Cách phân biệt dầu động cơ xăng và dầu động cơ diesel

nhotnhapkhau123
Bình luận: 2Lượt xem: 1,545

nhotnhapkhau123

Tài xế O-H
Hiện nay trên thị trường, xuất hiện nhiều loại dầu động cơ khác nhau. Loại dùng cho động cơ xăng, động cơ diesel và cả loại có thể sử dụng cho cả 2 loại động cơ.Vậy làm cách nào để ta phân biệt được,hôm nay mình cũng xin chia sẽ một chút kinh nghiệm về cách phân biệt 2 loại dầu động cơ xăng và diesel.

Học viện dầu khí Hoa Kỳ (American Petroleum Institue) viết tắt là API phân chiadầu động cơ thành hai nhóm chính nhóm S cho động cơ xăng và nhóm C cho động cơ diesel với các đặc tính sau:

Dau-nhot-xe-hoi-Morrison-semi-synthetic-20w-50-sm-cf-5l.jpg

Dầu động cơ xăng Morrison 20W-50 SM/CF ( Semi Synthetic).
SA:Dầu không có chất phụ gia, dùng cho động cơ xăngdưới điều kiện ôn hòa.

SB:Dầu có chất chống oxi hóa và chống xây xát, dùng cho động cơ xăng, làm việc nhẹ.

SC:Dầu có tính chất hạn chế kế tủa ở nhiệt độ thấp và nhiệt độ cao, chống gỉ và chống mài mòn trong động cơ xăng. Dùng cho các loại xe con và một số loại xe tải trong thời gian 1964-1967.

SD:Dầu cung cấp tính bảo vệ tốt hơn dầu SC, dùng cho các loại động cơ của xe con và một số loại xe tải sản xuất trong thời gian 1968-1970.

SE:Dầu có tính chất tốt hơn dầu SD về mặt chống kết tủa ở nhiệt độ cao, tính chống oxi hóa, tính chống gỉ và tính chống ăn mòn cho động cơ xăng. Dùng cho động cơ các xe con và một số xe tải model 1972 và một phần model 1971.

SF:Dầu có tính ổn định chống oxi hóa được tăng cường và cải thiện tính năng chống mài mòn hơn dầu SE. Nó cũng cho tính bảo vệchống kết tủa trong động cơ, tính chốnggỉ và tính chống đông đặc ở nhiệt độ cao. Dùng cho các động cơ xe con và một số xe tải model 1980 – 1988.

SG:So với SF thì có độ ổn định oxi hóa cao hơn, tính chống cặn và tính chống mài mòn. Nó cũng có tính năng của dầu DieselCC và CD, dầu này được xem là tiêu biểu cho các loại dầu động cơ xăng của xe con xe tải và xe du lịch.


Dau-dong-co-diesel-15w-40-cf4-5l.jpg

Dầu động cơ Diesel Morrison 15W-40 CF4.

CA:Dùng cho động cơ diezen làm việc nhẹ, dầu có tính chất bảo về, chống ăn mòn và chống kết tủa trên mặt vòng găng của các động cơ diezen hút nhiên liệu một cách thông thường khi dùng nhiên liệu với lượng lưu huỳnh không đòi hỏi phải có yêu cầu đặc biệt về tính chống mài mòn và tính chống kết tủa.

CB: Dùng cho động cơ diezen làm việc ôn hòa, dầu có tính bảo vệ cần thiết chống mài mòn ổ bi và đối với hiện tượng kết tủa ở nhiệt độ cao trong các động cơ dieselhút thông thường sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao hơn.

CC:Dùng cho động cơ xăng và động cơ diesellàm việc từ ôn hòa đến nặng, dầu có tính bảo về đối với sự hình thành kết tủa ở nhiệt độ cao và sự mài mòn ổ bi trong các động cơ dieselsiêu nạp loại nhẹ và cũngcó tính chống gỉ, chống ăn mòn, tính chống kết tủa ở nhiệt độ thấp trong các động cơ xăng.

CD:Dùng cho các động cơ diesellàm việc nặng, khống chế một cách có hiệu quả sự mài mòn và kết tủa trong ác động cơ dieselsiêu nạp có tốc độ cao và công suất lớn, sử dụng nhiên liệu có chất lượng rộng.

CE: Dùng cho các động cơ dieseltua bin tăng áp và siêu nạp làm việc nặng, làm việc cả ở tốc độ thấp, tải trọng cao cà tốc độ cao tải trọng thấp. Yêu cầu thử nghiệm tương đương với dầu API CD + bổ sung NTC 400 và những điều trong yêu cầu kỹ thuật MACK EO-K/2.

CF: Dùng cho động cơ làm việcnặng, phun nhiên liệu gián tiếp và các động cơ diesel khác kể cả động cơ sử dụng nhiên liệu với hàm lượng lưu huỳnh trên 0,5%. Có thể dùng thay cho dầu cấp độ CD

Lưu ý với động cơ Diesel có và không có Turbo tăng áp:

- Động cơ diesel không có Turbo sẽ không có số 4 phía sau

Vd: CD,CE,….

- Động cơ diesel có Turbo sẽ có thêm số 4 ở phía sau.

Vd: CF4,CH4,CI4…..

Nguồn: Sưu tầm​
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên