Túi khí hoạt động như thế nào? Vì sao phải cần túi khí trong khi đã có dây đai an toàn?

MyS2Love
Bình luận: 10Lượt xem: 2,149

MyS2Love

Tài xế O-H
Từ 1995 đến nay, túi khí đã bung trên 800,000 lần cứu mạng hơn 1,700 người và giảm 11% tỷ lệ chấn thương gây tử vong trong những vụ va chạm xe. Trong bài viết này, danhgiaXe sẽ mang đến cho độc giả những thông tin cơ bản, ngắn gọn và hữu ích nhất mà không phải ai cũng biết về túi khí – trang bị an toàn cực kỳ quan trọng trên một chiếc ô tô hiện đại.

tu khi tren oto .jpg


Túi khí là gì?

Túi khí là những túi vải co giãn (hoặc một vật liệu khác) đảm bảo được khả năng thu gọn và dễ dàng bung ra ngay khi cần thiết. Trong tình huống xảy ra va chạm, túi khí được bơm phồng gần như ngay lập tức trong thời gian nhanh hơn một cái chớp mắt, bảo vệ các bộ phận quan trọng trên cơ thể hành khách và người lái.

tui khi tren o to 1.jpg


Vì sao cần có túi khí trong khi đã có dây đai an toàn?

Khi xe đâm vào xe khác hoặc vật thể cố định, nó dừng lại rất nhanh nhưng không phải ngay lập tức. Ví dụ nếu khi đầu xe đâm vào rào chắn cố định hoặc đuôi một chiếc xe đứng yên với vận tốc 50 km/h, , thì xe chỉ dừng lại hoàn toàn sau khoảng trên dưới 0,1 giây. Ở thời điểm va đập, phần trước của xe bị ngừng đột ngột nhưng phần còn lại vẫn tiếp tục dịch chuyển với vận tốc 50 km/h do lực quán tính (khoang cabin cũng nằm trong số đó).

tui khi tren o to 2.jpg


Trong quá trình va đập, khoang cabin bắt đầu giảm tốc, nhưng hành khách vẫn tiếp tục chuyển động lao về phía trước với vận tốc như vận tốc ban đầu trong khoang xe. Nếu không có các trang bị bảo vệ, họ sẽ tiếp tục chuyển động với vận tốc 50 km/h cho đến khi va vào các vật thể trong xe (kính trước, bảng tablo,…) - tốc độ này tương đương với việc bị rơi từ tầng 3 xuống đất. Nếu người lái và hành khách đeo dây an toàn thì tốc độ dịch chuyển của họ sẽ giảm dần và do đó giảm được lực va đập tác động lên cơ thể.

tui khi tren o to 3.jpg


Tuy nhiên, với các va đập mạnh (ở khoảng vận tốc trên 20 km/h), dây an toàn cũng không thể đảm bảo 100% khả năng bảo vệ, chống va đập của mình. Hành khách vẫn có thể va đập vào các vật thể trong xe, chỉ là với một lực nhỏ hơn. Từ cơ sở đó, túi khí được ra đời để kết hợp với dây an toàn giúp giảm hơn nữa khả năng va đập của mặt và đầu với các vật thể trong xe và hấp thụ một phần lực va đập từ người lái và hành khách.

tui khi tren o to 4.jpg


Thành phần và quá trình hoạt động của hệ thống túi khí

Hệ thống túi khí trên ô tô gồm các cảm biến va chạm, gia tốc, tốc độ và áp lực phanh,... để nhận biết mức độ nguy hiểm của một tình huống vận hành nhất định. Khi bộ điều khiển nhận thấy các thông số vượt quá giá trị quy định (cảm biến nhận thấy va chạm, lực đạp phanh và gia tốc phanh lớn,…) thì ngòi nổ trong bộ thổi sẽ đánh lửa để đốt chất mồi lửa và hạt tạo khí bơm đầy túi khí. Toàn bộ quá trình trên chỉ mất khoảng 50 miligiây – nhanh hơn một cái chớp mắt.

tu khi tren o to 5.jpg


Có một sự thật không phải ai cũng biết là ngay khi bơm đầy, túi khí lập tức được xả hơi trước khi va chạm với hành khách (qua các lỗ xả phía sau) để hấp thụ va chạm đó. Nếu không làm vậy, hành khách lao vào khi túi khí đang được bơm căng cũng sẽ tương tự như lao đầu vào bức tường và chấn thương có thể còn nghiêm trọng hơn.

tui khi tren o to 6.jpg


Thể tích trung bình của một túi khí cho người lái là khoảng 55 lít. Trong khi đó, túi khí cho hành khách lại to hơn đáng kể khi có thể chứa đến 120 lít khí khi bung ra.

tu khi tren o to 7.jpg


Nói đến vấn đề này, không phải túi khí nào cũng sẽ bung khi ô tô xảy ra va chạm mà trong mỗi trường hợp nhất định, loại túi khí phù hợp mới được kích hoạt. Với mỗi loại túi khí bố trí ở các vị trí khác nhau lại có một quy chuẩn hoạt động riêng để đảm bảo an toàn cho người trên xe. Ví dụ, túi khí rèm cửa sẽ chỉ bung khi phát hiện va chạm mạnh ở phần hông xe, túi khí trước thì được thiết kế để bung ra khi va chạm ở ngưỡng tốc độ trên 20 km/h.

tui khi tren o to 8.jpg


Túi khí là trang bị dùng một lần nên sau khi túi khí bung, bạn cũng cần đưa xe đến các đại lý, garage để thay thế một bộ túi khí khác, và cũng là để khắc phục thiệt hại cho xe sau lần va chạm đó.

tui khi tren o to 9.jpg


Những chỉ dẫn an toàn để phát huy tối đa khả năng bảo vệ của túi khí

Nên nhớ, túi khí chỉ là một trang bị hỗ trợ thêm cho dây đai an toàn, do vậy cần phải thắt dây an toàn dù ngồi ở vị trí nào trên xe. Đây là một thiếu sót mà rất nhiều người Việt mắc phải khi quan niệm chỉ ở băng ghế trước mới cần cài dây an toàn. Trên thực tế, bất cứ vị trí nào trên xe cũng đều đối diện với nguy cơ tử vong khi va chạm nếu không thắt dây an toàn đúng cách.

tui khi tren o to 10.png


Bên cạnh đó, cả người lái và hành khách ở hàng ghế trước cũng cần lùi ghế ra xa nhất có thể, đặc biệt là những người có vóc dáng nhỏ. Bạn cũng nên giữ khoảng cách 25 cm (10 inch) từ vô lăng đến xương ngực của mình để đảm bảo an toàn tối đa khi túi khí được bung ra.

tui khi tren o to 11.jpg


Đối với trẻ nhỏ, trẻ dưới 12 tuổi phải được ngồi ở băng sau và thắt đai an toàn khi xe chạy. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng cần được trang bị ghế chuyên dụng phù hợp với kích cỡ khi ngồi trên xe và cũng phải thắt dây an toàn.

Hy vọng thông qua bài viết này, danhgiaXe đã mang đến cho bạn cái nhìn tổng quát và cơ bản nhất về túi khí – trang bị an toàn quan trọng và không thể thiếu trên ô tô hiện nay.

Nguồn : Danhgiaxe





 

nnquynh

Tài xế O-H
Theo tôi, nên viết cho chính xác và đầy đủ hơn ở một số chi tiết:

- "Ở thời điểm va đập, phần trước của xe bị ngừng đột ngột nhưng phần còn lại vẫn tiếp tục dịch chuyển với vận tốc 50 km/h do lực quán tính (khoang cabin cũng nằm trong số đó)".

Thực ra, phần trước của xe cũng có lực quán tính y hệt phần còn lại, nhưng do phần trước bị chùn lại khi va đập (đặc biệt là các xe thời hiện đại có phần hấp thụ lực phía trước khoang lái do được chế tạo bằng vật liệu mềm hơn) nên phần còn lại mới tiếp tục di chuyển thêm một đoạn ngắn với vận tốc nhỏ hơn.

- "Tuy nhiên, với các va đập mạnh (ở khoảng vận tốc trên 20 km/h), dây an toàn cũng không thể đảm bảo 100% khả năng bảo vệ, chống va đập của mình. Hành khách vẫn có thể va đập vào các vật thể trong xe, chỉ là với một lực nhỏ hơn".

Thực ra, khi đã đeo dây an toàn, phần cơ thể của hành khách đã được dây an toàn giữ gắn liền với ghế (và với khoang lái), nhưng phần không được dây an toàn giữ, ví dụ phần đầu, phần chân sẽ tiếp tục lao về phía trước, nên túi khí đặc biệt phát huy vai trò bảo vệ đối với các phần này. Do đó các xe thường có túi khí bảo vệ phần đầu (mặt) và túi khí bảo vệ đầu gối.

- "Thể tích trung bình của một túi khí cho người lái là khoảng 55 lít. Trong khi đó, túi khí cho hành khách lại to hơn đáng kể khi có thể chứa đến 120 lít khí khi bung ra".

Cái này là do túi khí người lái đặt ngay tại vô lăng, gần người cần bảo vệ, còn túi khí hành khách được đặt ở taplo, cách xa người cần được bảo vệ nên phải có thể tích lớn hơn.
 

maivannhan

Tài xế O-H
Theo tôi, nên viết cho chính xác và đầy đủ hơn ở một số chi tiết:


Thực ra, khi đã đeo dây an toàn, phần cơ thể của hành khách đã được dây an toàn giữ gắn liền với ghế (và với khoang lái), nhưng phần không được dây an toàn giữ, ví dụ phần đầu, phần chân sẽ tiếp tục lao về phía trước, nên túi khí đặc biệt phát huy vai trò bảo vệ đối với các phần này. Do đó các xe thường có túi khí bảo vệ phần đầu (mặt) và túi khí bảo vệ đầu gối.

- "Thể tích trung bình của một túi khí cho người lái là khoảng 55 lít. Trong khi đó, túi khí cho hành khách lại to hơn đáng kể khi có thể chứa đến 120 lít khí khi bung ra".

Cái này là do túi khí người lái đặt ngay tại vô lăng, gần người cần bảo vệ, còn túi khí hành khách được đặt ở taplo, cách xa người cần được bảo vệ nên phải có thể tích lớn hơn.

Em bổ sung ý này ạ!
Dây đai an toàn được thiết kế một khoảng hở nhất định, với khoảng hở đó người đeo dây sẽ bị di chuyển tự do trong khoảng đó có có thể va đập vào các vật khác trên xe kể cả lúc có túi khí. Nên ngoài thiết kế túi khí thì xe sẽ được trang bị thêm bộ căng đai khẩn cấp nhằm rút ngắn lại độ hở của dây đai khi xe xảy ra va chạm hạn chế khoảng di chuyển tự do của hành khách.
 

maivannhan

Tài xế O-H
em cũng đang làm về đề tài này! Em mong các bác, các cụ có kinh nghiệm về túi khí có thể giúp em hơn về mảng này ạ! cụ thể là cơ sở vị trí lắp đặt các túi khí ạ. Em cảm ơn ạ
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
em cũng đang làm về đề tài này! Em mong các bác, các cụ có kinh nghiệm về túi khí có thể giúp em hơn về mảng này ạ! cụ thể là cơ sở vị trí lắp đặt các túi khí ạ. Em cảm ơn ạ
Bác cứ ngồi lên xe là thấy túi khí nó lắp ở đâu ngay thôi
 

zozozo

Tài xế O-H
Từ 1995 đến nay, túi khí đã bung trên 800,000 lần cứu mạng hơn 1,700 người và giảm 11% tỷ lệ chấn thương gây tử vong trong những vụ va chạm xe. Trong bài viết này, danhgiaXe sẽ mang đến cho độc giả những thông tin cơ bản, ngắn gọn và hữu ích nhất mà không phải ai cũng biết về túi khí – trang bị an toàn cực kỳ quan trọng trên một chiếc ô tô hiện đại.

View attachment 94351

Túi khí là gì?

Túi khí là những túi vải co giãn (hoặc một vật liệu khác) đảm bảo được khả năng thu gọn và dễ dàng bung ra ngay khi cần thiết. Trong tình huống xảy ra va chạm, túi khí được bơm phồng gần như ngay lập tức trong thời gian nhanh hơn một cái chớp mắt, bảo vệ các bộ phận quan trọng trên cơ thể hành khách và người lái.

View attachment 94352

Vì sao cần có túi khí trong khi đã có dây đai an toàn?

Khi xe đâm vào xe khác hoặc vật thể cố định, nó dừng lại rất nhanh nhưng không phải ngay lập tức. Ví dụ nếu khi đầu xe đâm vào rào chắn cố định hoặc đuôi một chiếc xe đứng yên với vận tốc 50 km/h, , thì xe chỉ dừng lại hoàn toàn sau khoảng trên dưới 0,1 giây. Ở thời điểm va đập, phần trước của xe bị ngừng đột ngột nhưng phần còn lại vẫn tiếp tục dịch chuyển với vận tốc 50 km/h do lực quán tính (khoang cabin cũng nằm trong số đó).

View attachment 94353

Trong quá trình va đập, khoang cabin bắt đầu giảm tốc, nhưng hành khách vẫn tiếp tục chuyển động lao về phía trước với vận tốc như vận tốc ban đầu trong khoang xe. Nếu không có các trang bị bảo vệ, họ sẽ tiếp tục chuyển động với vận tốc 50 km/h cho đến khi va vào các vật thể trong xe (kính trước, bảng tablo,…) - tốc độ này tương đương với việc bị rơi từ tầng 3 xuống đất. Nếu người lái và hành khách đeo dây an toàn thì tốc độ dịch chuyển của họ sẽ giảm dần và do đó giảm được lực va đập tác động lên cơ thể.

View attachment 94354

Tuy nhiên, với các va đập mạnh (ở khoảng vận tốc trên 20 km/h), dây an toàn cũng không thể đảm bảo 100% khả năng bảo vệ, chống va đập của mình. Hành khách vẫn có thể va đập vào các vật thể trong xe, chỉ là với một lực nhỏ hơn. Từ cơ sở đó, túi khí được ra đời để kết hợp với dây an toàn giúp giảm hơn nữa khả năng va đập của mặt và đầu với các vật thể trong xe và hấp thụ một phần lực va đập từ người lái và hành khách.

View attachment 94355

Thành phần và quá trình hoạt động của hệ thống túi khí

Hệ thống túi khí trên ô tô gồm các cảm biến va chạm, gia tốc, tốc độ và áp lực phanh,... để nhận biết mức độ nguy hiểm của một tình huống vận hành nhất định. Khi bộ điều khiển nhận thấy các thông số vượt quá giá trị quy định (cảm biến nhận thấy va chạm, lực đạp phanh và gia tốc phanh lớn,…) thì ngòi nổ trong bộ thổi sẽ đánh lửa để đốt chất mồi lửa và hạt tạo khí bơm đầy túi khí. Toàn bộ quá trình trên chỉ mất khoảng 50 miligiây – nhanh hơn một cái chớp mắt.

View attachment 94356

Có một sự thật không phải ai cũng biết là ngay khi bơm đầy, túi khí lập tức được xả hơi trước khi va chạm với hành khách (qua các lỗ xả phía sau) để hấp thụ va chạm đó. Nếu không làm vậy, hành khách lao vào khi túi khí đang được bơm căng cũng sẽ tương tự như lao đầu vào bức tường và chấn thương có thể còn nghiêm trọng hơn.

View attachment 94357

Thể tích trung bình của một túi khí cho người lái là khoảng 55 lít. Trong khi đó, túi khí cho hành khách lại to hơn đáng kể khi có thể chứa đến 120 lít khí khi bung ra.

View attachment 94358

Nói đến vấn đề này, không phải túi khí nào cũng sẽ bung khi ô tô xảy ra va chạm mà trong mỗi trường hợp nhất định, loại túi khí phù hợp mới được kích hoạt. Với mỗi loại túi khí bố trí ở các vị trí khác nhau lại có một quy chuẩn hoạt động riêng để đảm bảo an toàn cho người trên xe. Ví dụ, túi khí rèm cửa sẽ chỉ bung khi phát hiện va chạm mạnh ở phần hông xe, túi khí trước thì được thiết kế để bung ra khi va chạm ở ngưỡng tốc độ trên 20 km/h.

View attachment 94359

Túi khí là trang bị dùng một lần nên sau khi túi khí bung, bạn cũng cần đưa xe đến các đại lý, garage để thay thế một bộ túi khí khác, và cũng là để khắc phục thiệt hại cho xe sau lần va chạm đó.

View attachment 94360

Những chỉ dẫn an toàn để phát huy tối đa khả năng bảo vệ của túi khí

Nên nhớ, túi khí chỉ là một trang bị hỗ trợ thêm cho dây đai an toàn, do vậy cần phải thắt dây an toàn dù ngồi ở vị trí nào trên xe. Đây là một thiếu sót mà rất nhiều người Việt mắc phải khi quan niệm chỉ ở băng ghế trước mới cần cài dây an toàn. Trên thực tế, bất cứ vị trí nào trên xe cũng đều đối diện với nguy cơ tử vong khi va chạm nếu không thắt dây an toàn đúng cách.

View attachment 94361

Bên cạnh đó, cả người lái và hành khách ở hàng ghế trước cũng cần lùi ghế ra xa nhất có thể, đặc biệt là những người có vóc dáng nhỏ. Bạn cũng nên giữ khoảng cách 25 cm (10 inch) từ vô lăng đến xương ngực của mình để đảm bảo an toàn tối đa khi túi khí được bung ra.

View attachment 94362

Đối với trẻ nhỏ, trẻ dưới 12 tuổi phải được ngồi ở băng sau và thắt đai an toàn khi xe chạy. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng cần được trang bị ghế chuyên dụng phù hợp với kích cỡ khi ngồi trên xe và cũng phải thắt dây an toàn.

Hy vọng thông qua bài viết này, danhgiaXe đã mang đến cho bạn cái nhìn tổng quát và cơ bản nhất về túi khí – trang bị an toàn quan trọng và không thể thiếu trên ô tô hiện nay.

Nguồn : Danhgiaxe



Hay quá
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
quan trọng là em muốn tìm tài liệu thiết kế ạ! chứ vị trí thì em biết nhưng em cần là thông số lắp như dài rộng, cách khung bao nhiêu ý ạ
- Tôi trả lời câu hỏi của bác thôi mà. Tại bác hỏi thế chứ
- Các thông số kia thì bác đo thực tế đi
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên