Nguyên lý làm việc của bộ ly hợp

KiemXangDao
Bình luận: 23Lượt xem: 30,325

KiemXangDao

Tài xế O-H
Ly hợp đóng một vai trò quan trọng đối với xe hơi, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn biết tại sao nó lại quan trọng, nguyên lý hoạt động như thế nào và cấu tạo của nó ra sao.

Nguyên-lý-làm-việc-của-bộ-ly-hợp-1.jpg

Vị trí lắp đặt của ly hợp trên xe

Ly hợp dùng để nối truc khuỷu động cơ với hệ thống truyền lực, nhằm để truyền mô men quay một cách êm dịu và để cắt truyền động đến hệ thống truyền lực được nhanh và dứt khoát trong những trường hợp cần thiết như khi chuyển số. Nó cũng cho phép động cơ hoạt động khi xe dừng mà không chuyển hộp số về số trung gian.
Bộ ly hợp hoạt động dựa vào ma sát giữa đĩa ly hợp và bánh đà. Bạn hãy tham khảo video ở bên dưới nhé.

Video nguyên lý hoạt động của ly hợp:
Trong bộ ly hợp, bánh đà sẽ được gắn với trục khuỷu của động cơ còn đĩa ly hợp được nối với trục sơ cấp của hộp số.
Khi bạn nhả bàn đạp thì các lò xo sẽ đẩy đĩa ép vào đĩa ly hợp và ép chúng vào bánh đà. Điều này sẽ khoá động cơ vào trục sơ cấp của hộp số làm chúng đồng bộ về tốc độ.
Công suất mà ly hợp có thể truyền được phụ thuộc vào ma sát giữa đĩa ma sát với bánh đà và lực ép mà các lò xo tác dụng lên các đĩa ma sát.



Bộ ly hợp hoạt động như thế nào?

f096a59e003cd9a2c1cda9cb3cfb7e8e.gif


Khi bạn nhấn bàn đạp côn, một dây cáp hoặc piston thuỷ lực sẽ tác dụng lên một cần bẩy (còn gọi là càng cua ly hợp) một lực khá lớn, lực này được truyền đến bạc đạn bitê làm cho các lò xo trên đĩa ép bị nén lại. Từ đó, đĩa ma sát được giải phóng ra khỏi bánh đà và đĩa ép, nhờ vậy trục sơ cấp của hộp số có thể quay trơn.

Nguyên-lý-làm-việc-của-bộ-ly-hợp-2.jpg

Đĩa ma sát

Lưu ý là trong đĩa ma sát có các lò xo, những lò xo này có tác dụng giảm chấn, giúp cho việc ăn khớp giữa hộp số với động cơ êm dịu hơn.

Một số vấn đề thường gặp ở ly hợp
Vấn đề quan trọng nhất với đĩa ma sát là vật liệu ma sát trên bề mặt đĩa bị mòn. Vật liệu ma sát này giống như vật liệu của má phanh do vậy sau một thời gian sử dụng chúng sẽ bị mài mòn. Khi vật liệu ma sát này bị mòn thì ly hợp sẽ bị trượt, và mức độ trượt này sẽ lớn dần đến khi nó không còn khả năng truyền công suất từ động cơ tới các bánh xe nữa.
Ly hợp chỉ bị mòn khi mà đĩa ma sát quay không cùng tốc độ với bánh đà. Khi chúng được khoá lại với nhau, vật liệu ma sát được ép chặt vào bánh đà và chúng quay cùng tốc độ với nhau. Chỉ khi đĩa ma sát trượt so với bánh đà thì hiện tượng mòn mới xảy ra. Vì vậy, nếu bạn có thói quen luôn để chân lên bàn đạp côn nhiều lần khi điều khiển xe thì ly hợp sẽ bị mòn rất nhanh.
Thỉnh thoảng vấn đề không phải do ly hợp bị trượt mà là do bị dính. Dưới đây là một số lý do khiến ly hợp bị dính:
+ Cáp điều khiển ly hợp bị đứt hoặc quá căng.
+ Rò rỉ dầu hoặc hư hỏng ở xi lanh chính và xi lanh con.
+ Có không khí trong đường ống dẫn dầu ly hợp.
+ Cơ cấu điều chỉnh xi lanh chính bị sai lệch.
+ Các thành phần ly hợp không ăn khớp với nhau.
Một vấn đề thường gặp khác là bạc đạn bitê bị rơ hoặc mòn. Khi bitê mòn sẽ làm xuất hiện tiếng kêu khi nó chịu tải trọng tác dụng lên nó, tức là khi bạn đạp côn.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về cấu tạo cũng như cách vận hành của bộ ly hợp. Chúng tôi rất hân hạnh nếu nhận được những đóng góp và chia sẻ từ các bạn, vì vậy bạn đừng ngại để lại comment bên dưới nhé!

Phương Phạm
 

quanvanot

Tài xế O-H
Ly hợp đóng một vai trò quan trọng đối với xe hơi, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn biết tại sao nó lại quan trọng, nguyên lý hoạt động như thế nào và cấu tạo của nó ra sao.

View attachment 85880
Vị trí lắp đặt của ly hợp trên xe

Ly hợp dùng để nối truc khuỷu động cơ với hệ thống truyền lực, nhằm để truyền mô men quay một cách êm dịu và để cắt truyền động đến hệ thống truyền lực được nhanh và dứt khoát trong những trường hợp cần thiết như khi chuyển số. Nó cũng cho phép động cơ hoạt động khi xe dừng mà không chuyển hộp số về số trung gian.
Bộ ly hợp hoạt động dựa vào ma sát giữa đĩa ly hợp và bánh đà. Bạn hãy tham khảo video ở bên dưới nhé.

Video nguyên lý hoạt động của ly hợp:
Trong bộ ly hợp, bánh đà sẽ được gắn với trục khuỷu của động cơ còn đĩa ly hợp được nối với trục sơ cấp của hộp số.
Khi bạn nhả bàn đạp thì các lò xo sẽ đẩy đĩa ép vào đĩa ly hợp và ép chúng vào bánh đà. Điều này sẽ khoá động cơ vào trục sơ cấp của hộp số làm chúng đồng bộ về tốc độ.
Công suất mà ly hợp có thể truyền được phụ thuộc vào ma sát giữa đĩa ma sát với bánh đà và lực ép mà các lò xo tác dụng lên các đĩa ma sát.



Bộ ly hợp hoạt động như thế nào?

View attachment 85879

Khi bạn nhấn bàn đạp côn, một dây cáp hoặc piston thuỷ lực sẽ tác dụng lên một cần bẩy (còn gọi là càng cua ly hợp) một lực khá lớn, lực này được truyền đến bạc đạn bitê làm cho các lò xo trên đĩa ép bị nén lại. Từ đó, đĩa ma sát được giải phóng ra khỏi bánh đà và đĩa ép, nhờ vậy trục sơ cấp của hộp số có thể quay trơn.

View attachment 85881
Đĩa ma sát

Lưu ý là trong đĩa ma sát có các lò xo, những lò xo này có tác dụng giảm chấn, giúp cho việc ăn khớp giữa hộp số với động cơ êm dịu hơn.

Một số vấn đề thường gặp ở ly hợp
Vấn đề quan trọng nhất với đĩa ma sát là vật liệu ma sát trên bề mặt đĩa bị mòn. Vật liệu ma sát này giống như vật liệu của má phanh do vậy sau một thời gian sử dụng chúng sẽ bị mài mòn. Khi vật liệu ma sát này bị mòn thì ly hợp sẽ bị trượt, và mức độ trượt này sẽ lớn dần đến khi nó không còn khả năng truyền công suất từ động cơ tới các bánh xe nữa.
Ly hợp chỉ bị mòn khi mà đĩa ma sát quay không cùng tốc độ với bánh đà. Khi chúng được khoá lại với nhau, vật liệu ma sát được ép chặt vào bánh đà và chúng quay cùng tốc độ với nhau. Chỉ khi đĩa ma sát trượt so với bánh đà thì hiện tượng mòn mới xảy ra. Vì vậy, nếu bạn có thói quen luôn để chân lên bàn đạp côn nhiều lần khi điều khiển xe thì ly hợp sẽ bị mòn rất nhanh.
Thỉnh thoảng vấn đề không phải do ly hợp bị trượt mà là do bị dính. Dưới đây là một số lý do khiến ly hợp bị dính:
+ Cáp điều khiển ly hợp bị đứt hoặc quá căng.
+ Rò rỉ dầu hoặc hư hỏng ở xi lanh chính và xi lanh con.
+ Có không khí trong đường ống dẫn dầu ly hợp.
+ Cơ cấu điều chỉnh xi lanh chính bị sai lệch.
+ Các thành phần ly hợp không ăn khớp với nhau.
Một vấn đề thường gặp khác là bạc đạn bitê bị rơ hoặc mòn. Khi bitê mòn sẽ làm xuất hiện tiếng kêu khi nó chịu tải trọng tác dụng lên nó, tức là khi bạn đạp côn.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về cấu tạo cũng như cách vận hành của bộ ly hợp. Chúng tôi rất hân hạnh nếu nhận được những đóng góp và chia sẻ từ các bạn, vì vậy bạn đừng ngại để lại comment bên dưới nhé!

Phương Phạm
Bài viết hữu ích nhưng vẫn thiếu một chút thông tin về các loại ly hợp, mong bác có thể bổ sung thêm cho ae. Cảm ơn bác về bài viết.
 

Mr.TanLoc

Tài xế O-H
[QUOTE="Cai banh xe, post: 676625, member: em nhờ bác Cai banh xe giải thích giùm em là theo kinh nghiệm của các anh đi trước làm chung khi đạp chân ly hợp nặng là hết bố ma sát. Nhưng em vẫn không hiểu tại sao nặng lại là hết bố ạ?
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
[QUOTE="Cai banh xe, post: 676625, member: em nhờ bác Cai banh xe giải thích giùm em là theo kinh nghiệm của các anh đi trước làm chung khi đạp chân ly hợp nặng là hết bố ma sát. Nhưng em vẫn không hiểu tại sao nặng lại là hết bố ạ?
- Khi đạp nặng không phải là hết, mà đã mòn tầm già nửa. Hết thì nó nhẹ hều
- Điều này chỉ đúng khi xe đó có bộ ly hợp dùng lò xo màng (diagram); chứ sai hẳn nếu lò xo dạng trụ (coil)
- Với lò xo màng, thì khi đĩa ly hợp càng mòn thì lò xo càng tăng lực ép (do kết cấu của lò xo). Điều này làm cho hiện tượng trượt ly hợp khi đĩa mòn được giảm đi đáng kể. Còn lò xo trụ thì càng mòn sẽ càng dễ trượt
 

Minhthuan21

Tài xế O-H
Bài viết nên phân tích thêm các bệnh thường gặp như:
Côn bị giật, nặng chân côn, côn ko bám, rung chân côn, côn ko cắt or cắt ko hết, chân côn quá nhẹ
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Bài viết nên phân tích thêm các bệnh thường gặp như:
Côn bị giật, nặng chân côn, côn ko bám, rung chân côn, côn ko cắt or cắt ko hết, chân côn quá nhẹ
Nhà bào thì thế là đẹp rồi, bác ạ. Cái bác muốn biết thì đầy trong sách, bác tìm đọc có vui hơn không
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên