Tính tùy động hệ thống lái EPS

TUNGNI
Bình luận: 50Lượt xem: 8,665

Công Tý

Tài xế O-H
Trước hết xin định nghĩa để nếu ai chưa biết tính "tùy động" thì cùng hiểu thêm.
Tính "tùy động" hay còn gọi là tính "chép hình" trong hệ thống điều khiển bằng khí nén, thủy lực hoặc điện như các hệ thống lái cơ khí có trợ lực, hệ thống dẫn động ly hợp bằng cơ khí có trợ lực khí nén, hệ thống phanh dẫn động khí nén, hệ thống phanh dẫn động bằng dầu trợ lực chân không...
Tính "tùy động" hay "chép hình" thể hiện ở 2 khía cạnh:

1. Về động học: (về dịch chuyển)
- Động học của bộ phận chấp hành hoàn toàn phụ thuộc vào động học của bộ phận điều khiển. Khi bô phận điều khiển dịch chuyển thì bộ phận chấp hành dịch chuyển, Khi bộ phận điều khiển dừng thì bộ phận chấp hành dừng, Khi bô phận điều khiển dịch chuyển nhanh (chậm) thì bộ phận chấp hành dịch chuyển nhanh (chậm).
2. Về động lực học: (vể lực/momen)
Dù đã có trợ lực, hoặc như điều khiển tổng phanh khí thì khi lực/momen cản ở bộ chấp hành tăng lên thì lực ở cơ cấu điều khiển cũng tăng lên nhưng với tỉ lệ nhỏ.
Còn về tính tùy động trong hệ thống lái trợ lực điện EPS cần hiểu như sau:
Trong hê thống lái cơ khí trợ lực thủy lực và hê thống lái cơ khí trợ lực điện thì tính tùy động được thực hiện nhờ vào một chi tiết quan trọng đó là thanh xoắn. Chính nhờ thanh xoắn này mà tùy theo mức tải của mô men cản dưới bánh xe, cũng như tốc độ đánh lái trên vô lăng làm thanh xoắn biến dạng góc. Ở HT lái điện thì biến dạng góc này được phát hiện bởi cảm biến momen. Có nghĩa là góc xoắn tỉ lệ với tín hiệu điện áp ra của cảm biến momen. Tín hiệu này được đưa về ECU/EPS, trên cơ sở đó ECU điều khiển dòng điện cấp cho mô tơ trợ lực để trợ lực.
Dòng điện cấp cho mô tơ trợ lực này hoàn toàn tỉ lệ với góc xoắn hay tín hiệu ra của cảm biến momen.
Có nghĩa là:
Khi tín hiệu cảm biến momen lớn thì bộ phận chấp hành được trợ lực lớn, Khi tín hiệu cảm biến momen nhỏ thì bộ phận chấp hành được trợ lực nhỏ, Khi tín hiệu cảm biến momen không đổi thì bộ phận chấp hành được trợ lực không đổi (khi dừng quay vô lăng).
Đến đây chắc các bạn đã hiểu nguyên lý và tính "tùy động" của hê thống lái cơ khí trợ lực điện.
Cảm ơn bác đã chia sẻ
 

Kimcuc

Tài xế O-H
Với hệ thống trợ lực thủy lực, khi ở vị trí trung gian, áp suất 2 khoang của xylanh bằng nhau, thì bánh xe không dịch chuyển mà đứng yên c ạ
 

nguyenchieu

Tài xế O-H
dạ trong sách toàn viết trường hợp quay vòng tại chỗ lại có cản lăn.Mà công thức đúng phải là cản do ma sát giữa bánh xe và mặt đường chứ ạ
 

nguyenchieu

Tài xế O-H
dạ đây là trường hợp quay vòng bx tại chỗ là xoay bx sang trái phải đó bác.có thể hiểu là day bx vs mặt đường tạo ra ma sát trượt
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên