Komatsu pc200-8 di chuyển chậm bên lái

Thuocdoc113456
Bình luận: 42Lượt xem: 8,984

Thuocdoc113456

Tài xế O-H
Cách đặt câu hỏi của anh bạn rất hay. Chỉ cần một câu hỏi ngắn gọn mà người trả lời phải nói rất nhiều, rất dài :( !!
Xin hẹn ở một bài khác. Ở đây xin trả lời nhanh, gọn để bạn còn xử lý cái xe mà bạn đang chiến đấu.
1)- Do từ ngữ của mấy anh Tây dùng dễ gây hiểu lầm, cái van LS là viết tắt của LOAD SENSING, dịch sát nghĩa là CẢM NHẬN TẢI nên đa số vẫn cho rằng nhiệm vụ của nó DÍNH DÁNG - LIÊN QUAN đến TẢI, từ đó lại suy diễn là nó có nhiệm vụ ĐIỀU TIẾT LƯU LƯỢNG của BƠM theo TẢI. Nhưng sự thật lại không phải vậy mới đau :(!!! Nhiệm vụ của cái van LSTHEO DÕI TAY ĐIỀU KHIỂN (hay gọi là tay trang, chẳng hiểu cái từ tay trang là xuất xứ từ đâu mà nghe là lạ!!). Khi kéo tay nhẹ thì van LS báo cho cái bộ RÌ GU biết để đẩy nhẹ đế nghiêng==>góc nghiêng nhỏ==>lưu lượng thấp....khi cần thao tác nhanh, kéo hết tay thì ......biết rồi, thôi khỏi nói.
2)- Cái van PC mới là cái dính đến tải đây. Nó là viết tắt của PRESSURE CONTROL để chỉ rằng khi gặp tải nặng==>áp suất (PRESSURE) của BƠM tăng lên thì nó sẽ ĐIỀU KHIỂN (CONTROL) giảm đế nghiêng==>góc nghiêng nhỏ lại==>lưu lượng thấp==>giữ công suất ổn định (HORSE POWER CONSTANT)==>không làm quá tải động cơ,lịm máy.
3)- Cuối cùng, câu này tưởng dễ mà thực ra để nói sâu vào vấn đề thì nó rất khó (lại hù dọa rất khó rồi. Chán quá đi) !!! Đã có cái van PC kiểu CƠ-THỦY LỰC rồi, sao lại phải có thêm cái van EPC (ELECTRONIC PC) kiểu ĐIỆN TỬ-THỦY LỰC nữa (thực chất nó là PSV như của xe KOBE nhưng mỗi ông lại gọi một cách), rồi lại thêm cả một cái hộp ĐIỆN TỬ to đùng để điều khiển cho tốn kém, rắc rối, dễ sinh bệnh ??
Nói ngắn gọn là bởi vì có thêm nó THÌ XE MỚI NHANH. Tại sao lại vậy thì xin hẹn ở một bài khác.
Bằng cớ rõ ràng là nếu hư HỘP, máy sẽ bị quá tải, lịm máy ngay, lúc đó phải bật cái công tắc để lấy

khi đó xe không bị quá tải nữa, nhưng lại chậm hơn xưa khi chưa hư HỘP.
cụ thủy lực có cái sơ đồ lắp giáp van pc thì cho nhà cháu ít ảnh và xin nhờ cụ dạy bảo cách chỉnh van pc và van ls khi lắp bơm vào ạ , hậu bối xin ghi lòng tạc dạ
 

ThuylucSaigon

Tài xế O-H
cụ thủy lực có cái sơ đồ lắp giáp van pc thì cho nhà cháu ít ảnh và xin nhờ cụ dạy bảo cách chỉnh van pc và van ls khi lắp bơm vào ạ , hậu bối xin ghi lòng tạc dạ
Ghê quá !! Làm gì mà đến ghi lòng tạc dạ, nghe ghê thế !!

PC VALVE ADJUST SCREW.png


LS VALVE ADJUST.png
 

ThuylucSaigon

Tài xế O-H
KHI NÀO THÌ PHẢI CHỈNH VAN LS (hình như đã có ai nói rồi thì phải ??). Khi đo hiệu số áp LS (LS DIFFERENTIAL PRESSURE) mà thấy sai lệch so với giá trị chuẩn thì mới chỉnh.
Cách đo, mời coi hình đính kèm.


LS dif pressure check&Adjust.png
 

C5galaxy

Tài xế O-H
Trong tài liệu -6 chỉ nhắc tới đường Pls về bơm. Còn một đường nữa về bơm hình như là pps thì nó không có tác dụng gì hả các cụ.
 

vanderluu

Tài xế O-H
Cách đặt câu hỏi của anh bạn rất hay. Chỉ cần một câu hỏi ngắn gọn mà người trả lời phải nói rất nhiều, rất dài :( !!
Xin hẹn ở một bài khác. Ở đây xin trả lời nhanh, gọn để bạn còn xử lý cái xe mà bạn đang chiến đấu.
1)- Do từ ngữ của mấy anh Tây dùng dễ gây hiểu lầm, cái van LS là viết tắt của LOAD SENSING, dịch sát nghĩa là CẢM NHẬN TẢI nên đa số vẫn cho rằng nhiệm vụ của nó DÍNH DÁNG - LIÊN QUAN đến TẢI, từ đó lại suy diễn là nó có nhiệm vụ ĐIỀU TIẾT LƯU LƯỢNG của BƠM theo TẢI. Nhưng sự thật lại không phải vậy mới đau :(!!! Nhiệm vụ của cái van LSTHEO DÕI TAY ĐIỀU KHIỂN (hay gọi là tay trang, chẳng hiểu cái từ tay trang là xuất xứ từ đâu mà nghe là lạ!!). Khi kéo tay nhẹ thì van LS báo cho cái bộ RÌ GU biết để đẩy nhẹ đế nghiêng==>góc nghiêng nhỏ==>lưu lượng thấp....khi cần thao tác nhanh, kéo hết tay thì ......biết rồi, thôi khỏi nói.
2)- Cái van PC mới là cái dính đến tải đây. Nó là viết tắt của PRESSURE CONTROL để chỉ rằng khi gặp tải nặng==>áp suất (PRESSURE) của BƠM tăng lên thì nó sẽ ĐIỀU KHIỂN (CONTROL) giảm đế nghiêng==>góc nghiêng nhỏ lại==>lưu lượng thấp==>giữ công suất ổn định (HORSE POWER CONSTANT)==>không làm quá tải động cơ,lịm máy.
3)- Cuối cùng, câu này tưởng dễ mà thực ra để nói sâu vào vấn đề thì nó rất khó (lại hù dọa rất khó rồi. Chán quá đi) !!! Đã có cái van PC kiểu CƠ-THỦY LỰC rồi, sao lại phải có thêm cái van EPC (ELECTRONIC PC) kiểu ĐIỆN TỬ-THỦY LỰC nữa (thực chất nó là PSV như của xe KOBE nhưng mỗi ông lại gọi một cách), rồi lại thêm cả một cái hộp ĐIỆN TỬ to đùng để điều khiển cho tốn kém, rắc rối, dễ sinh bệnh ??
Nói ngắn gọn là bởi vì có thêm nó THÌ XE MỚI NHANH. Tại sao lại vậy thì xin hẹn ở một bài khác.
Bằng cớ rõ ràng là nếu hư HỘP, máy sẽ bị quá tải, lịm máy ngay, lúc đó phải bật cái công tắc để lấy

khi đó xe không bị quá tải nữa, nhưng lại chậm hơn xưa khi chưa hư HỘP.
Bài viết của anh rất hay , anh có thời gian nên viết vài bài cho anh em tham khảo nâng tầm kỹ thuật việt nam .Thanks.
 

tuan1973

Tài xế O-H
Nhờ các cụ xem xét tư vấn cho con komatsu pc200-8 N1 di chuyển một bên chậm ,khi kéo cần vẫn có ga tự động ,khi ga lên thì di chuyển chậm đi so với mức ga cũ nếu động vào tay trang thì nhanh, mọi động tác đều bình thường Có tiếng kêu bơm áp xuất 2 bơm là 34MPA,áp khiển 2,8 MPA điện áp ra 2 van điện của bơm đều như nhau . Đã đảo tuy ô di chuyển từ van phân phối thì chân chạy bên kia chậm cám ơn các cụ nhiều .
 

dungpt6889

Tài xế O-H
Nhờ các cụ tư vấn bốc thuốc cho con komatsu pc200-8 chân di chuyển bên lái chậm ,khi kéo cần vẫn có ga tự động , nếu kết hợp một động tác khác thì nhanh, mọi động tác đều bình thường ạ áp xuất 2 bơm là 32mpa ,áp khiển 2,40mpa ạ cám ơn các cụ nhiều a.
hỏi kỹ lại bạn một chút: bạn có nói "khi kéo cần vẫn có ga tự động". câu này bạn có thể nói rõ hơn không?. Có phải là khi bạn kéo chỉ duy nhất một cần điều khiển di chuyển bên lái thì sau vài giây động cơ vẫn về galanty(chế độ ga tự động hoạt động). còn chân di chuyển bên lái vẫn chậm. nhưng khi kéo cần di chuyển bên lái đồng thời cùng với một thao tác tay khiển bất kỳ khác thì di chuyển bên lái lại chạy nhanh?
 

dungpt6889

Tài xế O-H
Bài viết của anh rất hay , anh có thời gian nên viết vài bài cho anh em tham khảo nâng tầm kỹ thuật việt nam .Thanks.
Bác Thủy lực sài gòn ơi, em chưa đọc hết các mục khác trong bài viết của bác . em mới đọc mục 1) nói về van LS trong máy 200-8. Em nghĩ là bác nói về van LS (load sensing valve) "Đa số vẫn cho rằng nhiệm vụ của nó DÍNH DÁNG - LIÊN QUAN đến TẢI, từ đó lại suy diễn là nó có nhiệm vụ ĐIỀU TIẾT LƯU LƯỢNG của BƠM theo TẢI. Nhưng sự thật lại không phải vậy"c. em nghĩ bác nói vậy là hoàn toàn sai. Sách shopmanual của nhà sx cũng luôn nói việc điều khiển lưu lượng bơm (trong hệ CLSS) là diễn ra theo mối quan hệ Q với Delta PLS ( Delta PLS=PP-PLS), ở đây DeltaPLS là chênh lệch giữa áp bơm và áp tải. Nếu tách mối quan hệ lưu lượng bơm (Q) theo tải (PLS) thì sẽ không bao giờ hiểu rõ được về chức năng của van LS. em đã nghiền ngẫm từng chữ của shopmanual về chức năng của van LS đến cả trăm lần. em thấy từ cái tên Load Sensing (cảm nhận tải) đến chức năng của nó là hoàn toàn đúng bác ạ
 

dungpt6889

Tài xế O-H
Cách đặt câu hỏi của anh bạn rất hay. Chỉ cần một câu hỏi ngắn gọn mà người trả lời phải nói rất nhiều, rất dài :( !!
Xin hẹn ở một bài khác. Ở đây xin trả lời nhanh, gọn để bạn còn xử lý cái xe mà bạn đang chiến đấu.
1)- Do từ ngữ của mấy anh Tây dùng dễ gây hiểu lầm, cái van LS là viết tắt của LOAD SENSING, dịch sát nghĩa là CẢM NHẬN TẢI nên đa số vẫn cho rằng nhiệm vụ của nó DÍNH DÁNG - LIÊN QUAN đến TẢI, từ đó lại suy diễn là nó có nhiệm vụ ĐIỀU TIẾT LƯU LƯỢNG của BƠM theo TẢI. Nhưng sự thật lại không phải vậy mới đau :(!!! Nhiệm vụ của cái van LSTHEO DÕI TAY ĐIỀU KHIỂN (hay gọi là tay trang, chẳng hiểu cái từ tay trang là xuất xứ từ đâu mà nghe là lạ!!). Khi kéo tay nhẹ thì van LS báo cho cái bộ RÌ GU biết để đẩy nhẹ đế nghiêng==>góc nghiêng nhỏ==>lưu lượng thấp....khi cần thao tác nhanh, kéo hết tay thì ......biết rồi, thôi khỏi nói.
2)- Cái van PC mới là cái dính đến tải đây. Nó là viết tắt của PRESSURE CONTROL để chỉ rằng khi gặp tải nặng==>áp suất (PRESSURE) của BƠM tăng lên thì nó sẽ ĐIỀU KHIỂN (CONTROL) giảm đế nghiêng==>góc nghiêng nhỏ lại==>lưu lượng thấp==>giữ công suất ổn định (HORSE POWER CONSTANT)==>không làm quá tải động cơ,lịm máy.
3)- Cuối cùng, câu này tưởng dễ mà thực ra để nói sâu vào vấn đề thì nó rất khó (lại hù dọa rất khó rồi. Chán quá đi) !!! Đã có cái van PC kiểu CƠ-THỦY LỰC rồi, sao lại phải có thêm cái van EPC (ELECTRONIC PC) kiểu ĐIỆN TỬ-THỦY LỰC nữa (thực chất nó là PSV như của xe KOBE nhưng mỗi ông lại gọi một cách), rồi lại thêm cả một cái hộp ĐIỆN TỬ to đùng để điều khiển cho tốn kém, rắc rối, dễ sinh bệnh ??
Nói ngắn gọn là bởi vì có thêm nó THÌ XE MỚI NHANH. Tại sao lại vậy thì xin hẹn ở một bài khác.
Bằng cớ rõ ràng là nếu hư HỘP, máy sẽ bị quá tải, lịm máy ngay, lúc đó phải bật cái công tắc để lấy

khi đó xe không bị quá tải nữa, nhưng lại chậm hơn xưa khi chưa hư HỘP.
Bác Thủy lực sài gòn ơi, em chưa đọc hết các mục khác trong bài viết của bác . em mới đọc mục 1) nói về van LS trong máy 200-8. Em thấy bác nói về van LS (load sensing valve) "Đa số vẫn cho rằng nhiệm vụ của nó DÍNH DÁNG - LIÊN QUAN đến TẢI, từ đó lại suy diễn là nó có nhiệm vụ ĐIỀU TIẾT LƯU LƯỢNG của BƠM theo TẢI. Nhưng sự thật lại không phải vậy". Em nghĩ bác nói vậy là hoàn toàn sai. Sách shopmanual của nhà sx cũng luôn nói việc điều khiển lưu lượng bơm (trong hệ CLSS) là diễn ra theo mối quan hệ Q với Delta PLS ( Delta PLS=PP-PLS), ở đây DeltaPLS là chênh lệch giữa áp bơm và áp tải. Nếu tách mối quan hệ lưu lượng bơm (Q) theo tải (PLS) thì sẽ không bao giờ hiểu rõ được về chức năng của van LS. em đã nghiền ngẫm từng chữ của shopmanual về chức năng của van LS đến cả trăm lần. em thấy từ cái tên Load Sensing (cảm nhận tải) đến chức năng của nó là hoàn toàn đúng bác ạ
 

tuan1973

Tài xế O-H
hỏi kỹ lại bạn một chút: bạn có nói "khi kéo cần vẫn có ga tự động". câu này bạn có thể nói rõ hơn không?. Có phải là khi bạn kéo chỉ duy nhất một cần điều khiển di chuyển bên lái thì sau vài giây động cơ vẫn về galanty(chế độ ga tự động hoạt động). còn chân di chuyển bên lái vẫn chậm. nhưng khi kéo cần di chuyển bên lái đồng thời cùng với một thao tác tay khiển bất kỳ khác thì di chuyển bên lái lại chạy nhanh?
Khi đó là máy nâng cần lên và chạy một bên. Nếu đứng yên tại chỗ thì cắt xích hai bên tốt
 

LETU94

Tài xế O-H
Chỉnh bơm PC-6-7-8 mà theo cái shopmanual dò dò đo cái ∆P = 30 ấy thì có mà chỉnh vào mắt. Nên cố gắng tìm hiểu bản chất cái ∆P đấy là để làm gì và chỉnh theo mắt quan sát tải của động cơ khi vận hành.
 

Công Tý

Tài xế O-H
Nếu chỉ thao tác MỘT CHÂN thì MỘT BƠM làm việc. Còn kết hợp một động tác khác thì sẽ HÒA HAI BƠM.
Do vậy nên
Suy ra BƠM NGOÀI BỊ LỖI rồi !!
Chợt nhớ ra là bên trong bộ RÌ GU LA TO của xe có mấy cái lọc nhỏ xíu. Nó nhỏ quá nên nhớt mà dơ là nó hay bị nghẹt !! Nó mà nghẹt thì không tăng mặt nghiêng được ==> lưu lượng thấp lắm.
Rất tiếc là tui không có hình chụp thực tế nên xài đỡ hình vẽ.
View attachment 63232
 

tuan1973

Tài xế O-H
pc 200-8 vẫn chưa được các cụ ạ chạy vẫn lệch rút rắc van điện trên van phân phối thì di chuyển đều : Liệu có ổn k phải sử lý sao
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên