Phương pháp kiểm tra bảo dưỡng ly hợp

phamphuckhang
Bình luận: 8Lượt xem: 13,649

phamphuckhang

Tài xế O-H
PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA BẢO DƯỠNG LY HỢP

2.1. Bạc đạn dẫn hướng: (bạc đạn đỡ trục sơ cấp)

Một bạc đạn đỡ bị mòn sẽ làm cho trục sơ cấp hộp số và đĩa ly hợp lắc lên xuống. Điều này có thể sinh ra trong hộp ly hợp những tiếng động không bình thường và làm hư hỏng hộp số. Kiểm tra xem xét bạc đạn hoặc ổ trượt, dùng một dụng cụ đo hay thước kẹp để đo lượng mòn trong ổ trượt, nếu sử dụng bạc đạn đũa, kiểm tra bằng cách quay trục bạc đạn bằng tay và cảm nhận độ mòn hoặc độ rơ. Nếu cần thiết thì thay mới.

Bạc đạn đỡ trục có thể tháo ra khỏi trục khuỷu. Bằng một cái búa, tay gõ nhẹ sẽ làm cho bạc đạn được đẩy ra khỏi trục, nếu không có búa chuyên dùng thì bôi vào bên trong một lớp mỡ bò đặc, sau đó dùng trục kim loại đẩy vào bên trong bạc đạn. Gõ nhẹ lên bạc đạn, ép bạc đạn đi ra khỏi trục khuỷu.

Kiểm tra sự ăn khớp của bạc đạn mới bằng cách đẩy trượt vào trong trục sơ cấp hộp số, sau đó lấy ra lắp vào trong ổ phần cuối trục khuỷu, cho một ít mỡ bò vào bạc đạn nếu cần. Khi kiểm tra ta thấy độ rơ quá nhiều hay cần phải thay mới thì thay mới.

2.2. Bánh đà:

Bánh đà dùng để tích lũy năng lượng cho động cơ và dùng để truyền động khởi động cho động cơ. Đồng thời dùng bề mặt bánh đà để truyền công suất từ động cơ đến các bánh xe thông qua các bộ truyền động. Bánh đà hấp thụ quá nhiều nhiệt độ sẽ làm cho bề mặt bị biến cứng, sinh ra những vết nứt hay có những chỗ bị cong, quằn, những điều này làm cản trở hoạt động của ly hợp, những vết nứt sinh ra trên bánh đà có thể là nguyên nhân làm cho đĩa ly hợp bị mòn nhanh chóng. Nếu bánh đà bị cong thì ly hợp có thể bị kẹt hoặc rung động trước sự tăng tốc. Cần phải xem xét kỹ lưỡng bề mặt bánh đà bằng thước thẳng hay panme, tìm những nơi tập trung nhiệt quá nhiều, chỗ bị đổi màu và những vết nứt, kiểm tra bề mặt ngoài bằng đồng hồ đo, nếu bị cong hoặc quằn thì đem gia công lại hoặc thay mới. Kiểm tra vòng răng trên bánh đà, nếu bị mòn hoặc gãy răng thì thay vòng răng khác trên bánh đà. Ta thay bằng cách nung nóng vòng răng cũ bằng ngọn lửa axêtylen sẽ làm giãn nở vòng răng và cho phép lấy ra khỏi bánh đà một cách dẽ dàng bằng búa hoặc một cái đột. Muốn lắp răng mới vào ta cũng nung nóng vòng răng với ngọn lửa axêtylen, sau đó lắp vòng răng này vào bánh đà bằng cách dùng búa gõ nhẹ và để cho nguội dần. Không nên làm nguội một cách đột ngột. Độ đảo cho phép của bánh đà là 0.1 mm.

2.3. Đĩa ma sát:

Một đĩa ma sát bị mòn sẽ là nguyên nhân gây ra sự trượt ly hợp và đôi khi làm hư hỏng bánh đà và mâm ép.

Để kiểm tra đĩa ma sát ta kiểm tra bề mặt đĩa có dính dầu hay không, cần phải lau chùi sạch các vết dầu trước khi lắp ráp hay thay tấm mới, một lượng mỡ quá dư ở bạc đạn đỡ hay bạc đạn chà sẽ làm dính lên mặt đĩa ma sát. Sự bôi trơn quá nhiều trong hộp số sẽ làm cho đầu trục sơ cấp hộp số dính dầu và sẽ làm dính dầu trên trên tấm ma sát, sự hở của tấm đệm kín phía sau động cơ hoặc lỏng hay không kín những bulông lắp chặt bánh đà cũng làm cho dầu động cơ rơi vào bề mặt đĩa ma sát. Tấm ma sát bị dính dầu phải được rửa sạch bằng xăng, dùng cọ hay bàn chải sắt hoặc dũa đánh sạch bề mặt ma sát.

Dùng thước kẹp để kiểm tra độ mòn của đĩa ma sát, độ mòn tối đa cho phép là bề mặt phải cao hơn đầu đinh tán ít nhất 0.5 mm.

Dùng thước kẹp để đo độ mòn không đều của đĩa ma sát bằng cách đo chiều sâu nhiều lỗ đinh tán, hiệu số kích thước không lớn hơn 0.45 mm. Độ đảo cho phép của đĩa ma sát là 0.8 mm.

Hình 2.11
Chỗ lắp đinh tán để tán vào moay-ơ then hoa cho phép mòn, méo đến 0.3 – 0.4 mm.

Kiểm tra độ đảo của đĩa ma sát bằng cách dùng đồng hồ so.

Kiểm tra các lò xo giảm chấn của đĩa ma sát như sau: quan sát và kiểm tra sự rạng nứt hay cháy, gãy, kiểm tra sự đàn hồi của lò xo bằng cách cố định rãnh then hoa, cầm đĩa bị động quay cho đến khi lò xo giảm chấn đã bị ép hết cỡ, sau đó bỏ ra đĩa ép phải quay ngược lại đúng vị trí ban đầu. Độ mất sự đàn hồi cho phép là 10 – 20%, lò xo mất sự đàn hồi cần phải thay mới.

2.4. Đĩa ép và đĩa ép trung gian:

Một đĩa ép trung gian quá tệ cũng là nguyên nhân làm trượt ly hợp (làm cho pedal bị kẹt cứng, ly hợp bị dính và sinh ra những tiếng động khác thường). Những lò xo bên trong đĩa ly hợp bị cong hoặc bị giản hư, cần đẩy có thể bị cong hoặc bị trượt ra ngoài sự điều chỉnh, bề mặt đĩa ép bị xước.

Ta kiểm tra một cách kỹ lưỡng và cẩn thận từng phần, tìm ra những bộ phận nào bị hư hỏng và sát định chính xác tình trạng của đĩa ép.

Bề mặt đĩa ép trung gian và mâm ép được kiểm tra xem có các vết cháy, vết xước hay sự rạng nứt trên bề mặt và sự bằng phẳng hay ghồ ghề của chúng. Nếu vết xước hay bị vênh còn nằm trong giới hạn cho phép thì ta đem tiện hay mài nhẵn lại để tránh sự hư hỏng của tấm ma sát và để di chuyển được dễ dàng.

Bề mặt mâm ép phải phẳng, nhẵn cho phép 0.2 mm, nếu vết xước còn khắc phục được thì nên mài trong phạm vi cho phép.

Dùng bột màu để kiểm tra sự tiếp xúc của mâm ép và tấm ma sát, độ tiếp xúc này phải lớn hơn 70% diện tích tiếp xúc.

Độ mòn lỗ chốt đòn mở ly hợp quá 0.05 mm đối với đường kính tiêu chuẩn thì phải đưa đi hàn đắp và gia công kích thước trở lại.

Rảnh lắp đòn mở cho phép mòn 0.12 mm nếu quá trị số này phải sữa chữa lại. Các đĩa ép được phục hồi hay thay mới, trước khi lắp vào sử dụng cần cân bằng tĩnh bằng cách khoan lỗ.

2.5. Lò xo:

Trước khi ráp vào ly hợp chúng ta phải kiểm tra lò xo ép từ sự rạng nứt, gãy hay bị rỗ mặt ngoài của các lò xo.

Kiểm tra sự đàn hồi của các lò xo bằng dụng cụ kiểm tra lực nén lò xo, nếu không đủ sự đàn hồi thì phải thay mới.

Mặt đầu của lò xo phải vuông góc với đường tâm lò xo. Lò xo bị mòn hay bị gãy khi kiểm tra nếu phát hiện thì thay mới.

2.6. Đòn mở (đòn bẩy) ly hợp:

Đòn mở ly hợp không cho phép có các vết nứt, hay các cạnh hình viên phân, lò xo lá không được nứt hoặc bị gãy.

Độ mòn các đầu đòn mở phải đều nhau, nếu không đều cần phải sửa chữa lại.

Các đòn mở khi bị cong hay bị xoắn cần phải thay mới hoặc sửa chữa.

Muốn tháo đòn mở ta tháo các chốt ở đầu trong đòn mở để lấy các chốt ra, sau đó cần kiểm tra các chốt định vị xem có bị khuyết hay hư hỏng không, nếu cần thì thay mới.
 

dinhhoioh

Tài xế O-H
PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA BẢO DƯỠNG LY HỢP

2.1. Bạc đạn dẫn hướng: (bạc đạn đỡ trục sơ cấp)

Một bạc đạn đỡ bị mòn sẽ làm cho trục sơ cấp hộp số và đĩa ly hợp lắc lên xuống. Điều này có thể sinh ra trong hộp ly hợp những tiếng động không bình thường và làm hư hỏng hộp số. Kiểm tra xem xét bạc đạn hoặc ổ trượt, dùng một dụng cụ đo hay thước kẹp để đo lượng mòn trong ổ trượt, nếu sử dụng bạc đạn đũa, kiểm tra bằng cách quay trục bạc đạn bằng tay và cảm nhận độ mòn hoặc độ rơ. Nếu cần thiết thì thay mới.

Bạc đạn đỡ trục có thể tháo ra khỏi trục khuỷu. Bằng một cái búa, tay gõ nhẹ sẽ làm cho bạc đạn được đẩy ra khỏi trục, nếu không có búa chuyên dùng thì bôi vào bên trong một lớp mỡ bò đặc, sau đó dùng trục kim loại đẩy vào bên trong bạc đạn. Gõ nhẹ lên bạc đạn, ép bạc đạn đi ra khỏi trục khuỷu.

Kiểm tra sự ăn khớp của bạc đạn mới bằng cách đẩy trượt vào trong trục sơ cấp hộp số, sau đó lấy ra lắp vào trong ổ phần cuối trục khuỷu, cho một ít mỡ bò vào bạc đạn nếu cần. Khi kiểm tra ta thấy độ rơ quá nhiều hay cần phải thay mới thì thay mới.

2.2. Bánh đà:

Bánh đà dùng để tích lũy năng lượng cho động cơ và dùng để truyền động khởi động cho động cơ. Đồng thời dùng bề mặt bánh đà để truyền công suất từ động cơ đến các bánh xe thông qua các bộ truyền động. Bánh đà hấp thụ quá nhiều nhiệt độ sẽ làm cho bề mặt bị biến cứng, sinh ra những vết nứt hay có những chỗ bị cong, quằn, những điều này làm cản trở hoạt động của ly hợp, những vết nứt sinh ra trên bánh đà có thể là nguyên nhân làm cho đĩa ly hợp bị mòn nhanh chóng. Nếu bánh đà bị cong thì ly hợp có thể bị kẹt hoặc rung động trước sự tăng tốc. Cần phải xem xét kỹ lưỡng bề mặt bánh đà bằng thước thẳng hay panme, tìm những nơi tập trung nhiệt quá nhiều, chỗ bị đổi màu và những vết nứt, kiểm tra bề mặt ngoài bằng đồng hồ đo, nếu bị cong hoặc quằn thì đem gia công lại hoặc thay mới. Kiểm tra vòng răng trên bánh đà, nếu bị mòn hoặc gãy răng thì thay vòng răng khác trên bánh đà. Ta thay bằng cách nung nóng vòng răng cũ bằng ngọn lửa axêtylen sẽ làm giãn nở vòng răng và cho phép lấy ra khỏi bánh đà một cách dẽ dàng bằng búa hoặc một cái đột. Muốn lắp răng mới vào ta cũng nung nóng vòng răng với ngọn lửa axêtylen, sau đó lắp vòng răng này vào bánh đà bằng cách dùng búa gõ nhẹ và để cho nguội dần. Không nên làm nguội một cách đột ngột. Độ đảo cho phép của bánh đà là 0.1 mm.

2.3. Đĩa ma sát:

Một đĩa ma sát bị mòn sẽ là nguyên nhân gây ra sự trượt ly hợp và đôi khi làm hư hỏng bánh đà và mâm ép.

Để kiểm tra đĩa ma sát ta kiểm tra bề mặt đĩa có dính dầu hay không, cần phải lau chùi sạch các vết dầu trước khi lắp ráp hay thay tấm mới, một lượng mỡ quá dư ở bạc đạn đỡ hay bạc đạn chà sẽ làm dính lên mặt đĩa ma sát. Sự bôi trơn quá nhiều trong hộp số sẽ làm cho đầu trục sơ cấp hộp số dính dầu và sẽ làm dính dầu trên trên tấm ma sát, sự hở của tấm đệm kín phía sau động cơ hoặc lỏng hay không kín những bulông lắp chặt bánh đà cũng làm cho dầu động cơ rơi vào bề mặt đĩa ma sát. Tấm ma sát bị dính dầu phải được rửa sạch bằng xăng, dùng cọ hay bàn chải sắt hoặc dũa đánh sạch bề mặt ma sát.

Dùng thước kẹp để kiểm tra độ mòn của đĩa ma sát, độ mòn tối đa cho phép là bề mặt phải cao hơn đầu đinh tán ít nhất 0.5 mm.

Dùng thước kẹp để đo độ mòn không đều của đĩa ma sát bằng cách đo chiều sâu nhiều lỗ đinh tán, hiệu số kích thước không lớn hơn 0.45 mm. Độ đảo cho phép của đĩa ma sát là 0.8 mm.

Hình 2.11
Chỗ lắp đinh tán để tán vào moay-ơ then hoa cho phép mòn, méo đến 0.3 – 0.4 mm.

Kiểm tra độ đảo của đĩa ma sát bằng cách dùng đồng hồ so.

Kiểm tra các lò xo giảm chấn của đĩa ma sát như sau: quan sát và kiểm tra sự rạng nứt hay cháy, gãy, kiểm tra sự đàn hồi của lò xo bằng cách cố định rãnh then hoa, cầm đĩa bị động quay cho đến khi lò xo giảm chấn đã bị ép hết cỡ, sau đó bỏ ra đĩa ép phải quay ngược lại đúng vị trí ban đầu. Độ mất sự đàn hồi cho phép là 10 – 20%, lò xo mất sự đàn hồi cần phải thay mới.

2.4. Đĩa ép và đĩa ép trung gian:

Một đĩa ép trung gian quá tệ cũng là nguyên nhân làm trượt ly hợp (làm cho pedal bị kẹt cứng, ly hợp bị dính và sinh ra những tiếng động khác thường). Những lò xo bên trong đĩa ly hợp bị cong hoặc bị giản hư, cần đẩy có thể bị cong hoặc bị trượt ra ngoài sự điều chỉnh, bề mặt đĩa ép bị xước.

Ta kiểm tra một cách kỹ lưỡng và cẩn thận từng phần, tìm ra những bộ phận nào bị hư hỏng và sát định chính xác tình trạng của đĩa ép.

Bề mặt đĩa ép trung gian và mâm ép được kiểm tra xem có các vết cháy, vết xước hay sự rạng nứt trên bề mặt và sự bằng phẳng hay ghồ ghề của chúng. Nếu vết xước hay bị vênh còn nằm trong giới hạn cho phép thì ta đem tiện hay mài nhẵn lại để tránh sự hư hỏng của tấm ma sát và để di chuyển được dễ dàng.

Bề mặt mâm ép phải phẳng, nhẵn cho phép 0.2 mm, nếu vết xước còn khắc phục được thì nên mài trong phạm vi cho phép.

Dùng bột màu để kiểm tra sự tiếp xúc của mâm ép và tấm ma sát, độ tiếp xúc này phải lớn hơn 70% diện tích tiếp xúc.

Độ mòn lỗ chốt đòn mở ly hợp quá 0.05 mm đối với đường kính tiêu chuẩn thì phải đưa đi hàn đắp và gia công kích thước trở lại.

Rảnh lắp đòn mở cho phép mòn 0.12 mm nếu quá trị số này phải sữa chữa lại. Các đĩa ép được phục hồi hay thay mới, trước khi lắp vào sử dụng cần cân bằng tĩnh bằng cách khoan lỗ.

2.5. Lò xo:

Trước khi ráp vào ly hợp chúng ta phải kiểm tra lò xo ép từ sự rạng nứt, gãy hay bị rỗ mặt ngoài của các lò xo.

Kiểm tra sự đàn hồi của các lò xo bằng dụng cụ kiểm tra lực nén lò xo, nếu không đủ sự đàn hồi thì phải thay mới.

Mặt đầu của lò xo phải vuông góc với đường tâm lò xo. Lò xo bị mòn hay bị gãy khi kiểm tra nếu phát hiện thì thay mới.

2.6. Đòn mở (đòn bẩy) ly hợp:

Đòn mở ly hợp không cho phép có các vết nứt, hay các cạnh hình viên phân, lò xo lá không được nứt hoặc bị gãy.

Độ mòn các đầu đòn mở phải đều nhau, nếu không đều cần phải sửa chữa lại.

Các đòn mở khi bị cong hay bị xoắn cần phải thay mới hoặc sửa chữa.

Muốn tháo đòn mở ta tháo các chốt ở đầu trong đòn mở để lấy các chốt ra, sau đó cần kiểm tra các chốt định vị xem có bị khuyết hay hư hỏng không, nếu cần thì thay mới.
Có vẻ như bác chưa trền được hình ảnh vào bài đăng.
Bác nên đọc qua bài viết này để có thể trèn hình ảnh vào bài đăng http://faq.oto-hui.com/lam-the-nao-de-chen-anh-vao-bai-viet/
Mong rằng bác sẽ đóng góp nhiều bài đăng chất lượng.
 

phamphuckhang

Tài xế O-H
Có vẻ như bác chưa trền được hình ảnh vào bài đăng.
Bác nên đọc qua bài viết này để có thể trèn hình ảnh vào bài đăng http://faq.oto-hui.com/lam-the-nao-de-chen-anh-vao-bai-viet/
Mong rằng bác sẽ đóng góp nhiều bài đăng chất lượng.
Đúng là mình chưa chèn đực hình ảnh, chưa đính kèm được file, chưa đăng ký được tài khoản trên data nên bài viết nó còn sơ sài vậy đó. Cảm ơn Bác quan tâm và chỉ giáo
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên