Bảo hiểm ô tô - các câu hỏi liên quan

H
Bình luận: 0Lượt xem: 1,198

hienlongdam

Tài xế O-H
1. Hiện tại công ty tôi đã có bảo hiểm trách nhiệm Dân sự (Public Liability), vậy tôi có cần phải mua phần bảo hiểm trách nhiệm dân sự dưới đơn xe cho xe của tôi hay không?
Có, bạn vẫn phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bên thứ ba dưới đơn bảo hiểm xe trong quá trình sử dụng xe theo luật định (đơn TNDS không bảo hiểm cho trách nhiệm này).
2. Hiện tại công ty có mua bảo hiểm tai nạn cho nhân viên và bảo hiểm tai nạn dưới đơn xe, vậy có thể yêu cầu bồi thường cho cả 2 bên trong trường hợp xảy ra tai nạn không?

- Đối với chi phí y tế và thương tật cơ thể tạm thời một trong hai đơn sẽ chi trả dựa trên chi phí thực tế mà bạn đã bỏ ra.
- Nếu trong trường hợp tử vong hoặc thương tật vĩnh viễn, thì hai đơn sẽ cùng chi trả tới mức giới hạn bồi thường của mỗi đơn.
3. Khi xe tôi bị hư và cần phải sửa chữa, tôi có thể vào bất kì garage nào để sữa chữa không?
Không, việc sửa chữa trong garage nào đều phải được sự đồng ý của công ty bảo hiểm.

4. Nếu xe tôi bị trộm mất kính chiếu hậu thì tôi có được bồi thường không?

Nếu đơn bảo hiểm của bạn có tham gia thêm phần điều khoản bổ sung: Mất cắp bộ phận thì bạn sẽ được bồi thường theo đơn bảo hiểm này.

5. Xe tôi đã sử dụng được 03 năm, vậy tôi sẽ mua bảo hiểm trên giá trị nào? Có thể trên giá khấu hao hay không?

Giá trị bảo hiểm cho xe dựa trên giá trị thực tế thị trường (Actual market value) Không thể mua trên giá trị khấu hao và nguyên giá (giá trị ban đầu). Bạn có thể tham khảo thêm cách tính giá trị bảo hiểm của xe cơ giới trong câu hỏi số 7 bên dưới.

6. Nếu công ty A đã mua bảo hiểm cho xe cơ giới, sau đó xe này được bán cho công ty B, công ty B có phải mua bảo hiểm cho xe cơ giới lại không?

Nếu muốn tiếp tục bảo hiểm phải thông báo cho công ty bảo hiểm. Nếu không sẽ không được bồi thường nếu có tổn thất xảy ra.

7. Giá trị bảo hiểm của xe cơ giới được xác định như thế nào?

Giá trị bảo hiểm của xe cơ giới là giá trị thực tế của xe trên thị trường tại thời điểm tham gia bảo hiểm. Xác định giá trị thực tế của xe, thực chất là xác định giá bán của nó trên thị tr ường vào thời điểm tham gia bảo hiểm.
Để có thể đánh giá chính xác giá trị bảo hiểm cần phải kiểm tra những thông tin cần thiết như sau:
- Đối với những xe mới bắt đầu đ ưa vào sử dụng, việc xác định giá trị của chúng không quá phức tạp, DNBH có thể căn cứ vào một trong những giấy tờ sau đây để xác định giá trị bảo hiểm.
1. Giấy tờ, hoá đơn mua bán giữa nhà máy lắp ráp, đại lý phân phối với người mua, hoặc giữa những người bán nước ngoài và người nhập khẩu.
2. Hoá đơn thu thuế trước bạ.
Đối với xe nhập khẩu miễn thuế, giá trị bảo hiểm được tính như sau:
GTBH = CIF x (100% + T1) x (100% + T2)
Trong đó: T1 là thuế suất thuế nhập khẩu
T2 là thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
- Đối với những xe đa qua sử dụng, việc xác định giá trị bảo hiểm đoi hỏi nhiều công đoạn phức tạp hơn so với xe mới. Việc xác định giá trị của xe được căn cứ theo các yếu tố sau đây:
1. Giá mua xe lúc ban đầu
2. Giá mua bán trên thị trường của những chiếc xe cùng chủng loại, có chất lượng tương đương.
3. Tình trạng hao mòn thực tế của xe. Sự hao mòn của xe được tính toán dựa trên cơ sở sau: Số Km mà chiếc xe đã lưu hành trên thực tế, số năm đã sử dụng xe, mục đích sử dụng xe, đặc điểm địa hình của vùng mà xe thường xuyên hoạt động...
4. Tình trạng kỹ thuật và hình thức bên ngoài của xe trên thực tế. Căn cứ vào các tiêu thức đã nêu ở trên, công ty bảo hiểm và chủ xe sẽ thảo luận và đi đến thống nhất về giá trị bảo hiểm. Tuy nhiên việc xác định giá trị bảo hiểm này không thể nào nhận được một kết quả tuyệt đối chính xác. Giá trị bảo hiểm của xe chỉ được xác định một cách tương đối chính xác, hợp lý.
Trong thực tế, để phục vụ cho việc xác định giá trị bảo hiểm của xe, một số DNBH đã xây dựng bảng giá xe theo nguồn gốc sản xuất, loại xe, mác xe, năm sản xuất, dung tích xi lanh,...
8. Khái niệm người thứ ba trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có bao gồm tất cả các nạn nhân bị thiệt hại về nguời và/hoặc tài sản trong các vụ tai nạn do việc sử dụng xe gây ra hay không?
Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là loại bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của chủ xe nên khái niệm người thứ ba không bao gồm tất cả các nạn nhân bị thiệt hại về tài sản hoặc tính mạng sức khỏe trong các vụ tai nạn do việc sử dụng xe gây ra.
Khái niệm người thứ ba chỉ bao gồm các nạn nhân mà trách nhiệm bồi thường của chủ xe đối với thiệt hại của họ là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Theo quy tắc bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới: bên thứ ba là những người bị thiệt hại về thân thể và/hoặc tài sản do việc sử dụng xe cơ giới gây ra, trừ những người sau:
Lái xe, phụ xe trên chính chiếc xe đó;Người trên xe và hành khách trên chính chiếc xe đó Chủ sở hữu xe trừ trường hợp chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu sử dụng chiếc xe đó.
9. Trường hợp hàng hóa, tài sản chuyên chở trên xe rơi xuống gây thiệt hại cho bên thứ ba khi xe đang chạy; tai nạn gây thiệt hại cho người thứ ba do lỗi của hành khách (ví dụ: mở cửa xe đột ngột, không quan sát) thì bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba có bồi thường không?
- Hàng hóa, tài sản rơi xuống khi xe đang vận hành bình thường thông thường là do lỗi của người chất xếp, chằng buộc hàng hóa, tài sản và rủi ro đó tuy xảy ra trong quá trình sử dụng xe nhưng không có nguyên nhân từ bản thân hoạt động của xe nên bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe không chịu trách nhiệm.
- Đối với trường hợp hành khách có lỗi hoàn toàn trong thiệt hại của bên thứ ba thì ở nhiều nước khác trách nhiệm này có thể được bảo hiểm bằng loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự khác, có nghĩa là bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba không có trách nhiệm bồi thường.
(sưu tầm)
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên