220-7 lc bị nóng bơm.vừa sửa chữa tổng thể luôn cả điện,hộp đen,ngăn kéo,bây giờ làm tầm 5-10p là nóng bơm ,rất nóng,mà làm chậm ,các bác chém hộ e với:(:(:(
Nóng dầu của bác có nhiều nguyên nhân lắm.
Do bơm cấp tải, ls để cao quá, hoặc do dò lọt bơm, ngăn kéo.
Kinh nghiệm của em đối với dòng này là bơm phải thật ngon.
Bơm bác làm gì và ntn rồi
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên