Các đăng,cầu,bộ vi sai,bán trục,truyền lực cuối cùng dầm cầu chủ động

H
Bình luận: 5Lượt xem: 33,907

HUI-BICAR™

Tài xế O-H
CÁC ĐĂNG, CẦU, BỘ VI SAI, BÁN TRỤC, TRUYỀN LỰC CUỐI CÙNG, DM CU CHĐỘNG
1 Cácđăng:

1.1 Công dụng,yêu cầu:

vCông dụng:
Cardan dùng để truyền moment quay từ những cụm được đặt cố định trên khung như động cơ và hộp số đến những cụm di động tương đối được với khung như cầu chủ động khi tốc độ thay đổi.
vYêu cầu:
- Ở bất kỳ số vòng quay nào, trục cardan cũng không bị võng và va đập, cần phải giảm tải trọng động do moment quán tính gây ra đến một vị trí bảo đảm an toàn.
- Trục cardan phải quay điều và không sinh ra tải trọng động.
- Cardan đồng tốc phải đảm bảo chính xác về động học trong quá trình làm việc khi trục chủ động và trục bị động lệch với nhau những góc bất kỳ để đảm bảo hai trục quay cùng tốc độ.
- Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, có độ bền vững cao, hiệu suất truyền động cao.
1.2 Bố trí hệ thống truyền lực:


Do cách bố trí như trên nên trục cácđăng nối với trục ra của hộp số và cầu chủ động bằng khớp nối cácđăng khác tốc.
1.3 Khớp nối cácđăng khác tốc
:
Cấu tạo của của khớp cardan khác tốc gồm có hai nạng chữ C, được nối với trục truyền bằng mặt bích hoặc làm liền liên tục. Trục chữ thập được được lắp vào lỗ của nạng bằng các ổ bi đũa. Các ngỗng quay của trục chữ thập điều có rãnh dầu bôi trơn cho ngỗng và ổ bi. Để che kín bụi cho ngỗng quay và ổ bi, phía dưới ổ bi phần tiếp xúc với ngỗng quay có đặt phốt chắn dầu, ổ bi được định vị trong lỗ của nạng chữ C bằng vòng chặn (cirlip) hoặc tấm hãm (mặt bride)

1.4 Cấu tạo cácđăng:
Trục cácđăng gồm có 2 đầu lắp với mặt bích qua khớp khác tốc.Đầu trước gắn với trục ra của hộp số.Đầu sau gắn với truyền lực chính.

2 Truyền lực chính:
2.1 Công dụng, yêu cầu:

vCông dụng:
Dùng để tăng moment quay và truyền moment quay từ trục cardan đến các bánh xe chủ động của ôtô.
vYêu cầu:
Phải đảm bảo tỷ số truyền cần thiết để phù hợp với chất lượng kéo và tính kinh tế nhiên liệu.
Có kích thước và chiều cao cầu xe không lớn để tăng khoảng sáng gầm xe.
Hiệu suất làm việc cao ngay cả khi thay đổi nhiệt độ và vận tốc quay.
Đảm bảo có độ cứng vững tốt, làm việc không ồn để tăng thời gian làm việc.
Trọng lượng phần không được treo phải nhỏ.
2.2 Kết cấu:


2.3 Phân tích kết cấu:
Ưu nhược điểm của loại truyền lực chính này:
vƯu điểm: Tăng được tỷ số truyền mà không cần tăng kách thước của bánh răng bị động. Vì số lượng răng của bánh răng nón răng thẳng Z1 9 nếu không sẽ không đảm bảo ăn khớp điều đặng, còn đối với bánh răng nón răng cong Z1 có thể nhỏ hơn 5. Vì i0=Z2/Z1 mà Z1 nhỏ thì i0 tăng lên mà không cần tăng Z2. Do đó giảm được kích thước chung của cầu xe đồng thời tăng được khoảng sáng gầm xe, giảm được trọng lượng phần không treo.
- Răng cong làm việc êm dịu với răng thẳng vì khi làm việc các răng ăn khớp từ từ, chiều dài ăn khớp lớn, số răng tham gia ăn khớp nhiều, do đó tuổi thọ bánh răng tăng. Điều này rất quan trọng đối với ôtô du lịch và ôtô chở khách.

- Độ êm dịu càng tăng khi khi góc xoắn của răng càng tăng. Do đó ở ôtô du lịch góc xoắn của răng thường lớn hơn ôtô chở khách và ôtô chở hàng.
vNhược điểm: Lực chiều dọc trục lớn.
3Bộ vi sai
:
3.1 Công dụng, yêu cầu:

vCông dụng:
Bộ vi sai đảm bảo cho các bánh xe quay với tốc độ khác nhau lúc xe quay vòng hay chuyển động trên đường không bằng phẳng, hoặc có sự sai lệch về kích thước của lốp, đồng thời phân phối lại moment xoắn cho hai nữa trục.
vYêu cầu:
- Phân phối moment xoắn từ động cơ cho các bánh xe hay các cầu theo tỷ lệ cho trước, phù hợp với trọng lượng bám của bánh xe với mặt đường.
- Đảm bảo số vòng quay khác nhau giữa các bánh xe chủ động khi ôtô vào đường vòng, chạy trên đường gồ ghề hay trong nhiều trường hợp khác.
- Kích thước truyền động phải nhỏ.
- Hiệu suất truyền động cao.
3.2 Kết cấu:


vPhân tích kết cấu vi sai:
Khi xe chạy thẳng trên đường bằng phẳng, lực cản lăn của hai bánh xe chủ động bằng nhau, truyền lực chính kéo vỏ vi sai quay, trục chữ thập và bánh răng hành tinh quay theo. Các bánh răng bán trục ăn khớp với các bánh răng hành tinh cũng quay theo với tốc độ giống nhau, lúc này bánh răng hành tinh không quay trên trục của nó, do đó hai bánh xe quay cùng tốc độ như nhau.
Khi xe quay vòng, trục phía trong chịu lực cản lớn hơn nên quay chậm lại, lúc này bánh răng hành tinh bắt đầu quay trên trục của nó do chịu tác dụng của lực cản bánh xe phía trong truyền đến cho bánh răng hành tinh. Do đó làm tăng thêm tốc độ bánh xe phía ngoài.
4 Bán trục:

4.1 Công dụng, yêu cầu :

v Công dụng:
Dùng để truyền moment từ truyền lực chính đền các bánh xe chủ động.
v Yêu cầu:
Truyền được moment quay đến các bánh xe chủ động.
-Khi truyền moment đến các bánh xe dẫn hướng và chủ động phải đảm bảo tốc độ góc của bánh xe điều đặn.
4.2Kết cấu bán trục:

Kết cấu của bán trục là loại giảm tải hoàn toàn

Ổ tựa bên trong đặt trên vỏ vi sai và 2 ổ tựa bên ngoài đặt lên dầm cầu và moyeu bánh xe mà không đặt trực tiếp lên bán trục.Giúp làm tăng tuổi thọ của bán trục, phù hợp với điều kiện làm việc của xe.
5 Truyền lực cuối cùng:

5.1 Công dụng:

Làm tăng tỉ số truyền ra bánh xe dẫn động
5.2 Kết cấu:


6 Dầm cầu chủ động:

6.1 Công dụng:
Dầm cầu chủ động là vỏ bao bọc bảo vệ các chi tiết của cụm truyền lực chính, vi sai và truyền động đến các bánh xe.
6.2 Kết cấu:

Dầm cầu loại đúc có độ cứng vững tốt nhưng trọng lượng lớn nên làm tăng trọng lượng của phần không được treo.


oto-hui
 

quanghai

Tài xế O-H
bài viết còn sơ sai quá,nếu nói rõ hơn về phần vi sai,khớp các đăng thì tốt biết bao
cầu chủ động và bộ vi sai cầu trước không thấy nói gì,bản vẽ 2d về vi sai cầu trước và bán truc ghép nưa chứ
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên