Giảm Chấn Xe Tải

V
Bình luận: 17Lượt xem: 5,827

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Tại sao giảm chấn lại đặt nghiêng về sau có tác dụng j? Mọi người giúp em với

Chắc bạn là sinh viên. Vấn đề bạn hỏi tưởng đơn giản nhưng lại không đơn giản chút nào. Bởi muốn hiểu về nó cần có kiến thức tổng quát về hệ thống treo.
Tóm tắt một số ý chính như sau:
- Chức năng của giảm chấn là tạo ra lực cản để dập tắt nhanh dao động giữa cầu và khung bệ xe do bộ phận đàn hồi (nhíp, lò xo, thanh xoắn) tạo ra khi xe đi qua đường gồ ghề.
- Lực cản của giảm chấn được xác định theo công thức: F = K.V
Trong đó:
F- Lực cản giảm chấn;
K- Hệ số cản của giảm chấn, phụ thuộc vào cấu trúc giảm chấn, dầu thủy lực giảm chấn;
V- Vận tốc tương đối giữa piston và xi lanh giảm chấn.
- Khi thiết kế hệ thống treo, đã xác định lực cản giảm chấn F cần thiết thì người ta tính toán giảm chấn theo công thức trên. Khi tính toán người ta cố gắng bố trí giảm chấn sao cho nó tao ra lực cản cần thiết lớn nhất. Muốn vậy phương của vận tốc V phải trùng với phương dao động thẳng đứng, nghĩa là giảm chấn bố trí thẳng đứng.
- Tuy nhiên, do không gian nên có thể giảm chấn phải bố trí một góc nghiêng nào đó. Có thể nghiêng trước, nghiêng sau hoặc nghiêng bên. Khi đã có góc nghiêng bố trí xác định thì giảm chấn được tính toán theo góc nghiêng đó. (chứ không phải chỉ có nghiêng về sau đâu).
(còn nữa)
 

tanluong_565

Tài xế O-H
Bác @phạm Vỵ cho em hỏi thêm là em thường thấy ở cầu sau xe tải nhỏ, nếu 1 giảm chấn nghiêng về trước thì cái kia nghiêng về sau, hoặc là 2 cái chụm nghiêng vào nhau... Tại sao lại như vậy? hay nó có liên quan về mặt cân bằng ạ??
 

vanduong2499

Tài xế O-H
Chắc bạn là sinh viên. Vấn đề bạn hỏi tưởng đơn giản nhưng lại không đơn giản chút nào. Bởi muốn hiểu về nó cần có kiến thức tổng quát về hệ thống treo.
Tóm tắt một số ý chính như sau:
- Chức năng của giảm chấn là tạo ra lực cản để dập tắt nhanh dao động giữa cầu và khung bệ xe do bộ phận đàn hồi (nhíp, lò xo, thanh xoắn) tạo ra khi xe đi qua đường gồ ghề.
- Lực cản của giảm chấn được xác định theo công thức: F = K.V
Trong đó:
F- Lực cản giảm chấn;
K- Hệ số cản của giảm chấn, phụ thuộc vào cấu trúc giảm chấn, dầu thủy lực giảm chấn;
V- Vận tốc tương đối giữa piston và xi lanh giảm chấn.
- Khi thiết kế hệ thống treo, đã xác định lực cản giảm chấn F cần thiết thì người ta tính toán giảm chấn theo công thức trên. Khi tính toán người ta cố gắng bố trí giảm chấn sao cho nó tao ra lực cản cần thiết lớn nhất. Muốn vậy phương của vận tốc V phải trùng với phương dao động thẳng đứng, nghĩa là giảm chấn bố trí thẳng đứng.
- Tuy nhiên, do không gian nên có thể giảm chấn phải bố trí một góc nghiêng nào đó. Có thể nghiêng trước, nghiêng sau hoặc nghiêng bên. Khi đã có góc nghiêng bố trí xác định thì giảm chấn được tính toán theo góc nghiêng đó. (chứ không phải chỉ có nghiêng về sau đâu).
(còn nữa)
Cám ơn bác nha!
 

binhbeobugatti

Tài xế O-H
Bác có thể nói cụ thể được không? Ví dụ như trên xe Mitsubishi Triton chẳng hạn
theo mình nghĩ thì góc nghiêng nó còn phụ thuộc vào bộ phận tạo đàn hồi của xe nữa. vì do bộ phận giảm chấn là bộ phận dập tắt nhanh dao động nên cần phải phụ thuộc vào bộ phận dao động. Ví dụ: khi xài nhíp mà khớp động nằm ở phía sau xe thì ống giảm chấn sẽ nghiêng theo chiều hướng ra... (theo suy nghĩ của em)
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên