Phương pháp xác định chiều quay động cơ

khoadongluc
Bình luận: 16Lượt xem: 15,152

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
1 Mục đích:
- Muốn điều chỉnh hoặc sửa chữa một động cơ bất kỳ, công việc đầu tiên là phải biết được chiều quay của động cơ. Chiều quay của động cơ là chiều quay của trục khuỷu động cơ.
- Nếu ta đứng ở phía trước động cơ và nhìn lại phía sau nó, người ta gọi chiều quay đó là chiều quay thuận (hầu hết các động cơ có chiều quay thuận), nếu trục khuỷu quay theo chiều kim đồng hồ, ngược lại là chiều quay nghịch (có một số động cơ có chiều quay nghịch như Honda) nếu trục khủy quay ngược chiều kim đồng hồ.
- Xác định chiều quay động cơ nhằm mục đích để thực hiện một số công việc sau :
+ Tìm xú páp cùng tên.
+ Cân cam
+ Điều chỉnh khe hở xúpáp
+ Cân lửa, cân bơm cao áp…
2 Yêu cầu:
- Phải biết đựơc cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ.
- Phải biết động cơ bố trí phía trước hay sau xe.
- Chuẩn bị một số dụng cụ cho công việc.
3 Phương pháp thực hiện:
Chúng ta có rất nhiều phương pháp để xác định chiều quay của động cơ .Tuỳ theo trường hợp cụ thể mà ta có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
3.1 Căn cứ vào dấu mũi tên trên bánh đà:
- Thông thường trên động cơ một xy lanh, người ta có thể biểu thị dấu mũi tên để xác định chiều quay của động cơ.
- Ví dụ như xe gắn máy, động cơ Diesel Kubota, Janma…
3.2 Căn cứ vào dấu đánh lửa sớm hoặc phun dầu sớm:
- Nếu trên thâm máy có khắc vạch chia độ, và trên pu li có vạch dấu thì :
+ Dấu 0°biểu thị vị trí điểm chết trên.
+ Dấu +15°, +10°, 5°biểu thị góc đánh lửa sớm trước ĐCT.
+ Dấu –5°, -10°biểu thị góc đánh lửa trễ.
- Nếu trên pu li hoặc bánh đà có 2 dấu, thì một dấu là ĐCT, dấu còn lại là thời điểm đánh lửa sớm (như xe môtô).
® Tóm lại : Chiều quay của động cơ là chiều mà dấu ĐLS đi trước, rồi sau đó mới đến ĐCT.
1.3.3 Căn cứ vào xú páp:
- Ta căn cứ vào ống góp hút, thoát xác định được xu`páp hút và thoát của xy lanh số một.
- Quay trục khuỷu theo một chiều bất kỳ thì chiều quay đúng của động cơ là chiều mà xúpáp hút vừa đóng kín lại thì xúpáp thoát vừa mở ra (Cuối thải đầu hút ).
3.4 Căn cứ vào quạt gió:
- Trong quá trình làm việc, lượng gió làm mát động cơ gồm 2 thànhphần: do tốc độ của xe tạo nên và do cánh quạt cung cấp.
- Nếu biết được chiều quay của quạt gió, chúng ta xác định được chiều quay của trục khuỷu.
* Chú ý : Ở động cơ tĩnh tại chiều quay của quạt gió luôn luôn là chiều mà quạt gió hút từ ngoài vào trong.
3.5 Tham khảo:
* Lưu ý : - Hầu tất động cơ lắp trên ô tô, máy kéo chiều quay của trục khuỷu luôn luôn là chiều kim đồng hồ. Tuy nhiên ở một số động cơ của hãng Honda lại có chiều quay ngược chiều kim đồng hồ.
- Đối với xe gắn máy, chiều quay là chiều ngược chiều kim đồng hồ (quay vô lăng)
- Ngoài một số phương pháp xác định chiều quay động cơ ở trên, ta có thể tham khảo thêm một số phương pháp xác định chiều quay động cơ sau :
1.3.5.1 Căn cứ vào cơ cấu khởi động:
- Dùng máy khởi động để quay trục khuỷu. Do máy khởi động dùng bánh răng để ăn khớp với răng trên bánh đà nên chiều quay của bánh đà ngược với chiều quay của máy khởi động.
* Lưu ý : + Cần phải quan sát xem máy khởi động được bắt theo chiều nào (như minh hoạ ở hình vẽ)
+ Ngoài ra trên một số xe có tính việt rã cao người ta còn dùng maniven hoặc dây để quay động cơ
1.3.5.2 Căn cứ vào vít lửa:
- Do chuyển động của cam ngắt điện có liên hệ với chuyển động của trục khuỷu. Do đó nếu biết chiều quay cuả cam ngắt điện thì chúng ta xác định được chiều quay của trục khuỷu.
- Chiều quay của cam ngắt điện là chiều mà cam đá cựa vít búa từ trong ra ngoài.
 

zinzin194

Tài xế O-H
Cảm ơn bạn về bài viết nhé! Còn 1 cách, đó là nhìn vào đai dẫn động cam (dẫn động puli trục khuỷu và puli trục cam), người ta sẽ bố trí cơ cấu căng đai ở bên dây đai bị chùng, bạn nhìn vào 2 bên dây đai là có thế suy luận ra.
 

Nissan old

Tài xế O-H
1 Mục đích:
- Muốn điều chỉnh hoặc sửa chữa một động cơ bất kỳ, công việc đầu tiên là phải biết được chiều quay của động cơ. Chiều quay của động cơ là chiều quay của trục khuỷu động cơ.
- Nếu ta đứng ở phía trước động cơ và nhìn lại phía sau nó, người ta gọi chiều quay đó là chiều quay thuận (hầu hết các động cơ có chiều quay thuận), nếu trục khuỷu quay theo chiều kim đồng hồ, ngược lại là chiều quay nghịch (có một số động cơ có chiều quay nghịch như Honda) nếu trục khủy quay ngược chiều kim đồng hồ.
- Xác định chiều quay động cơ nhằm mục đích để thực hiện một số công việc sau :
+ Tìm xú páp cùng tên.
+ Cân cam
+ Điều chỉnh khe hở xúpáp
+ Cân lửa, cân bơm cao áp…
2 Yêu cầu:
- Phải biết đựơc cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ.
- Phải biết động cơ bố trí phía trước hay sau xe.
- Chuẩn bị một số dụng cụ cho công việc.
3 Phương pháp thực hiện:
Chúng ta có rất nhiều phương pháp để xác định chiều quay của động cơ .Tuỳ theo trường hợp cụ thể mà ta có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
3.1 Căn cứ vào dấu mũi tên trên bánh đà:
- Thông thường trên động cơ một xy lanh, người ta có thể biểu thị dấu mũi tên để xác định chiều quay của động cơ.
- Ví dụ như xe gắn máy, động cơ Diesel Kubota, Janma…
3.2 Căn cứ vào dấu đánh lửa sớm hoặc phun dầu sớm:
- Nếu trên thâm máy có khắc vạch chia độ, và trên pu li có vạch dấu thì :
+ Dấu 0°biểu thị vị trí điểm chết trên.
+ Dấu +15°, +10°, 5°biểu thị góc đánh lửa sớm trước ĐCT.
+ Dấu –5°, -10°biểu thị góc đánh lửa trễ.
- Nếu trên pu li hoặc bánh đà có 2 dấu, thì một dấu là ĐCT, dấu còn lại là thời điểm đánh lửa sớm (như xe môtô).
® Tóm lại : Chiều quay của động cơ là chiều mà dấu ĐLS đi trước, rồi sau đó mới đến ĐCT.
1.3.3 Căn cứ vào xú páp:
- Ta căn cứ vào ống góp hút, thoát xác định được xu`páp hút và thoát của xy lanh số một.
- Quay trục khuỷu theo một chiều bất kỳ thì chiều quay đúng của động cơ là chiều mà xúpáp hút vừa đóng kín lại thì xúpáp thoát vừa mở ra (Cuối thải đầu hút ).
3.4 Căn cứ vào quạt gió:
- Trong quá trình làm việc, lượng gió làm mát động cơ gồm 2 thànhphần: do tốc độ của xe tạo nên và do cánh quạt cung cấp.
- Nếu biết được chiều quay của quạt gió, chúng ta xác định được chiều quay của trục khuỷu.
* Chú ý : Ở động cơ tĩnh tại chiều quay của quạt gió luôn luôn là chiều mà quạt gió hút từ ngoài vào trong.
3.5 Tham khảo:
* Lưu ý : - Hầu tất động cơ lắp trên ô tô, máy kéo chiều quay của trục khuỷu luôn luôn là chiều kim đồng hồ. Tuy nhiên ở một số động cơ của hãng Honda lại có chiều quay ngược chiều kim đồng hồ.
- Đối với xe gắn máy, chiều quay là chiều ngược chiều kim đồng hồ (quay vô lăng)
- Ngoài một số phương pháp xác định chiều quay động cơ ở trên, ta có thể tham khảo thêm một số phương pháp xác định chiều quay động cơ sau :
1.3.5.1 Căn cứ vào cơ cấu khởi động:
- Dùng máy khởi động để quay trục khuỷu. Do máy khởi động dùng bánh răng để ăn khớp với răng trên bánh đà nên chiều quay của bánh đà ngược với chiều quay của máy khởi động.
* Lưu ý : + Cần phải quan sát xem máy khởi động được bắt theo chiều nào (như minh hoạ ở hình vẽ)
+ Ngoài ra trên một số xe có tính việt rã cao người ta còn dùng maniven hoặc dây để quay động cơ
1.3.5.2 Căn cứ vào vít lửa:
- Do chuyển động của cam ngắt điện có liên hệ với chuyển động của trục khuỷu. Do đó nếu biết chiều quay cuả cam ngắt điện thì chúng ta xác định được chiều quay của trục khuỷu.
- Chiều quay của cam ngắt điện là chiều mà cam đá cựa vít búa từ trong ra ngoài.

Thank nhiều.
 

dangvantai

Tài xế O-H
1.3.3 Căn cứ vào xú páp:
- Ta căn cứ vào ống góp hút, thoát xác định được xu`páp hút và thoát của xy lanh số một.
- Quay trục khuỷu theo một chiều bất kỳ thì chiều quay đúng của động cơ là chiều mà xúpáp hút vừa đóng kín lại thì xúpáp thoát vừa mở ra ""(Cuối thải đầu hút )""

Em chưa hiểu. Sao lại là "cuối thải đầu hút". Em nghĩ đó mới là Đầu thải cuối nén. Em chưa hiểu chỗ này, mong giải thích thêm bác ơi.
 

nguyenhung

Tài xế O-H
1.3.3 Căn cứ vào xú páp:
- Ta căn cứ vào ống góp hút, thoát xác định được xu`páp hút và thoát của xy lanh số một.
- Quay trục khuỷu theo một chiều bất kỳ thì chiều quay đúng của động cơ là chiều mà xúpáp hút vừa đóng kín lại thì xúpáp thoát vừa mở ra ""(Cuối thải đầu hút )""

Em chưa hiểu. Sao lại là "cuối thải đầu hút". Em nghĩ đó mới là Đầu thải cuối nén. Em chưa hiểu chỗ này, mong giải thích thêm bác ơi.
là có góc trùng điệp đó (góc này chỉ có ở cuối thải đầu nạp)>>>> suy ra piston song hành ở cuối nén đầu nổ: dựa vào đây để điều chỉnh supap hay công việc khác,....
làm gì có ĐẦU THẢI MÀ CUỐI NÉN nhỉ,...những chỗ mình tô màu đỏ là những chỗ bạn bị nhầm lẫn đó, xem lại nghen

chỉ có chiều quay đúng thì mới có xuất hiện góc này thôi
đây là thuộc những bài cơ bản của môn thực tập động cơ xăng:)) 1,
 

toanlexus

Tài xế O-H
"cuối thải đầu hút" là xupap xả vừa đóng thì xuapap nạp vừa mở chứ bác. sao em thấy bác ghi là xupap hút đóng kín xuppap thải vừa mở ra.
 

quynhhieu

Tài xế O-H
Cảm ơn bạn về bài viết nhé! Còn 1 cách, đó là nhìn vào đai dẫn động cam (dẫn động puli trục khuỷu và puli trục cam), người ta sẽ bố trí cơ cấu căng đai ở bên dây đai bị chùng, bạn nhìn vào 2 bên dây đai là có thế suy luận ra.
cái này hay đấy bạn. mình thì không để ý đến cơ cấu căng đai để xác định chiều quay của trục khuỷu. hôm nay biết thêm một mẹo nữa rồi.cảm ơn bạn nhiều nha
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên