Atkinson vs Otto (Chu trình Atkinson khác chu trình Otto chỗ nào)

Cai banh xe
Bình luận: 27Lượt xem: 9,326

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Kính chào các bác!
Cái vụ hút, nén, nổ, xả vốn dường như nằm lòng với anh em ta, nhiều khi thốt ra câu " Trẻ con cũng biết, có gì mà hỏi". Ngày xưa, tôi cũng nghĩ vậy. Vậy mà không phải vậy


Chả là bây giờ thấy hay nói đến Atkinson để tiết kiệm nhiên liệu...mà thấy có từ lâu rồi, sao giờ mới dùng rộng rãi. Đọc wiki, xem youtube.. thấy nhan nhản, cơ mà xong cũng chả hiểu gì. Xem đi xem lại, xem tái xem hồi, vẫn chỉ là hút, nén , nổ, xả mà thôi, chả thấy khác nhau chỗ nào. Hại não quá, mong các bác ném đá cho tôi hiểu. Cái này thuần túy lý thuyết, cho nên thực tiễn làm việc sửa xe hàng ngày cũng không giúp gì được, cho dù cũng khá chăm chỉ. Bí quá, nhờ các bác
- Atkinson hoạt động thế nào
- Otto hoạt động thế nào
- Cấu tạo động cơ cho hai loại này khác nhau không, có dấu hiệu nhận biết không
- Otto hơn Atkinson chỗ nào, kém chỗ nào
- Có giải pháp gì không
- Atkinson hơn Otto chỗ nào, kém chỗ nào
- Có giải pháp gì không

Cảm ơn các bác
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Kính chào các bác!
Cái vụ hút, nén, nổ, xả vốn dường như nằm lòng với anh em ta, nhiều khi thốt ra câu " Trẻ con cũng biết, có gì mà hỏi". Ngày xưa, tôi cũng nghĩ vậy. Vậy mà không phải vậy
Chả là bây giờ thấy hay nói đến Atkinson để tiết kiệm nhiên liệu...mà thấy có từ lâu rồi, sao giờ mới dùng rộng rãi. Đọc wiki, xem youtube.. thấy nhan nhản, cơ mà xong cũng chả hiểu gì. Xem đi xem lại, xem tái xem hồi, vẫn chỉ là hút, nén , nổ, xả mà thôi, chả thấy khác nhau chỗ nào. Hại não quá, mong các bác ném đá cho tôi hiểu. Cái này thuần túy lý thuyết, cho nên thực tiễn làm việc sửa xe hàng ngày cũng không giúp gì được, cho dù cũng khá chăm chỉ. Bí quá, nhờ các bác
- Atkinson hoạt động thế nào
- Otto hoạt động thế nào
- Cấu tạo động cơ cho hai loại này khác nhau không, có dấu hiệu nhận biết không
- Otto hơn Atkinson chỗ nào, kém chỗ nào
- Có giải pháp gì không
- Atkinson hơn Otto chỗ nào, kém chỗ nào
- Có giải pháp gì không

Cảm ơn các bác
Nhanh, gọn, cơ bản, dễ hiểu nhất là:
Động cơ theo chu trình Atkinson Cycle thì dung tích xy lanh là cố định, nhưng thể tích làm việc khác nhau: thể tích làm việc ở 2 kì NỔ-XẢ lớn hơn thể tích làm việc ở 2 kì HÚT-NÉN.
Ưu: hiệu suất tăng (lưu ý là hiệu suất chứ không phải Công suất nhé)==> Tiết kiệm nhiên liệu.
Nhược: cùng dung tích xy lanh thì công suất thấp hơn động cơ OTTO.
Có nhiều cách để "THAY ĐỔI THỂ TÍCH LÀM VIỆC", nhưng phổ biến nhất hiện nay là "THAY ĐỔI GÓC ĐÓNG MỞ của các SÚP PÁP".
Trước hết là xem cái hình minh họa (đưa hình bên dưới cho dễ hiểu, chứ thực tế các động cơ hiện nay dùng cách "THAY ĐỔI GÓC ĐÓNG MỞ của các SÚP PÁP" như đã nói trên). Phần phân tích nói sau.

Atkinson_Engine_with_Intake.gif
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Nhanh, gọn, cơ bản, dễ hiểu nhất là:
Động cơ theo chu trình Atkinson Cycle thì dung tích xy lanh là cố định, nhưng thể tích làm việc khác nhau: thể tích làm việc ở 2 kì NỔ-XẢ lớn hơn thể tích làm việc ở 2 kì HÚT-NÉN.
Ưu: hiệu suất tăng (lưu ý là hiệu suất chứ không phải Công suất nhé)==> Tiết kiệm nhiên liệu.
Nhược: cùng dung tích xy lanh thì công suất thấp hơn động cơ OTTO.
Có nhiều cách để "THAY ĐỔI THỂ TÍCH LÀM VIỆC", nhưng phổ biến nhất hiện nay là "THAY ĐỔI GÓC ĐÓNG MỞ của các SÚP PÁP".
Trước hết là xem cái hình minh họa (đưa hình bên dưới cho dễ hiểu, chứ thực tế các động cơ hiện nay dùng cách "THAY ĐỔI GÓC ĐÓNG MỞ của các SÚP PÁP" như đã nói trên). Phần phân tích nói sau.

View attachment 88587
Cảm ơn bác Lạc! Cơ mà tôi thấy có chút mâu thuẫn, đó là thể tích hút giảm thì làm áp suất nén giảm thì sẽ có hậu quả như việc giảm tỷ số nén và áp suất nén , thì hiệu suất sẽ giảm chứ sao lại tăng được hiệu suất ạ.Vì nó cứ như tụt hơi ấy
 

ducthuc200

Tài xế O-H
Cảm ơn bác Lạc! Cơ mà tôi thấy có chút mâu thuẫn, đó là thể tích hút giảm thì làm áp suất nén giảm thì sẽ có hậu quả như việc giảm tỷ số nén và áp suất nén , thì hiệu suất sẽ giảm chứ sao lại tăng được hiệu suất ạ.Vì nó cứ như tụt hơi ấy
dùng tua bin tăng áp sẽ bù phần thể tích giảm.
 

ducthuc200

Tài xế O-H
Nhanh, gọn, cơ bản, dễ hiểu nhất là:
Động cơ theo chu trình Atkinson Cycle thì dung tích xy lanh là cố định, nhưng thể tích làm việc khác nhau: thể tích làm việc ở 2 kì NỔ-XẢ lớn hơn thể tích làm việc ở 2 kì HÚT-NÉN.
Ưu: hiệu suất tăng (lưu ý là hiệu suất chứ không phải Công suất nhé)==> Tiết kiệm nhiên liệu.
Nhược: cùng dung tích xy lanh thì công suất thấp hơn động cơ OTTO.
Có nhiều cách để "THAY ĐỔI THỂ TÍCH LÀM VIỆC", nhưng phổ biến nhất hiện nay là "THAY ĐỔI GÓC ĐÓNG MỞ của các SÚP PÁP".
Trước hết là xem cái hình minh họa (đưa hình bên dưới cho dễ hiểu, chứ thực tế các động cơ hiện nay dùng cách "THAY ĐỔI GÓC ĐÓNG MỞ của các SÚP PÁP" như đã nói trên). Phần phân tích nói sau.

View attachment 88587
nên chỉ giảm hành trình của kì nén và tăng hàng trình kỳ nổ là được rồi.
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Cảm ơn bác Lạc! Cơ mà tôi thấy có chút mâu thuẫn, đó là thể tích hút giảm thì làm áp suất nén giảm thì sẽ có hậu quả như việc giảm tỷ số nén và áp suất nén , thì hiệu suất sẽ giảm chứ sao lại tăng được hiệu suất ạ.Vì nó cứ như tụt hơi ấy
Việc giải thích một chu trình nhiệt động phải dài dòng, lòng thòng, lê thê lắm chứ không thể vài câu mà mô tả hết được đâu!!
Cứ từ từ thì cái gì cũng nhừ hết cả.
Lại ngắn gọn thế này cho dễ nuốt: hành trình NÉN mà ngắn hơn hành trình NỔ thì HIỆU SUẤT sẽ tăng (nôm na thì là CÔNG tiêu hao chỉ phải đi trên quãng đường ngắn. Còn CÔNG có ích thì đi được quãng đường dài hơn).
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Việc giải thích một chu trình nhiệt động phải dài dòng, lòng thòng, lê thê lắm chứ không thể vài câu mà mô tả hết được đâu!!
Cứ từ từ thì cái gì cũng nhừ hết cả.
Lại ngắn gọn thế này cho dễ nuốt: hành trình NÉN mà ngắn hơn hành trình NỔ thì HIỆU SUẤT sẽ tăng (nôm na thì là CÔNG tiêu hao chỉ phải đi trên quãng đường ngắn. Còn CÔNG có ích thì đi được quãng đường dài hơn).
Vâng, xin chờ bài bác ạ
 

ducthuc200

Tài xế O-H
Nhiều xe không có tăng áp mà bác
-về cấu tạo thì e nhìn qua 2 động cơ không khác biệt là mấy,đặc điểm nhận dạnh cũng chưa thấy rõ
- otto hơn atkinson là chỗ công suất lớn hơn vì tỉ số nén lớn hơn máy sẽ khỏe hơn khi ở tốc độ thấp,kém hơn là ở giai đoạn không cần nhiều công suất như chạy cao tốc thì nó mất 1 phần để nén
biệm pháp thì e thấy các hãng đều chơi điều khiển van xupap để cho nó giống atkinson 1 phần
- atkinson hơn ở chỗ tiếp kiệm tổn thất khi xe nén tốc độ cao,nhưng lại công suất kém khi chạy phố
biệm pháp thì e mới thấy có 2 cái đó là dùng tua bin tăng áp hoặc chơi thêm động cơ lai để bù đắp công suất.
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
...Cơ mà tôi thấy có chút mâu thuẫn, đó là thể tích hút giảm thì làm áp suất nén giảm thì sẽ có hậu quả như việc giảm tỷ số nén và áp suất nén , thì hiệu suất sẽ giảm chứ sao lại tăng được hiệu suất ạ.Vì nó cứ như tụt hơi ấy
Có một điều mà người ta hay gọi là SỨC Ì (hay quán tính hoặc thói quen) trong suy nghĩ. Ta đừng nghĩ là "GIẢM" thể tích buồng nổ mà hãy nghĩ ngược lại: "THỂ TÍCH BUỒNG NỔ GIỮ NGUYÊN" nhưng "TĂNG THỂ TÍCH cho BUỒNG GIÃN NỞ".
Các động cơ thường cho thông số thể tích làm việc như sau:
Với động cơ kiểu Otto thì:
Bore (đường kính piston) x Stroke (hành trình piston) giả sử cho ra thể tích làm việc là 2000cc.
Với động cơ kiểu Atkinson thì lại có tới 2 thông số:
Bore x Intake Stroke cho ra thể tích làm việc cũng là 2000cc.
Bore x Expansion Stroke nhưng thể tích giãn nỡ cho ra tới 2300cc.
Vậy thì khi so sánh, ta phải so sánh cái động cơ kiểu Atkinson này với động cơ kiểu Otto 2000cc chứ không so sánh với động cơ OTTO 2300cc.
Thể tích buồng nổ là như nhau nên áp suất nén hay tỷ số nén vẫn là như nhau.
Khác nhau ở chỗ khi nổ, thể tích sẽ giãn nở và thể tích giãn nở của động cơ kiểu Atkinson sẽ lớn hơn===> một thông số mà ít ai để ý: TỶ SỐ GIÃN NỞ (EXPANSION RATIO)!! sẽ cao hơn động cơ Otto===> Hiệu suất cao hơn.

Ở động cơ thông thường, theo chu trình Otto thì "TỶ SỐ NÉN TỶ SỐ GIÃN NỞ BẰNG NHAU" do vậy người ta thường chỉ nói về TỶ SỐ NÉN (sẽ hiểu ngầm là TỶ SỐ GIÃN NỞ cũng bằng như vậy).
Tăng TỶ SỐ NÉN hoặc tăng TỶ SỐ GIÃN NỞ đều làm tăng HIỆU SUẤT động cơ. Nhưng TỶ SỐ NÉN của động cơ đốt trong 4 kỳ, có đánh lửa chỉ có thể TĂNG đến một mức giới hạn nào đó (phụ thuộc loại xăng có chỉ số OCTAN là bao nhiêu); nếu vượt quá sẽ gây ra hiện tượng tự kích nổ (KNOCKING).
Do vậy chu trình Atkinson giữ TỶ SỐ NÉN ở mức cao tối đa cho phép và quay sang TĂNG TỶ SỐ GIÃN NỞ.
Động cơ kiểu Atkinson của HONDA có các TỶ SỐ NÉN và TỶ SỐ GIÃN NỞ như sau:

"In other words, the expansion ratio is larger than the compression ratio. The compression ratio is 12.2:1, enough to avoid knocking, while the expansion ratio is raised to 17.6:1. By efficiently compressing less fuel and air, and expanding the combusted gas to a larger volume, the fuel's maximum amount of energy can be used".

Trước khi dùng các biểu đồ trạng thái với các công thức để chứng minh rằng khi TĂNG THỂ TÍCH GIÃN NỞ trong quá trình nổ sẽ tăng hiệu suất động cơ, tạm thời tớ dẫn chứng bằng kết luận của các nơi có uy tín, có thể tin cậy được:

1)- Dẫn chứng từ WIKIPEDIA:

https://en.wikipedia.org/wiki/Engine_efficiency
"The efficiency of internal combustion engines depends on several factors, the most important of which is the expansion ratio. For any heat engine the work which can be extracted from it is proportional to the difference between the starting pressure and the ending pressure during the expansion phase. Hence, increasing the starting pressure is an effective way to increase the work extracted (decreasing the ending pressure, as is done with steam turbines by exhausting into a vacuum, is likewise effective)."

2)- Dẫn chứng từ trang chính thức của hãng HONDA:
https://world.honda.com/powerproducts-technology/exlink/

"If the expansion ratio is larger than the compression ratio, the engine can work more, using less fuel. In theory, this is correct....In principle, the higher the expansion ratio, the higher the engine's efficiency. This is because the further the piston can be pushed towards atmospheric pressure by the high-temperature and -pressure gas created in the engine through combustion, the more work it does."



 

wensheng

Tài xế O-H
Có một điều mà người ta hay gọi là SỨC Ì (hay quán tính hoặc thói quen) trong suy nghĩ. Ta đừng nghĩ là "GIẢM" thể tích buồng nổ mà hãy nghĩ ngược lại: "THỂ TÍCH BUỒNG NỔ GIỮ NGUYÊN" nhưng "TĂNG THỂ TÍCH cho BUỒNG GIÃN NỞ".
Các động cơ thường cho thông số thể tích làm việc như sau:
Với động cơ kiểu Otto thì:
Bore (đường kính piston) x Stroke (hành trình piston) giả sử cho ra thể tích làm việc là 2000cc.
Với động cơ kiểu Atkinson thì lại có tới 2 thông số:
Bore x Intake Stroke cho ra thể tích làm việc cũng là 2000cc.
Bore x Expansion Stroke nhưng thể tích giãn nỡ cho ra tới 2300cc.
Vậy thì khi so sánh, ta phải so sánh cái động cơ kiểu Atkinson này với động cơ kiểu Otto 2000cc chứ không so sánh với động cơ OTTO 2300cc.
Thể tích buồng nổ là như nhau nên áp suất nén hay tỷ số nén vẫn là như nhau.
Khác nhau ở chỗ khi nổ, thể tích sẽ giãn nở và thể tích giãn nở của động cơ kiểu Atkinson sẽ lớn hơn===> một thông số mà ít ai để ý: TỶ SỐ GIÃN NỞ (EXPANSION RATIO)!! sẽ cao hơn động cơ Otto===> Hiệu suất cao hơn.

Ở động cơ thông thường, theo chu trình Otto thì "TỶ SỐ NÉN TỶ SỐ GIÃN NỞ BẰNG NHAU" do vậy người ta thường chỉ nói về TỶ SỐ NÉN (sẽ hiểu ngầm là TỶ SỐ GIÃN NỞ cũng bằng như vậy).
Tăng TỶ SỐ NÉN hoặc tăng TỶ SỐ GIÃN NỞ đều làm tăng HIỆU SUẤT động cơ. Nhưng TỶ SỐ NÉN của động cơ đốt trong 4 kỳ, có đánh lửa chỉ có thể TĂNG đến một mức giới hạn nào đó (phu thuộc loại xăng có chỉ số OCTAN là bao nhiêu); nếu vượt quá sẽ gây ra hiện tượng tự kích nổ (KNOCKING).
Do vậy chu trình Atkinson giữ TỶ SỐ NÉN ở mức cao tối đa cho phép và quay sang TĂNG TỶ SỐ GIÃN NỞ.
Động cơ kiểu Atkinson của HONDA có các TỶ SỐ NÉN và TỶ SỐ GIÃN NỞ như sau:

"In other words, the expansion ratio is larger than the compression ratio. The compression ratio is 12.2:1, enough to avoid knocking, while the expansion ratio is raised to 17.6:1. By efficiently compressing less fuel and air, and expanding the combusted gas to a larger volume, the fuel's maximum amount of energy can be used".

Trước khi dùng các biểu đồ trạng thái với các công thức để chứng minh rằng khi TĂNG THỂ TÍCH GIÃN NỞ trong quá trình nổ sẽ tăng hiệu suất động cơ, tạm thời tớ dẫn chứng bằng kết luận của các nơi có uy tín, có thể tin cậy được:

1)- Dẫn chứng từ WIKIPEDIA:

https://en.wikipedia.org/wiki/Engine_efficiency
"The efficiency of internal combustion engines depends on several factors, the most important of which is the expansion ratio. For any heat engine the work which can be extracted from it is proportional to the difference between the starting pressure and the ending pressure during the expansion phase. Hence, increasing the starting pressure is an effective way to increase the work extracted (decreasing the ending pressure, as is done with steam turbines by exhausting into a vacuum, is likewise effective)."

2)- Dẫn chứng từ trang chính thức của hãng HONDA:
https://world.honda.com/powerproducts-technology/exlink/

"If the expansion ratio is larger than the compression ratio, the engine can work more, using less fuel. In theory, this is correct....In principle, the higher the expansion ratio, the higher the engine's efficiency. This is because the further the piston can be pushed towards atmospheric pressure by the high-temperature and -pressure gas created in the engine through combustion, the more work it does."
Có một điều mà người ta hay gọi là SỨC Ì (hay quán tính hoặc thói quen) trong suy nghĩ. Ta đừng nghĩ là "GIẢM" thể tích buồng nổ mà hãy nghĩ ngược lại: "THỂ TÍCH BUỒNG NỔ GIỮ NGUYÊN" nhưng "TĂNG THỂ TÍCH cho BUỒNG GIÃN NỞ".
Các động cơ thường cho thông số thể tích làm việc như sau:
Với động cơ kiểu Otto thì:
Bore (đường kính piston) x Stroke (hành trình piston) giả sử cho ra thể tích làm việc là 2000cc.
Với động cơ kiểu Atkinson thì lại có tới 2 thông số:
Bore x Intake Stroke cho ra thể tích làm việc cũng là 2000cc.
Bore x Expansion Stroke nhưng thể tích giãn nỡ cho ra tới 2300cc.
Vậy thì khi so sánh, ta phải so sánh cái động cơ kiểu Atkinson này với động cơ kiểu Otto 2000cc chứ không so sánh với động cơ OTTO 2300cc.
Thể tích buồng nổ là như nhau nên áp suất nén hay tỷ số nén vẫn là như nhau.
Khác nhau ở chỗ khi nổ, thể tích sẽ giãn nở và thể tích giãn nở của động cơ kiểu Atkinson sẽ lớn hơn===> một thông số mà ít ai để ý: TỶ SỐ GIÃN NỞ (EXPANSION RATIO)!! sẽ cao hơn động cơ Otto===> Hiệu suất cao hơn.

Ở động cơ thông thường, theo chu trình Otto thì "TỶ SỐ NÉN TỶ SỐ GIÃN NỞ BẰNG NHAU" do vậy người ta thường chỉ nói về TỶ SỐ NÉN (sẽ hiểu ngầm là TỶ SỐ GIÃN NỞ cũng bằng như vậy).
Tăng TỶ SỐ NÉN hoặc tăng TỶ SỐ GIÃN NỞ đều làm tăng HIỆU SUẤT động cơ. Nhưng TỶ SỐ NÉN của động cơ đốt trong 4 kỳ, có đánh lửa chỉ có thể TĂNG đến một mức giới hạn nào đó (phu thuộc loại xăng có chỉ số OCTAN là bao nhiêu); nếu vượt quá sẽ gây ra hiện tượng tự kích nổ (KNOCKING).
Do vậy chu trình Atkinson giữ TỶ SỐ NÉN ở mức cao tối đa cho phép và quay sang TĂNG TỶ SỐ GIÃN NỞ.
Động cơ kiểu Atkinson của HONDA có các TỶ SỐ NÉN và TỶ SỐ GIÃN NỞ như sau:

"In other words, the expansion ratio is larger than the compression ratio. The compression ratio is 12.2:1, enough to avoid knocking, while the expansion ratio is raised to 17.6:1. By efficiently compressing less fuel and air, and expanding the combusted gas to a larger volume, the fuel's maximum amount of energy can be used".

Trước khi dùng các biểu đồ trạng thái với các công thức để chứng minh rằng khi TĂNG THỂ TÍCH GIÃN NỞ trong quá trình nổ sẽ tăng hiệu suất động cơ, tạm thời tớ dẫn chứng bằng kết luận của các nơi có uy tín, có thể tin cậy được:

1)- Dẫn chứng từ WIKIPEDIA:

https://en.wikipedia.org/wiki/Engine_efficiency
"The efficiency of internal combustion engines depends on several factors, the most important of which is the expansion ratio. For any heat engine the work which can be extracted from it is proportional to the difference between the starting pressure and the ending pressure during the expansion phase. Hence, increasing the starting pressure is an effective way to increase the work extracted (decreasing the ending pressure, as is done with steam turbines by exhausting into a vacuum, is likewise effective)."

2)- Dẫn chứng từ trang chính thức của hãng HONDA:
https://world.honda.com/powerproducts-technology/exlink/

"If the expansion ratio is larger than the compression ratio, the engine can work more, using less fuel. In theory, this is correct....In principle, the higher the expansion ratio, the higher the engine's efficiency. This is because the further the piston can be pushed towards atmospheric pressure by the high-temperature and -pressure gas created in the engine through combustion, the more work it does."


Cụ @LẠC HẬU quả là uyên thâm, cảm ơn cụ đã chia sẻ
 

ducthuc200

Tài xế O-H
Có một điều mà người ta hay gọi là SỨC Ì (hay quán tính hoặc thói quen) trong suy nghĩ. Ta đừng nghĩ là "GIẢM" thể tích buồng nổ mà hãy nghĩ ngược lại: "THỂ TÍCH BUỒNG NỔ GIỮ NGUYÊN" nhưng "TĂNG THỂ TÍCH cho BUỒNG GIÃN NỞ".
Các động cơ thường cho thông số thể tích làm việc như sau:
Với động cơ kiểu Otto thì:
Bore (đường kính piston) x Stroke (hành trình piston) giả sử cho ra thể tích làm việc là 2000cc.
Với động cơ kiểu Atkinson thì lại có tới 2 thông số:
Bore x Intake Stroke cho ra thể tích làm việc cũng là 2000cc.
Bore x Expansion Stroke nhưng thể tích giãn nỡ cho ra tới 2300cc.
Vậy thì khi so sánh, ta phải so sánh cái động cơ kiểu Atkinson này với động cơ kiểu Otto 2000cc chứ không so sánh với động cơ OTTO 2300cc.
Thể tích buồng nổ là như nhau nên áp suất nén hay tỷ số nén vẫn là như nhau.
Khác nhau ở chỗ khi nổ, thể tích sẽ giãn nở và thể tích giãn nở của động cơ kiểu Atkinson sẽ lớn hơn===> một thông số mà ít ai để ý: TỶ SỐ GIÃN NỞ (EXPANSION RATIO)!! sẽ cao hơn động cơ Otto===> Hiệu suất cao hơn.

Ở động cơ thông thường, theo chu trình Otto thì "TỶ SỐ NÉN TỶ SỐ GIÃN NỞ BẰNG NHAU" do vậy người ta thường chỉ nói về TỶ SỐ NÉN (sẽ hiểu ngầm là TỶ SỐ GIÃN NỞ cũng bằng như vậy).
Tăng TỶ SỐ NÉN hoặc tăng TỶ SỐ GIÃN NỞ đều làm tăng HIỆU SUẤT động cơ. Nhưng TỶ SỐ NÉN của động cơ đốt trong 4 kỳ, có đánh lửa chỉ có thể TĂNG đến một mức giới hạn nào đó (phu thuộc loại xăng có chỉ số OCTAN là bao nhiêu); nếu vượt quá sẽ gây ra hiện tượng tự kích nổ (KNOCKING).
Do vậy chu trình Atkinson giữ TỶ SỐ NÉN ở mức cao tối đa cho phép và quay sang TĂNG TỶ SỐ GIÃN NỞ.
Động cơ kiểu Atkinson của HONDA có các TỶ SỐ NÉN và TỶ SỐ GIÃN NỞ như sau:

"In other words, the expansion ratio is larger than the compression ratio. The compression ratio is 12.2:1, enough to avoid knocking, while the expansion ratio is raised to 17.6:1. By efficiently compressing less fuel and air, and expanding the combusted gas to a larger volume, the fuel's maximum amount of energy can be used".

Trước khi dùng các biểu đồ trạng thái với các công thức để chứng minh rằng khi TĂNG THỂ TÍCH GIÃN NỞ trong quá trình nổ sẽ tăng hiệu suất động cơ, tạm thời tớ dẫn chứng bằng kết luận của các nơi có uy tín, có thể tin cậy được:

1)- Dẫn chứng từ WIKIPEDIA:

https://en.wikipedia.org/wiki/Engine_efficiency
"The efficiency of internal combustion engines depends on several factors, the most important of which is the expansion ratio. For any heat engine the work which can be extracted from it is proportional to the difference between the starting pressure and the ending pressure during the expansion phase. Hence, increasing the starting pressure is an effective way to increase the work extracted (decreasing the ending pressure, as is done with steam turbines by exhausting into a vacuum, is likewise effective)."

2)- Dẫn chứng từ trang chính thức của hãng HONDA:
https://world.honda.com/powerproducts-technology/exlink/

"If the expansion ratio is larger than the compression ratio, the engine can work more, using less fuel. In theory, this is correct....In principle, the higher the expansion ratio, the higher the engine's efficiency. This is because the further the piston can be pushed towards atmospheric pressure by the high-temperature and -pressure gas created in the engine through combustion, the more work it does."
nếu nói vậy thì thực tế các xe bây giờ đều là Otto nguyên thủy hết có chăng là cải tiến nó thêm phần giống Atkinson,và chắc Atkinson nguyên thủy thì hơn Otto nguyên thủy rồi có khuyết điểm thì chế tạo phức tạo hơn.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Có một điều mà người ta hay gọi là SỨC Ì (hay quán tính hoặc thói quen) trong suy nghĩ. Ta đừng nghĩ là "GIẢM" thể tích buồng nổ mà hãy nghĩ ngược lại: "THỂ TÍCH BUỒNG NỔ GIỮ NGUYÊN" nhưng "TĂNG THỂ TÍCH cho BUỒNG GIÃN NỞ".
Các động cơ thường cho thông số thể tích làm việc như sau:
Với động cơ kiểu Otto thì:
Bore (đường kính piston) x Stroke (hành trình piston) giả sử cho ra thể tích làm việc là 2000cc.
Với động cơ kiểu Atkinson thì lại có tới 2 thông số:
Bore x Intake Stroke cho ra thể tích làm việc cũng là 2000cc.
Bore x Expansion Stroke nhưng thể tích giãn nỡ cho ra tới 2300cc.
Vậy thì khi so sánh, ta phải so sánh cái động cơ kiểu Atkinson này với động cơ kiểu Otto 2000cc chứ không so sánh với động cơ OTTO 2300cc.
Thể tích buồng nổ là như nhau nên áp suất nén hay tỷ số nén vẫn là như nhau.
Khác nhau ở chỗ khi nổ, thể tích sẽ giãn nở và thể tích giãn nở của động cơ kiểu Atkinson sẽ lớn hơn===> một thông số mà ít ai để ý: TỶ SỐ GIÃN NỞ (EXPANSION RATIO)!! sẽ cao hơn động cơ Otto===> Hiệu suất cao hơn.

Ở động cơ thông thường, theo chu trình Otto thì "TỶ SỐ NÉN TỶ SỐ GIÃN NỞ BẰNG NHAU" do vậy người ta thường chỉ nói về TỶ SỐ NÉN (sẽ hiểu ngầm là TỶ SỐ GIÃN NỞ cũng bằng như vậy).
Tăng TỶ SỐ NÉN hoặc tăng TỶ SỐ GIÃN NỞ đều làm tăng HIỆU SUẤT động cơ. Nhưng TỶ SỐ NÉN của động cơ đốt trong 4 kỳ, có đánh lửa chỉ có thể TĂNG đến một mức giới hạn nào đó (phu thuộc loại xăng có chỉ số OCTAN là bao nhiêu); nếu vượt quá sẽ gây ra hiện tượng tự kích nổ (KNOCKING).
Do vậy chu trình Atkinson giữ TỶ SỐ NÉN ở mức cao tối đa cho phép và quay sang TĂNG TỶ SỐ GIÃN NỞ.
Động cơ kiểu Atkinson của HONDA có các TỶ SỐ NÉN và TỶ SỐ GIÃN NỞ như sau:

"In other words, the expansion ratio is larger than the compression ratio. The compression ratio is 12.2:1, enough to avoid knocking, while the expansion ratio is raised to 17.6:1. By efficiently compressing less fuel and air, and expanding the combusted gas to a larger volume, the fuel's maximum amount of energy can be used".

Trước khi dùng các biểu đồ trạng thái với các công thức để chứng minh rằng khi TĂNG THỂ TÍCH GIÃN NỞ trong quá trình nổ sẽ tăng hiệu suất động cơ, tạm thời tớ dẫn chứng bằng kết luận của các nơi có uy tín, có thể tin cậy được:

1)- Dẫn chứng từ WIKIPEDIA:

https://en.wikipedia.org/wiki/Engine_efficiency
"The efficiency of internal combustion engines depends on several factors, the most important of which is the expansion ratio. For any heat engine the work which can be extracted from it is proportional to the difference between the starting pressure and the ending pressure during the expansion phase. Hence, increasing the starting pressure is an effective way to increase the work extracted (decreasing the ending pressure, as is done with steam turbines by exhausting into a vacuum, is likewise effective)."

2)- Dẫn chứng từ trang chính thức của hãng HONDA:
https://world.honda.com/powerproducts-technology/exlink/

"If the expansion ratio is larger than the compression ratio, the engine can work more, using less fuel. In theory, this is correct....In principle, the higher the expansion ratio, the higher the engine's efficiency. This is because the further the piston can be pushed towards atmospheric pressure by the high-temperature and -pressure gas created in the engine through combustion, the more work it does."


Cảm ơn bác Lạc, chờ bài bác mãi. Đọc bài này đã vỡ thêm được nhiều điều. Bác thông tiếp cho tôi với ạ, đó là:
- Xem trên các hình vẽ mô phỏng kiểu Youtube, thì sau khi hút "xong" thì nó lại xả bớt một tý về đường nạp, việc này chắc chắn làm giảm áp suất nén
- Làm thế nào để tăng được cái thể tích giãn nở khi hành trình và đường kính pittong vẫn thế. Cụ thể là làm sao lấy được 300 cc kia ý ạ
Kính chờ bài của bác
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Cảm ơn bác Lạc, chờ bài bác mãi. Đọc bài này đã vỡ thêm được nhiều điều. Bác thông tiếp cho tôi với ạ, đó là:
- Xem trên các hình vẽ mô phỏng kiểu Youtube, thì sau khi hút "xong" thì nó lại xả bớt một tý về đường nạp, việc này chắc chắn làm giảm áp suất nén
- Làm thế nào để tăng được cái thể tích giãn nở khi hành trình và đường kính pittong vẫn thế. Cụ thể là làm sao lấy được 300 cc kia ý ạ
Kính chờ bài của bác
Như các bài trước đã nói, hiện có 2 TRƯỜNG PHÁI thiết kế động cơ kiểu Atkinson:
1)- Giữ nguyên ý tưởng của Cụ James Atkinson (từ năm 1882), cải tiến cơ cấu truyền động hợp lý, hay hơn (điển hình là HONDA, minh họa bên dưới).
2)- Dùng cách "ĐÓNG VAN HÚT TRỄ" ở chu trình NÉN (TOYOTA với MAZDA). Mở ngoặc chỗ này một chút, cách này thực ra phải gọi là chu trình Miller, do ông Ralph Miller đăng ký bản quyền ở Mỹ năm 1957, ý tưởng vẫn là tìm cách tăng tỷ số giãn nở nhưng thực hiện bằng cách đóng van hút trễ như vừa nói trên. Thời ấy cũng đã có người thắc mắc như bạn: "việc này chắc chắn làm giảm áp suất nén" !! Để giải quyết thắc mắc này, ông Ralph Miller cho lắp thêm cái Supercharger để "BÙ ĐẮP" cho phần thiệt hại khi bị "RÚT BỚT" cái thể tích buồng nén.
Và cách nhìn nhận vấn đề là "THỂ TÍCH BUỒNG NÉN" chỉ tính từ khi VAN HÚT đóng hoàn toàn đến cuối hành trình, còn "THỂ TÍCH GIÃN NỞ" thì tính toàn bộ hành trình (stroke)==> do vậy "THỂ TÍCH GIÃN NỞ-SINH CÔNG" vẫn lớn hơn "THỂ TÍCH NÉN-TIÊU THỤ CÔNG" .


Vẫn là lấy trộm từ trang chính thức của HONDA.

HONDA EXLink Structure.gif


CX5 Miller Engine.gif
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Oh la la!! Rất nóng...rất thời sự.....là động cơ chu trình Atkinson của VINFAST nhé!!!
Động cơ N20B20 của hãng BMW với hệ thống van biến thiên điện tử (Valvetronic) "BỊ" Vinfast chê, phải "CẢI TIẾN" thành động cơ chu trình Atkinson!!
Trích nguyên văn từ báo Dân Trí:

"Bên cạnh đó, hệ thống Valvetronic trên động cơ BMW cũng đã được AVL thay thế bằng chu trình Atkinson (tối ưu hóa quá trình đốt cháy nhiên liệu một cách hiệu quả trong mọi điều kiện vận hành). Theo chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng, không chỉ mạnh mẽ, đơn giản và hiệu quả - chu trình Atkinson còn có lợi thế tiết kiệm nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng và thay thế, trong khi Valvetronic phức tạp, khép kín, khó bảo dưỡng và sửa chữa, nhất là trong điều kiện Việt Nam".

Vậy là rõ rồi nhé...hehe...động cơ chu trình OTTO của ông kẹ BMW còn.....thua xa động cơ chu trình Atkinson nhé!!
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Như các bài trước đã nói, hiện có 2 TRƯỜNG PHÁI thiết kế động cơ kiểu Atkinson:
1)- Giữ nguyên ý tưởng của Cụ James Atkinson (từ năm 1882), cải tiến cơ cấu truyền động hợp lý, hay hơn (điển hình là HONDA, minh họa bên dưới).
2)- Dùng cách "ĐÓNG VAN HÚT TRỄ" ở chu trình NÉN (TOYOTA với MAZDA). Mở ngoặc chỗ này một chút, cách này thực ra phải gọi là chu trình Miller, do ông Ralph Miller đăng ký bản quyền ở Mỹ năm 1957, ý tưởng vẫn là tìm cách tăng tỷ số giãn nở nhưng thực hiện bằng cách đóng van hút trễ như vừa nói trên. Thời ấy cũng đã có người thắc mắc như bạn: "việc này chắc chắn làm giảm áp suất nén" !! Để giải quyết thắc mắc này, ông Ralph Miller cho lắp thêm cái Supercharger để "BÙ ĐẮP" cho phần thiệt hại khi bị "RÚT BỚT" cái thể tích buồng nén.
Và cách nhìn nhận vấn đề là "THỂ TÍCH BUỒNG NÉN" chỉ tính từ khi VAN HÚT đóng hoàn toàn đến cuối hành trình, còn "THỂ TÍCH GIÃN NỞ" thì tính toàn bộ hành trình (stroke)==> do vậy "THỂ TÍCH GIÃN NỞ-SINH CÔNG" vẫn lớn hơn "THỂ TÍCH NÉN-TIÊU THỤ CÔNG" .


Vẫn là lấy trộm từ trang chính thức của HONDA.

View attachment 88723

View attachment 88727
Bác cho hỏi với, vẫn loanh quanh cái này thôi. Như vậy, với một động cơ cho trước, tất nhiên là nói về loại không tăng áp, thì ta thay đổi trục cam là có thể biến thanh kiểu Atkinson phải không ạ, vì với cách này, ta có thể thay đổi được pha của xuppap cả nạp và xả
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Oh la la!! Rất nóng...rất thời sự.....là động cơ chu trình Atkinson của VINFAST nhé!!!
Động cơ N20B20 của hãng BMW với hệ thống van biến thiên điện tử (Valvetronic) "BỊ" Vinfast chê, phải "CẢI TIẾN" thành động cơ chu trình Atkinson!!
Trích nguyên văn từ báo Dân Trí:

"Bên cạnh đó, hệ thống Valvetronic trên động cơ BMW cũng đã được AVL thay thế bằng chu trình Atkinson (tối ưu hóa quá trình đốt cháy nhiên liệu một cách hiệu quả trong mọi điều kiện vận hành). Theo chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng, không chỉ mạnh mẽ, đơn giản và hiệu quả - chu trình Atkinson còn có lợi thế tiết kiệm nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng và thay thế, trong khi Valvetronic phức tạp, khép kín, khó bảo dưỡng và sửa chữa, nhất là trong điều kiện Việt Nam".

Vậy là rõ rồi nhé...hehe...động cơ chu trình OTTO của ông kẹ BMW còn.....thua xa động cơ chu trình Atkinson nhé!!
Với bài trích dẫn này thì tôi không ưng, bởi vì không phải bài do bác Lạc mà bài của mấy tay lều báo
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Bác cho hỏi với, vẫn loanh quanh cái này thôi. Như vậy, với một động cơ cho trước, tất nhiên là nói về loại không tăng áp, thì ta thay đổi trục cam là có thể biến thanh kiểu Atkinson phải không ạ, vì với cách này, ta có thể thay đổi được pha của xuppap cả nạp và xả
Hiển nhiên là vậy rồi. Chỉ cần xuppap hút đóng trễ ở kỳ nén là động cơ kiểu Otto trở thành động cơ kiểu Atkinson rồi.
Hiện nay việc thay đổi thời điểm đóng mở các xuppap đã quá quen thuộc rồi! Chẳng những thay đổi góc đóng-mở...sớm-trễ (Valve Timing) mà người ta còn thay đổi được cả thời gian đóng-mở (kéo dài ra hoặc thu ngắn lại = Valve duration) và độ mở nhiều hay ít của van (Valve Lift).
Đã có nghiên cứu, thiết kế cùng một động cơ nhưng chạy hai chế độ: khi thì Atkinson, khi thì Otto nữa rồi đấy.
Variable Valve.png


Otto-vs-Atkinson-Cycle.gif

 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Hiển nhiên là vậy rồi. Chỉ cần xuppap hút đóng trễ ở kỳ nén là động cơ kiểu Otto trở thành động cơ kiểu Atkinson rồi.
Hiện nay việc thay đổi thời điểm đóng mở các xuppap đã quá quen thuộc rồi! Chẳng những thay đổi góc đóng-mở...sớm-trễ (Valve Timing) mà người ta còn thay đổi được cả thời gian đóng-mở (kéo dài ra hoặc thu ngắn lại = Valve duration) và độ mở nhiều hay ít của van (Valve Lift).
Đã có nghiên cứu, thiết kế cùng một động cơ nhưng chạy hai chế độ: khi thì Atkinson, khi thì Otto nữa rồi đấy.
View attachment 89057

View attachment 89063
Cảm ơn bác Lạc nhiều, tôi sẽ nghiên cứu xem việc Atkinson hóa con xe máy của tôi ạ. Chắc là tăng quá trình giãn nở bằng cách cho xuppap xả mở muộn một chút và mở to một chút
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên