Sinh viên Việt Nam – Từ ghế nhà trường ra doanh nghiệp

luyen_hybrid
Bình luận: 125Lượt xem: 208,206

Quang_Trieu

Tài xế O-H
Bản thân đang là sinh viên trong ngành e xin nêu một số ý kiến trong phần đánh giá năng lực:
-Về kiến thức: đối với một sinh viên thì yêu cầu về kiến thức chuyên ngành là không thể thiếu, nhưng về kiến thức bổ trợ về ngoại ngữ, tin học hay kiến thức xã hội cũng hết sức quan trọng, thực tráng hiện nay là sinh viên rất kém ngoại ngữ, bản thân e cũng vậy, khi hiểu được tầm quan trọng của nó thì mới bắt đầu lao vào học, nhưng nếu chuyên tâm học ngoại ngữ thì để hổng kiến thức chuyên môn, bởi vì thời gian, vì khả năng mỗi người, tất nhiên sẽ có người đạt được cả hai cái nhưng rất hiếm.
- Về kĩ năng: Đa số sinh viên kĩ thuật nói chung thì kĩ năng giao tiếp và thuyết trình rất kém, Kĩ năng nghề thì đã có người đề cập ở trên là trong môi trường học tập thì điều kiện thực hành, tiếp xúc thực tế rất khó khăn
Chúng e thường là những người ở quê lên, trước sức ép về kinh tế, gia đình thì việc lựa chọn một nghề ổn định đảm bảo thu nhập khi ra trường có lẽ sẽ là một ưu tiên so với đi theo đam mê.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Bản thân đang là sinh viên trong ngành e xin nêu một số ý kiến trong phần đánh giá năng lực:
-Về kiến thức: đối với một sinh viên thì yêu cầu về kiến thức chuyên ngành là không thể thiếu, nhưng về kiến thức bổ trợ về ngoại ngữ, tin học hay kiến thức xã hội cũng hết sức quan trọng, thực tráng hiện nay là sinh viên rất kém ngoại ngữ, bản thân e cũng vậy, khi hiểu được tầm quan trọng của nó thì mới bắt đầu lao vào học, nhưng nếu chuyên tâm học ngoại ngữ thì để hổng kiến thức chuyên môn, bởi vì thời gian, vì khả năng mỗi người, tất nhiên sẽ có người đạt được cả hai cái nhưng rất hiếm.
- Về kĩ năng: Đa số sinh viên kĩ thuật nói chung thì kĩ năng giao tiếp và thuyết trình rất kém, Kĩ năng nghề thì đã có người đề cập ở trên là trong môi trường học tập thì điều kiện thực hành, tiếp xúc thực tế rất khó khăn
Chúng e thường là những người ở quê lên, trước sức ép về kinh tế, gia đình thì việc lựa chọn một nghề ổn định đảm bảo thu nhập khi ra trường có lẽ sẽ là một ưu tiên so với đi theo đam mê.
Như thế thì chấp nhận đãi ngộ thấp thôi, thậm chí đi làm không công, còn sau đó bổ sung những thứ còn thiếu
 

anhkhoamaivy

Tài xế O-H
Bản thân đang là sinh viên trong ngành e xin nêu một số ý kiến trong phần đánh giá năng lực:
-Về kiến thức: đối với một sinh viên thì yêu cầu về kiến thức chuyên ngành là không thể thiếu, nhưng về kiến thức bổ trợ về ngoại ngữ, tin học hay kiến thức xã hội cũng hết sức quan trọng, thực tráng hiện nay là sinh viên rất kém ngoại ngữ, bản thân e cũng vậy, khi hiểu được tầm quan trọng của nó thì mới bắt đầu lao vào học, nhưng nếu chuyên tâm học ngoại ngữ thì để hổng kiến thức chuyên môn, bởi vì thời gian, vì khả năng mỗi người, tất nhiên sẽ có người đạt được cả hai cái nhưng rất hiếm.
- Về kĩ năng: Đa số sinh viên kĩ thuật nói chung thì kĩ năng giao tiếp và thuyết trình rất kém, Kĩ năng nghề thì đã có người đề cập ở trên là trong môi trường học tập thì điều kiện thực hành, tiếp xúc thực tế rất khó khăn
Chúng e thường là những người ở quê lên, trước sức ép về kinh tế, gia đình thì việc lựa chọn một nghề ổn định đảm bảo thu nhập khi ra trường có lẽ sẽ là một ưu tiên so với đi theo đam mê.
Bác đã đi vào đúng cái vết xe đổ mà những người đi trước đã đi. Vết xe ấy bắt đầu từ ý tưởng thi vào đại học sau khi tốt nghiệp phổ thông. Đam mê ngành ô tô, thi đậu đại học ngành ô tô. Vào học rồi hoặc ra trường rồi mới thấy thiếu nhiều kiến thức và điều kiện thực hành để sau này ra trường làm việc. Nhưng không có thời gian bổ sung kiến thức vì phải bơi với chương trình học tại trường. Ra trường không có việc làm. Bỏ nghề làm ngành khác có thu nhập ổn định. Họăc vào làm garage để học nghề lại. Nếu muốn tránh vết xe đổ ấy thì bác phải có đủ can đảm để đi ra ngòai vết xe của người trước đã đi. Hãy xác định mục đích đào tạo của mình để thành người như thế nào, kỹ sư thiết kế, kỹ thuật viên hay thợ sửa xe. Tìm hiểu chương trình học của những trường có ngành đào tạo nghề ô tô. Sau đó lên kế họach học tập, đào tạo cho chính mình để thực hiện. Đừng quá quan trọng về tấm bằng là bằng đại học hay cao đẳng, trung cấp nghề. Nếu mình có thực lực thì hòan tòan có khả năng chứng minh với nơi tuyển chọn, còn hơn là có tấm bằng mà không có thực lực.
 

ducthuc200

Tài xế O-H
Bác đã đi vào đúng cái vết xe đổ mà những người đi trước đã đi. Vết xe ấy bắt đầu từ ý tưởng thi vào đại học sau khi tốt nghiệp phổ thông. Đam mê ngành ô tô, thi đậu đại học ngành ô tô. Vào học rồi hoặc ra trường rồi mới thấy thiếu nhiều kiến thức và điều kiện thực hành để sau này ra trường làm việc. Nhưng không có thời gian bổ sung kiến thức vì phải bơi với chương trình học tại trường. Ra trường không có việc làm. Bỏ nghề làm ngành khác có thu nhập ổn định. Họăc vào làm garage để học nghề lại. Nếu muốn tránh vết xe đổ ấy thì bác phải có đủ can đảm để đi ra ngòai vết xe của người trước đã đi. Hãy xác định mục đích đào tạo của mình để thành người như thế nào, kỹ sư thiết kế, kỹ thuật viên hay thợ sửa xe. Tìm hiểu chương trình học của những trường có ngành đào tạo nghề ô tô. Sau đó lên kế họach học tập, đào tạo cho chính mình để thực hiện. Đừng quá quan trọng về tấm bằng là bằng đại học hay cao đẳng, trung cấp nghề. Nếu mình có thực lực thì hòan tòan có khả năng chứng minh với nơi tuyển chọn, còn hơn là có tấm bằng mà không có thực lực.
vậy có cách nào thay đổi được vấn đề này không?thực sự thì nhiều bạn trẻ bị bỏ hoài mấy năm theo học trên trường nhưng không thu được kết quả gì,ra trường lại bắt đầu lại từ đầu,với số năm đó nếu được đạo tạo bài bản theo nghề thì họ có kinh nghiệm rất nhiều.còn việc lập kế hoạch thì các bạn đó gần như là không có, vì họ chưa đi làm như ta thì các bạn ấy chưa ngộ ra được.
 

anhkhoamaivy

Tài xế O-H
vậy có cách nào thay đổi được vấn đề này không?thực sự thì nhiều bạn trẻ bị bỏ hoài mấy năm theo học trên trường nhưng không thu được kết quả gì,ra trường lại bắt đầu lại từ đầu,với số năm đó nếu được đạo tạo bài bản theo nghề thì họ có kinh nghiệm rất nhiều.còn việc lập kế hoạch thì các bạn đó gần như là không có, vì họ chưa đi làm như ta thì các bạn ấy chưa ngộ ra được.
Vậy tôi mới nêu lên ở đây để các bạn đi sau tìm cách tránh. Cái vòng lẩn quẩn là ai cũng thích học đại học, thích ra trường có cái bằng kỹ sư. Đến lúc xin việc làm thì lại thấy kiến thức mình học được chẳng đáp ứng được nhu cầu của thị trường việc làm. Lúc này nhận ra nếu mình là thợ có tay nghề cao sẽ dễ kiếm việc hơn. Rồi mới bắt đầu lại đi học nghề. Tự an ủi rằng dù sao thì kiến thức học được trong đại học sẽ giúp mình học nghề nhanh hơn. Nếu các bạn xác định mục đích ngay từ đầu là mình muốn trở thành thợ giỏi. Thời gian học tập và rèn luyện là 4 năm. Rồi tự lập ra kế họach cho mình phải học nghề cơ bản ở đâu, học chuyên sâu nâng cấp ở đâu, xin học việc tại garage để lấy kinh nghiệm ở đâu, học thêm anh văn ở đâu. Tôi nghĩ chỉ cần 4 năm là các bạn có đủ năng lực để xin việc với mức lương ổn định tại các garage và cơ sở sửa chữa bảo dưỡng xe của hãng.
 

Quang_Trieu

Tài xế O-H
Bác đã đi vào đúng cái vết xe đổ mà những người đi trước đã đi. Vết xe ấy bắt đầu từ ý tưởng thi vào đại học sau khi tốt nghiệp phổ thông. Đam mê ngành ô tô, thi đậu đại học ngành ô tô. Vào học rồi hoặc ra trường rồi mới thấy thiếu nhiều kiến thức và điều kiện thực hành để sau này ra trường làm việc. Nhưng không có thời gian bổ sung kiến thức vì phải bơi với chương trình học tại trường. Ra trường không có việc làm. Bỏ nghề làm ngành khác có thu nhập ổn định. Họăc vào làm garage để học nghề lại. Nếu muốn tránh vết xe đổ ấy thì bác phải có đủ can đảm để đi ra ngòai vết xe của người trước đã đi. Hãy xác định mục đích đào tạo của mình để thành người như thế nào, kỹ sư thiết kế, kỹ thuật viên hay thợ sửa xe. Tìm hiểu chương trình học của những trường có ngành đào tạo nghề ô tô. Sau đó lên kế họach học tập, đào tạo cho chính mình để thực hiện. Đừng quá quan trọng về tấm bằng là bằng đại học hay cao đẳng, trung cấp nghề. Nếu mình có thực lực thì hòan tòan có khả năng chứng minh với nơi tuyển chọn, còn hơn là có tấm bằng mà không có thực lực.
E hiểu nhưng đâu phải ai cũng phân tích được như vậy, nhất là ở cái độ tuổi đó, cái này cần sự định hướng rõ ràng của những người đi trước bác ạ
 

xeotohyundai

Tài xế O-H
"Sau khi nghiên cứu thị trường, các bạn hãy lên kế họach sản xuất ra sản phẩm chính là bản thân các bạn" nghe có vẻ khả thi hơn là Sau khi nghiên cứu thị trường, các bạn hãy lên kế hoạch sản xuất ra sản phẩm chính là những chiếc ôtô của bản thân các bạn
 

dothosondong

Tài xế O-H
sinh viên ngành nào cũng vậy, không chỉ riêng ngành cơ khí. Nhiều bạn ảo tưởng trong khi còn đi học thì không chăm chỉ nghiên cứu trau dồi, ra trường nghĩ rằng mác kỹ sư thì làm được việc ngay.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
sinh viên ngành nào cũng vậy, không chỉ riêng ngành cơ khí. Nhiều bạn ảo tưởng trong khi còn đi học thì không chăm chỉ nghiên cứu trau dồi, ra trường nghĩ rằng mác kỹ sư thì làm được việc ngay.
Bác nói đúng, các bác ây mải phát triển kỹ năng mềm, quên cả kỹ năng cứng.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Hì hì trước giờ toàn thấy bảo sv thiếu kĩ năng mềm, giờ đến lúc quay lại (hay là đến) với kĩ năng cứng rồi :D
Không có kỹ năng mềm, có thể khó phát triển, nhưng vẫn làm việc được. Không có kỹ năng cứng thì không làm được việc gì cả. Người ta tuyển dụng mình để làm việc mà
 

vinh_nguyen

Tài xế O-H
Nhà trường thì mài đũng quần và chơi game, cua gái. Vô doanh nghiệp nội qui, giờ giấc gây xáo trộn liền. Một số nhân viên bảo đi làm chỉ vì chén cơm manh áo thôi chả có gì vui. Đi làm mà giống như vô cho có tụ thì sớm muộn cũng ra đường thôi. Vô doanh nghiệp thì sau 2 tháng đánh giá đạt mới ký hợp đồng 1 năm.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Nhà trường thì mài đũng quần và chơi game, cua gái. Vô doanh nghiệp nội qui, giờ giấc gây xáo trộn liền. Một số nhân viên bảo đi làm chỉ vì chén cơm manh áo thôi chả có gì vui. Đi làm mà giống như vô cho có tụ thì sớm muộn cũng ra đường thôi. Vô doanh nghiệp thì sau 2 tháng đánh giá đạt mới ký hợp đồng 1 năm.
Các bác nhà mình đi học cứ như cho ai đó ấy, được chăng hay chớ, không có mục đích, mục tiêu gì. Xong thì lại trách chủ doanh nghiệp không tạo điều kiện, chủ doanh nghiệp tham, chủ doanh nghiệp ác...Không bao giờ thấy lỗi là của mình
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên