Kinh nghiệm tránh đạp nhầm ga

K
Bình luận: 1Lượt xem: 2,753

Kỹ thuật OH

Tài xế O-H
Trong năm 2009, gần 6.700 vụ tai nạn giao thông mà nguyên nhân là do đạp nhầm chân ga và chân phanh, khiến 37 người chết và 9.500 người bị thương.

Một nghiên cứu giải thích hiện tượng này mô tả nó giống như một sự gián đoạn thần kinh khi bị giật mình, bất ngờ khiến cho cơ thể gây ra hành động không mong muốn. Và khi xe tăng tốc đột ngột thì việc chuyển bỏ chân ga và chuyển qua phanh là một điều rất khó khăn ngay cả đối với tài xế có kinh nghiệm, vì lúc đó cơ thể đang ở trong trạng thái hoảng loạn và mất kiểm soát.



Bàn chân luôn đặt ở bàn đạp phanh, khi muốn tăng ga chỉ cần xoay cổ chân sang bàn đạp ga, nếu thành thạo sẽ không có hiện tượng nhầm giữa phanh và ga.

Về cách bố trí phanh, côn và gas trên ô tô thì chắc hẳn ai học lái xe cũng đều biết:

- Xe số sàn: chân trái điều khiển côn (bộ ly hợp), chân phải vừa điều khiển ga vừa điều khiển phanh;

- Xe số tự động: không có côn nên chân trái không làm gì còn chân phải vẫn sử dụng như xe số sàn.


Xe số sàn


Xe số tự động

Tại sao lại chân phải vừa điều khiển ga và phanh dù là xe số sàn hay tự động?

Ga - phanh là hai hệ thống đối ngược nhau và tại mỗi thời điểm thì chỉ một hệ thống hoạt động (đối với ôtô thông thường). Vì vậy chỉ một chân đảm trách cho cả 2 nhiệm vụ là phù hợp và ngăn ngừa mọi hỏng hóc xảy ra khi cả 2 hệ thống cùng hoạt động.

Hiện nay có hệ thống “brake-throttle” khi phát hiện chân ga và chân phanh cùng được đạp một lúc sẽ vô hiệu hóa chân ga và chỉ nhận lệnh từ chân phanh.

Trên thực tế, hiện nay, hầu hết các xe phiên bản 2012 của Hyundai tại Mỹ đã được trang bị hệ thống tự động ngắt động cơ (brake override), ngoại trừ mẫu Elantra Touring.

Sự nhầm lẫn ga - phanh. Logic của vấn đề là sẽ xẩy ra trường hợp người điều khiển ôtô sẽ có thể nhầm giữa ga và phanh: lúc cần ga thì phanh và thật nguy hiểm khi cần phanh lại ga.

Đối với xe số sàn khi cần phanh mà lại nhầm sang ga có vẻ không nguy hiểm lắm. Khi phanh đều thêm động tác là đạp côn và xe chỉ chạy theo quan tính dù có thể lúc đầu xe chạy nhanh hơn quán tính vì không còn lực cản của động cơ nhưng cơ bản sẽ chậm dần lại.

Đối với xe số tự động thì không có côn và khi nhầm, xe chỉ chạy nhanh và khoẻ hơn thôi và tai nạn xảy ra là điều khó tránh khỏi.

Để giảm thiểu sự nhầm lẫn ga – phanh và hậu quả của nó, về mặt kỹ thuật các nhà chế tạo đã làm:

- Bàn đạp phanh ở ngoài (bên trái) và bàn ga phía trong (bên phải) (tính từ trung tâm vị trí ngồi của người lái);

- Bàn phanh có bản rộng còn bàn ga có bản hẹp;

- Bàn phanh cao hơn bàn ga (khi đạp gần hết hành trình bàn phanh thì lúc này mặt bàn phanh mới ngang mặt bàn ga).



Cùng với kỹ thuật thì về kỹ năng người lái luôn được yêu cầu:

- Khi lái xe gót chân phải luôn để ở vị trí thẳng bàn phanh. Khi sử dụng ga thì xoay cổ chân sang phải để bàn chân nghiêng sang bàn đạp ga và khi sử dụng phanh thì xoay thẳng cổ chân hướng thẳng bàn chân vào phanh;

- Không sử dụng ga thì phải chuyển chân về vị trí phanh. Đây là điều vô cùng quan trọng khi lái xe, cách này còn gọi là "Rời chân ga – rà chân phanh"

- Chân không rời sàn để luôn kịp phản ứng

- Thuộc các ký hiệu cần nhớ trên xe số tự động.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên