Tìm hiểu về máy khởi động trên ô tô

MyS2Love
Bình luận: 11Lượt xem: 7,457

MyS2Love

Tài xế O-H
Hệ thống khởi động bao gồm ắc quy, máy khởi động điện, các relay điều khiển và relay bảo vệ khởi động. Đối với động cơ diesel có trang bị thêm hệ thống xông máy.

So do cau tao he thong khoi dong bang dong co dien.png


Nhiệm vụ

Máy khởi động tạo ra momen quay để truyền cho trục khuỷu, giúp trục khuỷu quay được với số vòng quay nhất định để động cơ khỏi động được và sau khi động cơ đã tự làm việc thì máy khởi động phải được tách ra một cách tự động. Tốc độ quay tối thiểu để khởi động động cơ khác nhau tuỳ theo cấu trúc động cơ và tình trạng hoạt động, thường từ 40 - 60 vòng/phút đối với động cơ xăng và từ 80 - 100 vòng/phút đối với động cơ Diezen.

Yêu cầu đối với máy khởi động điện.
  • Máy khởi động phải quay được trục khuỷu động cơ với tốc độ thấp nhất mà động cơ có thể nổ được.
  • Nhiệt độ làm việc không được quá giới hạn cho phép.
  • Phải đảm bảo khởi động lại được nhiều lần.
  • Tỷ số truyền từ bánh răng của máy khởi động và vành răng của bánh đà nằm trong giới hạn (từ 9 đến 18).
  • Momen khởi động phải đủ lớn để đảm bảo khởi động được.
  • Chiều dài và điện trở của dây dẫn nối từ ắc quy đến máy khởi động phải nằm trong giới hạn quy định (l < 1m).
  • Kết cấu gọn nhẹ, chắc chắn, làm việc ổn định với độ tin cậy cao.
  • Lực kéo tải sinh ra trên trục của máy khởi động phải đảm bảo đủ lớn, tốc độ quay cũng phải đạt tới một trị số nào đó để cho trục khuỷu của động cơ ôtô đạt tốc độ quay nhất định.
  • Khi động cơ ôtô đã làm việc, phải cắt được khớp truyền động của máy khởi động ra khỏi trục khuỷu của động cơ ôtô.
  • Có thiết bị điều khiển từ xa khi thực hiện khởi động động cơ ô tô (nút bấm hoặc khóa khởi động) thuận tiện cho người sử dụng.
Phân loại máy khởi động sử dụng điện

1. Máy khởi động loại giảm tốc

may khoi dong tren o to 1.jpg

  • Máy khởi động loại giảm tốc dùng mô tơ tốc độ cao
  • Máy khởi động loại giảm tốc làm tăng momen xoắn bằng cách giảm tốc độ quay của phần ứng mô tơ nhờ bộ truyền giảm tốc
  • Piston của công tắc từ đẩy trực tiếp bánh răng chủ động đặt trên một trục với nó ăn khớp với vành răng
2. Máy khởi động loại thông thường

may khoi dong o to.png

- Bánh răng dẫn động chủ động được đặt trên cùng một trục với lõi mô tơ và quay cùng tốc độ với lõi
- Cần dẫn động được nối với thanh đẩy của công tắc từ đẩy bánh răng chủ động và làm cho nó ăn khớp với vành răng

3. Máy khởi động loại bánh răng hành tinh

may khoi dong o to 3.png

- Máy khởi động loại bánh răng hành tinh dùng bộ truyền hành tinh để giảm tốc độ quay của lõi (phần ứng) của mô tơ
- Bánh răng dẫn động khởi động ăn khớp với vành răng thông qua cần dẫn động giống như trường hợp máy khởi động thông thường

4. Máy khởi động PS (Motơ giảm tốc hành tính – roto thanh dẫn)

may khoi dong o to 1.png

- Máy khởi động này sử dụng các nam châm vĩnh cửu đặt trong cuộn cảm
- Cơ cấu đóng ngắt hoạt động giống như máy khởi động loại bánh răng hành tinh

Cấu tạo máy khởi động loại giảm tốc

1. Công tắc từ

may khoi dong o to 2.png

- Hoạt động như một công tắc chính của dòng điện chạy tới mô tơ và điều khiển bánh răng dẫn động khởi động bằng cách đẩy nó vào ăn khớp với vành răng khi bắt đầu khởi động và kéo nó ra sau khi khởi động

- Cuộn kéo được cuốn bằng dây có đường kính lớn hơn cuộn giữ và lực điện từ của nó tạo ra lớn hơn lực điện từ tạo ra bởi cuộn giữ.

2. Phần ứng và ổ bi cầu

may khoi dong o to 4.png

- Phần ứng tạo ra lực làm quay mô tơ và ổ bi dỡ cho lõi

3. Vỏ máy khởi động

may khoi dong o to 5.png

- Vỏ máy khởi động này tạo ra từ trường cần thiết để cho mô tơ hoạt động.

4. Chổi than và giá đỡ chổi than

may khoi dong o to 6.png

- Chổi than tì vào cổ góp của phần ứng bởi các lò xo để cho dòng điện đi từ cuộn dây tới phần ứng theo chiều nhất định. Chổi than được làm từ hỗn hợp đồng - cacbon nên có tính dẫn điện tốt và khả năng chịu mòn lơn.

5. Bộ truyền giảm tốc

may khoi dong o to 7.png

- Truyền lực quay của mô tơ tới bánh răng dẫn động khởi động và làm tăng momen bằng cách làm chậm tốc độ của mô tơ.

6. Li hợp khởi động

may khoi dong o to 8.png

- Li hợp khởi động truyền chuyển động quay của mô tơ tới động cơ thông qua bánh răng chủ động khớp động.

7. Bánh răng khởi động chủ động và then xoắn

may khoi dong o to 9.png

- Bánh răng dẫn động khởi động được vát mép để ăn khớp được dễ dàng. Then xoắn chuyển lực quay vòng của mô tơ thành lực đẩy bánh răng dẫn động khởi động và trợ giúp cơ việc ăn khớp....

Nguyên lí hoạt động

1. Kéo (Hút vào)

may khoi dong o to 10.png

Khi bật khóa điện vị trí START, dòng điện của ắc quy vào cuộn giữ và cuộn kéo. Sau đó dòng điện đi từ cuộn kéo tới phần ứng thông qua cuộn cảm làm quay phần ứng với tốc độ thấp. Việc tạo ra lực điện từ trong các cuộn giữ và cuộn kéo làm từ hóa lõi cực và do vậy piston của công tắc từ bị kéo vào lõi cực của nam châm điện. Nhờ sự kéo này mà bánh răng dẫn động khởi động dễ bị đẩy ra và ăn khớp với vành răng bánh đà đồng thời đĩa tiếp xúc sẽ bật công tắc chính lên.

2. Giữ

may khoi dong o to 11.png

Khi công tắc chính bật lên thì không có dòng điện chạy qua cuộn giữ cuộc cảm và cuộn ứng nhận trực tiếp dòng điện từ ắc quy. Cuộn dây phần ứng sau đó bắt đầu quay với vận tốc cao và động cơ được khởi động. Ở thời điểm này piston được giữ nguyên tại vị trí chỉ nhờ lực điện từ của cuộn giữ vì không có lực điện từ chạy qua cuộn hút

3. Nhả hồi về

may khoi dong o to 12.png

Khi khóa điện được xoay từ vị trí START sang vị trí ON, dòng điện đi từ phía công tắc chính tới cuộn giữ qua cuộn kéo. Ở vị trí này vị lực điện từ được tạo ra bởi cuộn kéo vào cuộn giữ triệt tiêu nhau nên không giữ được piston nữa. Do đó piston bị kéo lại nhờ lò xo hồi vị và công tắc chính bị ngắt làm cho máy khởi động dừng lại.

Các hư hỏng

- Hư hỏng của phần mạch điện bao gồm: cháy hỏng các iếp điểm khởi động, cổ góp cháy bẩn, chổi than mòn, kẹt, các cuộn dây chập đứt, hỏng rơle đóng mạch khởi động.
- Hư hỏng của phần cơ khí: kẹt khớp một chiều hay trượt quay, mòn bạc hay ổ bi, mòn bánh răng…

Sửa chữa gồm 6 bước

1. Tháo

- Tháo cực âm của ắc quy
- Tháo đế máy gồm tháo lắp bảo vệ ngắn mạch, tháo đai ốc bắt cáp đến máy, tháo rắc nối của đế máy và tháo đế máy.

2. Tháo rời

- Tháo cụm công tắc từ gồm tháo công tắc từ, cần dẫn động.
- Tháo cụm stato gồm tháo stato, lắp sau và vỏ nắp máy.
Tháo ló xo chổi than gồm đĩa, lò xo và tấm cách điện giá đỡ chổi than.
- Tháo cụm rôto.
- Tháo cụm ly hợp máy đề gồm lý hợp máy đề, bạc chặn và phanh hãm.

3. Kiểm tra

- Kiểm tra cụm rôto máy đề: quan sát bằng mắt xem cuộn dây rôto và cổ góp xem có bị bẩn hay không vì bẩn và cháy sẽ ngăn không cho máy đề làm việc đúng. Nếu bẩn thì vệ sinh cụm rôto bằng rẻ và chổi.
- Kiểm tra thông mạch và cách điện của rôto dùng đồng hộ điện kiểm tra cách điện giữa cổ góp và lõi rôto và thông mạch giữa các thanh dẫn điện của cổ góp
- Kiểm tra độ đảo hướng kính, đường kính ngoài và độ sâu của rãnh cổ góp.
- Kiểm tra cuộn cảm dùng đồng hồ đo điện tiến hành kiểm tra thông mạch giữa các dây dẫn chổi than và dây dẫn, cách điện giữa chổi than và phần cảm.
- Kiểm tra chổi than lau sạch và kiểm tra nó bằng thước kẹp.
- Kiểm tra cụm ly hợp máy đề quy ly hợp máy đề bằng tay và kiểm tra xem khớp một chiều có ở trạng thái hãm hay không.
- Kiểm tra cụm công tắc từ.
- Kiểm tra thông mạch của công tắc từ dùng đồng hồ do.

4. Lắp ráp

- Lắp cụm ly hợp máy đề gồm ly hợp máy đề, bạc chặn, phanh hãm
- Lắp cụm rô to máy đề.
- Lắp lò xo chổi than máy đề.
- Lắp cụm stato máy đề gồm vỏ máy đề, nắp sau và stato máy đề.
- Lắp cụm công tắc từ máy đề gồm công tắc từ máy đề và cần dẫn động.

5. Thử

- Cấp điện trực tiếp từ ắc quy vào và kiểm tra các chức năng: chức năng kéo, giữ. - Kiểm tra khe hở bánh răng chủ động chức năng đàn hồi bánh răng chủ động và cuối cùng là thử không tải.

6. Lắp

- Lắp máy đề. - Nối cáp âm của ắc quy.

Các loại công cản khi khởi động động cơ

- Công dùng để tăng tốc các chi tiết chuyển dộng của động cơ từ trạng thái tĩnh đến vòng quay khởi động.
- Công nén lần đầu tiên đối với môi chất trong xi lanh động cơ. Giá trụ này phụ thuộc vào vị trí ban đầu của piston, số xilanh và kích thước xilanh cũng như tình trạng kĩ thuật của động cơ.
- Công tổn hao cơ giới gồm công tiêu hao cho ma sát giữa các chi tiết chuyển động tương đối với nhau của động cơ, công dẫn động các cơ cấu phụ, công tổn thất trong hành trình nạp nén và thải, công tổn thất do rò lọt khí trong hành trình nén và giãn nở gây ra.

Các công tổn hao cơ giới trong quá trình khởi động động cơ

- Công tổn hao cơ giới gồm công tiêu hao cho ma sát giữa các chi tiết chuyển động tương đối với nhau của động cơ p1, công dẫn động các cơ cấu phụ p2, công tổn thất trong hành trình nạp nén và thải p3, công tổn thất do rò lọt khí trong hành trình nén và giãn nở gây ra p4.
Pcg = p1 + p2 + p3 + p4

Nguồn: EBOOKBKMT
 

nguyenvanxinh

Tài xế O-H
Hệ thống khởi động bao gồm ắc quy, máy khởi động điện, các relay điều khiển và relay bảo vệ khởi động. Đối với động cơ diesel có trang bị thêm hệ thống xông máy.


Nhiệm vụ

Máy khởi động tạo ra momen quay để truyền cho trục khuỷu, giúp trục khuỷu quay được với số vòng quay nhất định để động cơ khỏi động được và sau khi động cơ đã tự làm việc thì máy khởi động phải được tách ra một cách tự động. Tốc độ quay tối thiểu để khởi động động cơ khác nhau tuỳ theo cấu trúc động cơ và tình trạng hoạt động, thường từ 40 - 60 vòng/phút đối với động cơ xăng và từ 80 - 100 vòng/phút đối với động cơ Diezen.

Yêu cầu đối với máy khởi động điện.
  • Máy khởi động phải quay được trục khuỷu động cơ với tốc độ thấp nhất mà động cơ có thể nổ được.
  • Nhiệt độ làm việc không được quá giới hạn cho phép.
  • Phải đảm bảo khởi động lại được nhiều lần.
  • Tỷ số truyền từ bánh răng của máy khởi động và vành răng của bánh đà nằm trong giới hạn (từ 9 đến 18).
  • Momen khởi động phải đủ lớn để đảm bảo khởi động được.
  • Chiều dài và điện trở của dây dẫn nối từ ắc quy đến máy khởi động phải nằm trong giới hạn quy định (l < 1m).
  • Kết cấu gọn nhẹ, chắc chắn, làm việc ổn định với độ tin cậy cao.
  • Lực kéo tải sinh ra trên trục của máy khởi động phải đảm bảo đủ lớn, tốc độ quay cũng phải đạt tới một trị số nào đó để cho trục khuỷu của động cơ ôtô đạt tốc độ quay nhất định.
  • Khi động cơ ôtô đã làm việc, phải cắt được khớp truyền động của máy khởi động ra khỏi trục khuỷu của động cơ ôtô.
  • Có thiết bị điều khiển từ xa khi thực hiện khởi động động cơ ô tô (nút bấm hoặc khóa khởi động) thuận tiện cho người sử dụng.
Phân loại máy khởi động sử dụng điện

1. Máy khởi động loại giảm tốc

  • Máy khởi động loại giảm tốc dùng mô tơ tốc độ cao
  • Máy khởi động loại giảm tốc làm tăng momen xoắn bằng cách giảm tốc độ quay của phần ứng mô tơ nhờ bộ truyền giảm tốc
  • Piston của công tắc từ đẩy trực tiếp bánh răng chủ động đặt trên một trục với nó ăn khớp với vành răng
2. Máy khởi động loại thông thường

- Bánh răng dẫn động chủ động được đặt trên cùng một trục với lõi mô tơ và quay cùng tốc độ với lõi
- Cần dẫn động được nối với thanh đẩy của công tắc từ đẩy bánh răng chủ động và làm cho nó ăn khớp với vành răng

3. Máy khởi động loại bánh răng hành tinh

- Máy khởi động loại bánh răng hành tinh dùng bộ truyền hành tinh để giảm tốc độ quay của lõi (phần ứng) của mô tơ
- Bánh răng dẫn động khởi động ăn khớp với vành răng thông qua cần dẫn động giống như trường hợp máy khởi động thông thường

4. Máy khởi động PS (Motơ giảm tốc hành tính – roto thanh dẫn)

- Máy khởi động này sử dụng các nam châm vĩnh cửu đặt trong cuộn cảm
- Cơ cấu đóng ngắt hoạt động giống như máy khởi động loại bánh răng hành tinh

Cấu tạo máy khởi động loại giảm tốc

1. Công tắc từ

- Hoạt động như một công tắc chính của dòng điện chạy tới mô tơ và điều khiển bánh răng dẫn động khởi động bằng cách đẩy nó vào ăn khớp với vành răng khi bắt đầu khởi động và kéo nó ra sau khi khởi động

- Cuộn kéo được cuốn bằng dây có đường kính lớn hơn cuộn giữ và lực điện từ của nó tạo ra lớn hơn lực điện từ tạo ra bởi cuộn giữ.

2. Phần ứng và ổ bi cầu

- Phần ứng tạo ra lực làm quay mô tơ và ổ bi dỡ cho lõi

3. Vỏ máy khởi động

- Vỏ máy khởi động này tạo ra từ trường cần thiết để cho mô tơ hoạt động.

4. Chổi than và giá đỡ chổi than

- Chổi than tì vào cổ góp của phần ứng bởi các lò xo để cho dòng điện đi từ cuộn dây tới phần ứng theo chiều nhất định. Chổi than được làm từ hỗn hợp đồng - cacbon nên có tính dẫn điện tốt và khả năng chịu mòn lơn.

5. Bộ truyền giảm tốc

- Truyền lực quay của mô tơ tới bánh răng dẫn động khởi động và làm tăng momen bằng cách làm chậm tốc độ của mô tơ.

6. Li hợp khởi động

- Li hợp khởi động truyền chuyển động quay của mô tơ tới động cơ thông qua bánh răng chủ động khớp động.

7. Bánh răng khởi động chủ động và then xoắn

- Bánh răng dẫn động khởi động được vát mép để ăn khớp được dễ dàng. Then xoắn chuyển lực quay vòng của mô tơ thành lực đẩy bánh răng dẫn động khởi động và trợ giúp cơ việc ăn khớp....

Nguyên lí hoạt động

1. Kéo (Hút vào)

Khi bật khóa điện vị trí START, dòng điện của ắc quy vào cuộn giữ và cuộn kéo. Sau đó dòng điện đi từ cuộn kéo tới phần ứng thông qua cuộn cảm làm quay phần ứng với tốc độ thấp. Việc tạo ra lực điện từ trong các cuộn giữ và cuộn kéo làm từ hóa lõi cực và do vậy piston của công tắc từ bị kéo vào lõi cực của nam châm điện. Nhờ sự kéo này mà bánh răng dẫn động khởi động dễ bị đẩy ra và ăn khớp với vành răng bánh đà đồng thời đĩa tiếp xúc sẽ bật công tắc chính lên.

2. Giữ

Khi công tắc chính bật lên thì không có dòng điện chạy qua cuộn giữ cuộc cảm và cuộn ứng nhận trực tiếp dòng điện từ ắc quy. Cuộn dây phần ứng sau đó bắt đầu quay với vận tốc cao và động cơ được khởi động. Ở thời điểm này piston được giữ nguyên tại vị trí chỉ nhờ lực điện từ của cuộn giữ vì không có lực điện từ chạy qua cuộn hút

3. Nhả hồi về

Khi khóa điện được xoay từ vị trí START sang vị trí ON, dòng điện đi từ phía công tắc chính tới cuộn giữ qua cuộn kéo. Ở vị trí này vị lực điện từ được tạo ra bởi cuộn kéo vào cuộn giữ triệt tiêu nhau nên không giữ được piston nữa. Do đó piston bị kéo lại nhờ lò xo hồi vị và công tắc chính bị ngắt làm cho máy khởi động dừng lại.

Các hư hỏng

- Hư hỏng của phần mạch điện bao gồm: cháy hỏng các iếp điểm khởi động, cổ góp cháy bẩn, chổi than mòn, kẹt, các cuộn dây chập đứt, hỏng rơle đóng mạch khởi động.
- Hư hỏng của phần cơ khí: kẹt khớp một chiều hay trượt quay, mòn bạc hay ổ bi, mòn bánh răng…

Sửa chữa gồm 6 bước

1. Tháo

- Tháo cực âm của ắc quy
- Tháo đế máy gồm tháo lắp bảo vệ ngắn mạch, tháo đai ốc bắt cáp đến máy, tháo rắc nối của đế máy và tháo đế máy.

2. Tháo rời

- Tháo cụm công tắc từ gồm tháo công tắc từ, cần dẫn động.
- Tháo cụm stato gồm tháo stato, lắp sau và vỏ nắp máy.
Tháo ló xo chổi than gồm đĩa, lò xo và tấm cách điện giá đỡ chổi than.
- Tháo cụm rôto.
- Tháo cụm ly hợp máy đề gồm lý hợp máy đề, bạc chặn và phanh hãm.

3. Kiểm tra

- Kiểm tra cụm rôto máy đề: quan sát bằng mắt xem cuộn dây rôto và cổ góp xem có bị bẩn hay không vì bẩn và cháy sẽ ngăn không cho máy đề làm việc đúng. Nếu bẩn thì vệ sinh cụm rôto bằng rẻ và chổi.
- Kiểm tra thông mạch và cách điện của rôto dùng đồng hộ điện kiểm tra cách điện giữa cổ góp và lõi rôto và thông mạch giữa các thanh dẫn điện của cổ góp
- Kiểm tra độ đảo hướng kính, đường kính ngoài và độ sâu của rãnh cổ góp.
- Kiểm tra cuộn cảm dùng đồng hồ đo điện tiến hành kiểm tra thông mạch giữa các dây dẫn chổi than và dây dẫn, cách điện giữa chổi than và phần cảm.
- Kiểm tra chổi than lau sạch và kiểm tra nó bằng thước kẹp.
- Kiểm tra cụm ly hợp máy đề quy ly hợp máy đề bằng tay và kiểm tra xem khớp một chiều có ở trạng thái hãm hay không.
- Kiểm tra cụm công tắc từ.
- Kiểm tra thông mạch của công tắc từ dùng đồng hồ do.

4. Lắp ráp

- Lắp cụm ly hợp máy đề gồm ly hợp máy đề, bạc chặn, phanh hãm
- Lắp cụm rô to máy đề.
- Lắp lò xo chổi than máy đề.
- Lắp cụm stato máy đề gồm vỏ máy đề, nắp sau và stato máy đề.
- Lắp cụm công tắc từ máy đề gồm công tắc từ máy đề và cần dẫn động.

5. Thử

- Cấp điện trực tiếp từ ắc quy vào và kiểm tra các chức năng: chức năng kéo, giữ. - Kiểm tra khe hở bánh răng chủ động chức năng đàn hồi bánh răng chủ động và cuối cùng là thử không tải.

6. Lắp

- Lắp máy đề. - Nối cáp âm của ắc quy.

Các loại công cản khi khởi động động cơ

- Công dùng để tăng tốc các chi tiết chuyển dộng của động cơ từ trạng thái tĩnh đến vòng quay khởi động.
- Công nén lần đầu tiên đối với môi chất trong xi lanh động cơ. Giá trụ này phụ thuộc vào vị trí ban đầu của piston, số xilanh và kích thước xilanh cũng như tình trạng kĩ thuật của động cơ.
- Công tổn hao cơ giới gồm công tiêu hao cho ma sát giữa các chi tiết chuyển động tương đối với nhau của động cơ, công dẫn động các cơ cấu phụ, công tổn thất trong hành trình nạp nén và thải, công tổn thất do rò lọt khí trong hành trình nén và giãn nở gây ra.

Các công tổn hao cơ giới trong quá trình khởi động động cơ

- Công tổn hao cơ giới gồm công tiêu hao cho ma sát giữa các chi tiết chuyển động tương đối với nhau của động cơ p1, công dẫn động các cơ cấu phụ p2, công tổn thất trong hành trình nạp nén và thải p3, công tổn thất do rò lọt khí trong hành trình nén và giãn nở gây ra p4.
Pcg = p1 + p2 + p3 + p4

Nguồn: EBOOKBKMT
cảm ơn bác , rất bổ ích
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên