Cần tư vấn về van đảo chiều

S
Bình luận: 51Lượt xem: 5,811

ThuylucSaigon

Tài xế O-H
Các bác cho e hỏi thêm tí nữa ah:
- Tay gạt của tay trang nó chỉ có chức năng điều khiển tốc độ bằng cách thay đổi lưu lượng dầu, Còn lực kéo là do áp suất bơm, momen của mô tơ thuỷ lực phải ko ah?
- khi e gạt tay trang ở vị trí quay chậm tời chi nhấc đc hàng hoá lên vị trí lưng trừng rồi bị dừng lại, muốn nâng lên nữa đc thì phải gạt tiếp tay trang dù áp suất khi nâng lường hàng đó chỉ 60kg/cm2 ( áp suất tối đa của hệ thống 150kg/cm2). Các bác cho e hỏi nó bị bệnh gì ah?
He he...Câu hỏi này hơi bị khó đây.
A lô...a lô SAMSON gọi Thanh Thủy nghe rõ trả lời.
A lô...a lô SAMSON gọi KS Thủy lực Việt Anh, tự là Hydraulic nghe rõ trả lời.
 

ThuylucSaigon

Tài xế O-H
He he...Câu hỏi này hơi bị khó đây.
A lô...a lô SAMSON gọi Thanh Thủy nghe rõ trả lời.
A lô...a lô SAMSON gọi KS Thủy lực Việt Anh, tự là Hydraulic nghe rõ trả lời.
Thuê bao quý khách vừa gọi hiện đang.....lễ chùa (vẫn còn tháng Giêng mà đã gọi, vớ vẩn!)
Khổ chủ khai thêm cái mô tơ với cái bơm là loại gì? Bánh răng hay piston, lưu lượng riêng cốđịnh hay thay đổi được.
Rồi còn thêm hình vẽ cái mạch của nó như thế nào (vẽ cho đúng) thì câu trả lời mới chuẩn được nha.
 

samson_auto

Tài xế O-H
IMG_0419.PNG
Bơm và mô tơ dùng loại cánh gạt. Hệ thống chỉ gồm bơm, mô tơ’ tay trang, bộ giải nhiệt dầu. Mạch thì cơ bản giống như cái hình của bác nhưng chưa lắp cái bộ van tiết lưu và một chiều.
 

hydraulic

Tài xế O-H
Các bác cho e hỏi thêm tí nữa ah:
- Tay gạt của tay trang nó chỉ có chức năng điều khiển tốc độ bằng cách thay đổi lưu lượng dầu, Còn lực kéo là do áp suất bơm, momen của mô tơ thuỷ lực phải ko ah?
- khi e gạt tay trang ở vị trí quay chậm tời chi nhấc đc hàng hoá lên vị trí lưng trừng rồi bị dừng lại, muốn nâng lên nữa đc thì phải gạt tiếp tay trang dù áp suất khi nâng lường hàng đó chỉ 60kg/cm2 ( áp suất tối đa của hệ thống 150kg/cm2). Các bác cho e hỏi nó bị bệnh gì ah?

Câu hỏi này rất hay, để hiểu cặn kẻ một chút thì bạn phải hiểu tổng hợp về công suất, áp suất, và tổn thất áp suất dòng chảy của thủy lực. Vấn đề bạn hỏi mình chỉ gợi ý chút là về vấn đề tổn thất áp suất của dòng chảy khi môi chất chảy qua lổ tiết lưu hay gọi là tổn thất cục bộ. Mình xin nói thế này cho dễ hiểu là nếu bơm của bạn lưu lượng cố định là 50 lít /phút chẳng hạn. Tốc độ chạy là do lưu lượng quyết định, muốn chạy nhanh thì gạt tay mở van lớn và ngược lại thì phải mở van nhỏ. Điều gì sẽ xảy ra nếu lưu lượng bơm không đổi là 50 lít/phút, nhưng có lúc bạn gạt tay van mở ở mức chậm là tưởng đương với 10 lít/phút chẳng hạn? vậy còn 40 lít/phut kia nó chạy đi đâu? chắc bạn biết là nó phải chạy qua van áp rồi đúng không, như vậy là gây ra tổn thất áp suất rồi. Ví dụ bạn đặt áp suất là 80 kg/cm2 , nhưng thực tế áp suất tác động đến motor khi đó sẽ còn bao nhiêu sau khi trừ đi áp suất tổn thất?
Nếu bạn chưa rõ nữa thì có thể gọi cho mình, mình giải thích thêm nhé. Chứ mình lười gõ quá, he he!
 

hydraulic

Tài xế O-H
Thuê bao quý khách vừa gọi hiện đang.....lễ chùa (vẫn còn tháng Giêng mà đã gọi, vớ vẩn!)
Khổ chủ khai thêm cái mô tơ với cái bơm là loại gì? Bánh răng hay piston, lưu lượng riêng cốđịnh hay thay đổi được.
Rồi còn thêm hình vẽ cái mạch của nó như thế nào (vẽ cho đúng) thì câu trả lời mới chuẩn được nha.
Bạn gọi không được là do mình trên máy bay, bạn có thể nhắn tin mình gọi lại cho nhé!
 

ThuylucSaigon

Tài xế O-H
Câu hỏi này rất hay, để hiểu cặn kẻ một chút thì bạn phải hiểu tổng hợp về công suất, áp suất, và tổn thất áp suất dòng chảy của thủy lực. Vấn đề bạn hỏi mình chỉ gợi ý chút là về vấn đề tổn thất áp suất của dòng chảy khi môi chất chảy qua lổ tiết lưu hay gọi là tổn thất cục bộ. Mình xin nói thế này cho dễ hiểu là nếu bơm của bạn lưu lượng cố định là 50 lít /phút chẳng hạn. Tốc độ chạy là do lưu lượng quyết định, muốn chạy nhanh thì gạt tay mở van lớn và ngược lại thì phải mở van nhỏ. Điều gì sẽ xảy ra nếu lưu lượng bơm không đổi là 50 lít/phút, nhưng có lúc bạn gạt tay van mở ở mức chậm là tưởng đương với 10 lít/phút chẳng hạn? vậy còn 40 lít/phut kia nó chạy đi đâu? chắc bạn biết là nó phải chạy qua van áp rồi đúng không, như vậy là gây ra tổn thất áp suất rồi. Ví dụ bạn đặt áp suất là 80 kg/cm2 , nhưng thực tế áp suất tác động đến motor khi đó sẽ còn bao nhiêu sau khi trừ đi áp suất tổn thất?
Nếu bạn chưa rõ nữa thì có thể gọi cho mình, mình giải thích thêm nhé. Chứ mình lười gõ quá, he he!
Hỏi thiệt là bạn SAMSON đọc có hiểu không??
  1. Bạn SAMSON chụp cho cái hình của cái van, chụp rõ chỗ có cái van xả nha.
  2. Bạn lắp đồng hồ đo áp suất ngay đầu ra của cái BƠM coi khi không làm việc là bao nhiêu, khi kéo không nổi là bao nhiêu, khi mở thêm tay điều khiển để kéo được là bao nhiêu nhé.
 

hydraulic

Tài xế O-H
Hỏi thiệt là bạn SAMSON đọc có hiểu không??
  1. Bạn SAMSON chụp cho cái hình của cái van, chụp rõ chỗ có cái van xả nha.
  2. Bạn lắp đồng hồ đo áp suất ngay đầu ra của cái BƠM coi khi không làm việc là bao nhiêu, khi kéo không nổi là bao nhiêu, khi mở thêm tay điều khiển để kéo được là bao nhiêu nhé.
Cái này không dễ hiểu đâu, nếu rãnh anh em cafe giao lưu mới thấy nó hay.
Theo bạn áp suất của hệ thống thủy lực là do bơm hay cái gì tạo ra? Bạn trả lời xong anh em lại giao lưu tiếp nhé.
 

ThuylucSaigon

Tài xế O-H
GIẢ THIẾT:
Các bác cho e hỏi thêm tí nữa ah:
- Tay gạt của tay trang nó chỉ có chức năng điều khiển tốc độ bằng cách thay đổi lưu lượng dầu, Còn lực kéo là do áp suất bơm, momen của mô tơ thuỷ lực phải ko ah?
- khi e gạt tay trang ở vị trí quay chậm tời chi nhấc đc hàng hoá lên vị trí lưng trừng rồi bị dừng lại, muốn nâng lên nữa đc thì phải gạt tiếp tay trangáp suất khi nâng lường hàng đó chỉ 60kg/cm2 ( áp suất tối đa của hệ thống 150kg/cm2). Các bác cho e hỏi nó bị bệnh gì ah?
TRẢ LỜI:
Câu hỏi này rất hay, để hiểu cặn kẻ một chút thì bạn phải hiểu tổng hợp về công suất, áp suất, và tổn thất áp suất dòng chảy của thủy lực. Vấn đề bạn hỏi mình chỉ gợi ý chút là về vấn đề tổn thất áp suất của dòng chảy khi môi chất chảy qua lổ tiết lưu hay gọi là tổn thất cục bộ. Mình xin nói thế này cho dễ hiểu là nếu bơm của bạn lưu lượng cố định là 50 lít /phút chẳng hạn. Tốc độ chạy là do lưu lượng quyết định, muốn chạy nhanh thì gạt tay mở van lớn và ngược lại thì phải mở van nhỏ. Điều gì sẽ xảy ra nếu lưu lượng bơm không đổi là 50 lít/phút, nhưng có lúc bạn gạt tay van mở ở mức chậm là tưởng đương với 10 lít/phút chẳng hạn? vậy còn 40 lít/phut kia nó chạy đi đâu? chắc bạn biết là nó phải chạy qua van áp rồi đúng không, như vậy là gây ra tổn thất áp suất rồi. Ví dụ bạn đặt áp suất là 80 kg/cm2 , nhưng thực tế áp suất tác động đến motor khi đó sẽ còn bao nhiêu sau khi trừ đi áp suất tổn thất?
Nếu bạn chưa rõ nữa thì có thể gọi cho mình, mình giải thích thêm nhé. Chứ mình lười gõ quá, he he!
THẮC MẮC:
Những giải thích trên có phải giống như hình minh họa thứ nhất bên dưới??
@SAMSON: áp suất 60kgf/cm2 đó bạn đo ở đâu? Đo ngay đầu ra của BƠM hay phía sau van điều khiển (ngay đường vào của mô tơ tời)?

W1.png


W2.png
 

hydraulic

Tài xế O-H
GIẢ THIẾT:

TRẢ LỜI:

THẮC MẮC:
Những giải thích trên có phải giống như hình minh họa thứ nhất bên dưới??
@SAMSON: áp suất 60kgf/cm2 đó bạn đo ở đâu? Đo ngay đầu ra của BƠM hay phía sau van điều khiển (ngay đường vào của mô tơ tời)?

View attachment 75740

View attachment 75741
Câu hỏi và minh họa rất hay. Mình trả lời tiếp ý của bạn là tổn thất áp suất chỉ phát sinh khi môi chất chuyển động, hay gọi là áp suất động chứ không phải là áp suất tĩnh.
Còn tại sao lại phải mở rộng tiết lưu tiếp thì nó mới chạy mặc dù mình không điều chỉnh áp suất thì để sau nhé.
 

hydraulic

Tài xế O-H
Mời coi tiếp cảnh 2 của phim. Đã chỉnh lại các số liệu cho đúng với giả thiết của bạn SAMSON.

View attachment 75767

View attachment 75768
Minh họ rất hay nhưng có 2 vấn đề anh em cần trao đổi để làm sáng tỏ:
1. Thứ nhất tại sao tải không đổi, lúc đầu vẫn nâng lên được 1 đoạn rồi mới dừng lại?
2. Vấn đề thứ 2 là ở hình minh họa trên bạn nói tổn thất bằng 0 do không có dòng chảy. Theo mình là không có dòng chảy vào moto thôi, chứ bơm vẫn chạy, đã chạy thì phải có lưu lượng, mà đã có lưu lượng và áp suất thì sẽ có tổn thất. Như vậy sao bằng 0 được? mà vấn đề mình xem là lúc này nó chảy đi đâu? tại sao lại sinh ra hiện tượng này khi tải nâng lên được 1 đoạn lưng chừng?
 

samson_auto

Tài xế O-H
Cái này không dễ hiểu đâu, nếu rãnh anh em cafe giao lưu mới thấy nó hay.
Theo bạn áp suất của hệ thống thủy lực là do bơm hay cái gì tạo ra? Bạn trả lời xong anh em lại giao lưu tiếp nhé.
Theo e thì bơm là bộ phận tạo áp suất, nhưng áp suất của hệ thống thì phụ thuộc vào tải ( tải tăng thì as tăng).
Nhờ bác chỉ giáo thêm ah!
 

samson_auto

Tài xế O-H
GIẢ THIẾT:

TRẢ LỜI:

THẮC MẮC:
Những giải thích trên có phải giống như hình minh họa thứ nhất bên dưới??
@SAMSON: áp suất 60kgf/cm2 đó bạn đo ở đâu? Đo ngay đầu ra của BƠM hay phía sau van điều khiển (ngay đường vào của mô tơ tời)?

View attachment 75740

View attachment 75741
E chỉ đo áp suất ở van điều khiển thôi bác ạ (Tại vị trí G của sơ đồ nguyên lý)
 

ThuylucSaigon

Tài xế O-H
Theo e thì bơm là bộ phận tạo áp suất, nhưng áp suất của hệ thống thì phụ thuộc vào tải ( tải tăng thì as tăng).
Nhờ bác chỉ giáo thêm ah!
BƠM là thiết bị dùng để biến đổi và vận chuyển "NĂNG LƯỢNG". Nó biến CƠ NĂNG của chuyển động quay thành năng lượng thủy lực và chuyển đến nơi cần năng lượng.
Năng lượng sẽ sinh ra CÔNG, là tích (NỔ hơn thì dùng từ: là TÍCH PHÂN của ÁP SUẤT và LƯU LƯỢNG).
Hiểu theo nghĩa "HẸP...RẤT HẸP" thì cái BƠM là một trong số các yếu tố "GÓP PHẦN" tạo ra áp suất.
Hiểu, nhìn rộng ra thì có những lúc không cần cái BƠM thì hệ thống vẫn "TẠO RA được ÁP SUẤT".
Vì vậy khi nghe hỏi :
"áp suất của hệ thống thủy lực là do bơm hay cái gì tạo ra?" tui không trả lời.
Trở lại chuyện cái van, với cái van, cái BƠM và MÔ TƠ này thì mạch mắc cho nó chạy là mạch của những năm thuộc thập niên 60 thế kỷ trước !!!! Lúc đó người ta đã biết là nó bị lỗi này rồi, nhưng mãi đến khoảng năm 1974 thì mới ra đời cái phương pháp gọi là "LOAD SENSING SYSTEM" (ta dịch là HỆ THỐNG CẢM NHẬN TẢI). Ý nghĩa của phương pháp này rất nhiều người bị nhầm lẫn (đã nói ở bên kia), ý nghĩa thực sự cái "HỆ THỐNG CẢM NHẬN TẢI" là:
"KHI TẢI TĂNG NẶNG, NÓ SẼ TỰ NHẬN BIẾT và TỰ ĐIỀU CHỈNH để có thể HOẠT ĐỘNG ĐƯỢC CHỨ KHÔNG CẦN PHẢI KÉO MỞ THÊM TAY ĐIỀU KHIỂN" như bệnh đang nói ở đây.
Lại mời coi hình minh họa bên dưới sẽ thấy giữa cái van thực tế và bản vẽ có khác nhau một chút (nhưng phải chấp nhận vì ký hiệu không thể biểu diễn chi tiết được).
Coi xong tự vẽ lại mạch tương đương các chỗ "TIẾT LƯU" của cái van là có câu trả lời tại sao nó vậy.

OPEN CENTER CIRCUIT VALVE REVISED 2.jpg


OPEN CENTER CIRCUIT VALVE REVISED 3.jpg


OPEN CENTER CIRCUIT VALVE REVISED 4.jpg
 

samson_auto

Tài xế O-H
Cảm ơn các bác đã nhiệt tình giúp đỡ. E cũng hiểu thêm đc phần nào. Bác ThuylucSaigon có thời gian viết thêm một bài về " Load sensing system" nhé:
 

ThuylucSaigon

Tài xế O-H
Cảm ơn các bác đã nhiệt tình giúp đỡ. E cũng hiểu thêm đc phần nào. Bác ThuylucSaigon có thời gian viết thêm một bài về " Load sensing system" nhé:
Hôm trước tui có nói về sự nghi ngờ là hình vẽ cái van của anh Tập có vẻ không chính xác.
Theo tui, chỉ riêng ý tui mà thôi thì cái VAN đó có tích hợp sẵn phần "CẢM NHẬN TẢI" (LOAD SENSING) rồi. Đúng ra thì nó phải như hình bên dưới.
Nếu đúng như vậy (và cái VAN BÙ ÁP chỉnh đúng) thì khi mở tay ĐK nhỏ, tải có tăng nặng thì nó vẫn kéo lên được mà không cần phải mở thêm tay ĐK.

3.jpg
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên