Cảm biến vị trí bướm ga: Những điều có thể bạn chưa biết

TrinhTan
Bình luận: 14Lượt xem: 19,921

TrinhTan

Giữ xe
Nhân viên
Các xe đời mới với hệ thống kim phun điện tử sẽ yêu cầu cảm biến vị trí bướm ga TPS (Throttle Position Sensor) để thông báo về độ mở bướm ga.

Cảm biến vị trí bướm ga thường được gắn với trục của bướm ga để có thể xác định chính xác bướm ga đã mở lớn hay nhỏ. Cảm biến này có cấu tạo từ các biến trở (điện trở thay đổi khi độ mở bướm ga thay đổi). Tín hiệu điện áp chuẩn (thường là VC = 5V) sẽ được ECU cung cấp tới cảm biến, độ mở bướm ga sẽ làm thay đổi điện trở trong mạch cảm biến cũng như làm thay đổi điện áp chuẩn này. Kết quả là điện áp ra khỏi cảm biến (VTA) khác với VC. Dựa vào điều này mà ECU biết được bướm ga đang mở bao nhiêu độ để từ đó điều chỉnh độ mở kim phun sao cho hỗn hợp hòa khí ở mức tối ưu nhất.

Video giải thích hoạt động của cảm biến:



Sự cài đặt ban đầu với cảm biến TPS là vô cùng quan trọng bởi tín hiệu điện áp mà máy tính (ECU) nhận được từ cảm biến sẽ giúp nó biết được chính xác độ mở của bướm ga. Sự cài đặt ban đầu cần phải gần với thông số của nhà sản xuất nhất, nếu có sai số cũng chỉ được 1% V, còn nếu vượt quá con số này thì đều không đạt vì có thể khiến cảm biến gửi tín hiệu sai về máy tính.

Cảm-biến-vị-trí-bướm-ga-Những-điều-có-thể-bạn-chưa-biết-1-1.jpg

Các xe đời mới hiện tại có thể không sử dụng dây cáp để điều khiển bướm ga theo kiểu truyền thống nữa mà thay vào đó sẽ có một mô-tơ nhỏ được dùng để điều khiển bướm ga. Mô-tơ nhỏ này được điều khiển bằng ECU thông qua tín hiệu từ cảm biến vị trí bàn đạp ga. Khi bàn đạp ga được nhấn xuống thì điện trở của cảm biến vị trí bàn đạp ga thay đổi, ECU nhận thấy rằng người lái đang muốn tăng tốc và nó sẽ gửi tín hiệu điều khiển mô-tơ để làm thay đổi độ mở của bướm ga. Độ mở này sẽ tương ứng với việc bàn đạp ga bị di chuyển nhiều hay ít.

Cảm-biến-vị-trí-bướm-ga-Những-điều-có-thể-bạn-chưa-biết-2.jpg

Nếu bạn muốn quan sát các thông số của cảm biến này thì có thể sử dụng một máy chẩn đoán chuyên dụng. Chỉ cần nổ máy và kết nối máy chẩn đoán với cổng chẩn đoán trên xe và truy cập vào chức năng xem Data là được. Vị trí của bướm ga sẽ hiển thị dưới dạng % độ mở hoặc điện áp ra VTA tùy thuộc vào phần mềm của máy chẩn đoán.


Lúc động cơ chạy không tải thì góc mở bướm ga nên là 0 độ hoặc 1-2 độ. Nhấn bàn đạp ga từ từ cho đến khi bướm ga mở hết cỡ, góc mở trên máy đọc sẽ tăng lên 100%. Nếu không có sự thay đổi gì thì có thể không có tín hiệu từ cảm biến vị trí bướm ga. Hoặc nếu bạn thấy độ mở hơn 5% ở chế độ không tải, hay ít hơn 90% khi bạn đã nhấn hết cỡ chân ga thì điều này chỉ ra cảm biến có vấn đề.

Cảm-biến-vị-trí-bướm-ga-Những-điều-có-thể-bạn-chưa-biết-3.jpg

Chú ý: Hầu hết các máy chẩn đoán không thể cập nhật các giá trị một cách đủ nhanh để có thể nhận thấy cảm biến bị lỗi khi bướm ga mở từ 0-100%. Nếu cảm biến có một điểm bị mòn, có khả năng nó sẽ nằm ở vị trí trong khoảng mà bướm ga mở 0-20%. Thử giữ bướm ga mở trong khoảng 0-20% xem bạn có nhận được một giá trị ổn định hay không. Nếu giá trị tụt xuống khi bạn giữ chân ga thì có thể cảm biến đã bị lỗi.

Cảm-biến-vị-trí-bướm-ga-Những-điều-có-thể-bạn-chưa-biết-4.jpg

Nếu máy chẩn đoán không thể hiển thị giá trị điện áp của TPS thì bạn có thể đo điện áp ra bằng một đồng hồ VOM. Trước tiên bạn cần bật chìa khóa ON và kiểm tra xem cảm biến có được cấp nguồn không. TPS sẽ không thể gửi tín hiệu chính xác nếu nó không nhận được điện áp VC từ ECU. Giá trị điện áp VC do ECU cấp đến nên là 5V nếu không cảm biến hoặc ECU có thể có vấn đề. Giá trị cần kiểm tra tiếp theo là điện áp ra từ chân VTA phải nằm trong khoảng 1-5V khi bướm ga mở từ 0-100%. Bạn cũng có thể quan sát xung điện áp của cảm biến TPS bằng đồng hồ đo xung.

Cảm-biến-vị-trí-bướm-ga-Những-điều-có-thể-bạn-chưa-biết-5.jpg

Nguồn: aa1car
 

Tuanlinh92a

Tài xế O-H
Các xe đời mới với hệ thống kim phun điện tử sẽ yêu cầu cảm biến vị trí bướm ga TPS (Throttle Position Sensor) để thông báo về độ mở bướm ga.

Cảm biến vị trí bướm ga thường được gắn với trục của bướm ga để có thể xác định chính xác bướm ga đã mở lớn hay nhỏ. Cảm biến này có cấu tạo từ các biến trở (điện trở thay đổi khi độ mở bướm ga thay đổi). Tín hiệu điện áp chuẩn (thường là VC = 5V) sẽ được ECU cung cấp tới cảm biến, độ mở bướm ga sẽ làm thay đổi điện trở trong mạch cảm biến cũng như làm thay đổi điện áp chuẩn này. Kết quả là điện áp ra khỏi cảm biến (VTA) khác với VC. Dựa vào điều này mà ECU biết được bướm ga đang mở bao nhiêu độ để từ đó điều chỉnh độ mở kim phun sao cho hỗn hợp hòa khí ở mức tối ưu nhất.

Video giải thích hoạt động của cảm biến:



Sự cài đặt ban đầu với cảm biến TPS là vô cùng quan trọng bởi tín hiệu điện áp mà máy tính (ECU) nhận được từ cảm biến sẽ giúp nó biết được chính xác độ mở của bướm ga. Sự cài đặt ban đầu cần phải gần với thông số của nhà sản xuất nhất, nếu có sai số cũng chỉ được 1% V, còn nếu vượt quá con số này thì đều không đạt vì có thể khiến cảm biến gửi tín hiệu sai về máy tính.


Các xe đời mới hiện tại có thể không sử dụng dây cáp để điều khiển bướm ga theo kiểu truyền thống nữa mà thay vào đó sẽ có một mô-tơ nhỏ được dùng để điều khiển bướm ga. Mô-tơ nhỏ này được điều khiển bằng ECU thông qua tín hiệu từ cảm biến vị trí bàn đạp ga. Khi bàn đạp ga được nhấn xuống thì điện trở của cảm biến vị trí bàn đạp ga thay đổi, ECU nhận thấy rằng người lái đang muốn tăng tốc và nó sẽ gửi tín hiệu điều khiển mô-tơ để làm thay đổi độ mở của bướm ga. Độ mở này sẽ tương ứng với việc bàn đạp ga bị di chuyển nhiều hay ít.


Nếu bạn muốn quan sát các thông số của cảm biến này thì có thể sử dụng một máy chẩn đoán chuyên dụng. Chỉ cần nổ máy và kết nối máy chẩn đoán với cổng chẩn đoán trên xe và truy cập vào chức năng xem Data là được. Vị trí của bướm ga sẽ hiển thị dưới dạng % độ mở hoặc điện áp ra VTA tùy thuộc vào phần mềm của máy chẩn đoán.


Lúc động cơ chạy không tải thì góc mở bướm ga nên là 0 độ hoặc 1-2 độ. Nhấn bàn đạp ga từ từ cho đến khi bướm ga mở hết cỡ, góc mở trên máy đọc sẽ tăng lên 100%. Nếu không có sự thay đổi gì thì có thể không có tín hiệu từ cảm biến vị trí bướm ga. Hoặc nếu bạn thấy độ mở hơn 5% ở chế độ không tải, hay ít hơn 90% khi bạn đã nhấn hết cỡ chân ga thì điều này chỉ ra cảm biến có vấn đề.


Chú ý: Hầu hết các máy chẩn đoán không thể cập nhật các giá trị một cách đủ nhanh để có thể nhận thấy cảm biến bị lỗi khi bướm ga mở từ 0-100%. Nếu cảm biến có một điểm bị mòn, có khả năng nó sẽ nằm ở vị trí trong khoảng mà bướm ga mở 0-20%. Thử giữ bướm ga mở trong khoảng 0-20% xem bạn có nhận được một giá trị ổn định hay không. Nếu giá trị tụt xuống khi bạn giữ chân ga thì có thể cảm biến đã bị lỗi.


Nếu máy chẩn đoán không thể hiển thị giá trị điện áp của TPS thì bạn có thể đo điện áp ra bằng một đồng hồ VOM. Trước tiên bạn cần bật chìa khóa ON và kiểm tra xem cảm biến có được cấp nguồn không. TPS sẽ không thể gửi tín hiệu chính xác nếu nó không nhận được điện áp VC từ ECU. Giá trị điện áp VC do ECU cấp đến nên là 5V nếu không cảm biến hoặc ECU có thể có vấn đề. Giá trị cần kiểm tra tiếp theo là điện áp ra từ chân VTA phải nằm trong khoảng 1-5V khi bướm ga mở từ 0-100%. Bạn cũng có thể quan sát xung điện áp của cảm biến TPS bằng đồng hồ đo xung.


Nguồn: aa1car
Hay qua bac oi
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên