Sinh viên ô tô ra trường khó xin việc - Nguyên nhân do đâu?

MyS2Love
Bình luận: 133Lượt xem: 25,467

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
còn trường em thì thầy giao cho mình em một máy! bảo là làm xong thì cho về ăn cơm!
Thực ra, cách này sẽ làm nổi lên một vài học viên ưu tú (nếu có). Còn đứng dưới góc độ cộng đồng thì đó là sự thờ ơ, vô trách nhiệm
Không phải nói láo chứ, quẳng cho thầy thì thầy cũng ú ớ luôn, biết gì đâu
 

Hoatuty

Tài xế O-H
Thực ra, cách này sẽ làm nổi lên một vài học viên ưu tú (nếu có). Còn đứng dưới góc độ cộng đồng thì đó là sự thờ ơ, vô trách nhiệm
Không phải nói láo chứ, quẳng cho thầy thì thầy cũng ú ớ luôn, biết gì đâu
theo em thì vẫn có thầy tận tuỵ với nghề bác ạ! chúng ta không thể lấy 1 vài ví dụ mà đánh giá tất cả được bác! nếu như thầy thờ ơ ta coi đó là để bản thân tự lập bác ạ!
 

Hoatuty

Tài xế O-H
Đúng là vậy bác à,vậy có được bao nhiêu người thầy tâm huyết hả bác hay là "Sống chết mặc bay,tiền thầy bỏ túi " ?
em thấy ít có người thầy Tâm Huyết lắm! nhưng xã hộ có người nọ người kia thì mới là xã hội chứ bác! hì hì! chỉ trách là ngành ô tô mình phát triển mà thầy giáo lại thiếu tiền mua ô tô nên mới sảy ra tình trạng đó thôi bác!
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
theo em thì vẫn có thầy tận tuỵ với nghề bác ạ! chúng ta không thể lấy 1 vài ví dụ mà đánh giá tất cả được bác! nếu như thầy thờ ơ ta coi đó là để bản thân tự lập bác ạ!
Bác nói đúng, nhưng cái bác nói mới là số ít, bác nhé. Nếu như cái đó mà nhiều thì cái nền giáo dục đã không tệ như bây giờ. Theo tôi, chắc tất cả giáo viên nên thờ ơ để sinh viên tự lập, như vậy thì đúng là nền giáo dục nước ta sẽ là nhất thế giới rồi
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
em thấy ít có người thầy Tâm Huyết lắm! nhưng xã hộ có người nọ người kia thì mới là xã hội chứ bác! hì hì! chỉ trách là ngành ô tô mình phát triển mà thầy giáo lại thiếu tiền mua ô tô nên mới sảy ra tình trạng đó thôi bác!
Như vậy, mấu chốt của nền giáo dục kém là vì thày giáo không có tiền mua ô tô phải không ạ??
 

Hoatuty

Tài xế O-H
Bác nói đúng, nhưng cái bác nói mới là số ít, bác nhé. Nếu như cái đó mà nhiều thì cái nền giáo dục đã không tệ như bây giờ. Theo tôi, chắc tất cả giáo viên nên thờ ơ để sinh viên tự lập, như vậy thì đúng là nền giáo dục nước ta sẽ là nhất thế giới rồi
em nghĩ là thờ ơ không quá mức, hướng dẫn để học sinh họ tự làm! sai thì sửa, uốn nắn dần, vậy mới để học sinh tự lập được ạ! còn thờ ơ mặc kệ học sinh tự làm gì thì làm! thì lúc đó mới đáng chê trách ạ!
 

Khang_auto

Tài xế O-H
theo em nghĩ không phải là thất nghiệp mà là do các bạn sinh viên thấy lương quá thấp, thấp hơn cả công nhân nên các bạn đó không muốn làm, trong khi kiến thức và kinh nghiệm các bạn đó cũng không có
 

cucchangda

Tài xế O-H
Học ngành kỹ thuật ô tô - Mặc dù đang là một trong những ngành được đánh là HOT trong thời điểm hiện nay, khi mà tại thị trường Việt Nam, tốc độ tăng trưởng ô tô đang rất bùng nổ. Nhưng có một thực trạng đáng buồn là đi ngược lại với sự phát triển đó, thì sinh viên ô tô lại rất khó tìm việc, hoặc có tìm được cũng rất khó ổn định và phát triển về lâu dài? Đây không chỉ là vấn đề mới gặp phải trong những năm gần đây, mà nó đã tồn tại đã rất lâu, từ các thế hệ sinh viên trước.

Vậy tại sao sinh viên ô tô ra trường khó lại khó xin việc như vậy? Điều gì đã cản trở những bước đi của các bạn? Bạn muốn xin việc tốt hơn, đúng với công việc mình yêu thích, thì bạn cần những điều gì?


1. Khả năng kỹ thuật còn quá yếu

Như tất cả chúng ta đều biết, các kiến thức mà sinh viên ô tô được trang bị tại các giảng đường đại học, cao đẳng, dạy nghề ô tô hầu như mới chỉ dừng lại ở mức kiến thức nền tảng bao quát về ô tô, trong khi số giờ thực hành còn quá ít. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển kỹ năng thực hành cũng như hạn chế trong việc cập nhật các công nghệ mới trên xe hiện nay.

Vì đa số các kiến thức mới chỉ dừng lại ở lý thuyết, nên khi ra thực tế ở gara – hãng dịch vụ, các bạn sinh viên ô tô thường rất bỡ ngỡ với "những gì đang diễn ra tại đây".

Muốn sửa được ô tô hay các nghề khác như cố vấn dịch vụ, sale… các bạn bắt buộc phải có sự trải nghiệm thực sự tại các gara, các hãng hoặc cần được đào tạo một cách chuyên sâu, bài bản đúng chuyên ngành mà bạn đang muốn theo đuổi.

Các bạn cần phải hy sinh thêm ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm tiếp theo sau khi ra trường, để có được những kinh nghiệm bền vững và để có một mức lương ổn định như mong muốn. Điều này nó đúng trên mọi ngành nghề chứ không riêng gì nghề kỹ thuật ô tô của chúng ta.

2. Kỹ năng mềm còn hạn chế

Điều thứ 2 mà các bạn sinh viên ô tô còn rất yếu so với các bạn học kinh tế, ngoại giao, kinh doanh… đó chính là về các kỹ năng mềm.

Kỹ năng mềm là gì? Nó là một dạng các kiến thức tổng quan hỗ trợ trong cuộc sống, có thể liệt kê một số dạng cơ bản của nó như: Kỹ năng tìm kiếm thông tin, kỹ năng giao tiếp, khả năng xin việc, khả năng ứng xử, ngoại giao, kỹ năng viết lách, tạo mối quan hệ, kỹ năng lãnh đạo...... Một trong những điều rất đáng buồn với sinh viên ô tô hiện nay, là có những kỹ năng rất cơ bản như kỹ năng làm hồ sơ xin việc, gửi email cho nhà tuyển dụng cũng không biết làm như thế nào là chuẩn mực.

Khi mà các chủ gara, các hãng còn chưa biết bạn là ai, khả năng của bạn trong công việc thế nào. Thì một ấn tượng tốt khi tiếp xúc với các bạn là một điểm cộng cực lớn để bạn có thể xin được một công việc tốt, đúng với mong muốn của bạn.


Tất cả mọi công việc, nhiều lúc các doanh nghiệp chỉ cần sự chăm chỉ, trung thực và có ý chí vươn cao là đủ, còn kinh nghiệm thì họ sẵn sàng đào tạo bạn. Ở đây có nghĩa, sự cố gắng của bạn còn quý hơn nhiều so với kinh nghiệm của bạn, chứ chưa nói đến các bạn mới ra trường thì chắc chắn kinh nghiệm là điều chưa có.

3. Chưa có tính kỷ luật trong học tập và công việc

Thứ 3, khi bạn đã xin được việc rồi, nhưng các bạn vẫn không thể tồn tại được lâu trong doanh nghiệp đó, bởi tính cẩu thả, làm việc không nguyên tắc, điều mà ít trường lớp nào đào tạo cho bạn, đó chính là điều thường gặp nhất của sinh viên ô tô mới ra trường, rất dễ bị các doanh nghiệp đào thải.

Trong học tập cũng vậy, các bạn đã nghe câu “học – học nữa – học mãi” trong môn học mà làm khó rất nhiều các bạn sinh viên “Nguyên Lý Mác – Lê Nin”. Việc trau dồi thêm kiến thức chưa bao giờ là thừa đối với một ai.

Sau những buổi làm vất vả, bạn cũng cần học hỏi thêm, nghiên cứu tìm tòi thêm những điều giúp ích để phát triển công việc. Bạn muốn một công việc nhàn hạ, chắc chắn bạn phải học tập. Và ngược lại, khi các bạn không phát triển được bản thân, bạn sẽ lùi lại sâu so với những người khác.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “thế giới tiến bộ không ngừng ai không học là lùi”

4. Cái tôi quá cao và sự ảo tưởng

Một cái tôi quá cao, dễ tự ái, dễ xung đột với các thành viên trong garage là điều rất nhiều anh em đang gặp phải. Cái tôi cao này nguyên nhân xuất phát từ sự ảo tưởng về kiến thức và ảo tưởng trong công việc. Sự ảo tưởng đó là gì?

  • Ảo tưởng về khả năng của mình, với những kiến thức mình đang có.
  • Ảo tưởng về một mức lương cao, trong khi mình vẫn chưa làm được gì, và khả năng đáp ứng nhu cầu công việc của gara không cao.
Sự ảo tưởng này đã vô tình “bóp chết” tương lai của bạn và sẽ đẩy bạn đi theo một hướng khác, làm bạn “đánh rơi” toàn bộ những kiến thức mà bạn đã từng học, từng làm.

Có thể thấy, một là bạn thật giỏi để các doanh nghiệp đến rước bạn về công ty họ làm, hai là bạn không giỏi thì không nên ảo tưởng và chấp nhận “mức lương thử việc” “công việc học nghề” để dần tiến bộ.


Trên tất cả các công việc, mọi ngành nghề, nếu bạn chưa đủ kỹ năng, đủ kinh nghiệm thì bạn chắc chắn “chưa” có mức lương cao. Và thành công hay không là nhờ việc bạn tiếp cận tốt với sự việc và công việc đang diễn ra.

5. Không xác định được mục tiêu công việc là một đích đến rõ ràng rõ
Mọi công việc nếu không bắt đầu từ một đích đến rõ ràng, thì bạn giống như đang đi trên một con thuyền đang lênh đênh trên biển mà không biết là nó sẽ cập bến ở đâu.

“Bạn đến từ đâu không quan trọng, điều quan trọng là bạn đi đâu”
“Hãy bắt đầu công việc từ đích đến”

Câu hỏi này cần được trả lời càng sớm càng tốt. Không nên để đến lúc cầm tấm bằng trên tay rồi mới "tá hỏa" ra là không biết bây giờ mình nên đi làm việc gì, làm ở đâu, năng lực của mình làm gì thì phù hợp. Hiện nay, có rất nhiều bạn đang rơi vào tình trạng "thuyền không biết cập bến ở đâu".

Ví dụ: Nếu bạn muốn học sửa chữa ô tô giỏi, trở thành kỹ thuật viên sửa chữa ô tô chuyên nghiệp, điều đầu tiên các bạn nên làm là biết được tiếng anh ô tô căn bản, để có thể nghiên cứu các tài liệu.

Hoặc nếu các đang muốn làm cố vấn dịch vụ ô tô, ngay từ bây giờ, các bạn nên trau dồi các kỹ năng về bán hàng, đàm phán, thuyết phục, bảo dưỡng sửa chữa cơ bản, nguyên lý phụ tùng…

=>>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm đi xin thực tập ở garage cho sinh viên



Em thấy ngành mình rất dễ xin việc chứ không phải khó. Nhưng vì sao người mới bắt đầu không làm hoặc làm một thời gian là bỏ và nhưng người đang làm thì nhiều người muốn bỏ nhưng ràng buộc... Không bỏ nổi.
Thứ nhất là tiền. Sinh viên lên hỏi han về nghề thì trăm comment cả trăm cái tiêu cực. Nào là anh đi học 1 2 3 năm mà lương thế này thế kia. Rồi dầu mỡ khổ cực này kia, còn bị đánh chửi này kia... Mà đúng tiền lương quá bèo, xong các bác nói " Thế biết làm gì không mà đòi người ta trả lương" nhưng mình phải xem bây giờ không còn là thời "Ngày xưa" trong cái suy nghĩ của các bác ngày xưa. Ngày các bác đi học nghề vất vả không có nghĩa bây giờ cũng phải như vậy. Bên cơ khí biết hàn lương không dưới 7tr. Không biết lương cũng 4 5tr. Bên điện lạnh chưa biết gì lương 5,5tr cam kết sau 3 tháng tự lắp được... Chưa kể đến mấy khu công nghiệp vì các bác nghĩ nó không có "Tương lai".
Thứ 2 đi học nghề các bác đi trước 10 người thì 8 người không chỉ. Chỉ trực chờ để đá đểu mỗi khi có lỗi. Nghĩ mình có nghề là thượng đẳng, coi sinh viên ra trường toàn vớ vẩn chỉ phí tiền bố mẹ. Mới tiếp xúc ai cũng bỡ ngỡ. Thấy dầu mỡ hơi khó chịu các bác nghĩ ngay là ngại dầu mỡ thì làm ăn gì... Nhiều cái không biết hỏi các bác im hoặc làm câu thế mày đi học học cái gì xong cũng im ỉm không nói. Hỏi như vậy ai muốn đi học nghề. Trong khi mấy nghề 4.0 bây giờ họ toàn người trẻ. Vào cầm tay chỉ việc anh em vui vẻ. Không biết gì bảo ban nhiệt tình.
Thứ 3 về chủ. Cho mấy anh sinh viên vào với mục đích có thằng lon ton dọn dẹp với lau đồ. Động cái gì cũng bảo động cái này chú không đền được động cái kia bảo chú chưa đủ trình đâu...
Sinh viên không ngại làm nghề mà rõ ràng nghề làm cho sinh viên ngại.
 

voannhien

Tài xế O-H
Em thấy ngành mình rất dễ xin việc chứ không phải khó. Nhưng vì sao người mới bắt đầu không làm hoặc làm một thời gian là bỏ và nhưng người đang làm thì nhiều người muốn bỏ nhưng ràng buộc... Không bỏ nổi.
Thứ nhất là tiền. Sinh viên lên hỏi han về nghề thì trăm comment cả trăm cái tiêu cực. Nào là anh đi học 1 2 3 năm mà lương thế này thế kia. Rồi dầu mỡ khổ cực này kia, còn bị đánh chửi này kia... Mà đúng tiền lương quá bèo, xong các bác nói " Thế biết làm gì không mà đòi người ta trả lương" nhưng mình phải xem bây giờ không còn là thời "Ngày xưa" trong cái suy nghĩ của các bác ngày xưa. Ngày các bác đi học nghề vất vả không có nghĩa bây giờ cũng phải như vậy. Bên cơ khí biết hàn lương không dưới 7tr. Không biết lương cũng 4 5tr. Bên điện lạnh chưa biết gì lương 5,5tr cam kết sau 3 tháng tự lắp được... Chưa kể đến mấy khu công nghiệp vì các bác nghĩ nó không có "Tương lai".
Thứ 2 đi học nghề các bác đi trước 10 người thì 8 người không chỉ. Chỉ trực chờ để đá đểu mỗi khi có lỗi. Nghĩ mình có nghề là thượng đẳng, coi sinh viên ra trường toàn vớ vẩn chỉ phí tiền bố mẹ. Mới tiếp xúc ai cũng bỡ ngỡ. Thấy dầu mỡ hơi khó chịu các bác nghĩ ngay là ngại dầu mỡ thì làm ăn gì... Nhiều cái không biết hỏi các bác im hoặc làm câu thế mày đi học học cái gì xong cũng im ỉm không nói. Hỏi như vậy ai muốn đi học nghề. Trong khi mấy nghề 4.0 bây giờ họ toàn người trẻ. Vào cầm tay chỉ việc anh em vui vẻ. Không biết gì bảo ban nhiệt tình.
Thứ 3 về chủ. Cho mấy anh sinh viên vào với mục đích có thằng lon ton dọn dẹp với lau đồ. Động cái gì cũng bảo động cái này chú không đền được động cái kia bảo chú chưa đủ trình đâu...
Sinh viên không ngại làm nghề mà rõ ràng nghề làm cho sinh viên ngại.
nói hay lắm bác
 

voannhien

Tài xế O-H
theo em nghĩ không phải là thất nghiệp mà là do các bạn sinh viên thấy lương quá thấp, thấp hơn cả công nhân nên các bạn đó không muốn làm, trong khi kiến thức và kinh nghiệm các bạn đó cũng không có
chỉ cần một lời động viên là sẽ thay đổi các bạn ấy thôi, sự bỡ ngỡ là không thể tránh khỏi
 

Lukyday123

Tài xế O-H
Bức ảnh này ... thầy giáo dạy thực hành áo trắng, ống tay áo dài, bàn tay ko chút dầu mỡ, bảo sao SV không .... :(
đừng nhận xét 1 con ng chỉ qua 1 vài hình ảnh minh hoạ
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
em nghĩ là như thế ạ? thế theo bác? nguyên nhân là do đâu ạ?
Cái này nó từ 2 phía:
- Cơ chế xã hội, không coi trọng thực chất, cơ chế nặng về xin- cho. Khoác vào cái sự cao quý, nên không chấp nhận tính thị trường, nên cơ bản giáo viên lương thấp. Quay sang trông vào những cái không phải là lương
- Bản thân giáo viên trình độ kém với nhiều lý do, nhưng tựu chung là kém. Mà kém thì ít tiền, lấy đâu mua ô tô
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
em nghĩ là thờ ơ không quá mức, hướng dẫn để học sinh họ tự làm! sai thì sửa, uốn nắn dần, vậy mới để học sinh tự lập được ạ! còn thờ ơ mặc kệ học sinh tự làm gì thì làm! thì lúc đó mới đáng chê trách ạ!
Không dạy mà để tự làm thì chết chắc rồi. Phải hướng dẫn, kiểm tra gắt gao chứ. Vì thờ ơ, nên mới có những cái máy không đủ ruột, vì thờ ơ nên mới có những cái đồ án trên trời, không thể làm nổi
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên