Bộ van giảm áp máy đào Komatsu, so sánh Lợi và Hại !!

LẠC HẬU
Bình luận: 73Lượt xem: 27,287

ccmhn2017

Tài xế O-H
quả thật nếu cục REDUCING VALVE này mà ốm thì nó sẽ kéo theo một số anh khác ốm hoặc là liệt theo luôn
-nếu áp suất mà cục REDUCCING VALVE chích ra mà không đủ.thì máy cũng không hoạt động ngon lành,đôi khi lại bóp cổ động cơ Ợ ra đầy đờm
-nếu áp suất chích ra mà lớn vừa vừa có khi máy lại làm việc như ngủ gật
-nếu áp suất chích ra mà quá lớn thì nó sẽ kích thích các cốc điều khiển bắn hẳn ra ngoài khi mà thợ vận hành điều khiển ấy chứ
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
cái hình của cụ có thêm quả tên lửa để điều hòa nữa thì tuyệt cú mèo

Nhờ Cụ "CCMHN2017" giúp một tay.
Hình kèm bên dưới đã có "QUẢ TÊN LỬA" theo ý của Cụ rồi, nhờ Cụ thêm thắt gia vị, mắm muối cho nó đỡ "NHẠT" ạ .

"NẠM" bút (thay cho "TÁI" bút): hình này cũng chỉ mới "GẦN GẦN" với cái "CỤC" của KOMATSU, nó vẫn còn hơi "KHANG KHÁC" một chút.

2-1 Reduce_Valve_Labels_ON.png
 

ccmhn2017

Tài xế O-H

chỉ có hai cầu thủ trên sân bóng.e rằng chận đấu này sẽ không hay.tự đặt câu hỏi rồi lại tự trả lời.như vậy có cần thêm gia vị để xào nó nên không cụ...
bỏ qua về màu sắc,ty đã kịch đầu vào tường,tiết lưu vẫn hé mở,tỷ lệ áp suất giữa đầu vào và đầu ra khoảng 16.67% hoặc 3.3% hoặc 1,67%vv...đây đích thực là cục REDUCING VALVE không dùng trong hệ thống điều khiển !!!
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Quả là cái hình ở trên ấy; biện luận còn có chỗ "SƠ SÓT" nhưng cứ để đấy xem có Cụ nào "VẶN-XOẮN" không đã.

View attachment 60148
Không Cụ nào "VẶN-XOẮN" thì thôi phải tự "PHỌT" ra vậy !!:oops::(

PRV 1.jpg
PRV 2.jpg

PRV 3.jpg

Cái sự "TỤT XUỐNG-TO RA" với "ĐI LÊN-BÉ LẠI" cứ thế lặp đi lặp lại !!



PRV.gif
 

bruceli_hau

Tài xế O-H
Nếu không thích thì mình chế cái bơm pilot gắn ngoài được không cụ. Em chỉ hỏi là được hay không thoi vì chưa thấy ai làm vậy
Chế được cụ ạ.chế luôn cả ngăn kéo mới cụ ạ. Cho nó chất.thay luôn bơm k3v tiện mà chủ máy có tiền thì thay nốt hộp và động cơ.
Ví dụ vậy các cụ cho ít gạch xây nhà ạ.
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Cái này nói lên tất cả
Cảm ơn bạn "CHUNGSITNB" đã tham gia đóng góp tài liệu để bài viết thêm phần sinh động.
Cái "VIDEO" ấy giải thích về một trường hợp hư hỏng của "BỘ GIẢM ÁP": tắc đường hồi về thùng hay thậm chí đường hồi chưa bị tắc, mới chỉ bị "BÓP NHỎ LẠI" thôi đã khiến cho nó "GIẬT ĐÙNG ĐÙNG" !! Nguy hiểm hơn, áp suất đầu ra "KHÔNG GIẢM" mà bằng với áp suất đầu vào !!! Với máy đào KOMATSU thì áp suất đầu ra của BỘ GIẢM ÁP chỉ là 3.4MPa, còn áp suất đầu vào tương đương áp suất BƠM TỔNG, tối đa lên đến 34.6MPa = gấp 10 lần áp đầu ra!!!
Áp suất khiển của máy mà bằng 34.6MPa thì nhiều thứ trên máy "NỔ NHƯ BOM" !!!

Vì vậy; có thể nói khi sử dụng "BỘ GIẢM ÁP" phải hết sức cẩn thận, chỉ cần dầu nhớt mà bẩn, lọc bị tắc hay thủng-rách là dẫn đến hư hỏng cả các bộ phận khác như chơi !!

"BỘ GIẢM ÁP" bị trừ thêm một điểm khi so sánh với "BƠM KHIỂN" .
 

Truongvo80

Tài xế O-H
Nhờ Cụ "CCMHN2017" giúp một tay.
Hình kèm bên dưới đã có "QUẢ TÊN LỬA" theo ý của Cụ rồi, nhờ Cụ thêm thắt gia vị, mắm muối cho nó đỡ "NHẠT" ạ .

"NẠM" bút (thay cho "TÁI" bút): hình này cũng chỉ mới "GẦN GẦN" với cái "CỤC" của KOMATSU, nó vẫn còn hơi "KHANG KHÁC" một chút.

View attachment 60260
Cái này nó khang khác với cái cục tích áp điều khiển ấy các cụ nhĩ. Về nguyên lý ấy! Áp ra của con tích áp này nó phải phụ thuộc vào sức đẩy của cái lò xo tỳ cái val tiết lưu với diện tích làm kín để tạo áp cân bằng cài lò xo kia chứ nhĩ....
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Quay trở lại với đúng nguyên mẫu cái van GIẢM+ỔN ÁP của KOMATSU.
Lưu ý: bấm vào hình để xem hình động.



PC400_450-6-SELF-PRESSURE-REDUCING-VALVE-1.gif
 

nhacgtk48

Tài xế O-H
Vâng, quả là "HẠI NÃO" lắm các Cụ ạ !!
Xin thưa một sự thật mất lòng: phần giải thích của Bác KOMATSU về nguyên lý hoạt động cái "REDUCING VALVE" của Bác ấy rất "TỐI NGHĨA" !!

Nhằm "ĐƠN GIẢN HÓA VẤN ĐỀ", tránh tốn tiền mua thuốc nhức đầu; mạn phép các Cụ, sau đây tôi xin dùng các hình ảnh và nguyên lý "THEO KIỂU NHÀ QUÊ" để "MỔ XẺ" nó.

Đầu tiên, Bác KOMATSU nói nó là "PRESSURE REDUCING VALVE", nhưng nếu cứ diễn NÔM ra là "VAN GIẢM ÁP" thì chưa đủ !! Vì sau khi "GIẢM", nó còn phải giữ cho cái "ÁP ẤY LUÔN ỔN ĐỊNH" mới dùng được chứ các Cụ nhỉ ??
Trở lại với việc GIẢM ÁP, muốn giảm ÁP SUẤT từ cao (ở đây, là RẤT CAO luôn) xuống thấp, Bác KOM dùng biện pháp gọi là "TIẾT LƯU".

Nhưng như trên đã nói: "sau khi "GIẢM", nó còn phải giữ cho cái "ÁP ẤY LUÔN ỔN ĐỊNH" mới dùng được" vậy nên cái sự "TIẾT LƯU" ấy phải thay đổi được ==>ta có cái tạm gọi là "TIẾT LƯU TỰ ĐỘNG".

Bởi các lẽ trên nên theo tôi là ta phải "NẮM" được "NGUYÊN LÝ" của cái gọi là "TIẾT LƯU" với lại "DIỄN BIẾN" khi "CHẤT LỎNG" (là nói chung, còn cụ thể ở đây là nhớt thủy lực) khi đi qua "TIẾT LƯU" cái đã rồi mới "MỔ" tiếp được phỏng ạ??

View attachment 60131

View attachment 60132


View attachment 60146
Cu Lạc Hậu cho e hỏi ngu ngơ tý là. Tại sao khi mình dùng voi nước để tưới cây mình bóp cái vòi. Cho nó bé lại thì nước lại phun ra mạnh hơn.vậy nó khác trường hợp này ạ cụ. Cái mà cu bao tiết lưu càng nhỏ lại áp suất giảm cang nhiều do ạ.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên