Bộ van giảm áp máy đào Komatsu, so sánh Lợi và Hại !!

LẠC HẬU
Bình luận: 73Lượt xem: 27,119

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Cu Lạc Hậu cho e hỏi ngu ngơ tý là. Tại sao khi mình dùng voi nước để tưới cây mình bóp cái vòi. Cho nó bé lại thì nước lại phun ra mạnh hơn.vậy nó khác trường hợp này ạ cụ. Cái mà cu bao tiết lưu càng nhỏ lại áp suất giảm cang nhiều do ạ.

Câu hỏi rất hay đấy chứ, rất thực tế. Nhưng để các bạn khác có ý kiến đã.
 

C5galaxy

Tài xế O-H
Cu Lạc Hậu cho e hỏi ngu ngơ tý là. Tại sao khi mình dùng voi nước để tưới cây mình bóp cái vòi. Cho nó bé lại thì nước lại phun ra mạnh hơn.vậy nó khác trường hợp này ạ cụ. Cái mà cu bao tiết lưu càng nhỏ lại áp suất giảm cang nhiều do ạ.
Chắc là lưu lượng giảm làm tăng áp suất:p:p:D
 

ThuylucSaigon

Tài xế O-H
Cu Lạc Hậu cho e hỏi ngu ngơ tý là. Tại sao khi mình dùng voi nước để tưới cây mình bóp cái vòi. Cho nó bé lại thì nước lại phun ra mạnh hơn.vậy nó khác trường hợp này ạ cụ. Cái mà cụ bảo tiết lưu càng nhỏ lại áp suất giảm cang nhiều do ạ.

Câu hỏi hay ghê. Mình thấy nhiều người hay nhầm lẫn ở chỗ này. Cái vòi nước khi bị bóp nhỏ lại thì nước phun ra NHANH hơn chứ không phải MẠNH hơn đâu bạn.
Cái TIA NƯỚC bạn thấy ở phía sau chỗ ống bị bóp nhỏ đó, áp lực của nó vẫn không đổi và bằng áp suất không khí, còn bạn thấy TIA NƯỚC đi xa hơn là do LƯU TỐC hay còn gọi là vận tốc dòng chảy tăng lên đó.
 

nhacgtk48

Tài xế O-H
Câu hỏi hay ghê. Mình thấy nhiều người hay nhầm lẫn ở chỗ này. Cái vòi nước khi bị bóp nhỏ lại thì nước phun ra NHANH hơn chứ không phải MẠNH hơn đâu bạn.
Cái TIA NƯỚC bạn thấy ở phía sau chỗ ống bị bóp nhỏ đó, áp lực của nó vẫn không đổi và bằng áp suất không khí, còn bạn thấy TIA NƯỚC đi xa hơn là do LƯU TỐC hay còn gọi là vận tốc dòng chảy tăng lên đó.
Minh hỏi bạn hơi lố là xe máy dang chay 20km/h nếu húc vào cột diện thì không sao nhưng nếu chạy 100km/h huc vào cột diện thì tan xe rồi. Vậy vận tốc nhanh nhu vậy thì tạo ra lực mạnh hơn chứ nhỉ.
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Cái TIA NƯỚC bạn thấy ở phía sau chỗ ống bị bóp nhỏ đó, áp lực của nó vẫn không đổi và bằng áp suất không khí, còn bạn thấy TIA NƯỚC đi xa hơn là do LƯU TỐC hay còn gọi là vận tốc dòng chảy tăng lên đó.
Hàng chữ màu xanh, tô đậm ở trên là "CHUẨN".
Còn lập luận "vòi nước khi bị bóp nhỏ lại thì nước phun ra NHANH hơn" thì bạn dẫn chứng cụ thể thêm xem tại sao nó lại "NHANH HƠN" nhé.

Bóp lại làm mất lưu lượng thì sao mà nhanh hơn được cụ. Em thấy nó tăng áp suất lên mà
:):)Cậu nói rõ hơn xem nó tăng áp suất ở đâu, phía trước hay phía sau chỗ ống bị bóp nhỏ (chỗ ống bị bóp nhỏ, ta xem như tiết lưu nhé).
Minh hỏi bạn hơi lố là xe máy đang chay 20km/h nếu húc vào cột diện thì không sao nhưng nếu chạy 100km/h húc vào cột điện thì tan xe rồi. Vậy vận tốc nhanh như vậy thì tạo ra lực mạnh hơn chứ nhỉ.
Chỗ này bạn nói "CHUẨN". Vận tốc nhanh hơn sẽ tích trữ và tạo ra "ĐỘNG NĂNG" lớn hơn==>khi va đập sẽ gây ra một "LỰC" mạnh hơn.
Nhưng ở trên bạn nói:

"bóp cái vòi cho nó bé lại thì nước lại phun ra mạnh hơn. Vậy nó khác trường hợp này ạ Cụ. Cái mà Cụ bảo tiết lưu càng nhỏ lại áp suất giảm càng nhiều đó ạ." hình như ý bạn muốn nói là "ÁP LỰC" (hay "ÁP SUẤT") phía sau chỗ ống bị bóp nhỏ (chỗ ống bị bóp nhỏ, ta xem như tiết lưu nhé) sẽ lớn hơn khi bóp nhỏ ống lại ??
 

nhacgtk48

Tài xế O-H
Hàng chữ màu xanh, tô đậm ở trên là "CHUẨN".
Còn lập luận "vòi nước khi bị bóp nhỏ lại thì nước phun ra NHANH hơn" thì bạn dẫn chứng cụ thể thêm xem tại sao nó lại "NHANH HƠN" nhé.


:):)Cậu nói rõ hơn xem nó tăng áp suất ở đâu, phía trước hay phía sau chỗ ống bị bóp nhỏ (chỗ ống bị bóp nhỏ, ta xem như tiết lưu nhé).

Chỗ này bạn nói "CHUẨN". Vận tốc nhanh hơn sẽ tích trữ và tạo ra "ĐỘNG NĂNG" lớn hơn==>khi va đập sẽ gây ra một "LỰC" mạnh hơn.
Nhưng ở trên bạn nói:

"bóp cái vòi cho nó bé lại thì nước lại phun ra mạnh hơn. Vậy nó khác trường hợp này ạ Cụ. Cái mà Cụ bảo tiết lưu càng nhỏ lại áp suất giảm càng nhiều đó ạ." hình như ý bạn muốn nói là "ÁP LỰC" (hay "ÁP SUẤT") phía sau chỗ ống bị bóp nhỏ (chỗ ống bị bóp nhỏ, ta xem như tiết lưu nhé) sẽ lớn hơn khi bóp nhỏ ống lại ??
Dạ bác LẠC HẬU e nghĩ gia thuyết áp lực F tác dụng lên một diện tích là A
Áp suất là p
Vây F=p*A.
Khi áp suất p tăng thì lực F cũng tăng theo phải không ạ.
Không biết có đúng trong trường hợp ni không a. Chắc có đoạn đúng, đoạn chua đúng bác chỉ cho e với.
 

nhacgtk48

Tài xế O-H
Hàng chữ màu xanh, tô đậm ở trên là "CHUẨN".
Còn lập luận "vòi nước khi bị bóp nhỏ lại thì nước phun ra NHANH hơn" thì bạn dẫn chứng cụ thể thêm xem tại sao nó lại "NHANH HƠN" nhé.


:):)Cậu nói rõ hơn xem nó tăng áp suất ở đâu, phía trước hay phía sau chỗ ống bị bóp nhỏ (chỗ ống bị bóp nhỏ, ta xem như tiết lưu nhé).

Chỗ này bạn nói "CHUẨN". Vận tốc nhanh hơn sẽ tích trữ và tạo ra "ĐỘNG NĂNG" lớn hơn==>khi va đập sẽ gây ra một "LỰC" mạnh hơn.
Nhưng ở trên bạn nói:

"bóp cái vòi cho nó bé lại thì nước lại phun ra mạnh hơn. Vậy nó khác trường hợp này ạ Cụ. Cái mà Cụ bảo tiết lưu càng nhỏ lại áp suất giảm càng nhiều đó ạ." hình như ý bạn muốn nói là "ÁP LỰC" (hay "ÁP SUẤT") phía sau chỗ ống bị bóp nhỏ (chỗ ống bị bóp nhỏ, ta xem như tiết lưu nhé) sẽ lớn hơn khi bóp nhỏ ống lại ??
Cái này có vẻ giống giống với mạch dầu điều khiển từ bơm con đến tay lái xuOng cốc điều khiển của máy đào(sk60-220-2-3). E thấy trên mạch từ bơm con đến cốc điều khiển nó có sự thay đổi diện tích ống tùy thuộc vào từng thao tác. Nhu là
$0.8-$0.4($la duong kính). Nhung nếu áp bơm con là 40kg thì đầu cốc mình đo được cung là 40kg .ngia là diện Tích thay đổi nhưng áp lực Không thay đổi phải không ạ.
 

ThuylucSaigon

Tài xế O-H
Hàng chữ màu xanh, tô đậm ở trên là "CHUẨN".
Còn lập luận "vòi nước khi bị bóp nhỏ lại thì nước phun ra NHANH hơn" thì bạn dẫn chứng cụ thể thêm xem tại sao nó lại "NHANH HƠN" nhé.
Dạ, dẫn chứng thì có liền, nhưng mà ở trên anh đã nói là viết cho đơn giản dễ hiểu, sợ nói ra thì dài dòng khó hiểu nên mới không dẫn chứng đó chứ. :)

Cái câu : "vòi nước khi bị bóp nhỏ lại thì nước phun ra NHANH hơn" là rút gọn thiệt là gọn của NGUYÊN LÝ BERNOULLI dùng cho thủy lực đó anh. Tham khảo nhanh ở đây nè anh: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyên_lý_Bernoulli

"
Nguyên lý Bernoulli cũng suy được trực tiếp từ định luật thứ hai của Newton. Nếu một thể tích nhỏ của chất lưu chảy theo phương ngang từ vùng có áp suất cao đến vùng có áp suất thấp, thì áp suất mặt sau của nó sẽ lớn hơn áp suất ở mặt trước của nó. Điều này dẫn tới có tổng hợp lực trên đơn vị thể tích, làm gia tốc nó dọc theo đường dòng. Các hạt chất lỏng chỉ chịu áp suất và trọng lượng của chúng. Nếu một chất lỏng hạt chảy theo phương ngang và dọc theo tiết diện của đường dòng, nơi vận tốc tăng lên chỉ có thể vì chất lỏng qua tiết diện đó di chuyển từ vùng có áp suất cao hơn sang vùng có áp suất thấp hơn; và nếu vận tốc của nó giảm, chỉ có thể bởi nó di chuyển từ vùng có áp suất thấp hơn sang vùng có áp suất lớn hơn. Hệ quả là, đối với chất lỏng chảy theo phương ngang, vận tốc lớn nhất xuất hiện khi có áp suất nhỏ nhất, và vận tốc nhỏ nhất xuất hiện khi có áp suất cao nhất."

 

Thosumi

Tài xế O-H
Các bác trên diễn đàn cho e hỏi con 200-6 có bom khiển nha đang làm nóng lên thì chậm lịm máy tắt đi chừng 15p làm lại thì bình thường xin các cao nhân cho chúc ý kiến

Chào mừng bạn tham gia diễn đàn.
lần sau, bạn nên mở hẳn một chủ đề mới để nêu câu hỏi của bạn.
 

nhacgtk48

Tài xế O-H
Các bác trên diễn đàn cho e hỏi con 200-6 có bom khiển nha đang làm nóng lên thì chậm lịm máy tắt đi chừng 15p làm lại thì bình thường xin các cao nhân cho chúc ý kiến
Đầu tiên dễ nhất là cắm cái đồng hồ vào bơm con khi làm lịm nó lên được may chục ky.rồi mới kiểm tra tiếp.
 

nhacgtk48

Tài xế O-H
Dạ, dẫn chứng thì có liền, nhưng mà ở trên anh đã nói là viết cho đơn giản dễ hiểu, sợ nói ra thì dài dòng khó hiểu nên mới không dẫn chứng đó chứ. :)

Cái câu : "vòi nước khi bị bóp nhỏ lại thì nước phun ra NHANH hơn" là rút gọn thiệt là gọn của NGUYÊN LÝ BERNOULLI dùng cho thủy lực đó anh. Tham khảo nhanh ở đây nè anh: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyên_lý_Bernoulli

"
Nguyên lý Bernoulli cũng suy được trực tiếp từ định luật thứ hai của Newton. Nếu một thể tích nhỏ của chất lưu chảy theo phương ngang từ vùng có áp suất cao đến vùng có áp suất thấp, thì áp suất mặt sau của nó sẽ lớn hơn áp suất ở mặt trước của nó. Điều này dẫn tới có tổng hợp lực trên đơn vị thể tích, làm gia tốc nó dọc theo đường dòng. Các hạt chất lỏng chỉ chịu áp suất và trọng lượng của chúng. Nếu một chất lỏng hạt chảy theo phương ngang và dọc theo tiết diện của đường dòng, nơi vận tốc tăng lên chỉ có thể vì chất lỏng qua tiết diện đó di chuyển từ vùng có áp suất cao hơn sang vùng có áp suất thấp hơn; và nếu vận tốc của nó giảm, chỉ có thể bởi nó di chuyển từ vùng có áp suất thấp hơn sang vùng có áp suất lớn hơn. Hệ quả là, đối với chất lỏng chảy theo phương ngang, vận tốc lớn nhất xuất hiện khi có áp suất nhỏ nhất, và vận tốc nhỏ nhất xuất hiện khi có áp suất cao nhất."

Hihi. Hiểu sơ sơ Bài viết của bác LẠC HẬU rồi.
 

nhacgtk48

Tài xế O-H
Vâng, quả là "HẠI NÃO" lắm các Cụ ạ !!
Xin thưa một sự thật mất lòng: phần giải thích của Bác KOMATSU về nguyên lý hoạt động cái "REDUCING VALVE" của Bác ấy rất "TỐI NGHĨA" !!

Nhằm "ĐƠN GIẢN HÓA VẤN ĐỀ", tránh tốn tiền mua thuốc nhức đầu; mạn phép các Cụ, sau đây tôi xin dùng các hình ảnh và nguyên lý "THEO KIỂU NHÀ QUÊ" để "MỔ XẺ" nó.

Đầu tiên, Bác KOMATSU nói nó là "PRESSURE REDUCING VALVE", nhưng nếu cứ diễn NÔM ra là "VAN GIẢM ÁP" thì chưa đủ !! Vì sau khi "GIẢM", nó còn phải giữ cho cái "ÁP ẤY LUÔN ỔN ĐỊNH" mới dùng được chứ các Cụ nhỉ ??
Trở lại với việc GIẢM ÁP, muốn giảm ÁP SUẤT từ cao (ở đây, là RẤT CAO luôn) xuống thấp, Bác KOM dùng biện pháp gọi là "TIẾT LƯU".

Nhưng như trên đã nói: "sau khi "GIẢM", nó còn phải giữ cho cái "ÁP ẤY LUÔN ỔN ĐỊNH" mới dùng được" vậy nên cái sự "TIẾT LƯU" ấy phải thay đổi được ==>ta có cái tạm gọi là "TIẾT LƯU TỰ ĐỘNG".

Bởi các lẽ trên nên theo tôi là ta phải "NẮM" được "NGUYÊN LÝ" của cái gọi là "TIẾT LƯU" với lại "DIỄN BIẾN" khi "CHẤT LỎNG" (là nói chung, còn cụ thể ở đây là nhớt thủy lực) khi đi qua "TIẾT LƯU" cái đã rồi mới "MỔ" tiếp được phỏng ạ??

View attachment 60131

View attachment 60132


View attachment 60146
Vẫn cứ luẩn quẩn ở chỗ này.lại hỏi bác thêm câu hỏi nữa. Như trên e nói là trong mạch điều khiển dọc theo đường dầu từ bơm con tới cốc điều khiển có sự thay đổi diện tích mặt cắt ngang ống điều khiển mà tại sao khi mình đo trước và sau tiết lưu áp suất cũng bằng nhau.
Vậy sự thay đổi diện tích của trường hợp trên có được gọi là tiết lưu không.
Thứ hai là mục đích nhà sx làm như vậy để làm gì.
Mong bác chỉ giao. Hihi
 

ThuylucSaigon

Tài xế O-H
Vẫn cứ luẩn quẩn ở chỗ này.lại hỏi bác thêm câu hỏi nữa. Như trên e nói là trong mạch điều khiển dọc theo đường dầu từ bơm con tới cốc điều khiển có sự thay đổi diện tích mặt cắt ngang ống điều khiển mà tại sao khi mình đo trước và sau tiết lưu áp suất cũng bằng nhau.
Vậy sự thay đổi diện tích của trường hợp trên có được gọi là tiết lưu không.
Thứ hai là mục đích nhà sx làm như vậy để làm gì.
Mong bác chỉ giao. Hihi
Toàn câu hỏi khó, dính líu đến lý thuyết phải nói dài dòng !!!
Câu nào khó quá, xin bỏ qua !! Trả lời câu dễ trước để kiếm ít điểm. :):D:p
a)- Cứ có thay đổi tiết diện mặt cắt ngang là có "TIẾT CANH"....xin lỗi nói lộn..."TIẾT LƯU".
b)- Chỉ khi nào có "DÒNG CHẢY", hay nói cách khác là có "LƯU LƯỢNG" chảy qua TIẾT LƯU thì mới có "CHÊNH LỆCH ÁP SUẤT giữa TRƯỚC & SAU TIẾT LƯU". Nói thêm (cho điểm thì cho, không cho thì thôi): chênh lệch áp suất tỷ lệ thuận với chênh lệch tiết diện mặt cắt, suy ra chênh lệch tiết diện mà ít quá thì chênh lệch áp suất rất nhỏ, không đáng kể hay là không đo được.
c)- Mục đích có nhiều cỡ ống là để kiếm thêm chút tiền lời.
 

quangtrung8

Tài xế O-H
em cũng đang làm 1 con pc200-8 cứ làm khoảng 1 ngày thì áp khiển còn có 15kg/cm2. Dừng máy 1 lúc áp khiển lại lên 40kg/cm2, em thay cả cục giảm áp mới (hàng tàu) vào vẫn thế.
 

ThuylucSaigon

Tài xế O-H
em cũng đang làm 1 con pc200-8 cứ làm khoảng 1 ngày thì áp khiển còn có 15kg/cm2. Dừng máy 1 lúc áp khiển lại lên 40kg/cm2, em thay cả cục giảm áp mới (hàng tàu) vào vẫn thế.
Ý của bạn là: than phiền rằng chất lượng của hàng tàu (chữ tàu không viết hoa) quá kém hay là bạn muốn hỏi gì mà không thấy nêu câu hỏi ???:(
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên