'Công nghệ' chống cháy cho xe máy ở Hà Nội

V
Bình luận: 1Lượt xem: 1,129

vietsnets1

Tài xế O-H
Giới sửa xe đang "đánh" vào tâm lý sợ cháy xe của khách hàng bằng biện pháp quấn bảo vệ dây điện, dây dẫn nhiên liệu nhằm chống chuột cắn.

Chưa có nguyên nhân cuối cùng cho hiện tượng xe máy tự cháy trong thời gian gần đây, nhưng giới sửa xe Hà thành đã biết cách làm dịu nỗi lo của người sử dụng. Giá "chống chuột" theo hình thức này dao động trong khoảng 200.000-300.000 đồng.

Tại một cửa hàng trên đường Thái Hà (Hà Nội), sau khi tháo rời các cụm dây cáp điện, thợ sử dụng một loại băng dính quấn dọc theo các bó dây mà nhà sản xuất đã chia. Theo người quản lý đây là loại băng dính tốt hơn băng dính điện bán trên thị trường, có khả năng chống nhiệt, cách điện tốt. Khi được hỏi về nguồn gốc, chủ cửa hàng từ chối tiết lộ và cho biết đây là bí quyết riêng. Nhãn mác của loại băng dính này cũng không có.


Cửa hàng trưng biển quảng cáo chống cháy xe trên đường Thái Hà (Hà Nội).​

Vị trí bọc là đường cáp chính chạy dọc theo thân, nối từ hệ thống đèn, công tắc điều khiển phía trước ra sau. Theo kinh nghiệm của chủ cửa hàng đó là những vị trí mà chuột hay cắn. Phần dây điện ở gần động cơ được cho là chuột ít cắn nên không được quấn. Nhưng anh Dương, thợ sửa xe trên phố Nguyễn Phúc Lai lại cho biết chuột thường cắn dây ở ngóc ngách nơi cản đường đi của chúng.

Hai xe cùng được thực hiện tại một cửa hàng trên phố Thái Hà, một xe có phần dây điện điều khiển vòi phun được quấn, xe khác lại không. Xe dựng bên ngoài sử dụng băng dính màu trắng, trong khí xe đang thực hiện quấn ở trong xưởng lại sử dụng băng dính màu vàng. Trong khi theo quy định nếu một sản phẩm có nhiều chủng loại khác nhau, thì nhà sản xuất thường phân biệt chúng bằng hình dạng hoặc màu sắc.

Giải thích về công dụng của việc quấn băng dính cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Có thợ cho biết băng dính cách điện tốt và chịu nhiệt cao, nên bảo vệ dây khỏi bị mài mòn khi xảy ra cọ xát với khung, từ đó chống nguy cơ hở điện gây chập cháy. Trong khi đó thợ khác lại giải thích đó là lớp lót trước khi quét keo đuổi động vật gặm nhấm.


Công đoạn lắp ghép trước khi quét keo chống chuột.​

Riêng ống dẫn xăng và dây cao áp nối từ bộ tăng áp tới bu-gi ngoài lớp băng dính còn lồng lò xo bên ngoài. Đó là hai bộ phận có khả năng gây ra cháy nổ cao, ống dân xăng của hệ thống phun xăng điện tử khi bị thủng, xăng sẽ phun ra ngoài dễ bắt lửa gây cháy.

Dây cao áp có chênh lệch điện thế lớn, nếu bị hở dễ phát sinh tia lửa điện, thế nên chúng cần được gia cố thêm. Sau một thời gian lớp keo chống chuột mất tác dụng, dây lò xo bên ngoài có thể ngăn cản chuột cắn dây. Tuy nhiên, trên thực tế khoảng khoảng cách giữa các vòng lò xo chỉ khoảng 5 mm.

Quấn xong băng dính, thợ quét lên xung quanh một loại keo có pha chất đuổi chuột. Chủ cửa hàng phố Thái Hà khẳng định đây là bí quyết có được sau khi trao đổi với bạn bè làm ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Thành phần của keo gồm mỡ bôi trơn, chất chống chuột, chất chống đông cứng...trộn với nhau theo tỷ lệ nhất định.

Do thành phần phức tạp nên hiệu quả của biện pháp này chưa rõ ràng, vì các chất có thể có phản ứng với nhau, làm mục vỏ cách điện của dây dẫn. Một điều chắc chắn là lớp mỡ làm tăng khả năng bắt bụi. Khi mỡ khô đi, lớp bụi sẽ hút nước trong không khí ẩm và có thể dẫn điện sinh chập cháy.

* Ảnh chi tiết quá trình bọc dây chống chuột


Cuộn băng dính không nhãn mác.


Kết nối các giắc cắm trước khi bôi keo.


Dây điện bọc thêm một lớp băng dính mỏng. Ống dẫn nhiên liệu lồng trong lò xo.


Hỗn hợp keo gồm mỡ bô trơn và một số hóa chất được cho là có công dụng xua đuổi chuột, và chất chống khô.


Dùng chổi sơn quét bên ngoài dây.


Lớp mỡ dính lên cả nắp máy.


Cụm giắc nối bên hông.


Có xe quấn dây điện điều khiển vòi phun, nhưng có xe lại không được quấn.​


theo vnexpress
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên