xin chỉ giáo: cách kiểm tra IC đánh lửa với điện trở 470 Ohm

L
Bình luận: 35Lượt xem: 8,916

phanminhnhat

Học việc
Bác LamborghiniVN thông cảm, mình vẫn chưa dám thử mấy cái này nên chưa rõ, bác hỏi mình không biết. Mình chỉ đứng ngoài học tập kinh nghiệm thôi. Xin lỗi bác nhiều nhé, không giúp được mà còn phiền bác :). Các bác cho hỏi đối với con IC đánh lửa trực tiếp trên các xe Toyota (loại mỗi máy có riêng 1 bobin và 1 IC đánh lửa) có 4 chân : 1 chân dương, 1 chân âm, 1 chân IGT, 1 chân IGF thì có thể kích được không ạ ? Dùng loại pin mấy volt và mạch như nào ạ? Em không dám thử vì các bác cũng biết đồ điện tử dễ tèo lắm. Xin chỉ giáo từ các bác.

Nguyên lý thì như nhau bác ạ.
Mục đích cuối cùng vẫn chỉ là cấp dòng điều khiển trans công suất bên trong thôi.
Bác tham khảo hình cấu tạo bên trong của loại đánh lửa trực tiếp, trong hình không thể hiện tín hiệu IGF, tín hiệu này người ta có thể lấy từ chân C của trans điều khiển:

 

ngocanh_102

Tài xế O-H
Bác TEOAUTO ơi, khi mình kích vậy thì không cần đấu chân IGF vào đâu cả phải không bác ?
Em có thêm thắc mắc nữa là khi ngắt dòng sơ cấp sẽ sinh ra dòng thứ cấp vài trăm Volt, ở hệ thống đánh lửa cũ thì có tụ, còn cái này sao không thấy ạ ?
 

LamborghiniVN

Tài xế O-H
Bác TEOAUTO ơi, khi mình kích vậy thì không cần đấu chân IGF vào đâu cả phải không bác ?
Em có thêm thắc mắc nữa là khi ngắt dòng sơ cấp sẽ sinh ra dòng thứ cấp vài trăm Volt, ở hệ thống đánh lửa cũ thì có tụ, còn cái này sao không thấy ạ ?

- Khi mình kích pin 3V vào IGT mục đích là để giả xung tín hiệu IGT cho IC nó đánh lửa, còn IGF thì không cần đấu vào đâu hết bác ạ.

- Theo em biết thì các hệ thống đánh lửa cũ có tụ điện thì đó là "hệ thống đánh lửa điện dung" viết tắt là CDI. Cái tụ đó để ngắt dòng sơ cấp, từ đó tạo ra dòng thứ cấp cao áp bác ạ
 

tuanhaitin

Tài xế O-H
Em cũng chỉ biết ít thôi, hầu hết em chỉ biết IC của hãng Toyota thôi bác ạ
IC đánh lửa có 2 loại:
- IC đánh lửa bán dẫn
- IC đánh lửa điện tử


Mạch kiểm tra mà bác BORN đưa ra ở trên là mạch kiểm tra IC đánh lửa bán dẫn. Còn nếu là IC đánh lửa điện tử thì nó chỉ khác ở 2 cực, đó là cực G+ thay bằng cực IGT, cực G- thay bằng IGF, pin kích giả xung cho IC điện tử phải là pin 3V, còn cách đấu mạch kiểm tra IC điện tử thì giống y như mạch mà bác BORN đưa ra kia, chỉ có 2 cực khác nhau mà em vừa nói ở trên thôi.
Bác Ngocanh_102 đấu thử đi nhé, em thì đấu thành công rồi.

Giờ còn cách kiểm tra IC điện tử với con điện trở 470 Ohm là em chưa biết, em đang cần lắm. Bác Ngocanh_102 biết thì bảo em với nhé....! Thank you!

- Bác có thể nói rõ hơn không? vì bán dẫn cũng là điện tử mà.
 

ngocanh_102

Tài xế O-H
Bán dẫn cũng là điện tử nhưng bác xem kỹ lại các trang trước đi đã. Có phải đã có giải đáp rồi không: điện tử thì ECU điều khiển, còn bán dẫn thì không. Theo những gì mình biết thì cái loại không có ECU điều khiển thì thông thường nó có các bộ điều khiển đánh lửa sớm như ly tâm, chân không. Còn ECU điều khiển thì nó lại không có.
Mình chỉ có cái chưa rõ là không biết trên các hệ thống mới này thì cái tụ nó đi đâu mất rồi. Lỡ có một khi đi mua mà muốn thử tại chỗ thì khi kích lên, không có tụ nó có bị hỏng bởi dòng sơ cấp không ?
 

tuanhaitin

Tài xế O-H
Bán dẫn cũng là điện tử nhưng bác xem kỹ lại các trang trước đi đã. Có phải đã có giải đáp rồi không: điện tử thì ECU điều khiển, còn bán dẫn thì không. Theo những gì mình biết thì cái loại không có ECU điều khiển thì thông thường nó có các bộ điều khiển đánh lửa sớm như ly tâm, chân không. Còn ECU điều khiển thì nó lại không có.
Mình chỉ có cái chưa rõ là không biết trên các hệ thống mới này thì cái tụ nó đi đâu mất rồi. Lỡ có một khi đi mua mà muốn thử tại chỗ thì khi kích lên, không có tụ nó có bị hỏng bởi dòng sơ cấp không ?

Bán dẫn cũng là điện tử, Nếu lấy đánh lửa bán dẫn thì nên so với đánh lửa cơ học, nó vận hành bằng cơ và điện không liên qua đến điện tử thì mới đúng

Có phải đã có giải đáp rồi không: điện tử thì ECU điều khiển, còn bán dẫn thì không. Theo những gì mình biết thì cái loại không có ECU điều khiển thì thông thường nó có các bộ điều khiển đánh lửa sớm như ly tâm, chân không. Còn ECU điều khiển thì nó lại không có. Nếu lấy điều khiển đánh lửa sớm bằng cơ khí (ly tâm, chân không) Mechanical Spark Advance thì nên so với điều khiển đánh lửa sớm bằng điện tử (ESA: Electronic Spark Advance)
 

phanminhnhat

Học việc
Bán dẫn cũng là điện tử nhưng bác xem kỹ lại các trang trước đi đã. Có phải đã có giải đáp rồi không: điện tử thì ECU điều khiển, còn bán dẫn thì không. Theo những gì mình biết thì cái loại không có ECU điều khiển thì thông thường nó có các bộ điều khiển đánh lửa sớm như ly tâm, chân không. Còn ECU điều khiển thì nó lại không có.
Mình chỉ có cái chưa rõ là không biết trên các hệ thống mới này thì cái tụ nó đi đâu mất rồi. Lỡ có một khi đi mua mà muốn thử tại chỗ thì khi kích lên, không có tụ nó có bị hỏng bởi dòng sơ cấp không ?

Cả 2 lọai thì đều là điện tử vì đều sử dụng linh kiện bán dẫn nhưng có thể chia thành:

- Đánh lửa bán dẫn điều khiển trực tiếp:
Loại này sử dụng một tổ hợp linh kiện bán dẫn gồm transistor, tụ trở... tạo thành một Igniter, có nhiệm vụ đóng ngắt dòng sơ cấp theo tín hiệu điện áp đưa về (tiếp điểm hoặc một cảm biến đánh lửa), việc điều chỉnh góc đánh lửa sớm, muộn vẫn còn phải dùng tới cơ cấu cơ khí. Chia ra thành:
+ Đánh lửa bán dẫn có vít lửa
+ Đánh lửa bán dẫn không có vít lửa

- Đánh lửa điều khiển bằng kỹ thuật số:
Còn được gọi là hệ thống đánh lửa theo chương trình. Igniter bây giờ sẽ được điều khiển hoàn toàn bằng tín hiệu từ ECU gửi đến. Thời điểm đánh lửa được ECU tính toán chính xác từ các tín hiệu vị trí bướm ga, nhiệt độ động cơ, vị trí trục cam, trục khuỷu....

Cái tụ mắc song song với cuộn sơ cấp không phải dùng để bảo vệ mà có nhiệm vụ cải thiện đặc tính đánh lửa có nghĩa là nhờ sự phóng nạp của tụ sẽ tăng cường dòng sơ cấp qua đó tăng điện áp đánh lửa mạch thứ cấp. Ngoài ra còn có tác dụng giảm xung nhiễu điện từ tác động vào các thiết bị điện tử khác khi trans công suất đóng ngắt mạch sơ cấp.
Còn cái tụ dùng để bảo vệ thì mắc song song với trans công suất và đã được tích hợp bên trong Igniter.


Không thể dùng bobin của hệ thống đánh lửa thường bằng má vít thay cho bobin của hệ thống đánh lửa bán dẫn vì điện áp tự cảm của của mạch sơ cấp bobin thường 200-400V sẽ làm chết trans công suất. Bobin của HT đánh lửa bán dẫn sẽ được thiết kế có hệ số biến áp lớn, có độ tự cảm nhỏ hơn loại thường và ngoài ra còn có thêm mạch bảo vệ cho trans
 

LamborghiniVN

Tài xế O-H
Bán dẫn cũng là điện tử nhưng bác xem kỹ lại các trang trước đi đã. Có phải đã có giải đáp rồi không: điện tử thì ECU điều khiển, còn bán dẫn thì không. Theo những gì mình biết thì cái loại không có ECU điều khiển thì thông thường nó có các bộ điều khiển đánh lửa sớm như ly tâm, chân không. Còn ECU điều khiển thì nó lại không có.
Mình chỉ có cái chưa rõ là không biết trên các hệ thống mới này thì cái tụ nó đi đâu mất rồi. Lỡ có một khi đi mua mà muốn thử tại chỗ thì khi kích lên, không có tụ nó có bị hỏng bởi dòng sơ cấp không ?

- Đúng là như vậy, và ngay từ đầu topic này, em không hề nói "bán dẫn không phải là điện tử".

- Sở dĩ gọi "bán dẫn" và "điện tử" là để phân biệt 1 cái là không có ECU điều khiển, còn 1 cái là có ECU điều khiển.
Điều này em biết. Nhưng để dễ phân biệt thì gọi như em vẫn gọi cho nó nhanh, và các thầy giáo cũng dạy em thế. Hì...:D
 

LamborghiniVN

Tài xế O-H
- Bác có thể nói rõ hơn không? vì bán dẫn cũng là điện tử mà.

Vâng. Linh kiện bán dẫn cũng chính là linh kiện điện tử, ngay từ đầu topic này, em không hề nói "bán dẫn không phải là điện tử". Em chỉ nói "có 2 loại IC đánh lửa".

Sở dĩ gọi "bán dẫn" và "điện tử" là để phân biệt 1 cái là có ECU điều khiển, còn 1 cái thì không có ECU điều khiển. Em đọc trong sách và các thầy giáo dạy em như thế... :D
 

ngocanh_102

Tài xế O-H
Các bác thông cảm, mình không có ý khẳng định gì cả, chỉ có ý là làm rõ điều bác Lamborghini đã nói trước thôi, có gì các bác bỏ quá cho :D. Với mình thì làm sao kích được mới quan trọng, chỗ này hiểu nhầm một tí thì mình thấy cũng không sao. Trước khi bác Lamborghini lập chủ đề này để hỏi thì mình cũng từng thử kích một con IC trên bộ chia điện dùng cho xe Accord đời 92 (người bán bảo thế), mình dùng pin 1,5 V. Con này mình đoán nó điều khiển bằng ECU vì nó không có bộ đánh lửa sớm, lại có 1 dây tín hiệu điều khiển đến là IGT (mình đoán vậy sau khi mình loại bỏ các dây tín hiệu ra như là: tín hiệu cam, trục khuỷu và dây điện dương, âm). Mình kích 1,5 V thì nó vẫn đánh lửa các bác à, chứ không phải là 3 V mới được. Tuy nhiên, thử được vài con thì 1 con bị tèo mất cho nên mình hơi tê, không dám thử nữa, muốn hỏi vấn đề này lắm mà chưa có dịp. Nay gặp chủ đề này mong được các bác làm rõ hơn chút:

- Như vậy là điều khiển = ECU vẫn có thể kích bằng pin 1,5 V chứ không hẳn là 3 V như trên. Nếu được chọn thì rõ ràng mình chọn 1,5 V trước, sợ con Transitor trong IC nó ngủm lắm. Các bác đã từng thử nhiều loại chưa, chia sẻ cho anh em ít kinh nghiệm dùng mấy V là được? Khi kích có cần để nguyên bobin luôn hay phải tháo ra lắp đèn vào cho chắc ăn ? Em thấy đấu nguyên bobin vào thấy lửa ra là bốc luôn.
- Đối với mấy xe Toyota đánh lửa trực tiếp có 4 dây: 1 dương, 1 âm, 1 IGT, 1 IGF thì dùng pin mấy V ?

Xin lỗi đã làm phiền các bác nhưng dụ này em hỏi kỹ chút chứ nó tèo nhanh quá các bác ạ :))
 

phanminhnhat

Học việc
Các bác thông cảm, mình không có ý khẳng định gì cả, chỉ có ý là làm rõ điều bác Lamborghini đã nói trước thôi, có gì các bác bỏ quá cho :D. Với mình thì làm sao kích được mới quan trọng, chỗ này hiểu nhầm một tí thì mình thấy cũng không sao. Trước khi bác Lamborghini lập chủ đề này để hỏi thì mình cũng từng thử kích một con IC trên bộ chia điện dùng cho xe Accord đời 92 (người bán bảo thế), mình dùng pin 1,5 V. Con này mình đoán nó điều khiển bằng ECU vì nó không có bộ đánh lửa sớm, lại có 1 dây tín hiệu điều khiển đến là IGT (mình đoán vậy sau khi mình loại bỏ các dây tín hiệu ra như là: tín hiệu cam, trục khuỷu và dây điện dương, âm). Mình kích 1,5 V thì nó vẫn đánh lửa các bác à, chứ không phải là 3 V mới được. Tuy nhiên, thử được vài con thì 1 con bị tèo mất cho nên mình hơi tê, không dám thử nữa, muốn hỏi vấn đề này lắm mà chưa có dịp. Nay gặp chủ đề này mong được các bác làm rõ hơn chút:

- Như vậy là điều khiển = ECU vẫn có thể kích bằng pin 1,5 V chứ không hẳn là 3 V như trên. Nếu được chọn thì rõ ràng mình chọn 1,5 V trước, sợ con Transitor trong IC nó ngủm lắm. Các bác đã từng thử nhiều loại chưa, chia sẻ cho anh em ít kinh nghiệm dùng mấy V là được? Khi kích có cần để nguyên bobin luôn hay phải tháo ra lắp đèn vào cho chắc ăn ? Em thấy đấu nguyên bobin vào thấy lửa ra là bốc luôn.
- Đối với mấy xe Toyota đánh lửa trực tiếp có 4 dây: 1 dương, 1 âm, 1 IGT, 1 IGF thì dùng pin mấy V ?

Xin lỗi đã làm phiền các bác nhưng dụ này em hỏi kỹ chút chứ nó tèo nhanh quá các bác ạ :))

Bản chất bên trong Igniter cũng chỉ là transistor NPN mà trans thì chỉ cần điện áp kích vào chân B Vbe >=0.6V là đã dẫn rồi trừ khi bên trong còn qua một cầu phân áp hay... thì điện áp phải đạt một ngưỡng nào đó mới dẫn, khi trans đã dẫn bão hòa rồi thì dù điện áp Vbe có tăng nữa thì cũng thế. Ở đây bác nói kích 1,5V mà đã tèo thì hơi vô lý => xung ECU gửi tới có biên là 5V còn chưa chi nữa là :D
 

LamborghiniVN

Tài xế O-H
Khổ quá!!!
Bạn đọc những dòng tôi viết mà chưa hiểu ý tôi, bạn cứ trách tôi như kiểu mỉa mai tôi thế nhỉ, tôi có nói linh kiện bán dẫn và điện tử khác nhau đâu???

- Tôi có nói bán dẫn không phải điện tử đâu???
- Ngay từ đầu tôi không hề nói thế! ... Và đến bây giờ tôi cũng chưa hề nói câu nào như vậy!

Tôi chỉ nói là tôi gọi tên 2 cái đó là IC đánh lửa bán dẫn và IC đánh lửa điện tử là để phân biệt chúng, 1 cái là có ecu điều khiển, còn 1 cái là không có. Chứ không phải tôi nói "linh kiện bán dẫn không phải linh kiện điện tử".
Tôi thừa biết linh kiện bán dẫn cũng chính là linh kiện điện tử.

Bạn đọc kỹ những dòng tôi viết dùm cái...!

Bạn hỏi tất cả mọi người trong diễn đàn này xem tôi gọi tên 2 cái đó như thế có chấp nhận được không???
Nếu chấp nhận được thì TEOAUTO đừng nói những lời như là mỉa mai tôi thế nữa.
 

LamborghiniVN

Tài xế O-H
Các bác thông cảm, mình không có ý khẳng định gì cả, chỉ có ý là làm rõ điều bác Lamborghini đã nói trước thôi, có gì các bác bỏ quá cho :D. Với mình thì làm sao kích được mới quan trọng, chỗ này hiểu nhầm một tí thì mình thấy cũng không sao. Trước khi bác Lamborghini lập chủ đề này để hỏi thì mình cũng từng thử kích một con IC trên bộ chia điện dùng cho xe Accord đời 92 (người bán bảo thế), mình dùng pin 1,5 V. Con này mình đoán nó điều khiển bằng ECU vì nó không có bộ đánh lửa sớm, lại có 1 dây tín hiệu điều khiển đến là IGT (mình đoán vậy sau khi mình loại bỏ các dây tín hiệu ra như là: tín hiệu cam, trục khuỷu và dây điện dương, âm). Mình kích 1,5 V thì nó vẫn đánh lửa các bác à, chứ không phải là 3 V mới được. Tuy nhiên, thử được vài con thì 1 con bị tèo mất cho nên mình hơi tê, không dám thử nữa, muốn hỏi vấn đề này lắm mà chưa có dịp. Nay gặp chủ đề này mong được các bác làm rõ hơn chút:

- Như vậy là điều khiển = ECU vẫn có thể kích bằng pin 1,5 V chứ không hẳn là 3 V như trên. Nếu được chọn thì rõ ràng mình chọn 1,5 V trước, sợ con Transitor trong IC nó ngủm lắm. Các bác đã từng thử nhiều loại chưa, chia sẻ cho anh em ít kinh nghiệm dùng mấy V là được? Khi kích có cần để nguyên bobin luôn hay phải tháo ra lắp đèn vào cho chắc ăn ? Em thấy đấu nguyên bobin vào thấy lửa ra là bốc luôn.
- Đối với mấy xe Toyota đánh lửa trực tiếp có 4 dây: 1 dương, 1 âm, 1 IGT, 1 IGF thì dùng pin mấy V ?

Xin lỗi đã làm phiền các bác nhưng dụ này em hỏi kỹ chút chứ nó tèo nhanh quá các bác ạ :))


Dùng pin 3V là được bác ạ. Đúng nguyên lý thì nó cần từ 3V đến 5V để kích xung cho nó, vậy chỉ cần 3V là được rồi.

Tiện đây tôi cũng nói với bác vài lời, rõ ràng là tôi không có ý gì quá đáng, vậy mà TEOAUTO thì lại cứ không hiểu ý tôi, tôi không hề nói "Linh kiện bán dẫn không phải linh kiện điện tử", tôi thừa biết linh kiện bán dẫn cũng chính là linh kiện điện tử.

Tôi chỉ nói "tôi gọi 1 cái là IC đánh lửa bán dẫn và 1 cái là IC đánh lửa điện tử là để phân biệt 2 loại đó cho dễ"

Bác hỏi tất cả mọi người trong diễn đàn này xem tôi gọi tên 2 cái đó như thế có chấp nhận được không???
Nếu chấp nhận được thì TEOAUTO đừng nói những lời như là mỉa mai tôi thế nữa.
 

LamborghiniVN

Tài xế O-H
Chợ nào? Tôi chưa đi mua những đồ đó ở chợ nào hết, nên tôi nhận mình còn kém cỏi, vẫn chỉ đang ngồi học mà thôi, và tôi vẫn còn phải học bác.

Quả thật, thật lòng mà nói, qua 2 cái topic tôi lập để học hỏi, thì bác là người giúp tôi sáng tỏ, bác khiến tôi nể, và muốn học hỏi bác thêm.

Nhưng cái chính ở đây là tôi nói rằng tôi gọi như thế chỉ để phân biệt 2 cái đó cho nó dễ.

.....Thế nếu tôi gọi sai cách thì bác bảo tôi 1 câu là: "gọi thế sai rồi, gọi thế này... mới đúng". Chứ bác nói một tràng về linh kiện bán dẫn, điện tử, trứng gà hay con gà có trước để làm gì..........?
 

Diabay

Tài xế O-H
Cả 2 lọai thì đều là điện tử vì đều sử dụng linh kiện bán dẫn nhưng có thể chia thành:

- Đánh lửa bán dẫn điều khiển trực tiếp:
Loại này sử dụng một tổ hợp linh kiện bán dẫn gồm transistor, tụ trở... tạo thành một Igniter, có nhiệm vụ đóng ngắt dòng sơ cấp theo tín hiệu điện áp đưa về (tiếp điểm hoặc một cảm biến đánh lửa), việc điều chỉnh góc đánh lửa sớm, muộn vẫn còn phải dùng tới cơ cấu cơ khí. Chia ra thành:
+ Đánh lửa bán dẫn có vít lửa
+ Đánh lửa bán dẫn không có vít lửa

- Đánh lửa điều khiển bằng kỹ thuật số:
Còn được gọi là hệ thống đánh lửa theo chương trình. Igniter bây giờ sẽ được điều khiển hoàn toàn bằng tín hiệu từ ECU gửi đến. Thời điểm đánh lửa được ECU tính toán chính xác từ các tín hiệu vị trí bướm ga, nhiệt độ động cơ, vị trí trục cam, trục khuỷu....

Cái tụ mắc song song với cuộn sơ cấp không phải dùng để bảo vệ mà có nhiệm vụ cải thiện đặc tính đánh lửa có nghĩa là nhờ sự phóng nạp của tụ sẽ tăng cường dòng sơ cấp qua đó tăng điện áp đánh lửa mạch thứ cấp. Ngoài ra còn có tác dụng giảm xung nhiễu điện từ tác động vào các thiết bị điện tử khác khi trans công suất đóng ngắt mạch sơ cấp.
Còn cái tụ dùng để bảo vệ thì mắc song song với trans công suất và đã được tích hợp bên trong Igniter.


Không thể dùng bobin của hệ thống đánh lửa thường bằng má vít thay cho bobin của hệ thống đánh lửa bán dẫn vì điện áp tự cảm của của mạch sơ cấp bobin thường 200-400V sẽ làm chết trans công suất. Bobin của HT đánh lửa bán dẫn sẽ được thiết kế có hệ số biến áp lớn, có độ tự cảm nhỏ hơn loại thường và ngoài ra còn có thêm mạch bảo vệ cho trans

Bác nói rất rõ ràng, đầy đủ và chính xác.



Khổ quá!!!
Bạn đọc những dòng tôi viết mà chưa hiểu ý tôi, bạn cứ trách tôi như kiểu mỉa mai tôi thế nhỉ, tôi có nói linh kiện bán dẫn và điện tử khác nhau đâu???

- Tôi có nói bán dẫn không phải điện tử đâu???
- Ngay từ đầu tôi không hề nói thế! ... Và đến bây giờ tôi cũng chưa hề nói câu nào như vậy!

Tôi chỉ nói là tôi gọi tên 2 cái đó là IC đánh lửa bán dẫn và IC đánh lửa điện tử là để phân biệt chúng, 1 cái là có ecu điều khiển, còn 1 cái là không có. Chứ không phải tôi nói "linh kiện bán dẫn không phải linh kiện điện tử".
Tôi thừa biết linh kiện bán dẫn cũng chính là linh kiện điện tử.

Bạn đọc kỹ những dòng tôi viết dùm cái...!

Bạn hỏi tất cả mọi người trong diễn đàn này xem tôi gọi tên 2 cái đó như thế có chấp nhận được không???
Nếu chấp nhận được thì TEOAUTO đừng nói những lời như là mỉa mai tôi thế nữa.


Hi.... Hi..... Hai bạn không cần tranh luận nữa, vì cả hai không có gì sai:

Cả hai hệ thống đánh lửa đều là điện tử (dùng bán dẫn).

Chỉ khác nhau là loại đời trước dùng "IC đánh lửa" đơn dụng: chỉ phục vụ việc đánh lửa.
Các đời FI sau này thì tích hợp trong ECU.




Thân ái.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên