Phanh dầu "ăn" không đều.

L
Bình luận: 92Lượt xem: 26,898

nguyenthienvu

Tài xế O-H
Với gợi ý như thế này mà không đồng chí nào chịu phân tích là sao ???
Tiết diện đường ống tỉ lệ nghịch với áp suất ->>>
Khi đường ống dầu đi vòng dài uốn lượn thì có tổn thất áp lực ( chả có ống nào tiết diện đều 100% cả )
Rồi đường ống ra từng bánh xe ntn, áp lực phân chia cho 2 cầu ra sao ...
Gợi ý hướng dẫn thế thôi. Phần này dành cho các bạn SV mình già mà còn ham hố các bác cười chết !!!




Khà khà!!! Đây là bài viết tặng điểm cơ mà! Ai viết hay nhất sẽ được tặng tối đa 1.500 điểm. Bài viết hay nhưng sai lỗi chính tả sẽ bị trừ điểm. Cơ hội đang dành cho tất cả các bạn sinh viên.

Gợi ý thêm nhé:
Nhiều vấn đề vẫn chưa được đề cập đến: áp suất, diện tích, lực, tổn thất trên đường ống, tiết diện ...

 

MINHENG

Tài xế O-H
Hi các Bác,
Trường hợp này thì em gặp hoài lúc làm trong Toyota, đối với xe mới hẳn hoi vừa nhận từ nhà máy. Toy Hilux thì hầu như chiếc nào vừa nhận, khi làm PDS là vướng ngay trường hợp này. Đưa xe lên brake tester hai cây kim nó lệch nhau cả khúc:D. Bác nào làm trong dealers của Toy là gặp hàng ngày.
Tóm lại, trong trường hợp này loại bỏ các yếu tố: mòn tambua không đều, lọt khí, lẫn air trong dầu phanh, lỗi do thời gian sử dụng lâu ngày...etc. Vì đó là xe mới chưa lăn bánh.
Mời các Bác chém tiếp trường hợp này với. Dĩ nhiên em đã có cách làm cho nó đều hai cây kim của brake tester.
 

chingnguyen

Tài xế O-H
mức độ cường hóa lực phanh ở mỗi bánh là khác nhau. nguyên nhân do đâu để cho các bạn chém tiếp.
chú í là lực phanh khi tiến và khi lùi thường là hoàn toàn.... khác nhau.
 

dinhdam_91

Tài xế O-H
Nguyên nhân má phanh ăn không đều như bạn kể là:
1) Đĩa phanh và tang trống bị dính dầu mỡ
2) Má phanh mòn không đều có thể do ắc phanh của bạn bị kẹt hoặc rơ lỏng trong quá trình làm việc.
3) Chưa sả hết e khí.
Cách khắc phục:
- Vệ sinh sạch đĩa phanh tang trống, có thể láng lại mặt.
- Tiện thêm bạc ắc phanh, vệ sinh ắc phanh rồi bôi mỡ trơn chu.
- Xả lại e phanh.
Nếu các bạn muốn láng lại mặt, hoặc tiện thêm ắc liên hệ với tớ: 01682 680 477 xưởng tớ lúc nào cũng ok.:D

-
 

mrdp

Tài xế O-H
theo em nghĩ có lẽ do bố chí chiều dài đường ống khác nhau quá nhiều dòng thủy lực đi tới tổng phanh các bánh khác nhau về thời gian , độ rãn lở của dòng thủy lực khác nhau vì thể tích đường ống khác nhau ,mao trở cũng khác nhau các yếu tố trên dẫn đến áp lực phanh khác nhau về áp lực và thờ điểm.
 

sirduyduc

Tài xế O-H
Thợ sửa chữa hay kiểm tra phanh qua vệt phanh trên mặt đường. Nếu chiều dài, màu sắc vệt phanh hai bên khác nhau thì phanh đang "ăn" lệch:

-Thời điểm "ăn" phanh của hai bên là khác nhau.
-Lực phanh ở hai bên là khác nhau.

Khi phanh "ăn" lệch, sẽ bị lệch lái.
mấy ngày nay bia rượu phê pha quá, chưa vào bái kiến "mụ" Thủy được, mong "mụ" xá tội cho nhà cháu!
cái đề "mụ" ra, cho nhà cháu "cuồng ngôn" chút "mụ" nhé!!!!

- thời điểm ăn phanh hai bên là khác nhau: cái này nhà cháu mạnh mồm phán nó liên quan đến hệ thống thủy lực, nó bị tắc cục bộ tại đoạn dẫn đến nhánh nào đó, nhánh nào bị tắc cụ bộ ắt có thời điểm ăn phanh trễ hơn bánh còn lại trên cùng một cầu. để khắc phục "chưởng" này, biện pháp nhà cháu đưa ra là kiểm tra và "thông" lại hệ thống thủy lực.
- Lực phanh ở hai bên là khác nhau: cái này nhà cháu dự mấy vấn đề sau:
+) một là do ma sát giữa má phanh và tang trống trên các bánh không đều. tình trang má, trống, lò xo còn tốt như nhau, nên theo nhà cháu nó nằm ở tiếp xúc giữa má và trống: dầu mỡ=> lực phanh giảm.
+) cũng như trên, hệ thống thủy lực ở một nhánh bị tắc cục bộ => lực phanh nhánh đó giảm
+) trên cùng một cầu, hai lốp có áp suất lốp không cân xứng sẽ gây lệch lái khi phanh. cần bơm lại, tình trạng lốp tốt như nhau nhưng áp suất bơm vào chưa hẳn đã như nhau.
+) nếu là xe tải, kiểm tra mức độ hàng có chất lệch tải về một phía không.

nhà cháu xin hết!!!
 
Hi các Bác,
Trường hợp này thì em gặp hoài lúc làm trong Toyota, đối với xe mới hẳn hoi vừa nhận từ nhà máy. Toy Hilux thì hầu như chiếc nào vừa nhận, khi làm PDS là vướng ngay trường hợp này. Đưa xe lên brake tester hai cây kim nó lệch nhau cả khúc:D. Bác nào làm trong dealers của Toy là gặp hàng ngày.
Tóm lại, trong trường hợp này loại bỏ các yếu tố: mòn tambua không đều, lọt khí, lẫn air trong dầu phanh, lỗi do thời gian sử dụng lâu ngày...etc. Vì đó là xe mới chưa lăn bánh.
Mời các Bác chém tiếp trường hợp này với. Dĩ nhiên em đã có cách làm cho nó đều hai cây kim của brake tester.


Bạn MINHENG thử chém một phát để biến số điểm từ 11 lên 1511 điểm xem nào?
Lưu ý: đây là xe cũ nên đã có nhiều thợ "cải tiến" rồi nhé!
 

KingLove

♫ O-H ~ Quality Service.
Nhà con vẫn tâm niệm 3 vấn đề như thế này :
-Đường dẫn thủy lực rò rỉ, thiếu dầu, lọt khí ( đã bị "mụ" loại bỏ)
-Chiều dài 2 đường ống khác nhau (có thể do sơ xuất trong lần sửa chữa, cải tiến lần trước )
-Khe hở giữa má phanh và tang trống của 2 bên không đều
Ngu ý của nhà con mới nghi được đến đó.Mong các cụ góp ý.
 

MINHENG

Tài xế O-H
Hi Ms Thủy và các Bác,
Trên xe cũ của Ms Thủy đã qua nhiều sửa chữa và cải tiến, em rón rén loại trừ hết các nguyên nhân gây lệch lực phanh chỉ còn:
-Tiết diện và chiều dài ống dầu của hai bên phanh trên cùng một cầu không bằng nhau.
-Đường kính "heo con" hai bên không bằng nhau (Chẳng lẽ thợ nào lại dở thế???:37::37:).
-Chỉnh sai bộ Load sensing proportioning and by pass valve (LSP and PV).
Note: Trên Toy Hilux em nói bên trên là chỉnh lại tăng-đơ của cục này.
Còn gì nữa thì em chưa nghĩ ra, tối nay chém tiếp.
Goodluck!
 

bomphunong_91

Tài xế O-H
Cơ hội để nâng cao điểm số, mời các bạn sinh viên tham gia nhiệt tình nhé! Bài viết hay sẽ được tặng từ 500 - 1000 điểm.

Tình trạng xe như sau:
- Xe cũ. Đã qua nhiều lần sửa chữa.
- Lốp, moay ơ còn tốt. Hai bên đều nhau.
- Má phanh, tam bua (trống phanh), lò xo hai bên còn tốt giống nhau.
- Xy lanh, cúp ben phanh hai bên còn tốt.
- Tổng phanh trước, sau còn tốt.

Đã chỉnh nhiều lần nhưng hai bên (cùng phanh trước hoặc phanh sau) không "ăn" đều nhau. Các bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao??? Nêu bài học kinh nghiệm.

nhà cháu nghĩ cái này thì về cơ cấu cơ khí thím thủy giả sử nó tốt như nhau hết rồi nên chỉ còn phần thủy lực.mà nhà cháu nhớ hình như phanh thủy lực thì k có cặn.
1.van phân phối dầu ở 2 bánh cùng 1 cầu hoạt động không tốt=> phân phối dầu sang 2 bánh với thời gian chênh lệch nhau
2.đường ống dầu sang 2 bánh ở cùng 1 cầu có tiết diện khác nhau.VD như: bị móp méo => áp suất phân phối sang 2 bên chênh lệch,hoặc bị chậm
3.cũng có 1 cái nữa.nếu trường hợp góc đặt bánh trước và sau không đúng => khi phanh sẽ bị lệch phanh
 

tranhungkm

Tài xế O-H
thay hết dầu cũ xả e kỹ đi là được thui. vi hệ thống cũ quá nên sự phân bố lực phanh ko đều nên thay xi lanh phanh tổng nữa
 
S

sangdien

Khách
cái này có lẽ khó chơi nha. em xin có ý kiến như thế này, đúng hay sai mấy bác chỉ giáo:
+ Vì các thành phần bố thắng, tang trống, cuppen, xylanh, tải trọng, như đã nói ở trước là ok hết thì trường hợp còn lại khả năng là đường ống có vấn đề, và vấn đề là đường ống bị nghẹt do:
- Bẩn, thay dầu
- Air, cái này làm rồi, không tính đến nữa
- Gấp đường ống, chịu khó tìm và thay thôi.
- Chỉnh khe hở nhằm làm cho khi phanh 2 bên bánh đều nhau
+ Kinh nghiệm rút ra là: - Khi gặp vấn đề khó thì nên sử dụng phương pháp loại trừ
- Nguyên nhân có thể nằm ở bất cứ vị trí nào của hệ thống.
 

buidinhduong

Tài xế O-H
Em cũng xin bon chen một chút. Nguyên nhân có thể do khe hở giữa má phanh và trống phanh của các cơ cấu phanh không đều nhau hoặc một vài cơ cấu phanh bị dính dầu mỡ. Sức căng của các lò xo hồi vị khác nhau. Một vài đường dầu bị tắc hoặc một vài piston, cuppen ở xilanh bánh xe bị kẹt.
 

MINHENG

Tài xế O-H
Hí hí, em được tặng điểm:). Không biết trúng ngay ý nào nữa, hay là điểm khuyến khích dành cho newbie:2:
Ms.Thủy có câu đố nào nữa đưa thêm nhe, dạo này đổi job nên rãnh nhiều, nhưng em không có nhiều skill ở gầm, thích chém ở bên engine hơn.
Chúc các Bác, các Mợ và Ms.Thủy một ngày làm việc thật vui và hạnh phúc.
@Ms.Thủy: em có quen với Mr.Du, Mr.Thơ làm việc trong lĩnh vực ô tô của quý Trường, Em thì hai Mr. này biết rõ:)
 

MINHENG

Tài xế O-H
Trở lạ vấn đề: Em tập trung vào mấy ý:
1. Tiết diện ống dầu ở hai bên trên cùng một cầu khi thay thế không bằng nhau. Giả sử ống có đường kính lớn hơn là ống 1, ống nhỏ hơn là ống 2. Vậy bánh xe 1 thắng ăn hơn (ở đây xét đến lực phanh khi đưa lên roller của brake tester) hay là bánh 2 ăn hơn? Bánh 1 ăn hơn. Giải thích thì rất dài dòng, chắc em phải đi mua cuốn cơ lưu chất. Nhưng về định tính cũng dễ thấy là thế. Vậy nhà thiết kế sao không làm cái ống bự chảng cỡ phi 100mm?? Why? Các bạn chém tiếp giùm.
2.Giả sử ống 1 lắp ngoằn ngoèo làm cho chiều dài dài hơn ống 2. Vậy bánh 1 ăn hơn hay bánh 2 ăn hơn? Cái này dễ: Bánh 1 ăn ít vì trở lực trên đường ống lớn, làm cho vận tốc dòng lưu chất trong ống 1 nhỏ hơn. Dùng Bernuli tính lằng nhằng cũng sẽ ra kết quả sự chênh lệnh.
3. Giả thiết 3: Xylanh con ở bánh xe có đường kính hai bên chênh lệch nhau. Vậy bên xylanh lớn ăn hơn hay xylanh nhỏ ăn hơn? Dễ thấy là bên xylanh lớn ăn hơn bên nhỏ, tính theo định luật Pascal. Tuy nhiên, không đơn giản là thế: lượng dầu điền đầy vào xylanh lớn chắc chắn cũng cần nhiều hơn bên nhỏ. Nếu đường kính ống là như nhau, cùng lúc bên cần nhiều dầu di chuyển bên trong, bên cần ít dầu hơn, vậy chưa chắc đáp án là đúng nếu tính theo Bernuli cho lượng lưu chất chảy trong 2 đường ống cùng lúc có lưu lượng khác nhau.
Vả lại nếu trên xe có LSP và PV để phân chia dầu cầu trước và cầu sau, nếu tự dưng cần nhiều lưu lượng dầu (khi đổi xylanh heo con lớn hơn), vậy có đáp ứng được không? Kết quả lại càng lung lay khi cho rằng xylanh lớn ăn hơn!
Mong các bạn vào phụ nhé, em đã nêu lên mấy giả thiết như thế, còn cụ tỉ tính toán như thế nào giờ quên hết rồi. Hic!
Goodluck!
 
Tôi còn nhớ, hồi năm 1998, công ty cũ của tôi tổ chức thi nâng bậc cho một số thợ sửa chữa. Các phần thi bao gồm cả thi lý thuyết và thi thực hành. Phần thi thực hành sẽ được tiến hành trên một số xe, máy đã bị đánh "pan". Việc đánh "pan" này sẽ giao cho một số thợ không tham dự thi thực hiện. Trong số thợ tham dự thi có một ông thợ bậc 4 là tổ trưởng tổ gầm, suốt ngày bắt nạt mấy cậu còn trẻ. Do đó, một cậu trẻ rất tức và nghĩ cách đánh "pan" để cho ông ấy thi trượt. Cậu ấy trình bày cách đánh "pan" và được phép thực hiện. Kết cục là ông thợ bậc 4 kia không hoàn thành được bài thi và bị trượt. Từ đó trở đi, ông ta không còn hống hách như xưa nữa và biết tôn trọng những người thợ trẻ.

Tôi muốn đưa lên để các bạn trẻ tập trung suy luận để tìm ra những nguyên nhân có thể gây nên ban bệnh trên và đưa ra một bài học kinh nghiệm cho những người thợ sửa chữa khác. Có một số bạn đã nêu ra những ý đúng nhưng tất cả các bài viết đều chưa được hoàn thiện. Do vậy, chưa có bạn nào có thể đạt điểm tuyệt đối được. Tôi vẫn chờ mong có một bạn nào đó viết được một bài hoàn chỉnh, có hình vẽ minh hoạ, có nêu bài học kinh nghiệm để rồi tặng điểm. Việc tặng điểm sẽ kết thúc vào ngày 27/11/2012, tức là sau 1 tuần đưa ra topic này.

Mời các bạn tham khảo "THÔNG TƯ CỦA BỘ LAO ĐỘNG SỐ 10/LĐ-TT NGÀY 30-9-1986 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG VÀ NÂNG BẬC NGHỀ CÔNG NHÂN"

http://vbqppl.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn bn php lut/View_Detail.aspx?ItemID=2872
 

chingnguyen

Tài xế O-H
không biết trường hợp xe của cụ Thủy là xe gì, có bộ điều hòa lực phanh hay không. kể cả không có bộ điều hòa lực phanh chăng nữa thì bao giờ cầu sau cũng bắt phanh trước câu trước để ổn định hướng.
phải chăng xe đã bị đổi đầu dây ở tổng phanh, khiến cho bố trí lực phanh theo hai cầu thành bố trí theo hai bên??
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên