Bàn về cách xiết bulong quy lát

chatdv
Bình luận: 60Lượt xem: 19,588

vinh_nguyen

Tài xế O-H
Tháo thì ngoài vào trong và cũng nới từ từ, tháo lúc máy nguội để ngăn ngừa chuyện cong vênh. lắp thì vặn chặt đều từ trong ra ngoài, siết cũng tăng lực từ từ và siết chặt.
Nếu máy tháo ra mà không biết lực siết bao nhiêu thì trước khi tháo đánh dấu vị trí vài con bu lông phía trong. Khi lắp lại sẽ cân lực siết đến điểm đánh dấu cũ là đủ lực. Trường hợp thay ron mới phải kiểm tra đo độ dày so với ron cũ mới chính xác.
Cần cân lực giá đâu mắc mấy nên thợ làm máy mua trang bị nhiều. Nắp máy hỏng đa số do tâm lý và thiếu tự tin nên siết quá lực làm bứt ren, đứt guzong,...
 

theanh_79

Tài xế O-H
Bây giờ tôi hỏi anh em thợ máy ở đây bao nhiêu ông nhớ được lực xiết quy lát giơ tay lên,kể thông số giùm coi sao.Tôi thì không có trình độ chuyên môn nên chỉ học hỏi qua internet nên muốn mở rộng kiến thức chút.Đây không nói đến việc làm cho người ta ngắm,mà là làm để hoàn thành dự án thôi.Vậy thử trả lời thật lòng khi làm có đi kiếm tài liệu,check thông số kỹ thuật hay sử dụng cách xiết theo cảm nhận của mình
 

theanh_79

Tài xế O-H
Tháo thì ngoài vào trong và cũng nới từ từ, tháo lúc máy nguội để ngăn ngừa chuyện cong vênh. lắp thì vặn chặt đều từ trong ra ngoài, siết cũng tăng lực từ từ và siết chặt.
Nếu máy tháo ra mà không biết lực siết bao nhiêu thì trước khi tháo đánh dấu vị trí vài con bu lông phía trong. Khi lắp lại sẽ cân lực siết đến điểm đánh dấu cũ là đủ lực. Trường hợp thay ron mới phải kiểm tra đo độ dày so với ron cũ mới chính xác.
Cần cân lực giá đâu mắc mấy nên thợ làm máy mua trang bị nhiều. Nắp máy hỏng đa số do tâm lý và thiếu tự tin nên siết quá lực làm bứt ren, đứt guzong,...
Tôi thì không phải thợ ô tô chỉ làm máy xe máy (cũng không phải được học hành mà chỉ ham thích độ xe nên tự học mót,cũng không sống bằng nghề) nhưng nhớ là chưa phát nào bị hư đũa quy lát.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Bây giờ tôi hỏi anh em thợ máy ở đây bao nhiêu ông nhớ được lực xiết quy lát giơ tay lên,kể thông số giùm coi sao.Tôi thì không có trình độ chuyên môn nên chỉ học hỏi qua internet nên muốn mở rộng kiến thức chút.Đây không nói đến việc làm cho người ta ngắm,mà là làm để hoàn thành dự án thôi.Vậy thử trả lời thật lòng khi làm có đi kiếm tài liệu,check thông số kỹ thuật hay sử dụng cách xiết theo cảm nhận của mình
Cái thông số này thì nhớ sao nổi, bác ơi. Cho nên chả nhớ cho mệt đầu. Như tôi, thì sợ trách nhiệm nên cứ tìm sách mà theo, thông tin giờ cũng dễ tìm mà. Được cái tôi cũng may mắn là làm con nào cũng hỏi được về lực siết, nên 100% máy tôi làm là siết theo quy định
 

vinh_nguyen

Tài xế O-H
Trình tự công việc thì không khó mấy nhưng cái cần nhất là siết đủ lực để không phát sinh các hư hỏng không mong muốn. Muốn xác định được lực xiết phải đánh dấu vài chỗ trước khi tháo và thử lực ghi nhận thông số nếu máy mới rã. Máy cũ làm lại nhiều lần không còn chính xác thì phải tra cứu từ các nguồn khác nhau. Trên cờ lê lực có các đơn vị khác nhau nên phải qui đổi. Thợ thầy chuyên nghiệp phải sử dụng thiết bị chuyên nghiệp. Dựa vào kinh nghiệm thì chỉ là ngụy biện và không có gì bảo đảm là chính xác.
 

LinhLoi

Tài xế O-H
Bác ơi cho em hỏi là khi vượt lực xiết quy định thì nó đã chắc làm dãn bulong chưa, hay lực xiết quy định là lực cần thiết tối thiểu để xiết chặt mặt máy không bị thổi gioăng. Chẳng nhẽ họ thiết kế họ lại để hệ số an toàn bulong ít đến vậy?
À, cho em hỏi thêm, sau khi đủ lực quy định, tại sao phải xiết thêm một chút, tùy từng vào máy. Ví dụ máy 4JJ1 phải xiết thêm 2 lần, mỗi lần 60 độ, còn máy D4DB xiết 90 độ? Có người nói đó là độ dãn của bu lông, có đúng không bác?
tks!
Như e biết. Xe Nhật, hệ số an toàn như bác nói rất ít, nhất là Subaru. Một phần họ làm như vậy để tiếc kiệm nguyên vật liệu, để giảm giá thành.
Ý kiến của e
 

vinh_nguyen

Tài xế O-H
Như e biết. Xe Nhật, hệ số an toàn như bác nói rất ít, nhất là Subaru. Một phần họ làm như vậy để tiếc kiệm nguyên vật liệu, để giảm giá thành.
Ý kiến của e
Thực tế mà nói thì Nhật bản không thiếu vật liệu như người ta đồn thổi, trước em cũng tin thế. Mỏ sắt của họ có trữ lượng khủng nhưng không cho khai thác vì sợ ô nhiểm môi trường, kể cả đất hiếm.Thực tế là phế liệu nhập về nước ta toàn máy móc hạng nặng đầy rẫy. 1 tấn thép thì giá của nó cũng đâu có đắt. Mục đích của họ là tiết kiệm nhiên liệu là chính.
 

tuananhhoang

Tài xế O-H
Thực tế mà nói thì Nhật bản không thiếu vật liệu như người ta đồn thổi, trước em cũng tin thế. Mỏ sắt của họ có trữ lượng khủng nhưng không cho khai thác vì sợ ô nhiểm môi trường, kể cả đất hiếm.Thực tế là phế liệu nhập về nước ta toàn máy móc hạng nặng đầy rẫy. 1 tấn thép thì giá của nó cũng đâu có đắt. Mục đích của họ là tiết kiệm nhiên liệu là chính.
e thấy bên đó người ta hòa hợp với thiên nhiên, nhìn ngưỡng mộ ghê
 

Foufou

Tài xế O-H
Tháo thì ngoài vào trong và cũng nới từ từ, tháo lúc máy nguội để ngăn ngừa chuyện cong vênh. lắp thì vặn chặt đều từ trong ra ngoài, siết cũng tăng lực từ từ và siết chặt.
Nếu máy tháo ra mà không biết lực siết bao nhiêu thì trước khi tháo đánh dấu vị trí vài con bu lông phía trong. Khi lắp lại sẽ cân lực siết đến điểm đánh dấu cũ là đủ lực. Trường hợp thay ron mới phải kiểm tra đo độ dày so với ron cũ mới chính xác.
Cần cân lực giá đâu mắc mấy nên thợ làm máy mua trang bị nhiều. Nắp máy hỏng đa số do tâm lý và thiếu tự tin nên siết quá lực làm bứt ren, đứt guzong,...
Hi bác, em thay ron nắp máy camry 2007 tự làm và đã xiết bứt 1 con guzong ở giữa ( trong 8 con) lắp lại vẫn nổ máy ok và chưa thấy bị gì thì kệ nó hả bác? :))
 

caotuyen2612.auto

Tài xế O-H
Chào các bác, các bác cho em hỏi các bác xiết bulong quy lát như nào ạ.


Em thấy ở ngoài đa phần các bác thợ đều xiết theo cảm giác. Xong khi em lấy cân lực ra đo thử nghiệm, em thấy các bác thường xiết quá lực cho phép tiêu chuẩn.Thấy em đo thử, các bác thợ bảo em vớ vẩn, mất thời gian, tao toàn xiết thế, có bao giờ bị thổi đâu... Em gật đầu, ờ đúng :)
Vd: với máy 4JJ1, tiêu chuẩn lực xiết là 70 N.m ( 7,1 Kgf.m), em đo toàn >75 N.m, có cái 84 N.m.
Vậy, các bác cho em hỏi như thế liệu có tốt không ạ?
Ngoài ra, các bác cho em hỏi thêm: Giữa tổng lực xiết bulong với dung tích xi lanh có tỉ lệ gì với nhau không ạ?
Chân thành cảm ơn!
Tất nhiên quá lực như vậy sẽ không bị thổi gioăng, sẽ anh hưởng đến độ bền của con bu lông, đứt hoặc sẽ đứt nếu siết 1 hoặc 2 lần
 

Phan1982

Tài xế O-H
Lực siết bulong nắp máy ta nên căn cứ vào tài liệu của máy. Quy tắc siết theo quy tắc đường chéo từ giữa nắp máy ra ngoài 2 bên. Khi siết cần kéo clê lực đều tay k được giật cục, khi đủ lực cần siết kim chỉ thị sẽ nhảy. Tuy nhiên cũng chỉ tương đối. Còn việc siết quá lực sẽ dẫn đến gãy bulong, cháy ren thậm chí có thể làm biến dạng nắp máy
 

Truonghenry

Tài xế O-H
Chào các bác, các bác cho em hỏi các bác xiết bulong quy lát như nào ạ.


Em thấy ở ngoài đa phần các bác thợ đều xiết theo cảm giác. Xong khi em lấy cân lực ra đo thử nghiệm, em thấy các bác thường xiết quá lực cho phép tiêu chuẩn.Thấy em đo thử, các bác thợ bảo em vớ vẩn, mất thời gian, tao toàn xiết thế, có bao giờ bị thổi đâu... Em gật đầu, ờ đúng :)
Vd: với máy 4JJ1, tiêu chuẩn lực xiết là 70 N.m ( 7,1 Kgf.m), em đo toàn >75 N.m, có cái 84 N.m.
Vậy, các bác cho em hỏi như thế liệu có tốt không ạ?
Ngoài ra, các bác cho em hỏi thêm: Giữa tổng lực xiết bulong với dung tích xi lanh có tỉ lệ gì với nhau không ạ?
Chân thành cảm ơn!
Chào các bác, các bác cho em hỏi các bác xiết bulong quy lát như nào ạ.


Em thấy ở ngoài đa phần các bác thợ đều xiết theo cảm giác. Xong khi em lấy cân lực ra đo thử nghiệm, em thấy các bác thường xiết quá lực cho phép tiêu chuẩn.Thấy em đo thử, các bác thợ bảo em vớ vẩn, mất thời gian, tao toàn xiết thế, có bao giờ bị thổi đâu... Em gật đầu, ờ đúng :)
Vd: với máy 4JJ1, tiêu chuẩn lực xiết là 70 N.m ( 7,1 Kgf.m), em đo toàn >75 N.m, có cái 84 N.m.
Vậy, các bác cho em hỏi như thế liệu có tốt không ạ?
Ngoài ra, các bác cho em hỏi thêm: Giữa tổng lực xiết bulong với dung tích xi lanh có tỉ lệ gì với nhau không ạ?
Chân thành cảm ơn!
Theo như dân thí nghiệm kiểm tra chất lượng bulong cường độ cao thì tốt nhất bác cứ theo tài liệu mà siết, bao chuẩn. Còn về tính chất của bulong cường nói riêng hay sắt thép nói chung thì nó đều có lực bền dẻo và bền đứt. Khi bác siết quá lực đến giới hạn dẻo của nó thì dù có siết thêm lực cũng chẳng lên được nữa mà nó chỉ giãn bulong ra thôi. Đến khi bác siết qua giới hạn dẻo của nó thì lực siết sẽ tiếp tục tăng nhưng đồng nghĩa với việc sắp đến giới hạn bền đứt. Bác hiểu chuyện gì sẽ xảy ra tiếp rồi đó.
Còn về dung tích xilanh vs lực siết bulong theo cá nhân e thẩm du thì nó chả liên quan gì cả. Vì bác siết được đến lúc mà liên quan thì bulong hoặc ren lỗ bulon cũng đi tới thái nguyên mất rồi nhé.
Tiện thể các bác đi qua đổ xăng giúp e để e tải tài liệu với ạ. Thanks
 

garacuongnguyen

Tài xế O-H
Chào các bác, các bác cho em hỏi các bác xiết bulong quy lát như nào ạ.


Em thấy ở ngoài đa phần các bác thợ đều xiết theo cảm giác. Xong khi em lấy cân lực ra đo thử nghiệm, em thấy các bác thường xiết quá lực cho phép tiêu chuẩn.Thấy em đo thử, các bác thợ bảo em vớ vẩn, mất thời gian, tao toàn xiết thế, có bao giờ bị thổi đâu... Em gật đầu, ờ đúng :)
Vd: với máy 4JJ1, tiêu chuẩn lực xiết là 70 N.m ( 7,1 Kgf.m), em đo toàn >75 N.m, có cái 84 N.m.
Vậy, các bác cho em hỏi như thế liệu có tốt không ạ?
Ngoài ra, các bác cho em hỏi thêm: Giữa tổng lực xiết bulong với dung tích xi lanh có tỉ lệ gì với nhau không ạ?
Chân thành cảm ơn!
Hầu hết ốc máy trên ô tô là ốc bu lông biến dạng dẻo nên cần xiết đúng lực. Xiết quá lực sẽ bị xoán bu lông, gãy bu lông, yếu bu lông, bó máy. Xiết lực theo cảm giác gây ra tình trạng ốc nhẹ, ốc chặt khiến mặt bích không phẳng gây thổi ron đó bác ạ
 

AnHoangClan

Tài xế O-H
Theo em thì việc quy định lực xiết ốc đã được nhà sản xuất tính toán cho việc giãn nở nhiệt của các chi tiết sao cho đạt được độ kín ,khít cũng như độ cứng vững của bu lông và mặt máy ở nhiệt độ làm việc cao rồi
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên