Kinh nghiệm sửa chữa máy khởi động

lieukhai
Bình luận: 26Lượt xem: 11,594

lieukhai

Tài xế O-H
Em chia sẽ một số kinh nghiệm trong sửa chữa máy khởi động, do chính em trải nghiệm. Các bác thấy có gì sai thì cứ nói để anh em cùng thảo luận nhé.
Nếu các bác thấy hay thì đổ xăng cho em nhé! Thank you!

1. Bắt bệnh:

- Đề quay 1 tý rồi dừng hoặc quay không nổi:

+ Bạc lỏng hoặc bạc đạn bị rơ, làm ruột đề chao đảo và cọ vào bin, khiến ruột quay không nổi (phát hiện ba dớ rất nhiều). Và còn nhiều loại bạc khác hoặc bạc đạn khác bị lỏng.
Hình dưới chỉ là 1 ví dụ về lỏng bạc, vì trên máy khởi động có rất nhiều bạc khác nhau















- Đề kêu 1 cái cọc rồi không quay:

+ Điều đó chứng tỏ rờ le đề có nhảy (chỉ là mô tơ đề không quay). Nhưng có trường hợp do rờ le đề nhảy quá yếu không có khả năng giữ nổi càng cua nên không thể khiến cho đồng tiền tiếp xúc tốt với 2 đầu cọc bulong (cọc C và cọc 30)

+ Do đề hết than (nếu là than gần hết thì tạo sự chập chờn, lúc ăn lúc không, ta có thể dùng búa gõ vào mô tơ đề để cho than dính lại và mô tơ sẽ quay).

+ Đồng tiền trong rờ le đề bị mòn rổ hoặc 2 bu long (cực C và cực 30) quá cao khiến cho đồng tiền không chạm nổi vào 2 bulon đó. Ta nên vệ sinh lại tất cả sạch sẽ và nên chem thêm long đền ở 2 bulon để 2 bulon thấp xuống, dễ chạm vào đồng tiền (chêm quá nhiều khi rờ le bị dính luôn cũng nên)



- Đề không quay:

+ Lắp càng cua ngược

+ Chêm long đền ở trên cổ góp quá dày, làm cho nắp đề tỳ mạnh xuống làm ép chặt ruột khiến ruột không quay nổi









- Không có điện xuống đề:

+ Muốn chắc chắn thì nhìn bảng đồng hồ tuplo: nếu các đèn trên tuplo bị mờ đi (bị yếu đi) mỗi khi nhấc khóa đề, thì tức là có điện chạy xuống đề. Do một dòng điện lớn chạy xuống đề nên làm cho các phụ tải khác bị hút hết điện (ta có thể nhìn đèn la phông thay cho nhìn đèn trên tuplo)

+ Cầu chì đề bị đứt (lưu ý thường thì cầu chì đề chỉ có điện khi ta giữ khóa đề). Kiểm tra cầu chì đề trong lúc đang giữ khóa ở Start

+ Rờ le đề có vấn đề

+ Rờ le chân côn có vấn đề













- Đề lúc được lúc không:

+ Ổ khóa bị hư hoặc không còn tốt làm xuất hiện 3 trường hợp: cần sửa lại ổ khóa

@ Nhấn khóa đề nhưng không có điện xuống đề: đề không quay

@ Nhấn khóa đề nhưng điện xuống đề yếu: bút thử điện thì sáng nhưng đề thì không đủ tải để quay

@ Nhấn khóa đề nhưng điện xuống đề mạnh: bút thử điện thì sáng và đề thì cũng đủ tải nên quay được

@ Lưu ý: việc kiểm tra dòng điện từ ổ khóa xuống đề là mạnh hay yếu thì khó có thể nhìn bằng mắt thông qua bút thử điện, tốt nhất nen dùng đồng hồ kiểm tra vôn hoặc câu thêm rờ le phụ cho chắc (cũng là để khắc phục hiện tượng lửa yếu lửa mạnh). Hoặc cũng có thể kích trực tiếp đề cho chắc



- Đề bị dính:

+ Do rờ le đề bị gì đó

+ Do có 2 cọc rờ le dính vô nhau: cọc kích (cọc 50) chạm với dây lửa của mô tơ (cọc mô tơ) làm cho dính đề, tức là sau khi hết đề máy rồi mà mô tơ vẫn còn quay và rờ le vẫn ko chịu nhả về



- Mô tơ quay nhưng rờ le không nhảy (đó là khi đã tháo đề ra khỏi xe và chấm thử ở ngoài):

+ Càng cua lắp ngược

+ Rờ le khác thay vào có tầm quá cao hoặc quá thấp















2. Nguyên lý hoạt động:















- Bánh răng bendix được bung ra gắn vào bánh đà, có nhiệm vụ dịch chuyển bánh đà

- Khi chưa đóng công tắc máy: chưa có hiện tượng gì xảy ra

- Khi đóng khóa điện: có 2 dòng điện:

+ Một dòng điện chạy qua cuộn hút, chạy qua chổi than mô tơ, chạy về mass. Cuộn hút có điện hút tiếp điểm chính (lưu ý: có dòng điện chạy qua mô tơ nhưng mô tơ không hoạt động được bởi vì dòng điện chạy qua quá nhỏ. Nếu dòng điện không chạy trung gian qua cuộn hút thì dòng điện chạy qua mô tơ sẽ lớn và mô tơ sẽ hoạt động).

+ Một dòng điện chạy qua cuộn giữ, phụ với cuộn hút để đóng tiếp điểm.

+ Sau khi tiếp điểm đã đóng, cuộn hút mất điện (do có 2 nguồn điện dương ở 2 đầu cuộn hút nên sẽ khiến cho cuộn hút mất điện).

Nhưng cuộn giữ vẫn có điện do có nguồn điện dương từ điểm C cấp cho cuộn giữ nên cuộn giữ vẫn có điện và hút được tiếp điểm chính.

Đồng thời có 1 nguồn điện dương từ điểm C cấp qua mô tơ, dòng điện này không thông qua trung gian (và tiết diện dây dẫn lớn) nên tạo thành dòng điện lớn, đủ sức làm mô tơ hoạt động

- Khi tắt khóa điện:

+ Dòng điện thuận ban đầu của cuộn hút là từ cực 50 đến cực C. Dòng điện thuận ban đầu của cuộn giữ là từ cực 50 đến mass

+ Sau khi tắt khóa điện thì cuộn giữ vẫn là dòng điện thuận, còn cuộn hút thì lại là dòng điện nghịch (từ cực C chạy qua lại cực 50). Dòng điện thuận của cuộn giữ đối lập với dòng điện nghịch của cuộn hút, cả hai triệt tiêu nhau.

Lúc này chỉ còn lại một lực duy nhất là "lò xo hồi vị", làm cho bánh răng bendix thụt lùi về.






3. Cấu tạo:














Một số hình ảnh thực tế của một số máy khởi động:































































































































































4. Các cách kiểm tra rờ le:

4.1. Kiểm tra "sự tiếp xúc" của 2 cọc (mô tơ và cọc 30):

- Dùng bút thử điện để cắm vào 2 đầu "cọc mô tơ" và "cọc 30"

- Nhấn pitton 2 nấc (1 nấc nhẹ và 1 nấc mạnh) để kiểm tra xem bút thử điện có đều sáng cả 2 nấc không













4.2. Kiểm độ mạnh yếu của rờ le:

- Cách 1: lắp hoàn chỉnh máy đề là thử độ nảy của rờ le (quan sát sự ra vào của bánh răng bendix)

- Cách 2: Tháo rời rờ le ra và kiểm tra ở bên ngoài

- Cách thực hiện: cắm (-) vào cọc mô tơ, cắm (+) vào cọc 50. Như vậy rờ le sẽ nhảy và ta có thể quan sát được độ mạnh yếu của rờ le.









4.3. Làm cho rờ le mạnh hơn:

- Tại cọc 50 ta sẽ thấy nó có 2 sợi vì đó là nơi tẻ ra 2 nhánh (1 nhánh cho cuộn hút và một nhánh cho cuộn giữ)

- Tại cọc C (cọc mô tơ) ta cũng sẽ thấy 2 sợi dây nhưng chỉ có 1 sợi dây là bắt dính vào cọc C (đây là điểm cuối của cuộn hút), còn cọng dây còn lại là bắt ra mass sườn (đây là điểm cuối của cuộn giữ)

- Tại "điểm cuối của cuộn hút" nó sẽ bắt dính vào cọc C (như đã nói ở trên). Ta sẽ cắt đứt sự nối này (tức không cho điểm cuối của cuộn hút dính vô cọc C nữa), sau khi cắt đứt ta hàn "điểm cuối của cuộn hút" ra mass sườn luôn.



















 

Vu_Bao_Dai

Tài xế O-H
hay quá bác ơi cái chiêu câu ra mát e thấy hay đấy ma bác khi nào rảnh bác cho bon em mở rộng tầm mắt với ạ máy phát còn nhiều cái em k hiểu cho lắm chúc bác mạnh khỏe và thành công trong cs
 

NguyenVietNguyen

Tài xế O-H
Mình xin chia sẻ pan bệnh HT khởi động ,trường hợp máy nóng đề ko đc ,máy nguội đề lại đc là do roto đề bị tiếp xúc giưa cổ góp và dây đồng kém ta chỉ cần hàn hoặc thay mới là ok
 

Phamhuuminh

Tài xế O-H
Em chia sẽ một số kinh nghiệm trong sửa chữa máy khởi động, do chính em trải nghiệm. Các bác thấy có gì sai thì cứ nói để anh em cùng thảo luận nhé.
Nếu các bác thấy hay thì đổ xăng cho em nhé! Thank you!

1. Bắt bệnh:

- Đề quay 1 tý rồi dừng hoặc quay không nổi:

+ Bạc lỏng hoặc bạc đạn bị rơ, làm ruột đề chao đảo và cọ vào bin, khiến ruột quay không nổi (phát hiện ba dớ rất nhiều). Và còn nhiều loại bạc khác hoặc bạc đạn khác bị lỏng.
Hình dưới chỉ là 1 ví dụ về lỏng bạc, vì trên máy khởi động có rất nhiều bạc khác nhau















- Đề kêu 1 cái cọc rồi không quay:

+ Điều đó chứng tỏ rờ le đề có nhảy (chỉ là mô tơ đề không quay). Nhưng có trường hợp do rờ le đề nhảy quá yếu không có khả năng giữ nổi càng cua nên không thể khiến cho đồng tiền tiếp xúc tốt với 2 đầu cọc bulong (cọc C và cọc 30)

+ Do đề hết than (nếu là than gần hết thì tạo sự chập chờn, lúc ăn lúc không, ta có thể dùng búa gõ vào mô tơ đề để cho than dính lại và mô tơ sẽ quay).

+ Đồng tiền trong rờ le đề bị mòn rổ hoặc 2 bu long (cực C và cực 30) quá cao khiến cho đồng tiền không chạm nổi vào 2 bulon đó. Ta nên vệ sinh lại tất cả sạch sẽ và nên chem thêm long đền ở 2 bulon để 2 bulon thấp xuống, dễ chạm vào đồng tiền (chêm quá nhiều khi rờ le bị dính luôn cũng nên)



- Đề không quay:

+ Lắp càng cua ngược

+ Chêm long đền ở trên cổ góp quá dày, làm cho nắp đề tỳ mạnh xuống làm ép chặt ruột khiến ruột không quay nổi









- Không có điện xuống đề:

+ Muốn chắc chắn thì nhìn bảng đồng hồ tuplo: nếu các đèn trên tuplo bị mờ đi (bị yếu đi) mỗi khi nhấc khóa đề, thì tức là có điện chạy xuống đề. Do một dòng điện lớn chạy xuống đề nên làm cho các phụ tải khác bị hút hết điện (ta có thể nhìn đèn la phông thay cho nhìn đèn trên tuplo)

+ Cầu chì đề bị đứt (lưu ý thường thì cầu chì đề chỉ có điện khi ta giữ khóa đề). Kiểm tra cầu chì đề trong lúc đang giữ khóa ở Start

+ Rờ le đề có vấn đề

+ Rờ le chân côn có vấn đề













- Đề lúc được lúc không:

+ Ổ khóa bị hư hoặc không còn tốt làm xuất hiện 3 trường hợp: cần sửa lại ổ khóa

@ Nhấn khóa đề nhưng không có điện xuống đề: đề không quay

@ Nhấn khóa đề nhưng điện xuống đề yếu: bút thử điện thì sáng nhưng đề thì không đủ tải để quay

@ Nhấn khóa đề nhưng điện xuống đề mạnh: bút thử điện thì sáng và đề thì cũng đủ tải nên quay được

@ Lưu ý: việc kiểm tra dòng điện từ ổ khóa xuống đề là mạnh hay yếu thì khó có thể nhìn bằng mắt thông qua bút thử điện, tốt nhất nen dùng đồng hồ kiểm tra vôn hoặc câu thêm rờ le phụ cho chắc (cũng là để khắc phục hiện tượng lửa yếu lửa mạnh). Hoặc cũng có thể kích trực tiếp đề cho chắc



- Đề bị dính:

+ Do rờ le đề bị gì đó

+ Do có 2 cọc rờ le dính vô nhau: cọc kích (cọc 50) chạm với dây lửa của mô tơ (cọc mô tơ) làm cho dính đề, tức là sau khi hết đề máy rồi mà mô tơ vẫn còn quay và rờ le vẫn ko chịu nhả về



- Mô tơ quay nhưng rờ le không nhảy (đó là khi đã tháo đề ra khỏi xe và chấm thử ở ngoài):

+ Càng cua lắp ngược

+ Rờ le khác thay vào có tầm quá cao hoặc quá thấp















2. Nguyên lý hoạt động:















- Bánh răng bendix được bung ra gắn vào bánh đà, có nhiệm vụ dịch chuyển bánh đà

- Khi chưa đóng công tắc máy: chưa có hiện tượng gì xảy ra

- Khi đóng khóa điện: có 2 dòng điện:

+ Một dòng điện chạy qua cuộn hút, chạy qua chổi than mô tơ, chạy về mass. Cuộn hút có điện hút tiếp điểm chính (lưu ý: có dòng điện chạy qua mô tơ nhưng mô tơ không hoạt động được bởi vì dòng điện chạy qua quá nhỏ. Nếu dòng điện không chạy trung gian qua cuộn hút thì dòng điện chạy qua mô tơ sẽ lớn và mô tơ sẽ hoạt động).

+ Một dòng điện chạy qua cuộn giữ, phụ với cuộn hút để đóng tiếp điểm.

+ Sau khi tiếp điểm đã đóng, cuộn hút mất điện (do có 2 nguồn điện dương ở 2 đầu cuộn hút nên sẽ khiến cho cuộn hút mất điện).

Nhưng cuộn giữ vẫn có điện do có nguồn điện dương từ điểm C cấp cho cuộn giữ nên cuộn giữ vẫn có điện và hút được tiếp điểm chính.

Đồng thời có 1 nguồn điện dương từ điểm C cấp qua mô tơ, dòng điện này không thông qua trung gian (và tiết diện dây dẫn lớn) nên tạo thành dòng điện lớn, đủ sức làm mô tơ hoạt động

- Khi tắt khóa điện:

+ Dòng điện thuận ban đầu của cuộn hút là từ cực 50 đến cực C. Dòng điện thuận ban đầu của cuộn giữ là từ cực 50 đến mass

+ Sau khi tắt khóa điện thì cuộn giữ vẫn là dòng điện thuận, còn cuộn hút thì lại là dòng điện nghịch (từ cực C chạy qua lại cực 50). Dòng điện thuận của cuộn giữ đối lập với dòng điện nghịch của cuộn hút, cả hai triệt tiêu nhau.

Lúc này chỉ còn lại một lực duy nhất là "lò xo hồi vị", làm cho bánh răng bendix thụt lùi về.






3. Cấu tạo:














Một số hình ảnh thực tế của một số máy khởi động:































































































































































4. Các cách kiểm tra rờ le:

4.1. Kiểm tra "sự tiếp xúc" của 2 cọc (mô tơ và cọc 30):

- Dùng bút thử điện để cắm vào 2 đầu "cọc mô tơ" và "cọc 30"

- Nhấn pitton 2 nấc (1 nấc nhẹ và 1 nấc mạnh) để kiểm tra xem bút thử điện có đều sáng cả 2 nấc không













4.2. Kiểm độ mạnh yếu của rờ le:

- Cách 1: lắp hoàn chỉnh máy đề là thử độ nảy của rờ le (quan sát sự ra vào của bánh răng bendix)

- Cách 2: Tháo rời rờ le ra và kiểm tra ở bên ngoài

- Cách thực hiện: cắm (-) vào cọc mô tơ, cắm (+) vào cọc 50. Như vậy rờ le sẽ nhảy và ta có thể quan sát được độ mạnh yếu của rờ le.









4.3. Làm cho rờ le mạnh hơn:

- Tại cọc 50 ta sẽ thấy nó có 2 sợi vì đó là nơi tẻ ra 2 nhánh (1 nhánh cho cuộn hút và một nhánh cho cuộn giữ)

- Tại cọc C (cọc mô tơ) ta cũng sẽ thấy 2 sợi dây nhưng chỉ có 1 sợi dây là bắt dính vào cọc C (đây là điểm cuối của cuộn hút), còn cọng dây còn lại là bắt ra mass sườn (đây là điểm cuối của cuộn giữ)

- Tại "điểm cuối của cuộn hút" nó sẽ bắt dính vào cọc C (như đã nói ở trên). Ta sẽ cắt đứt sự nối này (tức không cho điểm cuối của cuộn hút dính vô cọc C nữa), sau khi cắt đứt ta hàn "điểm cuối của cuộn hút" ra mass sườn luôn.



















Bài viết hăy quá
 

sunt808

Tài xế O-H
hay quá bác ơi cái chiêu câu ra mát e thấy hay đấy ma bác khi nào rảnh bác cho bon em mở rộng tầm mắt với ạ máy phát còn nhiều cái em k hiểu cho lắm chúc bác mạnh khỏe và thành công trong cs
Sài chống cháy thì ok bác à ,nhưng theo em lâu dài thì cũng không sao như khi đề đôi lúc sẽ nhảy cộc thôi và răng bánh đà và răng đề hay tà đầu,đương nhiên là đôi lúc đề không êm nữa.
 

sunt808

Tài xế O-H
thật bó tay bác, có gì mà ko thể giải thích bằng lời
Vốn từ không có để nói bác à,(vì em không học hành gì cả chỉ là kinh nghiệm thu lượm nên không giải thích tường tận được bác ,mong bác thông cảm chứ em nào dám giấu,em còn nhờ đở bác nhiều )em chỉ có thể giải thích như trên em nói cho bác (vu bao dai ) thôi à .bác đọc lại và bác xem lại cấu tạo của rơle và khi gặp bác sẽ rõ.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên