Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của cảm biến Oxy (Oxygen sensor)

Nguyễn Xuân Giang
Bình luận: 3Lượt xem: 24,668

Nguyễn Xuân Giang

Giữ xe
Nhân viên
chi-tiet-cam-bien-oxy-2-1.jpg

Như chúng ta đã biết, để một động cơ phun xăng (diesel) hoạt động tối ưu thì cần rất nhiều tín hiệu từ các cảm biến gửi về ECU. Sau đó, ECU sẽ dựa vào các tín hiệu đầu vào đó, tính toán và đưa ra các tín hiệu điều khiển đến các cơ cấu chấp hành. Nhằm giúp động cơ hoạt động tối ưu nhất, đạt hiệu suất cao nhất. Trong các tín hiệu đầu vào đó, có tín hiệu điện áp từ cảm biến oxy.

cảm biến oxy.jpg

1. Chức năng và nhiệm vụ
Cảm biến oxy có chức năng đo lượng oxy dư trong khí thải động cơ và truyền tín hiệu về ECU nhằm điều chỉnh tỉ lệ nhiên liệu và không khí cho phù hợp.
cảm biến oxy.jpg

2.Nguyên lý hoạt động.
Nguyên lý hoạt động đo của cảm biến oxy căn cứ trên sự so sánh hàm lượng oxy trong không khí với hàm lượng oxy còn sót lại trong khí thải. Cụ thể, nếu lượng oxy trong khí thải ít do khí hỗn hợp giàu xăng,ống đo sẽ phát tín hiệu điện áp gửi về ECU khoảng 0.6V đến 0.9V. Ngược lại nếu lượng oxy trong khí thải nhiều do khí hỗn hợp nghèo xăng ống đo sẽ phát tín hiệu tương đối thấp gửi về ECU vào khoảng 0.1V đến 0.4V.

Tín hiệu điện áp này sẽ được nhập vào ECU. Bộ ECU đã được lập trình mạch chuẩn khoảng 0.5V ( Tỉ lệ hòa khí 14.7/1 ứng với tỉ số Lamda= 1). Nếu cảm biến oxy cung cấp tín hiệu điện áp thấp hơn 0.5V thì đồng nghĩa khí hỗn hợp nghèo xăng, ECU sẽ điều khiển phun thêm xăng .Ngược lại, cảm biến oxy cung cấp điện áp cao hơn mức chuẩn 0.5V chứng tỏ khí hốn hợp giàu nhiên liệu, ECU sẽ điều chỉnh lượng phun xăng ra ít hơn.


ECU luôn duy trì 1 tỉ lệ hỗn hợp ở mức lý tưởng với giá trị điện áp là 0.5V ( Tương đương với tỉ lệ 14.7/1). Từ đó, sẽ điều khiển cho động cơ hoạt động tối ưu và tiết kiệm nhiên liệu hơn.

3. Cấu tạo
Bộ cảm biến oxy thường có 2 loại: Nung nóng (heated) và không nung nóng (unheated).

– Loại nung nóng: Bên trong có điện trở để sấy nóng bộ cảm biến với mục đích nhanh chóng đưa nó lên đúng nhiệt độ làm việc, từ 600 – 650 độ F, để có thể sản sinh ra một điện thế. Loại này có thể có 2, 3 hoặc 4 dây nhằm phục vụ cho việc sấy nóng.

– Loại không nung nóng: Sẽ mất nhiều thời gian hơn để đạt nhiệt độ làm việc và trong khoảng thời gian này động cơ sẽ phải hoạt động với một hòa khí không đúng tiêu chuẩn.
cảm biến oxy..jpg

4. Cách kiểm tra
Thiết bị cần dùng: Volt kế

– Điều chỉnh Volt kế để đo dòng điện một chiều (DC) ở mức 1 Volt, đầu dương (+) của dây đo nối với đầu ra của bộ cảm biến oxy thông qua một dây nối (jumper wire). Đầu âm (-) của Volt kế nối với sườn xe hay thân máy (ground). Nếu máy đang nóng, vặn chìa khóa xe đến vị trí ON nhưng không ‘đề’ máy, điện thế phát sinh từ bộ cảm biến oxy (output voltage) phải ở mức khoảng 0.4 – 0.45V.

cam-bien-oxy-oxygen-sensor-vatc-6.jpg

– Khi máy còn nóng, tháo rời đầu nối của bộ cảm biến oxy để nối với Volt kế. Cho máy nổ rồi thay đổi tốc độ động cơ bằng cách lên xuống ga, dòng điện phát sinh từ bộ cảm biến phải có điện thế dao động trong khoảng 0.5V, nếu không cảm biến đã bị hỏng.
– Khi mới nổ máy hay khi máy còn nguội, điện thế này phải ở mức 0.1- 0.2 Volts. Khi nhiệt độ động cơ lên đến khoảng 600 – 650 F, điện thế này sẽ phải dao động trong khoảng từ 0.1 – 0.9 Volts, cần phải cẩn thận để không bị phỏng. Với những bộ cảm biến có nhiều đầu dây, dây cung cấp nguồn điện sấy nóng sẽ là 12 Volts, dây ‘ground’ sẽ là O Volts và dây còn lại sẽ có điện thế dao động như đã nói ở trên.
cam-bien-oxy-oxygen-sensor-vatc-9.jpg
– Nếu bộ cảm biến này đã được tháo rời, dùng bàn kẹp (vise) hay kềm bấm để giữ chặt phần thân đồng thời dùng mỏ hàn ‘ga’ (propane torch) để đốt nóng phần đầu, trong khi các dây đo của Volt kế được nối như đã nói ở trên. Điện thế phát sinh từ bộ cảm biến phải ổn định ở mức 0.6V trong khoảng 20 giây. Khi tắt mỏ hàn, điện thế này phải giảm xuống thấp hơn 0.1V sau khoảng 1 giây.

Tham khảo: VATC
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên